“Ma cô” không phải là một danh từ Việt ngữ. Lý do có thể là vì người
Việt (trước đây) không có ai làm cái thứ công việc xấu xa, tồi tệ và khốn nạn
đó. Thế nên Việt ngữ không có tiếng để gọi bọn dẫn khách cho những phụ nữ tội
nghiệp và bất hạnh, những người phải đem chính ngay thân thể thể của mình ra
bán để kiếm sống. Thời Nguyễn Du, tiếng Việt không có danh từ để gọi bọn thú
vật ấy nên nhà thơ họ Nguyễn phải dùng ngay tên của tên đàn ông khốn kiếp Mã
Giám Sinh, để gọi cái thằng đàn ông chó má chuyên đi kiếm những phụ nữ khốn khổ
mang về bán cho bọn chứa điếm.
Mãi đến khi tiếng Pháp du nhập vào Việt Nam, người Việt mới quơ đại danh
từ “maquereau” và giản lược nó đi thành “ma cô”, thì tiếng Việt mới có chữ mà
nhà làm tự điển Đào Duy Anh phải định nghĩa là “người dẫn mối cho đĩ” cho dễ
hiểu. Từ đó tiếng Việt mới có danh từ ma cô để khỏi phải dài dòng khi gọi những
đứa sống nhờ cái vốn Trời cho có sẵn của những người phụ nữ khốn khổ trong
những địa ngục kinh hoàng nhất trên trái đất này.
Trong khi các nghề nghiệp khác đều có những thay đổi thì nghề ma cô gần
như không có những đổi thay nào đáng kể. Bọn ma cô vẫn dùng một giọng điệu cũ
xưa để quảng cáo cho món hàng mà chúng muốn bán, vẫn lọc lừa thủ đoạn dối gạt
cốt sao kiếm thứ đút vào lỗ miệng.
Đọc những tiểu thuyết của Nguyễn Thụy Long là thấy đầy những cảnh như
thế. Tác giả Kinh Nước Đen viết về những ma cô tí hon chạy theo xe của những
người đàn ông đi tìm hoa ở những xóm điếm, chào hàng bằng những câu nói không
thường thấy ở những cái miệng mà tuổi tác chỉ mới lên chin, lên mười. Nào là có
em là nữ sinh, nào là em vừa cắt chỉ, nào là em còn mới, không có bệnh tật gì …
Lối chào hàng như thế của bọn ma cô thì vẫn còn nguyên như từ bao nhiêu
năm nay. Khung cảnh có thể khác, nhưng mục đích thì vẫn còn y nguyên, để quảng
cáo cho món hàng mà chúng muốn bán.
Một tên ma cô ma cạo mới đây đã có lần sang tận nước Mỹ để làm công việc
đó. Nó nói là để quảng cáo cho việc đầu tư ở Việt Nam. Nhưng điều nó nói ra thì
cũng chẳng khác gì lời lẽ của những tên ma cô chào hàng, kiếm khách cho những
người phụ nữ sống bằng nghề bán trôn nuôi miệng. Thay vì nói rằng Việt Nam là
một môi trường rất thuận lợi cho các nhà đầu tư vì kỹ năng của người công nhân
Việt Nam rất cao, lương hướng hợp lý, lại không có nghiệp đoàn để gây khó dễ
cho chủ, Việt Nam có thể cạnh tranh dễ dàng với Trung quốc, hơn hẳn
Philippines, Indonesia, Thái Lan… vân vân. Thay vào những chi tiết dùng để chào
hàng, để hấp dẫn, lôi cuốn khách đầu tư đến Việt Nam thì miệng lưỡi của tên ma
cô nói rằng hãy đến Việt Nam, vì “con gái Việt Nam đẹp lắm”.
Tình hình đầu tư thuận tiện ở Việt Nam được tô vẽ cho hấp dẫn bằng nét
đẹp của phụ nữ Việt Nam. Những phụ nữ này không được làm cho hấp dẫn các nhà
đầu tư bằng những khả năng của những tấm bằng MBA, của tài khéo trong các sinh
hoạt thương trường, tại thị trường chứng khoán … Tên ma cô nói tới chi tiết
không dính dáng gì tới chuyện đầu tư mà chỉ nêu ra nét đẹp của phụ nữ Việt Nam.
Không nói ra, nhưng chắc chắn nó muốn nói về những “vành ngoài, vành
trong” , những “bẩy chữ”, những “tám nghề” như những bài học mà người đàn bà
“lờn lợt mầu da”, “to lớn đẫy đà” đã hết mình dậy cho người con gái họ Vương để
làm việc cho mụ.
Chi tiết về câu chào hàng khốn nạn đó được ghi lại đầy đủ trong một bài
phỏng vấn mà nó dành cho một tờ báo nhà nước. Thằng ma cô ấy tên là Nguyễn Minh
Triết. Cuộc phỏng vấn được thực hiện ngay trong dinh chủ tịch sau chuyến đi Mỹ
của nó. Cuộc phỏng vấn được thu hình và thu thanh đầy đủ và được lưu trữ trong
kho tài liệu của đảng. Chính những lời rao hàng ô nhục đó đã khuyến khích và mở
đường cho hàng ngàn phụ nữ Việt đem “hàng trắng” đi bán đi bán ở khắp nơi. Dịch
vụ nở rộ đến độ mới đây, Singapore đã phải từ chối cho nhập cảnh một số phụ nữ
Việt Nam khi những người này tìm cách đến Singapore để cho những người dân
Singapore… đầu tư mà không cần phải mất công lặn lội đến tận Việt Nam cho tốn
kém.
Đau và nhục nhã cho người Việt Nam biết là bao nhiêu vì bọn ma cô khốn
kiếp đó.
Bùi Bảo Trúc