“Con thú ăn thịt đồng loại rồi đi ngủ.
Con người làm trái rồi ăn năn. ”
Francois- Réne de Chateaubrian
Tôi nói với con gái:
– Con cho ba ghé chỗ bác Trung vé số nghe. Ba ngồi chơi với
Bác, khi nào ba gọi thì ra chở ba về.
Đứa con gài tấp xe vào quán cà phê Tùng, nơi có quầy vé số của
anh Trung. Từ ngày vào Sài gòn định cư, tôi thường hay nhờ con chở đến chỗ anh
Trung, Tôi quen biết anh ban đầu là một hai lần mua vé số, thấy anh cởi mỡ, tôi
thường ghé chơi, có khi mua vài tấm vé, có khi không… chuyện trò cùng anh là
chính.
Sáng nay, đi cắt tóc về, tôi nhờ con chở thẳng đến anh Trung
ngồi chơi.
Vừa thấy tôi, anh đã đưa tay vẩy chào, miệng hô to vào quán:
– Hai ly cà phê cho hai thằng già này nghe cháu!
Cô bé bàn quán ngững mặt nhìn rồi gật đầu chào tôi, cũng là
tỏ cho anh Trung biết là đã nghe thấy, cô bé đi vào quầy…Anh kéo cho tôi cái ghế
có chỗ tựa lưng rồi ngồi xuống dán mắt vào tờ báo cũ.
– Có tin gì mới và gay cấn lắm ha anh Trung?
– Không, báo từ đời nao rồi, nhưng có cái này hay hay, chú đợi
chút tôi đưa chú xem…
Tôi ngồi xuống ghế, nghiêng người bỏ cặp nạng tựa vào gốc
cây, châm điếu thuốc rồi nhìn vu vơ ra đường trong khi anh Trung vẫn chăm chú với
tờ bào.
Tôi thích chuyện trò với anh vì anh là người có tâm có tình,
ngồi bán vé số, anh gặp nhiều người và biết được nhiều chuyện đời khá thú vị. lại
nữa, những hiểu biết của anh rất phù hợp với tôi, tính ra anh chỉ hơn tôi bốn
tuổi, học trước tôi vài năm, ngày tôi học lớp 11, thì anh rớt tú tài II, dăng
linh, khóa 4 năm 1971 trường Bộ Binh Thủ Đức. Anh không xuất cảnh được vì chỉ cải
tạo hai năm, hai lần trọng cấm trong ba năm lính, đến ngày 30/4/75 anh trình diện
với cấp bậc thiếu úy ĐPQ. Nghĩa là ra trường chuẩn úy, 18 tháng sau, anh lên
Thiếu úy đúng như quy đinh, rồi nằm đó cho đến khi đi cải tao! Bạn bè cùng khóa
anh ra tác chiến, phần nhiều lên Trung úy, có người cố Đại úy và cải tạo trên
ba năm nên giờ ở hải ngoại rất đông. Lâu lâu anh có tí quà từ bạn bè, bao giờ
anh cũng kéo tôi đi làm vài lon đưa cay với dĩa mồi to tướng.
Nhiều người biết anh là sĩ quan, không được xuất cảnh, khơi
lại chuyện cũ, anh cười nói:
– Con người có số cả rồi, xuất ngoại cũng phải có số xuất
ngoại chứ.
Hồi mãn khóa, anh nắm trong số tốt nghiệp từ 1 đến 10, được
chọn đơn vị, vì có mẹ già nên anh chọn Tiểu khu Biên Hòa, ĐPQ.
Chiến sự năm 1972 rất căng thẳng, bạn bè phần nhiều chọn Dù
hoặc Biệt Động Quân.
Khi biết anh về Tiểu Khu, bạn bè đùa, ném cho anh những chiếc
mũ đen:
– Cho mày, về “Rùa” đội, tụi tao có nón khác!
Nóng máu, anh muốn chọn Dù cùng các bạn ra tái chiếm Cổ
Thành…nhưng Mẹ và chị anh khóc lóc, không cho.
Khi anh chưa hết phép mãn khóa, bốn thằng bạn cùng Đại Đội
anh về Dù, đã nằm xuống nơi ấy. Số còn lại, bây giờ đang ở Mỹ, những lần về Việt
Nam, gặp lại nhau, khi tuổi đời đã gần thất thập, ôn chuyện quân trường, chuyện
lính tráng sinh tử cận kề, ai cũng cho là mỗi người có một số mệnh riêng…Ngồi
bán vé số bên đường như anh Trung chưa chắc đã khổ, sung túc ở hải ngoại làm kiếp
lưu dân chưa chắc đã là hạnh phúc…
Chưa cầm súng ngày nào nhưng lại sống trong thời đất nước loạn
lạc, bạn bè tôi cũng nhiều người nằm xuống trên chiến trường, nên tối rất đồng
cảm với những chuyện anh Trung kể.
oOo
Khi cô bé mang cà phê ra cũng là lúc anh Trung rời mắt khỏi
tờ báo:
– Không biết chú có khi nào gặp tâm trạng này chưa?! Đọc đoạn
này này…
Tôi nhận tờ báo từ tay anh.
“…Bây giờ, việc thi hành án cho một tử tù bằng hình thức
tiêm thuốc độc vô cùng rắc rối. Nếu phạm nhân nằm ở trại giam đã xây dựng
“phòng” tiêm thuốc độc thì còn đơn giản, nhưng nếu ở các tỉnh xa thì không đùa
được. Cả một đoàn người trong ban tổ chức thi hành án gồm hàng chục cán bộ của
công an, tòa án, viện kiểm sát, cảnh sát bảo vệ, pháp y. Cảnh sát dẫn giải phạm
nhân phải đi từ nửa đêm gà gáy, vượt quãng đường có khi hàng trăm cây số để đến
trung tâm thì mệt mỏi đến mức thế nào.
Nhưng rắc rối nhất, khó khăn nhất lại chưa phải là chuyện
đó, mà là từ việc “ai sẽ là người lấy ven, chọc kim vào tay tử tù?”.
Thế mới có chuyện rằng, để một bác sĩ lấy ven tử tù, người
ta đã phải làm một văn bản gần như đánh lừa người bác sĩ đó với một cụm từ hết
sức mơ hồ là “hỗ trợ”. Tất nhiên, sau lần ấy thì chắc chắn người bác sĩ này sẽ
không bao giờ tham gia nữa.
Rồi lại có chuyện ở đơn vị công an nọ, tìm mãi không ra
người lấy ven, tiêm thuốc cho tử tù. Cuối cùng, họ tuyển một cô mới học Trung cấp
Y kèm theo lời hứa, nếu chịu làm công việc ấy thì cho vào biên chế để cô gái nhận
lời. Không hiểu rồi cô gái ấy sẽ làm được công việc này trong bao lâu?
“…Có anh lính mới, láu cá lắm, phải làm nhiệm vụ, anh ta
sợ ám ảnh nên cố tình không bắn vào tim tử tù (vị trí có dán cái băng dính để
làm “cọc tiêu”), mà anh ta bắn vào chân tay họ, rồi tự nhủ “mình không hề giết
người”…
Tôi trả tờ báo:
– Có gì đâu anh?
– Nỗi ám ảnh, lòng hối hận! Không biết bây giờ thế nào. Tôi
nghe nói, ngày trước, tiểu dội hành quyết có 12 người, mỗi cây súng chỉ có một
viên đạn, lấy từ 12 viên đạn trước mặt, trong 12 viên dạn đó có một viên đạn giả,
không gây chết người, vậy là mỗi người trong đội hành quyết ai cũng hy vọng là
mình đã chọn đúng và đã bắn viên đạn ấy, yên tâm mình không giết người, không
đem cài chết đến cho tử tủ. Trong chiến tranh, giữa trận mạc, bắn búa xua chẳng
chủ tâm trúng ai, có khi nhiều người chết vì đạn của mình nhưng mình không hề
biết và không ray rứt, nhưng khi dối phương vô tư trong tầm đạn, nâng súng lên
ta không dám bắn, không phải vì ta hèn, mà vì ta sợ chính lương tâm mình! Tôi
cũng đã có lần như thế !
– Anh kể đi.
– Ừ. Anh Trung nhấp ngụm cà phê, chậm rải: Hồi đó, đang có
hiệp định ngưng bắn, tôi đóng quân ở Hố Đá, Biên Hòa. Trung đội tôi nằm bên con
suối, án ngữ con đường vào làng. Tiếng thì ngưng bắn nhưng bên kia cứ thấy bên
này sơ hở là tấn công, cắm cờ dành đất, vì thế nên luôn luôn phải đặt trong
tình trạng báo động, căng thẳng hơn cà lúc không ngưng bắn. Để giữ đất, nên
trung đội tôi chia mỏng thành 3 toán. Mỗi toán một tiểu đội trừ! Chiều hôm đó,
sau cơm tối xong, tôi ngồi với trung sĩ trung đội phó, bên máy truyền tin. Bất
chợt, tôi thấy một chú vi xi trẻ măng, quàng một lá cờ Xanh đỏ quanh cổ đi
ngang trước mặt, cách chừng 15 mét, tôi với tay cầm cây M 16 lên, với tầm này
thì không cần nhắm nhiếc gì, bóp nguyên băng là nó tiêu. Tay trung sĩ đưa tay ấn
nhè nhẹ mũi súng chúc xuống, tôi nhìn hắn, hắn đưa ngón tay lên miệng ra dấu im
lặng. Khi tên vi xi khất xa về phía làng, tôi hỏi:
– Sao vậy?
– Thứ nhất là sai chiến thuật, biết đâu đây là thằng cảnh giới
đi trước, đàng sau là cả trung đôi, đại đội. Thứ hai là ông liệu có quên được
hình ảnh nó chết trước mắt bởi loạt đạn của chính ông trong khi lệnh ngưng bắn
vẫn còn hiệu lực không?!
– Khoảng một giờ sau, khi tay trung sĩ xuống suối pha ca
phê, tôi đang ngồi nhìn về hướng Biên Hòa thì chính thằng vi xi trẻ kia quay lại,
lần này thí hí hửng lơn tơn, là cờ vẫn còn quấn ngang cổ, trên lưng đeo ba lô,
trên ba lô còn có mấy đòn bánh tét. Tôi nâng súng lên, hướng về phía cậu
ta, bụng nhủ thầm: “Hai lần rồi nghe nhóc con, mày mà cắm là cờ trong làng
là mai bỏ mẹ tao!”
Đêm đó yên lành và cả ngày mai cũng không có rắc rối nào,
tôi nhẹ người! Có nhiều khi ta thở phào như vậy lắm trong đời. Nhiều năm
sau này, tôi cũng một lần nữa thở phào, cảm ơn trên đã không đễ tôi sai phạm…
Tôi nhìn anh hỏi:
– Sao anh ?
Anh Trung lại nhấp ngụm cà phê, tay sửa mấy xấp vé ngay ngắn
dưới mấy hàng dây thun…
– Dạo đó, vào những năm 79-80, đói kém lắm, Tôi xót xa đến đứt
ruột mỗi khi nhìn đứa con gái tôi nổi ghẻ chốc đầy người vì ăn không có chất, vợ
tôi xanh xao, môi thì lỡ loét, rát đau mỗi lần đưa thức ăn vào miệng hay uống
nước! Tôi xin vào làm bốc vác cho một nông trường cao su ở Đồng Nai mong kiếm
tí tiêu chuẩn Gạo, mắm muối…cải thiên cuộc sống! Tay kế toán công ty, biết tôi
là sĩ quan cải tạo về, cho tôi lên phụ cho một cô kế toán Đội. Thằng này ăn bẩn
khủng khiếp, Công nhân than trời than đất nhưng hắn vẫn thản nhiên tại chức,
Giám đốc cũng ghét hắn nhưng không dám đụng vì hắn là em ruột của tổng giám đốc
cao su miền Nam. Hắn hài lòng tôi vì tôi chăm chỉ, từ ngày có tôi, sổ sách ít
sai, cô kế toán là bồ của hằn nên hằn quan tâm hơi nhiều…Một buổi chiều, hắn gọi
điện tới bảo tôi tối chuẩn bị sẵn, sau cơm tối, hắn sẽ đến đón đi chơi…còn dặn:
“Bí mật nhé”. Tối đến hắn chạy chiếc xe Vespa mới cứng đến chở tôi đi. Chiếc xe
này hắn mua lại của một Linh mục trong vùng. Chiếc xe được đem từ Ý về hôi ông ấy
đi học bên đó, Ông Cha nhận giáo xứ xong thì 75 ập đến, nó được đắp chiếu từ
khi về đến nay vì không có xăng…Tôi không biết hắn đi đâu mà lại chạy vong vèo
trong các lô cao su vắng vẻ. Gần một giờ sau mới tới nơi, đó là căn nhà to như
biệt thự, cũng nắm trong lô cao su. Hắn đi đánh bạc với những tay đồng liêu, có
lẽ cũng là những tên hạm như hắn. Tôi được hắn chỉ vào nằm trên chiếc võng của
trạm bảo vệ. hắn dựng xe ở đó rồi vào trong nhà. Tôi nằm trên võng, lạnh và muỗi
không ngủ được. Thì ra hắn đem tôi đi theo vì đoạn đường dái và vắng, hắn sợ cướp,
có tôi ngồi sau xe hắn yên tâm hơn. Tôi kéo cao cài mủ của chiếc áo khoác, kéo
sợi dây buộc trùm mật cho đỡ muỗi. Gần sáng, hắn đi ra với cái túi xách căng,
chật cứng tiền, hắn thắng bạc vơ sạch sòng đêm đó.
Kể đến đây anh Trung ngừng lại nhấp một ngụm cà phê, nhấp
thêm ngụm nữa. Hỏi tôi:
– Chú hồi trước có hay đọc truyện trinh thám không?
– Có, Thích lắm anh.
– Chú có khi nào đọc cách giết người không bằng dao, bằng
súng mà bằng dây cước hay dây dù không?
– Có nhiều…mà sao anh?
Anh kể tiếp:
– Ngồi sau lưng tay kế toán gian ác, tôi nảy ra ý định giết
hắn đễ cướp cái túi tiền. Tôi rút cái dây nơi áo khoác một cách nhẹ nhàng, vo lại,
cầm trong tay. Trong khi đó hắn vô tư chở tôi đi vòng vèo trong đường cao su vắng,
lạnh và tối. Ánh đèn pha của xe Vespa rất sáng, rọi khá xa… nên hắn có lẽ cũng
bớt sợ. Tim tôi thì đập thình thịch liên hồi, muốn ngộp thở. Khi hắn dừng xe
trước phòng kế toán đội cho tôi xuống, tôi thở phào bắt tay hắn rồi đi nhanh
vào chiếc giường của tôi nơi cuối phòng, nằm vật xuống. Ban đầu tôi trách mình
nhát, bỏ qua một cơ hội có thể đổi đởi, hay ít ra cũng có một cuộc sống khá
hơn, hết đói khát… nơi một tỉnh nào đò ở miền Tây xa xôi…Tôi thiếp đi trong chập
chờn những mưu toan, sáng ra tỉnh dậy, tôi nằm im và ý thức là vẫn không có
chuyện gì, nỗi sợ qua đi, tôi thở phào nhẹ người vì đã không có chuyện gì!!!
Tôi nhìn anh cười cười, nói:
– Sao không tận dụng cơ hội loại bỏ một con sâu?!
– Sâu sia gì, những tử tù cũng đều là những tên gian ác,
đáng tội chết tòa mới kêu án tử. nhưng nó chết vì ai đó, sao đó… chứ không phải
là mình. Còn nếu là mình thì không tránh được ray rứt trong tâm trí! Chú không
đọc đoạn bài báo nói không ai dám nhận công việc tìm tỉnh mạch đễ chích mũi thuốc
độc vào tay kẻ lãnh án tử à?
Tôi nhìn bâng quơ ra đường rồi nhìn lại anh Trung…Lâu sau mới
trả lời anh:
– Có !
Sài gòn, 17 tháng VIII năm 2017.
Trạch An-Trần Hữu Hội