Cú bấm nút thông qua Luật An ninh mạng có thể là tiếng chuông báo hiệu
chấm hết mối quan hệ giữa chính quyền và người dân trong giai đoạn thoái trào
của chế độ. (Thiên Điểu)
Tôi biết Nguyễn Lương Bằng từ năm tôi lên mười. Một hôm cha tôi trở về
khuya, mặt đăm chiêu. Ông nói nhỏ với mẹ tôi: “Anh Sao Đỏ vượt ngục rồi!”
– Anh ấy hiện ở đâu ? – mẹ tôi lo lắng.
– Đang đợi xem sao. Tụi nó lùng dữ lắm. Treo giải thưởng một vạn đồng
Đông Dương cho cái đầu Sao Đỏ.
– Đã có chỗ trốn cho anh ấy chưa?
Mẹ tôi nói rằng không thể để Sao Đỏ ở nơi nào khác, mọi chỗ đều không an
toàn, đều nguy hiểm. Phải đưa ông về nhà mình. Đó chính là chỗ mật thám ít ngờ
nhất – chúng không nghĩ Nguyễn Lương Bằng lại về nhà người bạn tù vừa được tha.
Hôm sau cha tôi mang về tờ Tin Mới với dòng nhắn tin trong mục Rao
Vặt:”Ông Cả Hà Đông hiện ở đâu, về nhà ngay, cả nhà đang đợi ông”.
Một người đàn ông gày gò, đen đủi tới nhà tôi vào ban đêm rồi ở lại hẳn.
.. Chúng tôi được bố mẹ dặn đi dặn lại rằng người ở trong nhà chúng tôi tên là
Bác Cả Hà Đông và cấm chỉ không được nói với ai bác đang ở đây. …
Tên gọi Bác Cả Hà Đông còn lại rất lâu trong trí nhớ của chúng tôi. Bí
danh Ông Cả, Anh Cả của ông Nguyễn Lương Bằng có từ ngày đó. Nếu nó có trước
chắc cha tôi đã không dám dùng nó trong mục Rao Vặt để tìm ông.
Cha tôi đem về nhà một cái máy thu thanh Phillips, để nó trong phòng bác
Cả. Đêm đêm cái mắt thần của nó ánh lên màu xanh lục trong vắt rất đẹp. Chính
quyền thuộc địa bắt dân phải mang máy thu thanh đến Nha Bưu chính để kẹp chì
không cho nghe đài ngoại quốc, chỉ được nghe đài Hà Nội và Sài Gòn. Cái máy
Phillips không đăng ký, không bị kẹp chì, vẫn bắt được mọi đài trên thế giới.
Đêm đêm bố mẹ tôi và bác Cả Hà đông ngồi rất khuya, áp tai vào bên loa
nghe tiếng thì thào của nó. Bác Cả ở nhà tôi mấy tháng liền, cho tới khi vụ
vượt ngục nhạt dần mới bỏ đi. Mẹ tôi sắm cho ông đủ lệ bộ để thành một ông
chánh tổng hoặc lý trưởng ra tỉnh : ô Lục Soạn, áo the thâm, giày Gia Định…
Khi Nguyễn Lương Bằng vượt ngục Sơn La ông được một thanh niên người
Thái trắng dẫn đường. Đưa ông đi khỏi địa phận Sơn La xong, trở về nhà anh bị
Pháp bắt đem chặt đầu.
Tôi đã tới bản Giảng, cách nhà tù Sơn La vài cây số, vào mùa thu năm
1965, để thăm gia đình anh thanh niên nọ. Trong ngôi nhà sàn xiêu vẹo chỉ còn
lại bà mẹ anh, một bà lão lẩm cẩm, điếc lác, hỏi năm câu mới trả lời được một,
câu trả lời lại chẳng ăn nhập gì với câu hỏi. Bác Cả Hà Đông của tôi chưa một
lần trở lại bản Giảng để thăm hỏi bà lão tội nghiệp.” (Vũ Thư Hiên. Đêm
Giữa Ban Ngày. California: Văn Nghệ, 1997).
Để qúi ông Hồ Chí Minh, Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng … có cơ hội trở
thành những vị chủ tịch nước (thay cho đám quan thống sứ và công sứ thời
thuộc địa) phải có hằng triệu thanh niên Việt Nam mất mạng, và vô số
những bà mẹ mất con nhưng luật đăng ký sở hữu máy thu thanh của chính
quyền cách mạng – xem chừng – còn khắt khe hơn của bọn thực dân rất
nhiều lần.
Theo báo Tuổi Trẻ: “Giấy chứng nhận đăng ký máy thu thanh có
cả một bản nội qui ở bìa sau, qui định cả thảy chín điều khoản, trong đó có
những khoản chi tiết như:
– Mất giấy đăng ký 15 ngày phải báo bưu điện.
– Di chuyển đi tỉnh khác hoặc di chuyển về phải làm thủ tục tại bưu điện cấp
giấy gốc.”
Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ
Chủ trương và đường lối chính sách của chính phủ Trung Hoa, xem ra,
cũng hao hao như ở nước ta:
“Chẳng biết bắt đầu từ bao giờ, máy thu thanh được gắn liền với ‘đặc vụ’ và
‘phản cách mạng.’ Ý thức đó thấm vào tận tế bào dây thần kinh của mỗi người,
bất cứ nhà nào có máy thu thanh đều có thể gây ra cảnh giác đặc biệt của những
người xung quanh.
Một cái hộp đen bé tí xíu, vậy mà sâu thẳm không lường, chứa đựng trong đó
cả một thế giới tội ác. Còn thế giới cách mạng quang minh chính đại thì chỉ tồn
tại trong cái loa to đùng, mỗi ngày phát thanh ba buổi. Ngoài cái loa ấy ra,
tất cả đều nói dối, đều là lời rủa nguyền của ma quỷ tuốt.” (Trương Hiền
Lượng, Một Nửa Đàn Ông Là Đàn Bà. Bản dịch Phan Thịnh.
California: Văn Nghệ, 1995).
Hoá ra cái hệ thống loa phường ở nước ta cũng có xuất xứ từ ở
bên Tầu đấy. Sau khi hệ thống mạng xã hội xuất hiện thì những cái
loa (“to đùng”) này không còn giữ được vai trò độc quyền thông tin nữa
nên nhà nước bạn liền thành lập “Đảng 5 Hào” (五毛党 : Ngũ mao đảng) để “phản biện”
và “định hướng ” dư luận. Không lâu sau thì ở VN cũng xuất hiện “đội ngũ những chuyên gia bút chiến” và Binh
Đoàn 47.
Ảnh: internet
Báo Tuổi Trẻ cho hay: “Hiện nhân sự Lực Lượng 47 đã có
hơn 10.000 người là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, ‘vừa hồng vừa
chuyên’, kiên định lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao.”
Tôi không dám nghi ngờ gì về “lập trường” và “kỹ năng sử dụng công
nghệ” của những dư luận viên Việt Nam nhưng về “trình độ” của đám
người này thì quả là điều vô cùng … đáng ngại, và đã khiến cho
nhiều cư dân mạng phải lên tiếng phàn nàn:
– Đoàn Bảo Châu: “Tôi tự hỏi lực lượng này có khác gì
với đội ngũ dư luận viên (DLV) lương tháng 3 triệu mà sứ mệnh cao cả nhất của họ
là chửi bới cục cằn, ngôn ngữ hạ cấp, lý luận cùn, thiếu não và có thể nói là
ngu một cách ‘kiên định’ và ‘bền vững’ trong thời gian qua không?”
– Huỳnh Ngọc Chênh: “Tôi chưa hề thấy có bài viết
nào của từ 100 ngàn cái gọi là chiến sĩ tuyên truyền đó phản biện lại các bài
viết của tôi một cách đàng hoàng. Thay vào đó, từ gần 10 năm qua tôi thấy xuất
hiện trên mạng hàng trăm bài viết bậy bạ bôi nhọ, vu khống, hăm dọa, chửi bới
tục tĩu cá nhân tôi đủ điều, những bài viết mà bất cứ người bình thường nào đọc
vào cũng phải phát ói vì độ tục tỉu trơ trẽn của nó.”
– Dương Đình Giao: “Các vị nói tục nhiều quá, văng
bậy nhiều quá. .. Hình như các vị thấy thua kém về lý lẽ, bèn đem cơ quan sinh
dục của cả hai giới thay cho cái trí não ít học, lười học… Chẳng hiểu các bậc
sinh thành ra các vị, vợ con các vị mỗi khi đọc được những dòng ấy họ sẽ nghĩ
gì về công lao dưỡng dục ngần ấy năm trời, nghĩ gì về cái người mà hàng ngày họ
vẫn “đầu gối tay ấp”, nghĩ gì về người bố, người mẹ của mình? Cũng có thể đây
chính là lý do để các vị không dám chính danh?”
– Trương Huy San: “Lâu nay, cứ đọc những tin nhắn tục
tĩu, những cmts khiên cưỡng, ngờ nghệch mà không biết ở đâu ra.”
Thì còn “ở đâu” nữa (cha nội) nếu không phải là từ những kẻ
thuộc thành phần half illiterare. Họ đọc một bài báo chưa
chắc đã “thủng” thì làm sao “phản biện” hay “định hướng” ai được nên
đành phải chửi tục để khoả lấp sự ngu dốt của mình thôi.
Lũ “đảng viên năm mươi xu” thuộc cái Đảng Năm Hào cũng thế, cũng vô
học & vô tích sự nên Trung Cộng liền thông qua luật an ninh mạng
(vào tháng 11 năm 2016, và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2017) để
cố giữ cho mặt trận truyền thông khỏi vỡ. Qua tháng 6 năm sau, 87% đại
biểu quốc hội Việt Nam cũng bấm nút thông qua luật an ninh mạng “để VN trở
thành kẻ thù của những giá trị mà loài người đang coi là tiến bộ” – theo như
nhận xét của nhà báo Huy Đức.
Ảnh: FB
Lại dẵm cứt Tầu. Sao mà bọn chúng ngu dữ (và ngu lâu) thế, hả
Trời?
Tưởng Năng Tiến