![](https://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2016/02/thap_cham_2.jpg)
Phục hoạt tiểu vương quốc Champa chỉ cần những việc làm rất
nhỏ nhưng là một bước tiến vĩ đại của tình yêu dân tộc và sự trưởng thành của
chính dân tộc Việt Nam. (Võ Thanh Liêm
& Lê Huy Lượng)
Dù
chào đời tại Sài Gòn nhưng vì sinh sau đẻ muộn nên tôi không hiểu gì
nhiều về ông Công Tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, tức Ba Huy. Nhờ đọc bài
(“Cuộc Đời Nghèo
Khó Của Con Trai Công Tử Bạc Liêu”) trên trang Vnexpress nên mới biết thêm
được đôi ba chi tiết, hơi buồn:
“Đốt tiền nấu trứng” là câu
đồn thổi về công tử Bạc Liêu. Vậy mà ngày nay con trai ông lại đang phải chạy
vạy kiếm từng bữa ăn trên chính mảnh đất của tổ tiên.
Giọng nghèn nghẹn, ông Đức kể, sau hai năm trốn nợ bên đất
khách quê người, năm 2000 ông Đức dẫn vợ con về lại TP HCM sống với nghề chạy
xe ôm. Ông phải làm việc từ 5h sáng đến tận nửa đêm nhưng cuộc sống vẫn mãi
nghèo túng vì ngoài chi phí sinh hoạt, gia đình ông phải mua thuốc điều trị cho
con gái. Đến tháng 7 vừa qua, gia đình ông về cố hương tìm chốn dung thân.
Trở lại khuôn viên dinh thự của dòng họ Trần Trinh giàu nhất
xứ Bạc Liêu xưa, nay được trùng tu thành khách sạn Công tử Bạc Liêu, ông Đức
con trai của Công tử Bạc Liêu với người vợ thứ hai quê Mỹ Tho cho biết cha mình
có đến 4 người vợ…
Xuất thân giàu có, ảnh hưởng sự phong lưu của cha nên những
năm tháng vàng son, không chỗ vui chơi nào ở Sài Gòn mà ông Đức không biết đến
bởi đêm nào cũng đi nhảy đầm. Người em cô cậu ruột của ông là ông Phan Kim
Khánh khi ấy cũng học ở Sài Gòn và “ham vui” có tiếng.
Ông này biết trong “nhà lớn” có 5 cặp bình màu xanh lục (lục
bình) có dấu ấn vua chúa được ông ngoại Hội đồng Trạch mua được từ bên Tàu. Mỗi
lần vui chơi hết tiền, ông Khánh được một đại gia nổi tiếng trong giới kinh
doanh xe máy ở Sài Gòn “xúi” về quê “chôm” cặp lục bình mang lên bán với giá
250.000-300.000 đồng/cặp (thời ấy giá lúa chỉ có 1,7 đồng/giạ) để lấy tiền tiêu
xài.
Đến năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông Khánh
chính là người trực tiếp bàn giao 3 cặp lục bình còn lại cùng với toàn bộ tài
sản là khu “nhà lớn”, đất đai, các khu phố… ở Bạc Liêu cho chính quyền cách
mạng.
![](https://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2016/02/khach_san_cong_tu_bac_lieu.jpg)
Dinh thự của Công tử Bạc Liêu
giờ thành khách sạn.
Ảnh và chú thích: Vnexpress
Kiểu
“bàn giao” này ngó bộ (hơi) trắng trợn nên blogger Truong Huy San bèn có một đề nghị
nhỏ:
Tại sao Khách sạn “Công Tử
Bạc Liêu” không thu xếp một phần nhà đưa ông Trần Trinh Đức về ở trong đó, mời
ông làm người hướng dẫn khách tham quan và tìm hiểu về dòng tộc nhà ông. Cho dù
phải thu hẹp hơn phần nhà cho thuê nhưng nếu được ở cùng với “công tử” chắc
chắn khách sẽ ghé nhiều hơn, trả giá cao hơn, kinh doanh phát đạt hơn. Tôi đã
từng ở trong khách sạn này, tìm hỏi gặp người thân nhà công tử mà không ai
biết.
Không chỉ riêng khu nhà Công Tử Bạc Liêu, lên Hà Giang, thấy
người nhà vua Mèo Vương Chí Sình bị trục khỏi Nhà Vương (ra ở mấy căn nhà phố
xây rất phản cảm trong không gian kiến trúc ấy) hay thấy dinh thự Hoàng A Tưởng
ở Bắc Hà, Lào Cai, trống không, mới thấy Chính quyền vừa tham vừa thiển cận.
Lẽ ra phải tôn trọng quyền thừa kế tài sản của những người
thân trong dòng tộc nhưng yêu cầu quản lý khu nhà nhà một di sản cần bảo tồn.
Hướng dẫn họ khai thác kinh doanh và nhà nước thu thuế.
![](https://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2016/02/vuong_quoc_champa.png)
Vương quốc Champa Campapura
192 – 1832.
Nguồn ảnh: wikipedia
Nguồn ảnh: wikipedia
Ý
Kiến của nhà báo Huy Đức khiến tôi nhớ đến một đề nghị lớn (“Một Monaco
Champa Cho Việt Nam”)
hết sức chí tình, của hai tác giả Võ Thanh Liêm và Lê Huy Lượng. Xin
trích dẫn vài đoạn chính để rộng đường dư luận:
Phần giới thiệu
Trong
bài viết này chúng tôi đưa ra đề nghị tái lập vương quốc nhỏ bé Champa tại Phan
Rang. Tái lập trên danh nghĩa để bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử, không tự
trị và không biệt lập. Như tựa đề bài viết, một đề nghị mô phỏng theo tiểu
vương quốc Monaco ở cạnh nuớc Pháp. Chúng tôi cũng đồng thời nêu lên những sự
việc bảo tồn văn hóa đa nguyên, đa dạng đáng được khích lệ tại Việt Nam. Chúng
tôi cũng đưa ra những yếu tố lịch sử, nhân đạo, văn hóa, kinh tế và ngoại giao
để biện minh cho ý kiến của chúng tôi. Mọi ý kiến ủng hộ, phản bác từ các giới
trí thức và học giả Việt Nam đều mang tính tích cực trong thời đại ánh sáng và
trí tuệ ngày hôm nay.
Nước
Việt Nam là một quốc gia có nhiều nguồn gốc văn hóa và nhiều pha trộn chủng
tộc; yếu tố này làm cho nước và người Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng.
Lịch sử và văn hóa Việt Nam đã và đang tạo sự hấp dẫn và thán phục từ người
ngoại quốc, điều mà chúng ta có thể cùng hãnh diện. Ở thế kỷ 21 thế giới văn
minh đang tiến đến một thời đại mới, chúng ta có thể gọi là thời đại Nhân Bản.
Ngày nay thế giới văn minh bao dung và trân quí sự khác biệt về văn hóa và ngôn
ngữ.
![](https://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2016/02/cham_girl.jpg)
Những khác biệt được người ta
tìm hiểu và bảo tồn cho bức gấm lịch sử nhân loại thêm màu sắc rực rỡ. Khi
chúng ta và thế giới đang quan tâm đến việc bảo tồn các loài như voi, tê giác,
cá sấu, gấu rừng, chim muông quí giá của Việt Nam đang bị đe dọa tuyệt chủng
thì tại sao chúng ta có thể làm ngơ với dân tộc và văn hóa Chăm đang bị mai
một, đồng hóa và nguy cơ tuyệt chủng là có thật vì hiện nay chỉ còn 100.000
người Việt gốc Chăm giữa 82 triệu người Kinh (0.0012% dân số).
Trường hợp Monaco, Tô Cách Lan và Tân Tây Lan
Sự
thành công về kinh tế và văn hóa của tiểu vương quốc (principality) Monaco là
một sự hãnh diện cho chính phủ Pháp từ số thuế thu được cho đến lợi ích du
lịch, thương mãi, tài chính, và ngoại giao. Monaco có diện tích đất đai là 150
héc-ta, nhỏ bằng 1 cái đồn điền cà phê, chỉ có 30.000 dân nói tiếng Pháp và lệ
thuộc Pháp. Monaco nhờ kinh doanh vào du lịch, tài chính và sòng bạc nên trở
nên phồn thịnh. Kinh tế của tiểu vương quốc này đã tăng nhanh từ 3.2 tỉ năm
1975 lên đến 40 tỉ tiền Phật Lăng năm 1995. Lợi tức đầu người năm 1999 là
$27.000 US. Sự hiện diện của Monaco không là một mối nguy mà chỉ mang lại nhiều
phúc lợi cho nước Pháp.
Tô
Cách Lan (Scotland) thuộc liên hiệp các Vương quốc Anh (United Kingdom) vào
ngày 1 tháng 7 năm 1999 cũng có được quốc hội riêng sau gần 300 năm bị sáp nhập
vào Anh quốc bằng đạo luật “Acts of Union 1707”. Ngày nay Tô Cách Lan vẫn phát
triển cùng nhịp với Anh quốc, mọi liên hệ sâu sắc về kinh tế, luật pháp và
hoàng gia vẫn duy trì một cách tốt đẹp.
Gần
với Việt Nam hơn là Tân Tây Lan (New Zealand), cũng từ lâu có sự hiện diện của
một tiểu vương tượng trưng cho thổ dân Maori. Vị nữ vương bộ lạc Maori vừa mới
từ trần vào ngày 15 tháng 8 năm 2006 là Te Arikinui Dame Te Atairangikaahu. Con
trai của bà là Tuhetia Paki đã lên ngôi vua bộ lạc với sự ca ngợi của nhân dân
và chính phủ Tân Tây Lan, nhân dân và chính phủ Úc và các nước đa đảo châu Á
Thái Bình Dương. Sự ca ngợi đây phải được hiểu rằng dành cho tâm lý trưởng
thành, tinh thần bao dung, chung sống hài hòa và ý thức bảo tồn văn hóa Tân Tây
Lan của chính nhân dân Tân Tây Lan. Dân tộc Maori là cư dân địa phương của Tân
Tây Lan và họ chiếm 15% dân số Tân Tây Lan. Số còn lại đa số là người gốc Anh
và di dân Ấn Độ, Việt Nam.
![](https://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2016/02/cham_man.jpg)
Ảnh: ponagar.blogspot
Tất cả những trường hợp điển
hình trên đây đều mang lại sự phồn thịnh, hài hòa và quan trọng hơn cả là một
bằng chứng của sự trưởng thành của những dân tộc này. Trừ Monaco có duy trì đại
diện tại Liên Hiệp Quốc nhưng Pháp nắm giữ an ninh và chia tiền thuế, tiểu
vương Maori của Tân Tây Lan và Tô Cách Lan chỉ có sự công nhận của Nữ hoàng
Elizabeth đệ Nhị và vẫn thuộc Liên hiệp Anh (Commonwealth).
Một
vương quốc tí hon trên thực tế nhưng to lớn trong ý nghĩa bao dung
Phan
Rang (Panduranga, tỉnh Ninh Thuận) có diện tích đất đai là 3360 km2 và dân số
là 532.000 người,trong số đó có 60.000 người Chăm. Tức là ngay cả ở cứ điểm
cuối cùng của mình, dân tộc Chăm vẫn là thiểu số. Tuy nhiên Panduranga dưới
triều Hoàng đế Gia Long vẫn còn giữ tên gọi Chiêm Thành quốc. Đề nghị tái lập
tên gọi Vương quốc Champa tại Phan Rang rất hợp lý và không thiệt hại gì cho
người Việt mà chỉ có lợi về nhiều mặt. Phục hoạt tiểu vương quốc Champa chỉ cần
những việc làm rất nhỏ nhưng là một bước tiến vĩ đại của tình yêu dân tộc và sự
trưởng thành của chính dân tộc Việt Nam. Sự trưởng thành ở lòng tin vào nhau,
sự trưởng thành ở sự không sợ hãi sự thật, sự trưởng thành ở quyết tâm hàn gắn
vết thương lịch sử…” (hết phần trích dẫn).
Bao
dung là ý niệm xuyên suốt trong bài viết (“Một Monaco Champa Cho Việt
Nam”) của hai tác giả Võ Thanh Liêm và Lê Huy Lượng. Hạn từ này, buồn
thay, không có trong tự điển của người CSVN. Tầm nhìn của họ chỉ thấp
cỡ như loài kiến, và lòng dạ thì (chắc) không lớn hơn sợi chỉ.
Điều
đáng buồn không kém là đức bao dung, xem chừng, cũng không dễ thấy
trong lòng dân Việt. Trong ánh mắt của rất nhiều người ở xứ sở này (chứ
chả riêng gì những kẻ hiện thuộc giới cầm quyền) đồng bào Mườnh, đồng
bào Thượng – chưa chắc – đã phải là đồng bào (thiệt) nói chi đến người
Chăm!
Dù
trong lãnh thổ Việt Nam hiện nay chứa không ít mồ hôi, nước mắt và
máu xương của nòi giống Champa nhưng ngay cả một con đường (nhỏ) mang
tên những đấng quân vương – như Chế Chí, Chế Mân, Chế Bồng Nga … mà
tìm đỏ mắt còn chưa ra thì giấc mơ (“Một Monaco Champa Cho Việt Nam”)
của nhị vị thức giả Võ Thanh Liêm và Lê Huy Lượng, xem ra, còn rất xa
vời.
Lòng
dạ chúng ta, có lẽ, không đến nỗi bé như sợi chỉ nhưng e cũng không
lớn hơn cái tăm là mấy. Dân tộc Việt sẽ còn gặp nhiều thảm kịch khác nữa –
trong tương lai gần, ngay cả sau khi những người cộng sản đã đội nón ra đi –
nếu sự thiển cận và hẹp hòi này không được nhận diện và loại bỏ.
Tưởng Năng Tiến