Phản bác luận điểm
Hồ Tập Chương nhập vai Hồ Chí Minh đóng thế Nguyễn Ái Quốc của ông Bùi Tín, ông
Vũ Thư Hiên kéo theo một số bồi bút hạng bét với văn ngôn đấu tố như các ông đội
trong thời cải cách ruộng đất. Những ông đội vừa dốt vừa ngu nhưng không hề biết
mình ngu dốt mà gán ghép dốt ngu cho những người chỉ ra những điểm bất thường,
ngập tràn sắc thái thần bí đến độ hàm hồ, nhảm nhí của nhân vật tăm tiếng nhiều
tai tiếng Hồ Chí Minh. Cụ thể khi người ta đặt nghi vấn tại sao Hồ lấy bút danh
Trần Dân Tiên viết sách ca tụng gôi là bác Hồ mà không gọi là bác Minh? Cũng như
tại sao Hồ mở mồm ra là nói kiêng khem đàn bà để toàn tâm toàn ý phục vụ dân tộc
đất nước Việt Nam nhưng trên cương vị làm chủ tịch nước cho đến chết không ai
thấy Hồ mặc quốc phục và đến lúc chết lại đòi nghe nhạc Tàu?...
Những điểm vừa kể
chỉ là nghi vấn để mọi người chú ý, tìm hiểu nguồn gốc Hồ đích thực là ai trong
nhiều điểm bất thường khác của Hồ như: cầm bút máy viết chữ Latin như cầm bút lông
vẽ chữ Tàu? Chiều cao của Hồ Chí Minh lúc hoạt động ở Pháp, ở Nga, ở Tàu cho đến
thời điểm năm 1932 là cao chừng 1,62m nhưng đến khi làm chủ tịch nước lại nhổ
giò cao đến tầm 1,70m? Hồ được ca là thông thạo 29 thứ tiếng, là nhà văn hóa đại
tài, viết hàng ngàn bài văn, bài thơ, bài báo mà viết di chúc phải mất gần 5 năm
lại sai chính tả, gạch xóa sửa chữa như em bé tập làm văn?...
Ông Hồ cầm bút lông
vẽ tên hay ký tên?
Những điểm nghi
ngờ, so sánh Nguyễn Ái Quốc với Hồ Chí Minh, tương đối tương đồng với luận điểm,
lý chứng Hồ-Quốc là hai người khác nhau như lập luận trong cuốn “Hồ Chí Minh
Sinh Bình Khảo” của Học giả Hồ Tuấn Hùng. Những khác biệt kể trên khá thuyết phục
nhưng vẫn có một số cháu ngoan mù đảng, cuồng Hồ phùng mang trợn mắt văng tục
như các ông đội thời cải cách của Hồ, như hồng vệ binh thời trăm hoa đua nở của
Mao đối với ai đặt vấn đề, đưa ra dấu hiệu khả nghi là Hồ giả.
Một số nghi vấn đặt
ra là tại sao Hồ Chí Minh không xưng là bác Minh mà xưng là bác Hồ? Tại sao bác
cầm bút máy giống cầm bút lông vẽ chữ Tàu? Suốt đời làm chủ tịch chỉ có ăn mặc
theo kiểu truyền thống Tàu? Bản văn di chúc dù gạch xóa nát nước gần 5 năm vẫn
không che được văn ngôn của một người ngoại quốc viết tiếng Việt?... Tất cả dấu
hiệu của Hồ thể hiện ra bên ngoài rất có khả năng Hồ không phải là người Việt
nhưng các tên bồi bút, trí nô hạng bét cố lý luận, diễn giải theo cách công nông
cộng sản như: “Sở dĩ như thế là vì bác đi nhiều...bác đi Tây đi Tàu, sống ở Tây
Tàu lâu năm nên “nhiễm” văn hóa Tây Tàu, “nhiễm” cách ứng xử, ăn mặc, viết lách
và kể cả việc gọi họ thay tên như các ông lãnh đạo các nước Nga, Tàu, Anh, Pháp,
Mỹ, Úc chỉ gọi họ chứ không kêu tên...” Rồi hùng hổ văng tục, mắng ngu cho những
ai thắc mắc với các hành tung khác thường của Hồ Chí Minh!
Riêng về về chuyện
Hồ Chí Minh tạng người tương đối thấp bé cao chừng 1,62m lúc trẻ, tự dưng về già
nhổ giò cao tầm 1,70m được những tên cuồng Hồ bảo là báo lề dân bịa đặt về chiều
cao để nói xấu bác, nói xấu đảng, thậm chí là nói xấu đất nước, nói xấu dân tộc!
Những đứa cuồng Hồ khác thì cắt nghĩa đùi. “Trông thấy bác cao là do góc độ máy
ảnh, do vị trí bác đứng chụp ảnh, cụ thể hơn là do bác đứng ở vị trí cao, đứng
trên bậc tam cấp so với những người đứng chụp hình chung với bác!” (sic)
Phạm Văn Đồng
cao 1,75m, Nguyễn Ái Quốc cao chừng 1,62m. Ông Hồ này là ai mà có chiều cao không
thua kém bao nhiêu so với ông PVĐ?
Thật ra phản bác
của các đứa cháu ngoan loại này nhằm chữa cháy cho “nghi án” Hồ giả chỉ giúp
cho đám mù đảng, cuồng Hồ giữ vững niềm tin tưởng mù quáng vào bác Hồ kính yêu
của chúng không có ai nhập vai đóng thế chứ không ảnh hưởng tới những người Việt
Nam không cộng sản về giả thuyết Hồ giả Nguyễn Ái Quốc là có thật.
Ngoài phản bác của
ông Bùi Tín, Vũ Thư Hiên và đám mù đảng cuồng Hồ nói nhảm, tán linh tinh lang
tang dưới tầm trí tuệ như vừa kể. Còn có các bài phản biện của hai ông Nguyễn
Duy Chính, Phạm Đình Lân tương đối nghiêm chỉnh, có vẻ bài bản khoa học.
Bài phản biện của
Nguyễn Duy Chính có tựa đề “Nhận Xét Về Cuốn Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” khá
nhiều chữ nhưng không chuyên chở nhiều nghĩa và không thoát ra khỏi cái khung
phản biện của ông Bùi Tín mang nội dung chính yếu như sau:
“...Thực ra, chi
tiết nhân vật Nguyễn Ái Quốc chết từ năm 1932 rồi còn sống quay trở lại chính
trường đã được nhiều người nhắc đến, chính mật thám Pháp đã đối chiếu rất kỹ về
nhân dạng, về hành tung khi ông xuất hiện dưới cái tên mới là Hồ Chí Minh năm
1945. Việc phủ nhận toàn bộ những sưu tra của Nha Liêm Phóng Pháp về thân thế
của ông Hồ không phải dễ.
Trong suốt quyển sách, rất tiếc
tác giả không đưa ra được một chứng cớ cụ thể nào để chứng minh giả thuyết ông
Hồ Chí Minh sau này chỉ là một người Trung Hoa được nguỵ trang.
Tối thiểu tác giả cũng phải trưng
ra một số hình ảnh của ông Hồ Tập Chương hồi trẻ để chúng ta so sánh với ông Hồ
Chí Minh sau này nếu muốn tin rằng đó chỉ là một người, ngược lại ông chỉ sao
chụp những hình ảnh trong các sách vở mà hầu hết chúng ta quen thuộc.
Trong suốt cuộc đời chính trị, Hồ
Chí Minh dùng đến mấy chục tên khác nhau và hàng loạt nghề nghiệp, kể cả đóng
vai chồng hờ trong những trường hợp đặc biệt để che dấu hành tung. Tuy hoá
trang giỏi nhưng có lẽ cho đến ngày nay khó có ai có thể đóng giả một vai trong
nhiều năm mà tình báo quốc tế cũng như người đối lập với ông không biết...
...Chính vì không có được những
chứng cớ cụ thể hơn để củng cố cái “tin đồn của ông bán thịt lợn”, Hồ Tuấn Hùng
dùng phương pháp lý luận dựa trên những tài liệu về cuộc đời Hồ Chí Minh để
chứng minh rằng Hồ Chí Minh sau này là một người Trung Hoa, không phải người
Việt.
Ông cũng không đưa ra được một
chi tiết nào khả tín khi khẳng định rằng hai đảng Cộng Sản Trung Hoa và Việt
Nam đã đồng tình thực hiện âm mưu này mà Liên Xô không hay biết...”
Luận điểm của Nguyễn Duy Chính phản bác giả thuyết Hồ Tập Chương nhập
vai Hồ Chí Minh đóng thế Nguyễn Ái Quốc của Hồ Tuấn Hùng thực sự không thuyết
phục hơn lý luận phản biện của ông Bùi Tín. Bài viết của Nguyễn Duy Chính chỉ
khác ở văn ngôn chứ nội dung độ chừng có 10% cố cắm vào phê phán tiểu tiết thúc
đẩy ông Hồ Tuấn Hùng bắt tay vào việc tìm kiếm, nghiên cứu sự thật Hồ Chí Minh ở
câu “tin đồn của ông bán thịt lợn”, không thuyết phục hơn luận chứng, lý chứng,
bằng chứng, tài liệu của Hồ Tuấn Hùng chứng minh Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương đóng
thế Nguyễn Ái Quốc chết ở trong tù năm 1932.
Công tâm mà nói, những ai đọc sách Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo đều nhận
ra câu “...Tin đồn của ông bán thịt lợn...tin đồn của ông thương gia Đài Loan...”
không phải là cơ sở khoa học để ông Hồ Tuấn Hùng nghiên cứu trình bày luận chứng,
dẫn chứng tài liệu chứng minh Hồ giả trong tập sách Hồ Chí Minh Sinh Bình khảo.Tin
đồn của ông bán thịt lợn, của ông thương gia Đài Loan trong phần dẫn nhập cho đề
tài nghiên cứu của ông Hồ Tuấn Hùng, chỉ là động lực để ông cất công đi tìm sự
thật lịch sử đã bị sử gia cộng sản bôi đen, bóp méo để không ai nhận ra có tình
báo cộng sản quốc tế nhập vai Nguyễn Ái Quốc.
Ông Nguyễn Duy Chính phản bác phê phán tập sách Hồ Chí Minh với giọng văn
dè bỉu, mỉa mai chê bai dù rằng ông biết để thực hiện
tác phẩm, Hồ Tuấn Hùng sử dụng chủ yếu các tài liệu viết bằng tiếng Anh, Hoa,
Nhật cùng với một số tài liệu của đảng, nhà nước csVN xuất bản ở trong nước VN.
Còn ông Nguyễn Duy Chính chẳng có nguồn tài liệu nào khả tín để hổ trợ cho luận
điểm chống lại giả thuyết Hồ Chí Minh nhập vai Hồ Chí Minh đóng thế Nguyễn Ái
Quốc, ngoài lý lẽ hơi cảm tính kém thuyết phục rằng thì là...
“...Chính mật thám Pháp đã đối chiếu rất kỹ về nhân dạng, về hành tung
khi ông xuất hiện dưới cái tên mới là Hồ Chí Minh năm 1945. Việc phủ nhận toàn
bộ những sưu tra của Nha Liêm Phóng Pháp về thân thế của ông Hồ không phải dễ...
Hồ Chí Minh dùng đến mấy chục tên khác nhau và hàng loạt nghề nghiệp, kể cả
đóng vai chồng hờ trong những trường hợp đặc biệt để che dấu hành tung. Tuy hoá
trang giỏi nhưng có lẽ cho đến ngày nay khó có ai có thể đóng giả một vai trong
nhiều năm mà tình báo quốc tế cũng như người đối lập với ông không biết...”
Những luận điểm của ông Nguyễn Duy Chính như vừa nêu có nhiều chữ hơn phản
bác Hồ giả của ông Bùi Tín nhưng không hề thuyết phục hơn lập luận của ông Bùi
Tín.
Về bài phản biện “Hồ Chí Minh: Người Việt Hay Người
Tàu?” của Phạm Đình
Lân nội dung giống với lý luận của ông Vũ Thư Hiên nhưng giọng văn có nhẹ nhàng
êm ái hơn và lý lẽ phản bác của Phạm Đình Lân chỉ nhằm
vào mục đích kiên quyết
phủ nhận bất cứ bằng chứng nào nghi ngờ Hồ giả, kể cả giả vờ lớn tiếng tố cáo tội ác, lầm lỗi của Hồ để cho người đọc tin là Hồ giả là chuyện tầm phào
như kết luận của Vũ Thư Hiên.
Kết luận phản bác Hồ Chí Minh đóng thế Nguyễn Ái Quốc của Phạm Đình Lân
có nội dung như sau:
“...Có thể tôi sai lầm vì
không tin có một Hồ Tập Chương đóng kịch giả Hồ Chí Minh gần 40 năm dài. Lý trí
tầm thường của tôi cho thấy một nước lớn, giàu, mạnh chinh phục một quốc gia
nhỏ bé bằng nhiều cách, kể cả những chuyện cường điệu hoang đường. Theo sự mô
tả Hồ Tập Chương là một người siêu phàm, nhưng siêu phàm cách mấy ông cũng thất
bại vì không ai biến GIẢ thành THẬT và biến THẬT thành GIẢ gần 40 năm khắp
thiên hạ được. Đó là một hoang tưởng.
Dù Hồ Chí Minh không phải là Hồ
Tập Chương, ông mang thân xác Việt nhưng tâm hồn Nga. Ông được Liên Sô huấn
luyện và trả lương. Ông phải phục vụ cho nước Nga. Ông phục dịch cho Borodin ở
Quảng Châu năm 1925. Năm 1927 ông chạy về Moscow để tránh sự đàn áp của quân
Tưởng Giới Thạch. Năm 1933 khi thoát khỏi bịnh viện ngục thất Hong Kong, ông
tìm đường chạy về Moscow. Vì lợi ích của đế quốc Liên Sô ông gây đổ vỡ cho đất
nước Việt Nam, phân ly và chia rẽ dân tộc bằng chủ nghĩa Cộng Sản, sự triệt
tiêu và miệt thị trí thức, chiến tranh tang tóc trên quê hương suốt một phần ba
thế kỷ XX. Những người Cộng Sản hậu duệ của ông tôn sùng "tư tưởng Hồ Chí Minh", tiếp
nối con đường do ông vạch ra bằng thân xác Việt Nam với hồn ngoại quốc, hay nói
rõ hơn, bây giờ là xác Việt nhưng hồn Tàu vì Liên Sô không còn nữa...”
Toàn bộ bài phản biện của Phạm Đình Lân được xây dựng trên tư liệu
lịch sử, biên niên sử của tuyên giáo đảng cộng sản viết về Hồ Chí Minh, có thêm
thắt “dã sử ngoại truyện” chưa được Trần Dân Tiên kể trong cuốn “Những Mẩu Chuyện
Về Cuộc Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” để cố chứng minh Hồ Chí Minh là người Tàu
giả người Việt là không thể, là hoang đường thần thoại...như chính cuộc đời kỳ
bí thần thoại do quốc tế cộng sản, Việt Nam cộng sản nhào nặn, hư cấu cho Hồ Chí
Minh.
Trước khi học giả
Hồ Tuấn Hùng nêu giả thuyết Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương nhập vai đóng thế Nguyễn
Ái Quốc, các sử gia người Việt, người ngoại quốc, người quốc gia, người cộng sản
đều xoay quanh, chú ý đến cuộc đời hoạt động của nhân vật bí ẩn đeo mạng che mặt
như dân Hồi giáo, mang bí danh Hồ Chí Minh - chủ tịch suốt đời của nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Phe cộng sản thì hư cấu tạo hào quang huyền bí, thần thánh
cho Hồ Chí Minh. Phe quốc gia thì ra sức lột mạng che mặt, vạch trần dối trá,
chỉ ra những điều bịa đặt của bộ máy tuyên truyền cộng sản, của chính Hồ vẽ vời
mình như một cá nhân siêu phàm xuất chúng!
Đến khi cuốn sách
nghiên cứu “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” ra mắt bạn đọc tiếng Trung, được dịch
sang tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức...và tiếng Việt thì các sử gia, các nhà
“Hồ Chí Minh học” bắt đầu soi rọi vào nhiều góc cạnh chưa được chạm đến, để xem
giả thuyết Hồ Chí Minh là người nhập vai đóng thế có khả năng xảy ra hay giả
thuyết đó là hoang đường, nhảm nhí không thể xảy ra được?
Rất lý thú, chỉ
trong khoảng thời gian rất ngắn người ta đã tìm thấy một số điểm nghi ngờ về
nghi án đóng thế khá thuyết phục như: Chiều cao của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc)
với chiều cao Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương?) sai biệt gần một tấc; Chữ viết của Hồ
Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) xin vào học trường thuộc địa École Coloniale để ra
làm quan cho Pháp, khác với chữ viết của Hồ Chí Minh (chủ tịch nước) viết di chúc;
Cách ăn mặc của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) đồ tây tươm tất sạch sẻ so với cách
luộm thuộm dơ dáy với đồ đại cán Tàu của Hồ Chí Minh (chủ tịch nước) và chưa ai
thấy qua Hồ chủ tịch một đời vì dân, vì nước mặc quốc phục Việt Nam?...
Phải xác định rằng
chiều cao của con người đến 25 tuổi là không thể cao hơn nữa, cũng như chữ viết
của người trưởng thành đã định hình thì chính tả ngày càng hoàn thiện, nét chữ
ngày càng cứng cỏi bay bướm hơn, cho dù có viết dối người ta cũng có thể nhận
ra và thói quen ăn mặc đã thành nếp thì khi điều kiện cho phép, khi trở lại môi
trường sống của thời tuổi trẻ của mình thì chuyện thay đổi cách ăn mặc theo kiểu
Tàu, dù có lý giải kiểu nào đi chăng nữa vẫn không hợp lý, vẫn không nghe xuôi
tai.
Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) được loa đài tuyên giáo giới thiệu
là học chữ Nho từ bé nên tinh thông Hán học có thể làm thơ bằng chữ Tàu và lúc
ở tù cho ra đời “Ngục Trung Nhật Ký”, làm cho nhiều người ngạc nhiên lẫn thán
phục tài làm thơ tiếng tàu trên trời rơi xuống. Do đó có nhiều người đi sâu vào
phân tích, tìm hiểu người ta đã thấy có nhiều mâu thuẩn bất hợp lý từ hình thức
lẫn nội dung của tập thơ Nhật Trung Nhật Ký của Hồ Chí Minh như:
Một là tập thơ do Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia ở Hà Nội in năm 2003 theo bản gốc có ảnh chụp nơi trang bìa,
ghi bốn chữ Hán, “Ngục Trung Nhật Ký”, ở ngay bên dưới dòng chữ, có
hai dòng niên biểu, là dòng đời của cuốn sách là 29.8.1932 và 10.9.1933.
Hai là ngày 14/ 09/1955 Hồ Chí Minh (Hồ chủ tịch) đến phố Bích
Câu, Hà Nội duyệt nội dung triển lãm về cải cách ruộng đất đưa cho Nguyễn Việt,
trưởng ban tổ chức cuộc triển lãm, bản thảo tập thơ nói: “...Bác có cuốn sách
này, chú xem có sử dụng được hay không?...” Vậy mấy mươi năm trốn chui trốn nhũi,
rày đây mai đó cuốn thơ này nằm ở đâu, ai giữ hộ cho Hồ?
Ba là nội dung của tập thơ Nhật Trung Nhật Ký có nhiều điểm không
phù hợp với thân phận, khả năng Hán học của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc). Cụ thể
là bài “Khán Thiên Gia Thi Hữu Cảm” diễn tả tâm trạng, cảm xúc của một người tình
cờ nhìn thấy quyển sách giáo khoa, sách vỡ lòng thời thơ ấu và Nguyễn Tất Thành
có kỷ niệm gì với Thiên Gia Thi để có đủ biểu cảm, chất liệu để “xuất khẩu thành
thơ”...
Ảnh bìa nguyên bản của Nhật Ký trong Tù.
Nhiều bằng chứng chỉ ra cho thấy Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái
Quốc nhưng tất cả dấu hiệu trưng ra chưa đủ yếu tố kết luận Hồ Chí Minh là Hồ Tập
Chương. Những dấu hiệu Hồ giả trưng ra chỉ đủ nghi ngờ là Hồ Chí Minh là người
nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc.
Để chứng minh Hồ Chí Minh không phải là người Việt, điều tiên quyết
là cần phải có thêm nhiều bằng chứng thuyết phục, chỉ ra Hồ không phải là người
Việt, là người “lạ” đóng thế Nguyễn Ái Quốc diễn vai người
Việt Nam yêu nước. Chính vì nhập vai chưa thật sự hoàn hảo nên lúc diễn có nhiều
khiên cưỡng để lộ ra Hồ chỉ là tên nhập vai đóng thế. Cụ thể là khi đóng vai
người yêu nước Việt Nam, Hồ không có trái tim Việt Nam nên không tiếc máu xương
Việt Nam, Hồ không ngần ngại hô hào, xúi giục dân tộc Việt Nam đốt cả dải Trường
Sơn đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Hồ không có trái tim Việt Nam, tư tưởng
Việt Nam nên để lộ tư tưởng Tàu qua câu khẩu hiệu “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.”
Hồ không chỉ hô khẩu hiệu mang tư tưởng Tàu nhập Việt mà còn thực
hiện kế hoạch trăm năm trồng người làm lực lượng hậu bị nồng cốt cho ý đồ xâm lăng
Việt Nam bằng các tên hồn Hoa da Việt đã và đang hiện nguyên hình trong lớp lãnh
đạo đương quyền đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay. Bên cạnh kế hoạch trồng
người phục vụ mẫu quốc Tàu, Hồ cấy vào đầu thiếu nhi Việt Nam những điều dối trá
và xua dân vào chảo lửa chiến, tiêu diệt tuổi trẻ Việt Nam với các danh hiệu
anh hùng kháng Pháp, dũng sĩ diệt Mỹ...qua các bức thư hằng năm gửi các cháu
thiếu nhi nhân ngày Quốc Tế Thiếu Nhi 01/06 của các nước xã hội chủ nghĩa, bắt
đầu từ năm 1950 đến 1969 là năm Hồ trao trả chức chủ tịch nước đi chầu cụ tổ Mác-Lê
của Hồ.
Tính từ năm 1950 đến năm 1969 có hai mươi bức thư của hồ gửi cho các
cháu thiếu nhi và nội dung các bức thư chỉ có các chữ xáo trộn vị trí chứ không
khác nhau nhiều về ý nghĩa. Cách viết thư của Hồ gửi các cháu thiếu nhi, nó cũng
giống như cung cách Hồ làm thơ chúc Tết Nguyên Đán hàng năm, chỉ có một số từ
ngữ xốc tới xốc lui.
Dưới đây là hai bức thư tiêu biểu của Hồ, gửi thiếu nhi trong sự
kiện ngày thiếu nhi quốc tế. Một bức thư đầu gửi thiếu nhi năm 1950 và bức thư
cuối cùng năm 1969 cũng là năm kết thúc cuộc đời của nhân vật mang bí danh Hồ
Chí Minh:
1)Thư
gửi thiếu nhi toàn quốc nhân Ngày 1-6.
Các
cháu yêu quý! Ngày 1-6 là ngày của các cháu bé khắp cả các nước trên thế giới.
Đáng
lẽ tất cả các cháu đều được no ấm, được vui chơi, được học hành như trẻ con ở
Liên Xô.
Song
ở các nước tư bản, cha mẹ là người lao động bị bóc lột, thì trẻ con cũng bị bóc
lột, phải chịu cực khổ.
Ví
dụ: Mỹ là một nước nhiều tiền bạc nhất, có những nhà đại phú, ngồi mát ăn bát
vàng. Nhưng con nhà lao động thì lên 5, lên 6 tuổi đã phải đi làm thuê, làm
mướn.
Ở
nước Việt Nam ta thì, vì giặc Pháp gây ra chiến tranh, chúng nó đốt nhà, giết
người, cướp của. Vì vậy, người lớn phải kháng chiến, trẻ con cũng phải kháng
chiến.
Bác
thương các cháu lắm. Bác hứa với các cháu rằng: Đến ngày đánh đuổi hết giặc
Pháp, kháng chiến thành công, thì Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể cùng cố
gắng làm cho các cháu cùng được no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành,
đều được sung sướng....
Bác
mong các cháu ngoan ngoãn. Bác chúc các cháu mạnh khỏe. Bác gửi các cháu nhiều
cái hôn.
BÁCHỒ.
(Báo Sự Thật, số 134 ra ngày 1-6-1950.)
(Báo Sự Thật, số 134 ra ngày 1-6-1950.)
2)Nâng
cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng.
Nói
chung trẻ con ta là rất tốt.
Ở
miền Nam, các cháu bé rất dũng cảm, đã hăng hái giúp đỡ bộ đội, giúp đỡ gia
đình có người kháng chiến, làm giao liên, đánh du kích… Nhiều cháu mới hơn 10
tuổi đã trở thành dũng sĩ diệt Mỹ.
Ở
miền Bắc, các cháu đều hăng hái thi đua làm “nghìn việc tốt” như giúp đỡ gia
đình bộ đội, trả lại của rơi, gan góc liều mình cứu bạn…
Ở
nông thôn,thì nhiều nơi các cháu tổ chức giúp các hợp tác xã chăm sóc trâu bò
béo khỏe, trồng cây và bảo vệ cây xanh tốt. Các cháu sơ tán xã gia đình vẫn cố
gắng vượt mọi khó khăn, kính thầy, yêu bạn, đoàn kết với đồng bào địa phương và
thi đua học tập tốt, lao động tốt. Nhiều cháu học giỏi, tất cả các môn đều đạt
điểm 5, điểm 10 đã được giải thưởng của Bác Hồ.
Hàng
trăm cháu có thành tích xuất sắc đã được Bác Hồ thưởng Huy Hiệu. Hơn hai triệu
cháu được bình bầu là Cháu ngoan Bác Hồ.
Nhân
dân ta rất tự hào có nhiều con cháu tiến bộ như thế. Mong các cháu ngày càng cố
gắng hơn nữa và tiến bộ hơn nữa.
Song
vẫn còn một số ít cháu chậm tiến vì chưa được chăm sóc, dạy dỗ đến nơi đến
chốn.
Thiếu
niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo
dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên
trì, bền bỉ. Trong thời gian tới và trong dịp hè này, cần phải đẩy mạnh công
tác thiếu niên, nhi đồng đạt nhiều kết quả tốt và thiết thực.
Trước
hết các gia đình (tức ông, bà, cha mẹ, anh chị) phải làm thật tốt công việc ấy.
Các đảng ủy, đường phố và hợp tác xã phải phụ trách chỉ đạo thiết thực và
thường xuyên. Ủy ban Thiếu niên nhi đồng, đoàn thanh niên, ngành giáo dục và
các ngành, các đoàn thể cần phải có kế hoạch cụ thể chăm sóc, giáo dục các cháu
ngày càng mạnh khỏe và tiến bộ. Các tỉnh ủy, thành ủy cần phải có kế hoạch chăm
sóc, giáo dục các cháu càng ngày mạnh khỏe và tiến bộ. Các tỉnh ủy, thành ủy
cần phải phụ trách đôn đốc việc này cho có kết quả tốt.
Vì
tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người mọi ngành phải có quyết tâm chăm
sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt.
(Báo
Nhân Dân số 5526, ngày 1-6-1969.)
Hai bức thư ngắn của Hồ Chí Minh
gửi các cháu nhân ngày thiếu nhi quốc tế chỉ ra cho mọi người thấy ngoài mục tiêu
tuyên truyền, Hồ còn chỉ ra nhiều điều dối trá đáng
hổ thẹn của một cá nhân tự xưng mình là cha già dân tộc mà mở mồm nói láo với
cháu thiếu nhi như: “...Đáng lẽ tất cả các cháu đều được no ấm, được vui chơi, được học hành
như trẻ con ở Liên Xô...Mỹ là một nước nhiều tiền bậc nhất,
có những nhà đại phú, ngồi mát ăn bát vàng. Nhưng con nhà lao động thì lên 5,
lên 6 tuổi đã phải đi làm thuê, làm mướn...Ở nước Việt Nam ta thì, vì giặc Pháp
gây ra chiến tranh, chúng nó đốt nhà, giết người, cướp của...”
Không
dừng
lại ở điểm nói láo với các cháu thiếu nhi, Hồ còn thể hiện
bản chất man rợ không hề thua kém các thủ lãnh IS thời nay rất ghê tởm qua câu:
“...Ở
miền Nam, các cháu bé rất dũng cảm, đã hăng hái giúp đỡ bộ đội, giúp đỡ gia
đình có người kháng chiến, làm giao liên, đánh du kích… Nhiều cháu mới hơn 10
tuổi đã trở thành dũng sĩ diệt Mỹ...”
Một lãnh tụ làm điều mờ ám sằng
bậy, cứ nghĩ cách nói láo, bày trò uốn nắn, dụ dỗ trẻ em vào cuộc chém giết với
các miếng mồi “huy hiệu” anh hùng, dũng sĩ và ra tay tiêu diệt tinh hoa dân
tộc, chắc hẳn phải có vấn đề. Hồ Chí Minh là một người như thế, một người rất
nhiều bằng chứng cho thấy rất có khả năng không phải người Việt nhập vai đóng
thế Nguyễn Ái Quốc nên mới có thể độc ác, lạnh lùng với dân tộc Việt Nam, phá
tan hoang đất nước Việt Nam như Hồ đã làm.
Le Nguyen
(tác giả gửi)