Đối với đa số người Việt đã từng sống trải qua, ngày
30.04.1975 là một biến cố khó quên nhứt của đời người. Trong khi đó dư luân quốc
tế nhận định cho rằng sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh vào ngày 9.11.1989 là biến
cố lịch sử quan trọng nhứt của thế kỷ 20. Thực ra cả hai biến cố lịch sử này đều
ảnh hưởng mạnh mẽ đến người Việt chúng ta. Cho nên cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy -
một bình luận gia am tường mọi biến chuyển quốc tế, đã nổi tiếng với những bài
nhận định thời cuộc "Tình hình thế giới trong tháng vừa qua" đăng tải
trên nhiều tờ báo tại Âu Mỹ - từng đề cập công khai trực tiếp hoặc kín đáo gián
tiếp trả lời những câu hỏi về hai biến cố lịch sử đặc biệt nêu trên.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy / Khoa trưởng Đại Học Luật
Từ hồi còn là sinh viên, chúng tôi được tiếp xúc đối thoại với
Giáo sư Huy và đã may mắn ghi nhận được những chi tiết rất đặc biệt. Sau khi
Giáo sư Huy qua đời vào ngày 28.07.1989, chúng tôi đã đảm trách nối tiếp Giáo
sư Huy hàng tháng viết bài nhận định thời cuộc "Tình hình thế giới trong
tháng vừa qua" kéo dài trên 5 năm trên nguyệt san Tự Do Dân Bản tại Hoa Kỳ.
Nhân dịp đó, chúng tôi đã phải nghiên cứu các sáng tác của Giáo sư Huy để nắm vững
thêm mọi chi tiết thời cuộc. Nhờ vậy, chúng tôi mới thấy được tầm kiến thức
uyên bác & đa diện của Giáo sư Huy mà hiếm ai cùng thời có được. Nổi bật nhứt
là những viễn kiến và phân tích độc đáo về các biến cố lịch sử trên thế giới.
1) Ai đã làm sụp đổ Bức Tường Bá Linh ?
Trong dịp kỷ niệm 20 năm ngày Bức Tường Bá Linh sụp đổ,
chúng tôi đã trình bày cái nhìn độc đáo của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy về vấn đề
" Ai đã làm sụp đổ Bức Tường Bá Linh ? "
Bức tường Berlin sụp đỗ ngày 9.11.1989
Câu hỏi lịch sử này đã tranh cãi sôi nổi từ trên 20 năm qua
và có nhiều câu trả lời chủ quan khác nhau tùy theo hoàn cảnh, trình độ hiểu biết
và nhứt là lòng tự hào của những dân tộc liên hệ.
a) Phía Ba Lan cho rằng nhờ hai công dân của họ. Đó là lãnh
tụ nghiệp đoàn Walesa và Đức Giáo Hoàng John Paul II đã dám dũng cảm đi hàng đầu
tranh đấu chống độc tài cộng sản.
b) Phía Hung Gia Lợi cho rằng nhờ Cựu Thủ Tướng Nemeth đã
sáng suốt dám cho mở cửa biên giới Áo Hung tạo cơ hội cho làn sóng người tị nạn
cộng sản bùng nổ.
c) Phía Đông Đức cho rằng nhờ lực lượng cải cách trong đảng
cộng sản Đông Đức đã thành công lật đổ được nhà độc tài Honecker và tạo điều kiện
cho lực lượng đối lập dễ dàng tranh đấu.
d) Phía Tây Đức cho rằng nhờ chính sách hòa dịu của Cựu Thủ
Tướng Brandt từ từ tạo được biến đổi ôn hòa trong chế độ cộng sản.
e) Phía Liên Xô cho rằng chính Tổng Bí Thư Gorbachev với
chính sách cởi mở tạo ra tình thế vuột ra khỏi vòng tay kiểm soát.
f) Phía Hoa Kỳ cho rằng nhờ Cố Tổng Thống Reagan hành xử cứng
rắn đối phó với Liên Xô và quan trọng nhứt tại Bức Tường Bá Linh vào ngày
12.6.1987 đã lên tiếng "khích tướng" kêu gọi Tân Tổng Bí Thư
Gorbachev muốn chứng minh thực tâm cởi mở thì nên mở cửa và phá sụp bức tường
này (nguyên văn: “Come here to this gate! Mr. Gorbachev, open this gate! Mr.
Gorbachev, tear down this wall!“) Duy nhứt về phía Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Ngọc
Huy đã tiên đoán rất sớm và trình bày rất cặn kẽ ngay trong tác phẩm
"Perestroika" ( viết bằng Anh ngữ, dày 402 trang với trên 200 dẫn chứng
tài liệu ) cho rằng ông Gorbachev bắt buộc phải cởi mở thay đổi chính sách cai
trị để đủ sức đối đầu với Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Reagan đang
trên đà leo thang võ trang quân sự, điển hình là kế hoạch phòng thủ chống hỏa
tiễn SDI ( Strategic Defense Initiative ).
Chỉ trong lúc đi thuyết trình cho đồng bào Việt Nam, Giáo sư
Huy mới kín đáo tiết lộ đưa ra một cái nhìn độc đáo rằng dân Nga có truyền thống
chơi cờ vua ( Chess ) nên có thói quen suy nghĩ đa nghi nhiều, còn dân Mỹ thích
chơi bài phé ( Poker ) nên thường phải " tháu cáy "với cây bài xấu
nhưng vẫn có thể " tố " cho địch thủ bỏ chạy. Theo Giáo sư Huy thì Tổng
Thống Hoa Kỳ Reagan đang dùng kế hoạch SDI để " hù " Tổng Bí Thư Liên
Xô Gorbachev với bản chất đa nghi buộc phải cải tổ nền tảng chính trị và kinh tế
để có đủ thực lực đương đầu lại với Hoa Kỳ. Quả nhiên ông Gorbachev đã xúc tiến
cải tổ, trước hết về kinh tế ( Perestroika ), và sau đó về chính trị ( Glasnost
). Nhưng chính vì sự cải tổ chính trị đã khiến làn sóng đòi hỏi tự do dân chủ
dâng cao, kiểm soát không nổi và vuột ra khỏi tầm tay. Bức Tường Bá Linh sụp đổ,
Đông Âu thoát khỏi sự chi phối của Mạc Tư Khoa và Liên Xô tan rã vào ngày
21.12.1991 là hậu quả tất nhiên đó. Chính vì vậy, bên ngoài Liên Xô ông
Gorbachev được vinh danh là nhân vật có công với cuộc cách mạng dân chủ hóa
Đông Âu, nhưng ở trong nước thì trái lại không có chút uy tín gì vì bị chỉ
trích là không có khả năng lãnh đạo làm cho Liên Xô tan vỡ và nước Nga không
còn sức mạnh gì trên bàn cờ thế giới. Cái nhìn độc đáo của Giáo sư Huy được chứng
thực là rất đúng, vì kế hoạch SDI của Mỹ sau đó đã được Mỹ âm thầm hủy bỏ khi mục
tiêu đã xí gạt được Liên Xô rồi. Tương tự về biến cố 30.04.1975 của Việt Nam
chúng ta, Giáo sư Huy cũng có câu trả lời độc đáo với lời giải thích bất ngờ
sau đây.
2) Ai đã gây ra biến cố 30.04.1975 ?
Câu hỏi lịch sử này cũng đã được bàn cãi sôi nổi từ trên 35
năm qua và chưa đi đến một kết luận nào hữu lý để được mọi khuynh hướng chấp
thuận. Điển hình nhứt là ngay trong dịp Hội Thảo "Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại"
( “Vietnam – a 35 Year Retrospective Conference” ) tại Washington D.C. vào ngày
9.4.2010 quy tụ gần 200 nhân vật với thành phần nổi tiếng như cựu Đại sứ Bùi Diễm,
cựu Đại tá không quân Hoa Kỳ Tiến sĩ Stephen Randolph, Trung tá biệt cách dù
Nguyễn Văn Lân, Thứ trưởng John Negroponte, Sử gia Dale Andrade, Tiến sĩ John
Carland, Cựu Bộ trưởng Hoàng Đức Nhã, Đại tá Trần Minh Công, Đại tá Hoàng Ngọc
Lung... cũng không đưa ra được câu trả lời thỏa mãn cho sự thắc mắc: Ai đã gây
ra biến cố 30.04.1975? Nhìn trở lại, người ta có thể thấy rõ ràng trong thời
gian đầu ngay sau 30.04.1975, phần lớn các khuynh hướng, từ chính trị đến tôn
giáo, đều tìm cách đổ trách nhiệm lẫn cho nhau về tội đã làm mất miền Nam. Chỉ
có Giáo sư Huy là sớm thấy rõ nguyên nhân chính nào đã khiến xảy ra biến cố
30.04.1975.
Trong dịp tái ngộ cùng Giáo sư Huy vào năm 1982, chúng tôi
có hỏi đến vấn đề nhức nhối này và được Giáo sư Huy trả lời cho biết nguyên
nhân chính là Hoa Kỳ đã có kế hoạch giải kết ( bỏ mọi cam kết bảo vệ miền Nam!
) để từng bước rời bỏ miền Nam VNCH. Về thế lực nào ở Hoa Kỳ đứng sau kế hoạch
bỏ rơi miền Nam, Giáo sư Huy cho biết trên chính trường Mỹ có hai sắc tộc nổi bật
nhứt. Đó là sắc tộc gốc Ái Nhĩ Lan ( Ireland ) và sắc tộc gốc Do Thái ( Israel
).
- Trong dòng lịch sử, Cộng Đồng Người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan đã rất
nhiều lần thắng cử chức vụ Tổng Thống.
- Bên cạnh đó Cộng Đồng Người Mỹ gốc Do Thái chủ trương nắm
giữ các cơ cấu quan trọng trong guồng máy điều khiển đất nước Hoa Kỳ. Họ gài được
nhiều nhân sự vào bên hành pháp, lập pháp cũng như tư pháp. Trong các bộ quan
trọng nhứt như ngoại giao, quốc phòng và tài chánh thường thấy đa số có nhân
viên gốc Do Thái và nhiều lần cấp bộ trưởng cũng do người Mỹ gốc Do Thái nắm giữ.
Trong Thượng Viện và Hạ Viện có khá nhiều nghị sĩ và dân biểu gốc Do Thái trong
cả hai chính đảng. Vì vậy, thế lực của Cộng Đồng Người Mỹ gốc Do Thái rất lớn
và đã khiến cho chánh sách đối ngoại của Hoa Kỳ luôn luôn binh vực quyền lợi của
Do Thái.
Tham dự Hòa đàm Paris, Giáo sư Huy nhận xét rằng Kissinger (
một người Mỹ gốc Do Thái lúc đó còn làm Cố Vấn An Ninh cho Tổng Thống Nixon )
có thái độ đáng ngờ là cương quyết muốn thỏa hiệp riêng ( "đi đêm"! )
với CSVN bất cứ giá nào để quân đội Hoa Kỳ rời bỏ miền Nam, dù biết rằng sau đó
miền Nam sẽ lọt vào tay Hà Nội. Theo kinh nghiệm chính trị thì các chính trị
gia gốc Do Thái đều hành động có chủ đích với kế hoạch rõ rệt. Như vậy đằng sau
Kissinger ắt phải là chủ trương của thế lực Do Thái.
Thế lực Do Thái này phải hiểu là không phải chỉ thuần túy Cộng
Đồng Người Mỹ gốc Do Thái, mà là sắc dân Do Thái trải dài trên thế giới từ Tel
Aviv đến Washington D.C., Paris, London, Berlin, Moscow... với tổng số 13,1 triệu
người, trong đó 5,4 triệu tại quốc gia Do Thái, 5,3 triệu tại Hoa Kỳ và 2,4 triệu
rải rác tại 30 quốc gia khác. Thế lực này được điều khiển hữu hiệu từ Tel Aviv
với 2 bộ phận đắc lực gồm cơ quan tình báo Mossad và Nghị Viện Do Thái Thế Giới
( - World Jewish Congress - từ năm 2007 đứng đầu là nhà tỷ phú nổi tiếng Ronald
Stephen Lauder người Mỹ gốc Do Thái ) . Ngoài ra, Giáo sư Huy còn chỉ dẩn cho
chúng tôi nhận biết được dân gốc Do Thái đặc biệt thường với mũi to loại diều
hâu, điển hình như Ngoại trưởng Kissinger hoặc Nữ Ngoại trưởng Albright
Nữ Ngoại trưởng Albright & Ngoại trưởng Kissinger
Những tiết lộ tế nhị của Giáo Sư Huy hoàn toàn phù hợp với
nhận định của Linh Mục Cao văn Luận (1908 - 1986) nhân dịp tái bản tác phẩm Bên
Giòng Lịch Sử cũng cho rằng thế lực dân Mỹ gốc Do Thái chủ trương Hoa Kỳ phải
rút quân ra khỏi Việt Nam.
Linh mục Cao Văn Luận / Viện trưởng Đại Học Huế
Riêng dư luận báo chí quốc tế đã sớm nhìn thấy rõ Hoa Kỳ muốn
rút lui bỏ rơi miền Nam từ khi bắt đầu chánh sách Việt Nam Hóa Chiến Tranh sau
biến cố Tết Mậu Thân 1968 ( mà họ phân tích là nhằm thay đổi màu da tử sĩ! ),
nhứt là hòa đàm Paris (mà họ nhận định là nhằm bảo đảm Mỹ rút quân được an
toàn!).
Như vậy biến cố 30.04.1975 đã xảy ra, nguyên nhân chính là
Hoa Kỳ có chính sách bỏ rơi miền Nam VNCH và thế lực Do Thái thúc đẩy chính
sách đó được thực hiện qua bè đảng Kissinger.
3) Tại sao thế lực Do Thái muốn Hoa Kỳ bỏ rơi miền Nam
?
a) Thế lực Do Thái tại Hoa Kỳ Đối với chúng tôi quả thực
hoàn toàn mới mẻ và đầy ngạc nhiên khi được Giáo sư Huy vào năm 1982 cho biết đến
vai trò thực sự của người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan và gốc Do Thái trên chính trường
Hoa Kỳ. Sau này sinh hoạt lâu năm tại hải ngoại và qua nghiên cứu, chúng tôi
công nhận thấy Giáo sư Huy hoàn toàn đúng. Điển hình là cho đến nay có ít nhứt
23 Tổng Thống Hoa Kỳ gốc Ái Nhĩ Lan (xem website:http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Irish_Americans)
mà trong đó có Tổng Thống Washington và những Tổng Thống gần đây như Clinton,
Reagan, Kennedy và kể cả Tổng Thống Obama (bên ngoại gốc Ái Nhĩ Lan) Cũng như
hiện nay tại quốc hội có 15 Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ gốc Do Thái và 33 Dân Biểu
Liên Bang gốc Do Thái (xem http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Jewish_American_politicians#List).
Thực sự nếu nghiên cứu sâu rộng thì sẽ thấy thế lực Do Thái
tại Mỹ còn lớn hơn nhiều. Họ thành công trong việc gài được những nhân sự cấp
lãnh đạo ở các bộ phận yết hầu của Hoa Kỳ. Thí dụ điển hình gần đây như:
- trong Thượng Viện và Hạ Viện hiện nay với tổng số 48 nghị
sĩ và dân biểu gốc Do Thái ( so sánh trước đây chỉ có 1 dân biểu gốc Việt Nam
là ông Cao Quang Ánh! ). - trong Bộ Ngoại Giao có Bộ trưởng Henry Kissinger dưới
thời TT Nixon và Bộ trưởng Madeleine Albright dưới thời TT Clinton...
- trong Bộ Quốc Phòng có Bộ trưởng James Schlesinger dưới thời
TT Nixon và thời TT Ford.
- trong Bộ Tài Chánh có Bộ trưởng Larry Summer và Bộ trưởng
Robert Rubin dưới thời TT Clinton.
- trong CIA có Tổng giám đốc John M. Deutch dưới thời TT
Reagan.
- trong Ngân Hàng Trung Ương ( Fed ) cầm đầu bởi Tiến sĩ
Alan Greenspan từ 1987 đến 2006 và Giáo sư Ben Bernanke từ 2006 đến nay.
Họ còn chủ động nắm những lãnh vực ngân hàng, thị trường chứng
khoán, báo chí, truyền thanh, truyền hình và điện ảnh... Đặc biệt, ngành truyền
thông, quan trọng nhứt là điện ảnh Hollywood, nằm trong tay thế lực Do Thái. Tại
Hollywood đa số nhân sự từ đạo diễn đến diễn viên đều có gốc Do Thái, nổi tiếng
nhứt như Steven Spielberg, Liz Taylor, Kirk Douglas, Michael Douglas, Harrison
Ford... (xem website: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Jewish_American_entertainers).
Họ biết rõ rằng nắm được truyền thông trong tay là hướng dẫn
được dư luận quần chúng trong mục tiêu phục vụ quyền lợi cho nguời Do Thái. Họ
còn điều khiển một phần lớn các viện nghiên cứu chiến lược nhằm đưa ra những đề
nghị cho chính sách tương lai cho chánh phủ Mỹ và dĩ nhiên phải phù hợp với quyền
lợi của người Do Thái. Ngoài ra tại các cường quốc Âu Châu, thế lực Do Thái có ảnh
hưởng tuy âm thầm nhưng cũng mạnh mẽ lắm. Điển hình nhứt là Tổng Thống Sarkozy
( Pháp ) & Thủ Tướng Đức Schmidt ( Đức ) trước đây đều gốc Do Thái nên
không bao giờ lên tiếng thực sự chống lại những vi phạm cam kết của Do Thái tại
Trung Đông . Chính vì vậy đa số thành viên Liên Hiệp Quốc đã cho rằng thế lực
Do Thái có ảnh hưởng quá lớn đến chính sách và biểu quyết về Trung Đông của các
cường quốc Âu Mỹ .
b) Tại sao thế lực Do Thái muốn Hoa Kỳ phủi tay bỏ miền
Nam ?
Muốn biết rõ, chúng ta phải tìm hiểu lịch sử mất nước và dựng
lại nước của người Do Thái. Vào năm 135 dân tộc Do Thái chính thức bị mất nước
và phải lưu vong khắp nơi vì đế quốc La Mã. Thảm họa mất nước đó thường được dư
luận Thiên Chúa Giáo cho là sự trừng phạt dân Do Thái đã đóng đinh giết Chúa
Jesus và kẻ phản bội Judas chính là một người Do Thái. Chính vì chuyện này đã
làm cho dân Do Thái bị kỳ thị trên bước đường lưu vong. Nhưng cũng chính vì có
niềm tin mãnh liệt vào Do Thái Giáo, họ đã đoàn kết nhau lại dưới sự lãnh đạo của
học giả Theodor Herzl trong đại hội thế giới đầu tiên tại Basel ( Thụy sĩ ) vào
năm 1897. Từ đó, từng đợt một họ lén lút trở về quê hương Palestine. Thế Chiến
thứ 2 và với sự yểm trợ tích cực của Hoa Kỳ đã tạo cơ hội ngàn năm một thuở để
họ dựng lại đất nước vào ngày 14.5.1948 sau gần 2,000 năm lưu vong. Chỉ 11 phút
sau đó Tổng Thống Hoa Kỳ đã lên tiếng công nhân quốc gia mới này, bất chấp mọi
chống đối của thế giới Ả Rập và đã yểm trợ hữu hiệu cho Do Thái chống lại cuộc
tấn công ngay sau đó của các quốc gia Ả Rập láng giềng và trong các cuộc chiến
xảy ra sau này.
Như vậy, Do Thái còn tồn tại đến ngày nay là nhờ Hoa Kỳ làm
"lá bùa hộ mạng". Nhiều nghị quyết tại Liên Hiệp Quốc kết án Do Thái
vi phạm cam kết tại Trung Đông chỉ vì duy nhứt Hoa Kỳ dùng quyền phủ quyết (
veto ) nên đành phải bỏ đi. Trong quá khứ, Hoa Kỳ từng giải kết ( phản bội! ) bỏ
rơi đồng minh như Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Đài Loan... , nhưng luôn luôn "sống
chết" hết lòng với Do Thái, mặc dù quốc gia nhỏ bé này không mang lại lợi
ích gì về tài nguyên hoặc vị trí chiến lược cho Hoa Kỳ, mà trái lại chính vì Do
Thái, Hoa Kỳ còn gây rất nhiều hiềm khích (mang họa vào thân!) với thế giới Hồi
Giáo dân số rất đông đảo ( 1,3 tỷ ) và rất quan trọng về năng lượng dầu hỏa . Tất
cả cho thấy rõ ràng vì thế lực Do Thái nắm giữ được các bộ phận huyết mạch tại
Mỹ nên chính sách của Hoa Kỳ phải luôn luôn không được đi trái ngược lại với
quyền lợi của quốc gia Do Thái.
Từ đó, chúng ta mới hiểu rõ tại sao thế lực Do Thái muốn Hoa
Kỳ phủi tay bỏ miền Nam Việt Nam. Đó là vì họ sợ Hoa Kỳ sa lầy và sự tốn kém khổng
lồ tại chiến trường Việt Nam có thể đưa tới hậu quả Hoa Kỳ không còn khả năng
giúp đỡ một cách hiệu lực nước Do Thái tồn tại như trong quá khứ Hoa Kỳ đã từng
làm. Cho nên họ chủ trương Hoa Kỳ phải giải kết bỏ rơi miền Nam để trở về
chuyên tâm lo cho Do Thái. Để thực hiện mục tiêu này họ đã có kế hoạch rõ ràng
từng bước một.
c) Kế hoạch Do Thái thúc đẩy Hoa Kỳ bỏ rơi miền Nam.
Khởi đầu giải quyết cuộc chiến Quốc Cộng tại Lào vào đầu thập
niên 1960, ông Ngô Đình Nhu đã ngạc nhiên và bất mãn thấy thái độ nhượng bộ quá
mức của ông Averell Harriman ( đặc trách bộ phận Viễn Đông của Bộ Ngoại Giao Mỹ
) trong lúc đàm phán. Nên biết ông Averell Harriman (1891 - 1986) là một nhà tư
bản lớn nổi tiếng gốc Do Thái và cũng là một đảng viên cấp lãnh đạo của đảng
Dân Chủ ở Mỹ. Rõ ràng phía thế lực Do Thái muốn ngăn chận không cho Hoa Kỳ can
thiệp với nhiều tốn kém ở Viễn Đông. Sự nhượng bộ rút lui này đã khiến lực lượng
miền Bắc kiểm soát được phần lớn các địa điểm chiến lược tại Lào và thiết lập
đường mòn Hồ Chí Minh vận chuyển nhân lực và võ khí vào để đánh chiếm miền Nam
vào 30.4.1975.
Từ khi nhậm chức, Tổng Thống Johnson ( dân Texas ! ) cùng
ban tham mưu luôn cứng rắn chủ chiến và không muốn Hoa Kỳ bị thua trận đầu tiên
trong nhiệm kỳ của mình. Thế lực Do Thái lúc đó không có ảnh hưởng nhiều trong
chánh phủ Tổng Thống Johnson để xoay đổi từ bên trong chính sách can thiệp quân
sự của Tổng Thống Johnson, cho nên họ phải chờ đợi cơ hội thuận tiện để tấn
công từ bên ngoài dư luận quần chúng.
Đó là lúc cuộc chiến Việt Nam bùng nổ lớn bắt đầu từ cuối
năm 1964 trở đi với các trận đánh dữ dội tại Bình Giã, Đồng Xoài, Đức Cơ... bắt
đầu gây tử thương nhiều quân nhân Mỹ. Những hình ảnh quan tài phủ quốc kỳ kèm
theo sau hình ảnh dã man và bất lợi ( thổi phồng vụ Mỹ Lai & vụ Tướng Nguyễn
Ngọc Loan ! ) của chiến tranh được hệ thống truyền thông Hoa Kỳ -đa số gốc Do
Thái quản trị- khai thác triệt để ngày đêm tạo một phong trào phản chiến lớn mạnh
chưa từng thấy trên thế giới, không những tại Hoa Kỳ mà còn lan rộng khắp nơi
trên nhiều quốc gia khác . Tướng độc nhởn Moshe Dayan -Bộ trưởng Quốc phòng của
Do Thái- đột ngột tự qua Việt Nam 3 ngày ( từ 25 tới 27 tháng 7 năm 1966 ) và
cho báo chí chụp bức hình biểu diễn đang đi hành quân với lực lượng Hải Quân Mỹ.
Sau chuyến "hành quân" chớp nhoáng đó, Tướng độc
nhởn Moshe Dayan viết ngay đề nghị Mỹ nên rút quân ra khỏi Việt Nam vì không thể
thắng cuộc chiến này được ( rất là vô lý vì thực sự hiện diện xem xét chiến trường
VN chỉ có 1 ngày , mà dám đưa ngay đề nghị khủng khiếp như vậy ! ) . Dĩ nhiên lời
đề nghị chủ bại này càng được thổi phồng bởi phong trào phản chiến và làm mất
uy tín Tổng Thống Johnson. Tiếc thay sau này vẫn còn có những ký giả và bình luận
gia Việt Nam ca ngợi những phân tích và đề nghị của ông tướng một mắt này, mà
không hiểu đó chính là một trong những thủ phạm đã góp phần "khai tử"
miền Nam!
Israeli General Moshe Dayan on Patrol with US Marines -
South Vietnam 1966
Phong trào phản chiến càng lên cao và đã khiến Tổng Thống
Johnson vào tháng 3 năm 1968 phải quyết định không ra tái ứng cử. Sự xáo trộn
tranh chấp kịch liệt trong đảng Dân Chủ đã tạo cơ hội hiếm có để cho ứng cử
viên của đảng Cộng Hòa nắm chắc sự thắng cử. Vì vậy thế lực Do Thái đã gài được
Kissinger từ năm 1957 làm cố vấn cho Nelson A. Rockefeller ( Thống đốc New York
) đang vận động ra tranh cử làm ứng cử viên Tổng Thống của đảng Cộng Hòa. Nhưng
không ngờ Nixon thành công hơn và cuối cùng thắng cử làm Tổng Thống. Thấy vậy,
Kissinger bèn trở cờ đầu quân theo Nixon và được trọng dụng làm Cố vấn An
ninh.
Thế lực Do Thái còn đưa được thêm nhân sự gốc Do Thái vào
trong guồng máy cầm quyền Mỹ. Đáng kể nhứt là Bộ trưởng Quốc phòng James
Schlesinger, Cố vấn đặc trách Nội vụ John Ehrlichmann ( 1925 – 1999 )... Với những
chức vụ then chốt này, họ đã thành công bày mưu cho Nixon bỏ rơi miền Nam. Bắt
đầu với chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 để
từng bước giảm con số lính Mỹ tử vong và bớt dần sự hiện diện của Hoa Kỳ tại miền
Nam. Đến năm 1971, Kissinger bí mật qua Trung Cộng tìm cách tái bang giao với
chính quyền Bắc Kinh và đưa đến thỏa hiệp Thượng Hải 1972 giữa Mao Trạch Đông
và Nixon. Trên bề mặt, thỏa hiệp này chỉ công nhận một nước Trung Hoa cho thấy
Hoa Kỳ bỏ rơi Đài Loan trên chính trường thế giới, nhưng bên trong thực tế
Kissinger nhằm sửa soạn sự rút lui an toàn cho quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam với
sự bảo đảm của Trung Cộng.
Quả nhiên, chỉ sau đó chưa đầy một năm, Kissinger đã dùng đủ
mọi mánh khóe, kể cả đe dọa tánh mạng các cấp lãnh đạo miền Nam, thành công
trong việc ép buộc ký kết Hiệp Định Paris vào ngày 27.1.1973 để quân đội Hoa Kỳ
được an toàn rời khỏi miền Nam. Phía dư luận báo chí quốc tế đã sớm thấy rõ âm
mưu của Kissinger và đã ví bản hiệp định này giống như tờ khai tử cho miền Nam
Việt Nam. Chính ngay Kissinger cũng đã tiết lộ bề trái của bản hiệp định cho Cố
vấn đặc trách Nội vụ John Ehrlichman của T.T Nixon như sau:
"Tôi nghĩ rằng nếu họ ( chánh phủ miền Nam ) may mắn
thì được 1 năm rưỡi mới mất". Tương tự , Kissinger đã trấn an T.T Nixon
là: “ Huê Kỳ phải tìm ra một công thức nào đó để làm cho yên bề mọi chuyện
trong một hay hai năm sau, sau đó thì …chẳng ai cần đếch gì nữa . Vì lúc ấy, Việt
nam sẽ chỉ còn là bãi hoang vắng ”.
Bởi vậy biến cố 30.4.1975 xảy ra là điều tất nhiên đúng như
tính toán dự trù của Kissinger và thế lực Do Thái.
Chỉ sau Hiệp Định Paris khoảng 9 tháng, cuộc chiến Jom
Kippur vào ngày 6.10.1973 giữa Do Thái và các quốc gia Ả Rập láng giềng xảy ra.
Lần đầu tiên trong lịch sử tái lập quốc, Do Thái bị thua trận và mất một số lớn
phần đất chiếm đóng trước đây. Đáng lẽ Do Thái còn có thể bị thua nặng nề hơn nữa,
nhưng giờ chót nhờ có Kissinger thuyết phục được Nixon nỗ lực can thiệp giúp Do
Thái nên tình thế không còn bi đát nhiều. Tuy nhiên, sau đó Tướng độc nhỡn
Moshe Dayan phải từ chức Bộ trưởng Quốc phòng vì chịu trách nhiệm bị thua trận.
4) Kết luận
Biến cố thua trận lần đầu tiên Jom Kippur năm 1973 cho thấy
thế lực Do Thái nhìn rất xa và rất có lý với nỗi lo sợ Hoa Kỳ vì bị sa lầy ở
chiến trường Việt Nam nên không còn có thể chuyên tâm giúp cho Do Thái thắng trận
như trước đây. Cho nên không gì ngạc nhiên khi thế lực Do Thái phải vận dụng
toàn diện từ trong lẫn ngoài để thúc đẩy và buộc giới lãnh đạo Hoa Kỳ phải bỏ
rơi miền Nam. Bởi vậy mới xảy ra biến cố 30.4.1975 . Từ thời điểm đó đến nay Do
Thái ung dung tồn tại được, vì không những " độc quyền " hưởng trọn vẹn
sự yểm trợ hữu hiệu của Hoa Kỳ, mà còn khôn khéo tạo được mâu thuẩn chia rẻ để
xô đẩy siêu cường số 1 này phải ra tay đối phó với kẻ thù Hồi Giáo của
mình.
Bí ẩn về lý do và động lực thúc đẩy Hoa Kỳ phải rút quân bỏ
rơi miền Nam được che dấu tinh vi không đưa ra dư luận nổi , bởi vì phần lớn hệ
thống truyền thống báo chí quan trọng nằm trong tay thế lực Do Thái hoặc bị họ ảnh
hưởng kiểm soát không cho phép làm hoặc sợ bị mang tiếng bài Do Thái (
Anti-Semitism ) . Cho nên đến nay dư luận vẫn còn bị lường gạt . Điển hình , về
phía dư luận ngoại quốc vẫn còn có những học giả ( thí dụ : Tiến sĩ Stephen
Randolph trong Hội Thảo "Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại" (“Vietnam – a 35
Year Retrospective Conference”) tại Washington D.C. vào ngày 9.4.2010 ) lầm lẫn
hoặc cố tình cho rằng Hoa Kỳ vào năm 1972 muốn tái lập bang giao với Trung Cộng
nên phải rút quân ra khỏi miền Nam (chịu thua ! ) vì đang câu con cá to hơn (
“has bigger fish to fry” ) . Thực tế Hoa Kỳ đã có kế hoạch bỏ rơi miền Nam từ
khi Kssinger bước vào Tòa Bạch Ốc năm 1969 với gia tăng Việt Nam Hóa Chiến
Tranh . Về phía miền Bắc, họ không ngờ có được sự giúp đỡ hữu hiệu của thế lực
Do Thái tạo ra phong trào phản chiến đưa tới tình trạng " Đồng Minh tháo
chạy " ( từ ngữ theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng !) bỏ rơi miền Nam . Thực tế,
nếu không có sự phản bội của thế lực Do Thái qua sự nắm quyền của ê kíp
Kissinger thì chưa chắc gì miền Bắc sớm thắng trận. Như vậy miền Nam chỉ cần cầm
cự được vài năm cho đến khi Tổng Thống Reagan nắm quyền và với tài lãnh đạo xuất
sắc cương quyết nổi tiếng của ông này chắc chắn miền Nam sẽ được yểm trợ đầy đủ
( đã xảy ra như vậy tại Nam Mỹ và A Phú Hản ! ) để không thể dể dàng sụp đỗ như
đã xảy ra trong ngày 30.4.1975.
Đa số người Việt chúng ta đều có tâm tình thiện cảm với dân
tộc Do Thái ( một phần ảnh hưởng qua tác phẩm lừng danh " Về miền đất hứa
/ Exodus " của tác giả Leon Uris ) vì ngưỡng mộ tinh thần đoàn kết và chiến
đấu dũng cảm của họ sau 2000 năm lưu vong đã thành công trở về tái dựng lại quốc
gia Do Thái nhỏ bé bất chấp trước mọi đe dọa của Khối Ả Rập khổng lồ . Cũng
trong cảm tình nồng nàn đó , Học giả Nguyễn Hiến Lê vào năm 1968 mang sức ra viết
tác phẩm " Bài học Israel ( Do Thái ) " .
Nhưng thực tế chính trị cho thấy thủ đoạn & tham vọng
xâm chiếm đất đai láng giềng của Do Thái sau khi tái lập quốc, nên chính ông đã
không ngần ngại lên tiếng chỉ trích nặng nề. Đó cũng là tâm trạng của chúng tôi
khi biết qua Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục Cao Văn Luận khám phá ra mưu
sâu độc của thế lực Do Thái khiến xảy ra biến cố 30.4.1975 cho quê hương Việt
Nam mà nay đang dẩn tới đại họa mất nước vào tay Trung Cộng.
Chúng ta hy vọng rằng Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục
Cao Văn Luận đã đi bước tiên phong tiết lộ những bí ẩn về biến cố 30.4.1975 và
trong tương lai sẽ được giới truyền thông báo chí chú tâm nghiên cứu khai triển
tích cực để dư luận Việt Nam và thế giới mai sau không còn bị lường gạt nữa
.
Mong thay !
Phạm Trần Hoàng Việt
tháng tư 2010 & 2013