Việt Nam là tội phạm có tổ chức và trở thành mối đe
dọa an ninh quốc gia hàng đầu.
Lubomir
Zaoralek – Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại Hạ Viện Czech
Vào khoảng thời gian này năm ngoái, hôm 26 tháng 7 năm 2017,
nhà báo Vi
Yên đã lên tiếng phàn nàn:
“Quan sát vụ việc ở Đồng Tâm, có lẽ không ít người cảm thấy
lạ kỳ khi chẳng thấy đâu bóng dáng của những ông bà nghị. Rốt cuộc thì, những
người mà dân Đồng Tâm đã bầu lên từ đợt bầu cử năm ngoái, họ đã ở đâu và đã làm
gì trong suốt ba tháng vừa qua?”
Nào có riêng gì “vụ việc ở Đồng Tâm,” ở Đồng Nai (hay bất cứ
nơi đâu) cũng vậy thôi mà. Bởi vậy, vài tháng sau (hôm 31 tháng 10) nhà báo Bạch Hoàn
lại đặt vấn đề: “Tôi tự hỏi, hàng triệu người nông dân trên khắp đất nước này
có thấy đau đớn không khi đã bầu ra những đại biểu như thế?”
Vi Yên và Bạch Hoàn, rõ ràng, chả có theo dõi gì sinh hoạt
nghị trường gì ráo trọi nên không biết là dân biểu Ksor
Phước đã từng có lời phát biểu để đời: “Đại biểu ở mọi nơi, khi xảy
ra chuyện không ai lên tiếng.”
Nếu qúi vị dân biểu của nước CHXHCNVN cứ “ngậm tăm” mãi mãi
thì chắc chắn cũng sẽ chả có điều tiếng chi cả vì dân chúng ở xứ sở này tuyệt
nhiên không ai kỳ vọng (hay hy vọng) gì ráo trọi vào cái đám người vô tích sự
này. Điều phiền hà là – đôi lúc – lại có vài vị dân biểu đang gà gật bỗng
choàng tỉnh, nói láp giáp đôi câu rất khó nghe:
– CTQH Nguyễn
Thị Kim Ngân: “Luật sư biết thân chủ phạm tội rất nghiêm trọng mà
làm ngơ là không được.”
– PCTQH Uông
Chu Lưu: “Làm đặc khu phải theo nguyên lý ‘dọn tổ đón phượng hoàng.”
– PCTQH Tòng
Thị Phóng: “Không được lợi dụng tôn giáo để chống phá nhà nước.”
– ĐBQH Nguyễn
Thị Quyết Tâm: “Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc.”
– ĐBQH Nguyễn
Thị Thủy: “Xâm phạm an ninh quốc gia là tội bất trung, đại nghịch.”
– ĐBQH Nguyễn
Thị Xuân: “Đề nghị xử hình sự hành vi bôi nhọ lãnh đạo đảng, nhà nước.”
– ĐBQH Đinh
Văn Nhã: “Tôi cảm thấy ngân sách của ta là đỉnh cao về minh bạch!”
– ĐBQH Nguyễn Đức
Kiên: “Người giàu thì đi ô tô, người nghèo đi xe máy, xe đạp. Rõ
ràng BOT không ảnh hưởng đến dân nghèo.”
– ĐBQH Nguyễn
Mạnh Tiến: “Người bán trà đá tại Việt Nam có tỷ suất lợi nhuận cao
nhất trên thế giới.”
– ĐBQH Nguyễn
Văn Thân: “Tôi cho rằng Luật đặc khu cần làm càng sớm càng tốt, đi
đôi với đó là các điều kiện đặc thù để bổ sung. Mình không ủng hộ thì sẽ là sai
lầm.”
Cũng như tuyệt đại đa số những vị dân biểu đảng cử khác, thay vì đạo đạt ý nguyện
của người dân, Nguyễn Văn Thân chuyên nói leo (hay nói theo) mọi “chủ trương lớn
của Đảng và Nhà Nước.” Ông chỉ khác với qúi bạn đồng viện ở điểm là bản thân,
cùng cả gia đình, đang sinh sống ở Ba Lan - “nơi
mà người dân có toàn quyền thể hiện các suy nghĩ, hành động, bất đồng quan điểm
đối với các quy định, liên quan đến quyền lợi, của các tổ chức hay cá nhân, hoặc
tập hợp các nhóm người ủng hộ cho một mục đích chính trị, hoặc nguyên nhân khác.”
Hôm 18 tháng 6 năm 2018 vừa qua, BBC loan tin:
Ông Nguyễn Văn Thân, doanh nhân đồng thời là đại biểu Quốc
hội Việt Nam, là một trong những dân biểu công khai ủng hộ Dự luật Đặc khu, với
những phát biểu khiến một số người tại Ba Lan biểu tình phản đối.
Trên tờ Tuổi Trẻ, hôm 03/06/2018 ông Thân nói "không
ủng hộ luật đặc khu là một sai lầm" và cần phải làm đặc khu, "càng sớm
càng tốt".
Một số người Việt tại Ba Lan đã ngay lập tức phản ứng lại
phát ngôn này và đã tổ chức hai cuộc biểu tình trước ngôi nhà được cho là nhà
riêng của ông tại quận Ochota ở thủ đô Warsaw.
Khoảng 60 người đã có mặt trước căn nhà chiều 16/06, hô
vang các khẩu hiệu đòi quyền tự do, quyền con người, phản đối Dự luật Đặc khu
và Luật An ninh mạng.
Cũng trong hơn một tuần qua, nhóm vận động tại Ba Lan đã
xin được trên 1200 chữ ký phản đối hai đạo luật này trong các khu trung tâm
thương mại của người Việt, theo nhà báo tự do Mạc Việt Hồng cho BBC biết.
Một tốp cảnh sát Ba Lan có mặt túc trực từ đầu đến cuối để
giữ trật tự và bảo vệ đoàn biểu tình cũng như gia tư của ông Thân.
Đơn tố cáo được gửi tới các nơi qua đường bưu điện. Ảnh
chú thích: Dân
Luận
Chuyện “song tịch” của Đại Biểu Nguyễn Văn Thân đã được facebooker Hoàng
Văn Dũng đứng đơn tố cáo (và chưa có hồi đáp chính thức từ Quốc Hội
Việt Nam) nên để hạ hồi phân giải. Giờ, chỉ xin có đôi lời về phản ứng của báo
chí nhà nước – và của chính nhân vật này – sau “sự cố tụ tập đông người” trước
tư gia của đương sự.
Về sự kiện này Tuổi
Trẻ Online (27 tháng 6 năm 2018) cho hay:
“Trong những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền một số
cáo buộc đối với đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình)
mang hai quốc tịch Việt Nam và Ba Lan, có căn hộ tại Ba Lan.
Những cáo buộc này đưa ra sau khi đại biểu Nguyễn Văn Thân
phát biểu ở Quốc hội ủng hộ việc ban hành Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Thậm chí đã xảy ra một số cuộc tụ tập, biểu tình trước nhà
riêng, nơi vợ và con trai út của đại biểu Nguyễn Văn Thân đang cư trú tại Ba
Lan, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, cuộc sống của vợ con ông Thân.”
Cũng theo số báo thượng dẫn, cá nhân ông Thân cũng lên tiếng
phản đối:
“Còn vợ tôi là một người phụ nữ của gia đình, không quan tâm
nhiều đến các hoạt động chính trị, con trai tôi còn nhỏ và cháu là một nghệ sĩ,
họ không có lỗi gì để bị khủng bố tinh thần như vậy”.
Tôi e rằng ban biên tập của báo Tuổi Trẻ, cũng như ông ĐBQH
Nguyễn Văn Thân không có chút khái niệm (hay hiểu biết) gì về khủng bố, và ảnh
hưởng của loại hành vy đốn mạt này “đến tinh thần, cuộc sống” của nạn nhân. Để
minh thị vấn đề, xin ghi lại một stt, viết hôm ngày 1 tháng 7 năm 2018, của nhà
văn Huỳnh
Ngọc Tuấn:
“Năm 2013- 2014 nhà mình bị nhà cầm quyền cộng sản tấn công
bằng ‘bom bẩn’ và gạch đá. Riêng mình bị đánh hai lần suýt chết, vậy mà công an
lại muốn rao giảng cho mình về luật pháp... Tui không nói chuyện người khác để
nhà cầm quyền bắt bẻ là ‘thông tin sai lạc’, tui nói chuyện của tui cho chắc
cú.”
Muốn “chắc cú” hơn nữa, xin nghe lời kêu cứu của cô Đỗ
Minh Hạnh – nhà hoạt động về quyền của người lao động, từ thị trấn
Di Linh – nói với RFA
vào hôm mùng 4 tháng 7 vừa qua:
“Vào lúc 11:30 phút khi hai cha con đang ngủ thì
gia đình bị cắt điện và tấn công. Tấn công đầu tiên là căn phòng của ba Minh Hạnh,
đập vỡ kính cửa phòng ba Minh Hạnh và xịt hơi cay vào. Rất may sáng hôm đó đã
chặn một cái cửa để che cửa sổ cho nên họ chỉ xịt được hơi cay mà kính không
văng vào đầu ba Hạnh. Ba Hạnh báo cho Hạnh là có hơi độc nên khi Minh Hạnh đi lấy
khăn lấy nước giúp ba thì họ liên tục tấn công. Hai ba con Minh Hạnh tìm chỗ
trú ẩn. Hơi độc làm ba Minh Hạnh cảm thấy khó thở. Minh Hạnh cảm thấy tay chân
tê nóng rát, mặt cũng nóng rát. Họ ném đá nhiều hơn mọi ngày...”
Phòng ngủ bị ném gạch tại nhà của cô Đỗ Thị Minh Hạnh. Ảnh:
RFA
Theo
Human Right Watch: “Các vụ tấn công nhắm vào các blogger và các nhà
hoạt động dân sự ở Việt Nam tiếp tục xảy ra thường xuyên. Báo cáo của tổ chức
này công bố vào tháng 6 năm ngoái ghi nhận 36 trường hợp các nhà hoạt động và
blogger ở Việt Nam bị tấn công trong giai đoạn từ tháng 1/2015 đến tháng
4/2017.”
Trong tất cả 36 trường hợp kể trên không hề có một vị dân biểu
VN nào lên tiếng để bênh vựa hay bảo vệ nạn nhân. Báo chí nhà nước cũng thế,
cũng đều câm như hến tuốt. Tác giả Vũ
Thạch nhận xét rằng đây là “cách xóa bỏ trật tự xã hội nhanh nhất
chính là khi những kẻ có trách nhiệm thực thi pháp luật cho phép họ công khai đạp
lên pháp luật.”
Sau khi “trật tự đã bị xoá bỏ” thì nạn nhân trong tương lai
sẽ là ai? Ai gieo gió sẽ gặt bão thôi. Mà bão, xe chừng, không còn xa lắm!
Tưởng Năng Tiến