Showing posts with label SƯU TẦM. Show all posts
Showing posts with label SƯU TẦM. Show all posts

16 December 2023

BỆNH ĐAU TIM RỒI AI CŨNG PHẢI DÍNH - Tràm Cà Mau

Nhiều người tưởng rằng, đau tim là bệnh của ai khác, chứ không phải họ. Lầm to, ai cũng có thể chết bất thần vì đau tim, mà không có một triệu chứng nào báo trước cả. Đau tim, một trong những bệnh giết chết nhiều người nhất tại nước Mỹ. Nhờ khoa học tiến bộ, biết đích danh chết vì bệnh tim. Chứ bên Việt Nam mình thì cứ gọi là "trúng gió", trúng gió mà chết, nhiều lắm. Bị trúng gió, thì cạo gió, và xoa bóp huyệt đạo lung tung, cũng cứu được rất nhiều người. Đó cũng là một cách kích động cho trái tim đập lại, cho máu lưu thông, mà thoát chết. Cái gì cũng là "trúng gió" cả.

05 February 2022

CON HỔ VÀ TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ VIỆT-ANH-PHÁP - G.S. Phạm Trọng Lệ

Bà Hổ Trách Ông chồng“Sao giờ này hai giờ sáng mới vác cái bộ mặt dễ ghét về nhà?”. Hình Wikipedia

Mồng Một Tết âm lịch sắp tới là bắt đầu năm con Hổ hay Nhâm Dần nhằm vào ngày thứ ba mồng 1 tháng 2 năm dương lịch 2022. Bài này phần nào có vài chi tiết về sinh vật học, có thể thiếu tế nhị, nên xin coi như một bài khoa học. Vì giới hạn, bài cũng để dành vài khía cạnh văn hóa của con Hổ vào một dịp khác. Bài sẽ bàn về tục ngữ ca dao dính dáng ít nhiều đến hổ. Ít có con vật nào được từ điển uy-tín Larousse dành cho thành ngữ jaloux comme un tigre.

14 October 2021

TRÁI TÁO CỦA STEVE JOBS - Nguyễn Trần Diệu Hương

Cuộc đời của thiên tài Steve Jobs mãi mãi ngừng ở tuổi 56 để lại tiếc thương cho cả triệu người khắp thế giới. Đóng góp của ông cho khoa học đã tạo cảm hứng cho  họa sĩ Gudjonsson vẽ hình ông cầm trái táo đứng trước cửa thiên đường, kèm theo lời chú thích : "Có ba trái táo trong lịch sử của nhân loại : trái táo của ông Adam, trái táo của ông Newton, và trái táo của ông Jobs.”

09 October 2021

CÓ ĐI MỚI BIẾT - Internet

Đến châu Âu mới biết đi shopping không sợ hàng giả

Đến Bắc Âu mới biết mặt trời cũng thích ngủ nướng

Đến Hong Kong mới biết minh tinh nào cũng đeo khẩu trang

Đến Hà Lan mới biết mực nước biển cao hơn mặt đất

02 October 2021

TUỔI GIÀ TRÊN ĐẤT LẠ - Nguyễn Thượng Chánh

Nói đến tuổi già thì ai mà không băn khoăn, lo nghĩ.

Già có nghĩa là ốm yếu, bệnh hoạn, xấu xí, mất năng lực, không còn hữu dụng, mất khả năng, phải trong cậy vào người khác, nghèo khó, buồn nãn, cô đơn trong căn phòng hiu quạnh ngày nầy qua ngày nọ để chờ đến lúc ra đi theo ông theo bà...

23 May 2020

VỀ BÀI THƠ THA LA - Nguyễn Văn Sâm


Bài thơ Tha La của Vũ Anh Khanh nổi tiếng hơn bảy mươi năm nay (1949 – 2020), và sẽ còn nổi tiếng lâu dài nữa dầu bối cảnh thời gian nó ra đời khác xa thời nay về nhiều mặt tình đời, hoàn cảnh. Bài thơ được yêu thích còn nhờ ở nhạc điệu tuy buồn buồn nhưng phóng túng như một bài thơ tự do, một bài từ, một điệu hát của nhạc phủ. Hai bài phổ nhạc từ bài thơ được biết bao nhiêu nhạc sĩ tài hoa trước 1975 hát cũng góp phần lan tỏa cho bài thơ.

16 April 2020

HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ VÀ NHIỆM KỲ CỦA MỘT TỔNG THỐNG MỸ - Trần Trung Đạo


Hơn ba chục năm trước, khi phỏng vấn vào quốc tịch Mỹ, tôi trả lời sai câu hỏi “hiểm” sau đây nên nhớ hoài: “Lý do nào TT Franklin Roosevelt được bầu làm tổng thống tới bốn nhiệm kỳ chứ không phải là hai như các tổng thống khác trước và sau ông ta?”
Thật tình đó không phải là câu hỏi để thi vào quốc tịch. Nếu có chắc là rớt hết. Chẳng qua do các câu hỏi khác dẫn tới bất ngờ. Tôi tự tin về kiến thức chính trị của mình nên thay vì trả lời “không biết” đã đoán “trong thời điểm Thế Chiến thứ Hai, có thể quốc hội đã cho phép TT Franklin D. Roosevelt tiếp tục làm tổng thống để duy trì chính sách Mỹ trong thời chiến.”

22 February 2020

ĐẶNG TIỂU BÌNH TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG 1979 - Trần Trung Đạo


Trong chuyến công du các quốc gia Á Châu để chuẩn bị hậu thuẫn dư luận trước khi đánh Việt Nam, Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”.
Câu “Việt Nam là côn đồ” được các đài truyền hình Trung Cộng phát đi và chính Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam tại Quảng Châu, đã xem đoạn phóng sự truyền hình đó “Tôi không bao giờ có thể quên vẻ mặt lỗ mãng và lời nói “bạo đồ” đầy giọng tức tối của ông ta qua truyền hình trực tiếp và tiếng người phiên dịch sang tiếng Anh là “hooligan” – tức du côn, côn đồ.”

25 January 2020

NĂM CHUỘT DẠY ĐỜI - Kha Tiêm Ly


1. Chuột dưới mắt người
Tên mười hai con giáp và các con vật “cầm tinh” tương ứng, trẻ em cũng rành sáu câu, thiết tưởng không nên nhắc cho dài dòng.
Lại không ít người thắc mắc tại sao con chuột nếu xét về hình vóc thì nhỏ xiú, còn về “võ công” thì chẳng là cái đinh gì so với 11 con giáp khác (gặp mèo, gặp rắn là chạy té khói), thế mà không biết lý do gì nó lại được đứng đầu sổ trên 11 con kia?

21 December 2019

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ: CÓ LẼ BẠN CHƯA BIẾT?


Có đến 90% khả năng là bạn chưa biết gì về câu chuyện lịch sử này. Bởi vì...những bậc trí thức, học giả, những nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở VN cũng không biết khi trả lời câu hỏi:
"Trước thế kỷ 20, cuộc xâm lược cuối cùng của Trung Quốc vào Việt Nam là cuộc xâm lược nào? Trong sự kiện ấy, ai là tổng chỉ huy của quân đội Trung Quốc? Ai là người đánh bại đội quân xâm lược đó?

03 October 2019

TỰA CHO QUYỂN: TỰ SỰ TRUYỆN KIỀU QUA 20 BẢN TỔ - Nguyễn Văn Sâm


Một tác phẩm có giá trị khi nó được nhiều người nói tới, bàn luận, kể cả tranh cãi và nhất là có nhiều phó sản (phó phẩm) để có thể nói được là nó tạo nên một nguồn văn hóa mới. Trong văn chương Việt Nam có hai tác phẩm ở vào trường hợp đó. Lục Vân Tiên ở Nam và Đoạn Trường Tân Thanh ở Bắc. Một vài trường hợp khác như Lâm Xanh Xuân Nương, như Lưu Bình Dương Lễ cũng tạo được vài phó phẩm nhưng không nhiều bằng, và nhứt là không được những bình luận nghiên cứu, ưa thích, sùng thượng như hai tác phẩm trên.

22 June 2019

VƯƠNG ĐẠO VÀ VỊ HÙNG VƯƠNG THỨ 19 - Thiếu Khanh


Nói đến vị Hùng Vương thứ 19 tức là mặc nhiên chấp nhận có 18 vị Hùng Vương trước đó.
Đây là nói về mặt logic chớ hầu như tất cả sử sách của ta đều dành chỗ trang trọng cho các vị hiền nhân minh triết này trong thời kỳ sơ khai khuyết sử của dân tộc. Trong Việt Nam Sử Lược (VNSL), học giả Trần Trọng Kim tỏ ý nghi ngờ tính xác thực của thời đại Hùng Vương trải dài trong 2622 năm với 18 đời “Vua,” bắt đầu từ năm 2879 trước Công nguyên (CN), tức cách đây (năm 2019) 4898 năm, và kết thúc sau khi Thục Phán đánh chiếm nước Văn Lang của Hùng Vương thứ 18 để sáp nhập với nước Tây Âu hay nước Âu Việt lập ra nước Âu Lạc vào năm 258 trước CN.

26 March 2019

KHO TÀNG ĐẰNG SAU BỨC TƯỜNG TRONG CĂN CHUNG CƯ Ở PARIS - Trùng Dương


Ảnh Julien Mignot for The New York Times

 Một bức tranh sơn dầu thế kỷ thứ 17 được tìm thấy giấu sau bức tường tại một căn phòng trên lầu hai của một toà nhà trên đường Marignan ở Paris trong lúc nơi này đang được chỉnh trang để thiết lập một phòng trưng bầy cho hãng chuyên về thời trang dạ hội Oscar de la Renta.(*)

24 November 2018

TÔI THÀNH TRIỆU PHÚ Ở SEOUL RA SAO? - Nguyễn Hùng


Có những quán tại chợ trung tâm Namdaemun ở Seoul có biển bằng cả tiếng Việt và tiếng Trung Quốc vì họ có nhiều khách từ hai nước này tới mua hàng. (Hình: Hùng Nguyễn)
Đáng ra tôi phải thêm hình mặt cười sau tựa blog này. Trở thành triệu phú ở Seoul đâu có khó gì. Bạn cầm chưa tới 1000 đô la sang đổi là đã thành triệu phú tiền won của Hàn Quốc rồi. Trong khi chừng đó đô la chỉ đổi được khoảng 7000 nhân dân tệ Trung Quốc thôi.

13 November 2018

MÌ QUẢNG - Phạm Phú Minh


Xét về nguồn gốc của các món ăn Việt Nam chỉ có hai món mang tên của địa phương mà nó phát sinh, là bún bò Huế và mì Quảng. Nhưng bún bò Huế không đặc thù bằng mì Quảng, vì bún vốn là một hình thức chế biến lương thực rất phổ biến của người Việt Nam, và các món như bún riêu, bún ốc, búng bung... của vùng châu thổ sông Hồng Hà hẳn là phải có trước bún bò Huế. Bún bò Huế cũng theo nguyên tắc dùng sợi bún và nước lèo, chỉ có nguyên liệu, gia vị và cách nấu là khác thôi. Ðó chỉ là một sự phát triển và biến hóa dựa trên một cái nền cũ. Nhưng mì Quảng thì có vẻ là một sáng tạo riêng biệt của vùng Quảng Nam không dựa trên một truyền thống có sẵn nào.

ĐÔI ĐIỀU VỀ CÁCH XƯNG HÔ CỦA NGƯỜI VIỆT - Trần Văn Giang


Hiện nay, số người Việt sinh sống ở hải ngoại cũng khá đông – có đến 4 triệu người (?), có nhiều gia đình đã có 2-3 thế hệ sống bên ngoài Việt Nam. Vấn đề là các thế hệ trẻ ở hải ngoại rất lúng túng trong cách xưng hô khi phải cố gắng dùng tiếng Việt trong các giao tiếp gia đình và xã hội.

22 September 2018

MIỀN TRUNG TÂY MỸ QUỐC - Tôn Nữ Thu Nga


Người Mỹ rất thích đi du lịch, phần nhiều ai cũng có một danh sách trong trí hoặc viết ra những nơi mình muốn thăm viếng trên thế giới rồi từ từ thực hiện ước mơ ấy trước khi từ giã cõi người. Danh sách này họ gọi là “bucket list”. Bucket list dài hay ngắn, đầy hay vơi là tùy theo tài chánh, sức khỏe và tánh ưa mạo hiểm của cá nhân. Người Mỹ được an hưởng hòa bình khá lâu nên hầu hết ai cũng có niềm ước mơ được viếng thăm nhiều nơi trên thế giới.

26 July 2018

NGUYỄN VĂN SÂM VÀ DÒNG CHẢY VĂN CHƯƠNG NAM KỲ LỤC TỈNH - Hoàng Kim Oanh



Nhà văn Nguyễn Văn Sâm


Văn học Nam Bộ hay còn gọi là Văn học Nam Kỳ Lục Tỉnh (Địa danh Nam Kỳ Lục Tỉnh được vua Minh Mạng đặt tên từ năm 1834, sau đó chính quyền Pháp phân chia thành 21 tỉnh là vùng đất mới trải dài từ miền nam Phan Thiết đến mũi Cà Mau, được mang nhiều sắc thái đặc thù mà từ văn hóa đến tâm tình lẫn tâm tính có nhiều khác biệt với tổ tiên của họ ở Đàng Ngoài), suốt một thời gian dài vẫn là mảnh đất màu mỡ mang nhiều bản sắc riêng của một vùng trời vùng đất chưa được quan tâm khai phá hết của nền văn học nước nhà do nhiều nguyên nhân, khách quan lẫn chủ quan. Trong các nguyên nhân đó, có những định kiến hẹp hòi cho là văn chương vùng đất mới không có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao, chỉ nhằm phục vụ tầng lớp bình dân; hay sau này do nguyên nhận chính trị, xã hội trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt chi phối. Thậm chí, còn có quan niệm lệch lạc rằng Nam bộ không có văn học và tiếng nói của người miền Nam chỉ là thổ ngữ v.v…

29 March 2018

CHỮ QUỐC NGỮ VÀ HỘI CHỨNG NHẢY CỪU - Thiếu Khanh


Những con cừu chỉ hành động theo con đầu đàn. Thấy con đầu đàn nhảy lên ở chỗ nào thì khi đi đến chỗ đó chúng cũng nhảy lên mà không cần biết tại sao. Nhiều người Việt viết sai tiếng Việt với cùng “hội chứng” như thế.
Trừ những người vì hoàn cảnh xã hội nhất định, không được học hành nhiều, ít chữ nghĩa, nên vô tình họ viết sai chính tả tiếng Việt, bài viết này, đề cập thói quen của những người có học hành, thậm chí những trí thức khoa bảng đã hồn nhiên và cố ý viết sai tiếng Việt – như những con cừu nhảy lên ở chỗ con đầu đàn đã nhảy trước đó.

BÍ ẨN VỀ CUỘC ĐỜI DANH TƯỚNG TÂY SƠN VŨ VĂN DŨNG - Phan Duy Kha


Chiêu Viễn Đại tướng quân Vũ Văn Dũng là danh tướng của triều Tây Sơn, cũng như nhiều danh tướng Tây Sơn khác, hiện nay quê hương gốc tích của ông ở đâu còn là vấn đề tranh cãi. Người thì cho rằng quê ông ở Bình Định, người lại nói quê ông ở Hải Dương. Vậy rốt cuộc quê ông ở đâu? Bài viết này chỉ mong đóng góp một phần nhỏ trong việc tìm hiểu quê hương gốc tích của Vũ Văn Dũng.