Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua đời tháng Mười
năm 2012, đến nay đã tròn bốn năm.
Hôm nay tưởng niệm anh, chúng tôi mời bạn đọc cùng chúng tôi xem lại bài Tựa cuốn Hỏa Lò của Nguyễn Chí Thiện do Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích viết cách đây 15 năm. Bài Tựa như một đánh giá những đóng góp của Nguyễn Chí Thiện về văn, về thơ và về các vận động không ngừng nghỉ từ trong nước ra hải ngoại để tố cáo bộ mặt phi nhân của chế độ cộng sản.
Hôm nay tưởng niệm anh, chúng tôi mời bạn đọc cùng chúng tôi xem lại bài Tựa cuốn Hỏa Lò của Nguyễn Chí Thiện do Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích viết cách đây 15 năm. Bài Tựa như một đánh giá những đóng góp của Nguyễn Chí Thiện về văn, về thơ và về các vận động không ngừng nghỉ từ trong nước ra hải ngoại để tố cáo bộ mặt phi nhân của chế độ cộng sản.
Cuối năm 1996, thi-sĩ Nguyễn Chí Thiện và tôi được Cộng- đồng Người Việt Tự
do Úc-châu mời đi nói chuyện một vòng chung
quanh nước Úc. Mới ra khỏi Việt-nam được một năm, và lại
có lợi-điểm là thơ ông đã được khắp năm châu đón nhận như một tiếng nói sâu sắc
và đích-thực nhất về một Việt- nam ngục tù, đến đâu ông cũng được tiếp đón nồng
hậu và rất thành công dù là đem những chuyện tâm-tình ra nói với người Việt ở Sydney, Melboume, Canberra, Brisbane,
Adelaide (Nam-úc) hay tận Perth (miền Viễn-tây của nước Úc) hay là đem chuyện Việt-nam ra nói với người bản-xứ, từ các dân-biểu nghị-sĩ quốc-hội đến các nhà văn, nhà báo hoặc giới đại-học
(sinh-viên cũng như giáo-sư). Về Mỹ, có người hỏi tôi tại sao mà ông có thể thành công như
vậy được? Câu trả lời, tôi thiết nghĩ, thật đơn giản: ông đem con tim ông ra
nói chuyện với mọi người. Sẵn có một trí nhớ phi thường, ông lại có
một bộ óc rất khoa-học, tuyệt-đốì tôn trọng sự thật, không ngoa-ngôn, không
đại-ngôn, sự việc như thế nào ông trình bầy đúng như thế, không thêm, không bớt
nên ông đã khắc phục được mọi ngờ vực và chiếm lĩnh được niềm tin trọn vẹn của
người nghe. Tất cả những dối trá về ông—như bảo ông là Nguyễn Chí Thiện giả—đã
sụp đổ nhanh chóng sau khi người ta tiếp cận
và nói chuyện với ông.
Ông không chỉ nói về ông hay thơ của
ông. Ồng nói về đất nước, về những trại tù ông đã đi qua, về chế-độ dựng xây
trên sự man trá. Ông nói chuyện về thơ văn không chỉ của Việt-nam mà còn của cả
thế-giới, nhất là thơ Tầu, thơ Pháp, thơ Anh mà ông thuộc rất nhiều, hoặc
truyện Tầu, tiểu-thuyết Pháp, tiểu-thuyết Nga. Về khách-sạn hay nhà trọ, hai chúng tôi
nhiều khi còn nói chuyện đến khuya mà chưa dứt. Thì ra tôi mới rõ, dù như ông
đã trải qua 27 năm tù hay nửa đời người tính đến ngày ông được ra khỏi
Việt-nam, vốn sống của ông vẫn vô cùng phong phú. Cái mà người khác coi là giới-hạn— bốn vách tường xà-lim—thì ở nơi ông đã nở
ra những bông hoa rất quý, “hoa địa-ngục,” dể cảnh tỉnh con người và đem lại
một thông-điệp hy-vọng cho tương-lai.
Thấy sức khỏe ông sau bao năm lao lung
xem chừng đáng lo ngại, tôi đã hơn một lần thúc giục Ông nên ghi lại những
chuyện tù mà ông đã từng sống qua hay chứng-kiến, tối-thiểu thì cũng như
chứng-nhân của một thời-đại. Hoặc những nhận xét đôi khi rất tinh tế của ông về
văn-chương, văn-học Việt- nam, nhất là dưới thời Cộng-sản. Ông suy nghĩ rồi
quyết-định: “Tôi sẽ viết về Hỏa Lò! Những truyện hàng ngày thôi nhưng sẽ động
lòng người.”
Sau khi về Mỹ, thấy ông vẫn giữ một
lịch-trình đi nói chuyện rất bận rộn, từ Đông sang Tây, từ Edmonton, Canada,
sang đến 6-7 nước Âu-châu mỗi bận ông nhận đi nói chuyện, tôi không khỏi ái
ngại lo cho sức khỏe của ông. Rồi đôi lần gặp ông ở Virginia giữa những chuyến
đi, ông lại than là mắt của ông hồi này rất kém, chỉ đọc 10-15 phút là dã nhức
đầu không thể nào đọc tiếp được, nói gì đến viết. Nhiều bạn đã tìm cách giúp
ông bằng cách đem máy điện-toán đến nhà và lắp tiếng Việt vào để cho ông dùng,
người thì đề nghị ông nếu mắt kém hãy nói vào băng để đưa cho người khác
chuyển-tả. Nhưng mọi đề nghị, ông đều từ chối. Có thể là do tính độc-lập sẵn có của ông, không quen nhờ vả. Cũng có thể là mỗi người ưa một cách viết,
viết bằng tay vẫn sướng hơn vì nó như cho ta cảm-tưởng đi thẳng từ óc qua các
dây thần-kinh tay, nhập vào ngòi bút rồi dàn trải ra mặt giấy, vả lại, viết
xuống giấy hình như vẫn có cái gì thật hơn, nắm bắt được hơn là loại chữ viết
“ảo” của máy.
Đến khi ông lại nhận được lời mời của
Nghị-viện các Nhà văn (Parlement des Ecrivains) ở Âu-châu mời sang năm thứ hai
đến ở một thành-phố tá-túc, nghĩa là St-Lô ở
gần bờ biển
Normandie ở Pháp, thì chúng tôi ít có liên-lạc thường-xuyên để mà theo dõi công
việc làm của ông. Tháng 11 năm 1999, tôi có dịp qua St-Lô thăm ông, hỏi chuyện,
ông vẫn chưa viết được gì nhiều. (Chỉ vui là ông sang đến trời Tây rồi mà vẫn
không thoát được cái dấu Việt-nam hay cái dấu ấn Địa-ngục: Thành-phố ông ở
viết “ô” có dấu
mũ tử tế và trạm xe buýt trước cửa bin-đinh ông ở lại mang tên “Enfer.”) Rồi ông đem cho xem một số bài thơ dịch sang tiếng Pháp từ hai
cuốn Hoa Địa Ngục của ông mà Nghị-viện các Nhà văn có
nhã-ý muốn in ra cho ông.
Quay về Mỹ, tôi đinh-ninh là bận như
thế, giỏi lắm năm nay ông chỉ hoàn-tất được tập thơ dịch sang tiếng Pháp của ông là cùng. Vì ngoài chuyện làm việc với hai dịch-giả, một nhà thơ Pháp và
một bác-sĩ Việt-nam yêu thơ ông, ông còn đi dự nhiều “colloques” hay “conférences” về thơ văn thế-giới, hoặc đi sang tận Béc-lin để bàn về cuốn sách Le Livre noir du Communisme (“Tập Sách Đen về Cộng sản”), cãi nhau
với cả những người như sử-gia Pierre Margolin, người viết phần về Việt-nam
trong sách kia. Nhưng đến tháng 2 năm nay, sau khi nhận được hai tin vui về ông
(cuốn song-ngữ Fleurs de l’Enfer đã in ra và sách Who’s Who in Twentieth-century World Poetry in ở Anh có mục nói về ông, dành cho ông một bài viết
trang trọng hơn cả cho Pablo Neruda, nhà thơ Chi-lê và Giải Nobel Văn-học 1971)
thì bỗng-nhiên bưu-diện cũng mang đến cho chúng tôi đĩa thu toàn-bộ tập
truyện mà bạn đọc đang cầm trong tay.
Thật là một sức làm việc phi thường,
hiếm có. Và sau khi đọc, chúng tôi đã quyết-định cố gắng tối-đa để kịp làm quà đón ông về Mỹ vào tháng Sáu tới đây. Nói thế có
nghĩa là dù như tập truyện đã đánh máy rồi, chúng tôi vẫn phải tranh thủ
thời-gian mới kịp lịch-trình mong muốn. Thêm vào đó, ông cũng ngỏ ý muốn tôi có mấy lời để giới-thiệu đứa con tinh- thần mới nhất của ông.
***
Giới-thiệu Nguyễn Chí Thiện? Liệu có
bằng thừa không?
Đúng, nếu nói về thơ ông. Nhưng một
Nguyễn Chí Thiện viết truyện, viết hư-cấu thì sao? Tôi chắc chắn những vị nào
theo dõi sát sinh-hoạt văn-hóa ở hải-ngoại trong những năm gần đây hẳn đã bắt
gặp một số bài luận-chiến của ông về chính-trị, nhất là trong những báo của các
anh em Đông-Âu, hay là bài “Phùng Cung” mà ông viết về bạn ông, in lần đầu trên
báo Khởi Hành của Viên Linh, vừa để gợi một số kỷ-niệm về một con người tài-hoa
và có tư-cách mới nằm xuống vừa để làm Tựa cho tập truyện mà Phùng Cung dã giao
cho Nguyễn Hữu Hiệu để đem ra ngoài này. Nhưng một Nguyễn Chí Thiện đi vào
ngành Tiểu-thuyết thì sao?
Tập truyện gồm sáu truyện ngắn và một
truyện có lẽ phải gọi là truyện vừa (novelette) mới đúng, truyện “Sương Buồn Ôm
Kín Non Sông.” Một chủ-đề xuyên suốt hơn 300 trang, chuyện Hỏa Lò, nhà tù có lẽ
nổi tiếng nhất miền Bắc.
Có người sẽ hỏi: Lại chuyện tù? Có lạc
hậu không, có là một đề-tài cũ quá rồi không? Biết bao nhiêu người viết về tù
tội, “học tập cải tạo” rồi, ra thêm một cuốn nữa có nhàm chán không?
Tôi xin thưa ngay:
Dù như các tác-giả xuất thân từ miền
Nam trong chiến- tranh đã có hàng chục tác-phẩm lớn về chế-độ tù tội hay “học
tập cải tạo” của người Cộng-sản, bắt đầu từ Trại Đầm Đùn của Trần Văn Thái trong thời chiến đến những Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh, Đáy Địa Ngục của Tạ Tỵ, hay Ánh Sáng và Bóng Tối của Hoàng Liên sau này, sau năm 75,
những tiếng nói ra đi từ miền Bắc về đề tài này nói chung hãy còn hiếm và khá
muộn màng. Chẳng thế mà một tập truyện như Thằng Người Có Đuôi của Thế Giang khi được báo Người Việt tung ra cách đây
hơn 10 nãm cũng đã được đón nhận như một mặc- khải nhưng rồi phải đợi gần một thập niên, ta mới lại có Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên (ra năm 1998) rồi năm ngoái, Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn. Sự đón nhận vô cùng nồng-nhiệt đối với
những tác-phẩm này cho thấy là Nguyễn Chí Thiện quả đã không sai khi ông viết
trong lời tựa cho tập Hạt Máu Thơ (tức Hoa Địa Ngục II) là không có
đề-tài nhàm chán, chỉ có những tài-năng không đạt tiêu-chuẩn khi viết thất bại
về một đề-tài nào.
Bắt tay vào việc mà biết trước là khó,
là sẽ có những người so sánh ông với những tác-phẩm đi trước mà viết về cùng
một loại đề-tài, Nguyễn Chí Thiện không phải là không biết sẽ đứng trước một
thử thách gay go. Nhưng ông vẫn nhận thách thức đó và từ một ngòi bút thơ, ông
đã chuyển sang văn xuôi, sang một phong-cách thật sống động, thành công
đặc-biệt trong những vai phụ nữ. Đây là một nét rất mới trong hầu hết các
tác-phẩm viết về trại tù hay nhà tù, kể cả các trại “học tập cải tạo,” ngoại-lệ
có chăng là hồi-ký của Nhã Ca.
Nhưng Nguyễn Chí Thiện viết rất “con
người,” các vai nữ trong truyện của ông nhiều khi hơn hẳn các vai nam về mưu
trí hay tình người, kể cả tình yêu trong ngục tù và khi đứng trước cái chết.
Nếu các hồi-ký về ngục-tù hay “học tập cải tạo” phần lớn là viết về mình hay
một hai cá-nhân nào đó mà mình biết nhiều thì truyện tù, truyện Hỏa Lò của
Nguyễn Chí Thiện lại tái-tạo được cả một thế-giới với những vui buồn, sân hận,
với cả một ngôn ngữ rất đặc-thù của tù miền Bắc, rồi với cả những mẫu người còn
giữ được nhân-phẩm trong tù để đôi khi cải tạo được người khác, thậm chí cả
những tên quản giáo hắc ám (như Ngưu-Ma-Vương) để chúng trông ra cái
huyền-nhiệm của cuộc đời. Truyện của Nguyễn Chí Thiện, cuối cùng, là một
khẳng-định về lòng nhân của con người để cho phép chúng ta, người đọc, vẫn còn
tìm dược một tia hy-vọng.
Nguyễn Ngọc Bích
Springfield, Virginia
Ngày 23 tháng Tư 2001