25 April 2024

THÁNG TƯ NHỚ ANH HAI - Nguyễn Văn Tuấn

Nhiều lần tôi muốn viết về anh Hai tôi, người đã vĩnh viễn nằm dưới lòng Biển Đông 44 năm trước, nhưng cứ ngồi xuống viết thì thấy buồn buồn, nên thôi. Nhưng lần này thì tôi viết lại câu chuyện như là một nhựt kí và tư liệu cho những ai nghiên cứu về ‘Thuyền Nhân.’

THÁNG TƯ ĐỌC LẠI BIÊN CƯƠNG HÀNH – PHẠM NGỌC LƯ - Cao Vị Khanh

BIÊN CƯƠNG HÀNH

Biên cương biên cương chào biên cương
Chào núi cao rừng thẳm nhiễu nhương
Máu đã nuôi rừng xanh xanh ngắt
Núi chập chùng như dãy mồ chôn
Gớm, gió Lào tanh mùi đất chết
Thổi lấp rừng già bạt núi non
Mùa khô tới theo chân thù địch
Ta về theo cho rậm chiến trường
Chiến trường ném binh như vãi đậu
Đoàn quân ma bay khắp bốn phương
Lớp lớp chồm lên đè bẹp núi
Núi mang cao điểm ngút oan hờn
Đá mang dáng dấp hình chinh phụ
Trơ vơ chóp núi đứng bồng con
Khu chiến ngày tràn lan lửa dậy
Đá Vọng Phu mọc khắp biên cương
Biên cương biên cương đi biền biệt
Chưa hết thanh xuân đã cùng đường
Trông núi có khi lầm bóng vợ
Ôm đá mà mơ chuyện yêu đương
Thôi em, sá chi ta mà đợi
Sá chi hạt cát giữa sa trường
Sa trường anh hùng còn vùi dập
Há rằng ta biết hẹn gì hơn?

THÁNG TƯ THẤY GÌ? - Nguyên Lạc

Mắt đỏ tà dương hồn ngút ngút
Tiếng chiều đồng vọng tiếng sầu rơi
Tháng tư người thấy gì ly khách
Ngấn lệ bi ai những đoạn đòi!


***

Bài 1
NGƯỜI LÍNH CŨ

.
Tháng tư có một người lính cũ
Đáy cốc cà-phê đắng bóng mình
Khói thuốc ngày xưa vương cay mắt
Buồn nhớ lung tung những mảnh tình

SỐ BÁO CUỐI CÙNG - Tưởng Năng Tiến

Với thời gian, trí nhớ của tôi mỗi lúc một thêm bạc bẽo. Tháng 11 năm 1989, Bức Tường Ô Nhục Bá Linh (“Wall of Shame”) sụp đổ. Qua năm sau, tạp chí Reader’s Digest (dường như là số tháng 5) có đăng một mẩu chuyện ngăn ngắn – liên quan đến biến cố này – mà tôi chỉ còn nhớ được loáng thoáng như sau:

THÁNG TƯ: BIỂN-RUỒI-RÁC VÀ… - Nguyễn Tấn Cứ

Của một đàn ruồi rầm rì trong rác

Tháng tư bốc mùi nước hoa lịch sử

Muốn tắt thở khi ghé môi vào kỉ niệm

Khi phải vùi sâu vào trong vùng tóc tối

XIÊM ÁO THÊNH THANG - Hoàng Quân

Nhà tôi có bốn chị em gái. Hai người chị của tôi: chị Thanh Tâm và chị Cẩm Thành hoa tay nữ công đầy mười ngón. Tôi và nhỏ em Ngọc Hiền thêu thùa may vá cũng thuộc hạng nhứt, nếu tính từ dưới lên. Qua đường kim mũi chỉ khéo léo của hai chị, chúng tôi đã có được những tác phẩm nghệ thuật vừa đẹp, vừa thắm tình yêu thương.

DI CĂN - Quảng Tánh Trần Cầm

tiếng chó tranh nhau sủa dòn tan 

theo điệu nhạc đánh thức từ chiếc loa phường 

ngõ nhỏ cựa mình dưới màn sương thấp và ẩm 

một sớm mai khúc ruột ngàn dặm ngẩn ngơ trong thôn văn hóa 

23 April 2024

SỰ CÒN MẤT CỦA MỘT NGƯỜI EM - Nguyễn Đại Thuật

Tôi nhớ rất rõ chuyện xẩy ra rất lâu khi tôi gần tròn bốn tuổi.

Hồi đó, gia-đình tôi sống gần một làng chài ở Mỹ-khê, Đông-Giang thuộc quận ba thành-phố Đà nẵng.

Ba tôi phục-vụ trong quân-đội VNCH, đơn-vị đóng ngoài Quảng-tri,cấp bậc hạ-sĩ. Mẹ tôi bán cá ngoài chợ Sơn-trà. Mẹ tôi mua cá của những ghe chài cập bến vào sáng sớm, để đem ra chợ bán. Một buổi trưa Chúa nhật, hai anh em tôi chơi banh ngoài sân cỏ bên cạnh nhà, chờ mẹ về cho ăn cơm. Anh tôi học lớp đệ thất trường Trung-học Đông-Giang, tôi học lớp mẫu-giáo của một trường tư trong phường. Đang chơi, vô tình trái banh do anh tôi đá quá mạnh, tôi đỡ không nổi nên bị trái banh trúng vào mặt. Đau quá tôi khóc ầm lên, anh tôi chạy đến dỗ dành, lấy tay lau nước mắt cho tôi, xoa nhẹ vào má tôi, nơi bị đau. Vừa lúc đó mẹ tôi từ chợ về.Thấy mẹ, tôi càng khóc lớn thêm. Khi biết được sự việc, mẹ tôi quơ tay đập nhẹ mấy cái vào đầu anh tôi mắng: “Cha mi, làm em đau,” rồi vội dẫn tôi vào nhà, lấy khăn ướt lau mặt, để tôi vào võng đưa qua đưa lại, dỗ dành: “Nín đi con, sau nầy đừng chơi banh nữa, tháng tới sinh nhật con ba về mẹ nói ba mua cho con chiếc xe đạp nhỏ, con đạp đi học giống như anh Hai của con.” Nói xong, mẹ tôi đi vào bên trong nhà rồi trở ra, một lá thơ trên tay: “Đây là thơ của ba con gởi về hôm tháng rồi” mẹ tôi đọc:

ĐƯỜNG BỘ VƯỢT BIÊN - Nguyễn Thị Thanh Dương

Tôi bán hàng giải khát trước cổng nhà máy, khách hàng là những công nhân, bộ đội và cán bộ trong nhà máy. Tôi là “mụ” bán hàng “phản động” luôn tơ tưởng đến chuyện vượt biên. “tri kỷ” của tôi có chị Ky buôn bán ở xa cảng miền Tây, nghề mới của chị sau cuộc đổi đời 1975, trước kia chị là nhân viên một ngân hàng quận Gò Vấp.  Chị Ky là hàng xóm, hôm nào ghé quán tôi không chỉ để uống ly đá chanh, uống ly cà phê mà cũng là dịp cùng tôi  tâm tình than thở cuộc sống dưới thời xã hội chủ nghĩa, mơ ước chuyện vượt biên.

XIN ĐỪNG QUÊN TÔI - Quảng Tánh Trần Cầm

Love is so short, and forgetting is so long  ̶  Pablo Neruda

 

tháng này chợt ho khan tưởng chừng vỡ ngực

lê từng bước ngả nghiêng

đầu óc chấp chới trong cõi lặng

đâu đây nghe từ tận cùng xa vắng

lũ đười ươi cười buốt não thắt tim

 

NGÀY ĐẠI TANG CỦA ĐẤT NƯỚC - Nguyễn Hùng Anh

“Một năm người có mười hai tháng.

Ta trọn năm dài Một Tháng Tư!”  (Thơ Thanh Nam) 

Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tư Tưởng ghé ngang hậu cứ,  dẫn ba thằng em: Bắc Hà, Th/úy Trọng và tui đi nhậu ở quán Thuỷ Tiên, gần Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn ngày xưa, trước khi dời vô Phi trường Vĩnh Long. Đây là quán nhà của Chi Đoàn 3/2 Thiết Kỵ. Quán không tên nhưng có cô con gái của ông chủ quán gốc nhà giáo tên Thủy Tiên. Ba thằng em trước là Sĩ quan Chi Đoàn 3/2 TK, Bắc Hà mới ra từ Quân Lao. Bắc Hà lái xe Jeep đụng chết Tr/úy Pháo Binh đi xe Honda, bị giam quân lao Cần Thơ 5 tháng. Số Bắc Hà xui, mới đầu tui nhờ mấy ông Thượng sĩ điều đình gia đình nạn nhân bãi nại. Thất bại. Quân cảnh Tư Pháp giải Bắc Hà qua Cần Thơ, Chạy tiếp, để Bắc Hà được tại ngoai. Xui, chánh án Trung Tá Ngô Văn Thuyết ghét Thiết giáp. Khi ông Phó chuyển lên với ý kiến thuân, nhưng thấy đơn vị Bắc Hà là Thiết Đoàn 2 Kỵ Binh  bèn tống giam. Tư Tưởng và Đông Phương đưa tiền cho một luật sư ở Vĩnh Long, về Saigon chạy cho Bắc Hà trắng án, tay Luật sư nầy lấy tiền đánh bạc thua hết. Bắc Hà đành ở quân lao, ra tòa xử 4 tháng tù, Ở quân lao 5 tháng nên được phóng thích ngay tại tòa án. Th/úy Trong, Chi đội phó của Bắc Hà, trước khi về làm Phụ tá Ban 3 Huấn luyện, lãnh nhiệm vụ thăm nuôi hằng tuần, đem quần áo về giặt và tiếp tế những gì Bắc Hà cần. Bắc Hà ở trong quân lao mà mặc đồ ủi hồ. Thấy Bắc Hà đeo lon ở nấp túi áo, bèn hỏi, Bắc Hà cho biết chưa ra tòa nên vẫn còn đeo lon nhưng đeo ở nấp túi. Một lần khác Bắc Hà khoe tụi trong nầy nễ tao lắm. Tui cười ngất. Thân ở tù mà nễ cái gì. Bắc Hà nghiêm sắc mặt, người ta nễ tao vì đơn vị không bỏ tao, đi thăm nuôi mỗi tuần. Tù ở đây không có được đơn vị thăm nuôi, chỉ gia đìnhthăm mà thôi. Đó cũng là tinh thần thương yêu của Điền Đông Phương và Tư Tưởng trong đơn vị.

THÁNG TƯ GÕ CỬA - Trần Mộng Tú

    Tiếng gõ trên cánh cửa

    Tháng Tư bước vào nhà

    Tháng Tư ngồi xuống ghế

    Tháng Tư pha bình trà

 

NĂM NGÀN & NĂM CẮC - Tưởng Năng Tiến

Vài bữa sau, sau ngày đổi tiền ở miền Nam, tờ Sài Gòn Giải phóng (số ra hôm 27 tháng 9 năm 1975) đã gửi đến những người dân ở vùng đất này đôi lời an ủi :

“Nhiệm vụ của đồng bạc Sài Gòn (là) giữ vai trò trung gian cho Diệm xuất cảng sức lao động của đồng bào ta ở miền Nam cho Mỹ… Làm trung gian để tiêu thụ xương máu nhân dân miền Nam, làm trung gian để tiêu thụ thân xác của vô số thiếu nữ miền Nam, làm trung gian cho bọn tham nhũng, thối nát, làm kẻ phục vụ đắc lực cho chiến tranh, làm sụp đổ mọi giá trị tinh thần, đạo đức của tuổi trẻ miền Nam, làm lụn bại cả phẩm chất một số người lớn tuổi… Nó sống 30 năm dơ bẩn, tủi nhục như các tên chủ của nó, và nay nó đã chết cũng tủi nhục như thế. Đó là một lẽ tất nhiên, và đó là lịch sử… Cái chết của nó đem lại phấn khởi, hồ hởi cho nhân dân ta.”

ĐỪNG TRỞ LẠI - Trần Trung Ðạo

Anh ra đi Sài Gòn xưa đã chết
Cây me già cô độc đứng nghe mưa
Ðừng trở lại chẳng còn gì nữa hết
Em đã tàn hương sắc của năm xưa