30 October 2018

HỠI ÔI! XƯỚNG CA VÔ LOẠI: “MỜ LỜ” - Vương Trùng Dương


Trong bài phiếm “Hỡi Ôi! Xướng Ca Vô Loại” của tôi vào năm 2000 đã tin trong quyển Ngẫm Chuyện Nhân Sinh năm 2004. Bài nầy không nhằm đả kích “quơ đủa cả nắm” tầng lớp “xướng ca” như câu nói của người xưa mà bênh vực cho tầng lớp nầy khi đó ở trong nước bị thiệt thòi bởi “trên đe dưới búa”! Tôi yêu thích văn nghệ nên khi thấy giới cầm ca chạy rông kiếm cơm nên cũng động lòng “trắc ẩn”. Thời điểm đó, ca sĩ trong nước còn đói nên ca sĩ hải ngoại còn “vong quốc hận” nên không quy cố hương…

Thế nhưng, thời gian trôi qua, tầng lớp nầy “ăn nên làm ra” nhờ người dân trong nước nuôi sống nhưng lại vô cảm, vô tâm… trước thời thế, trước thực trạng đau lòng của đất nước.
*
Câu chuyện như vầy:
Ngày xưa, Trần Hậu Chủ ưa thích hưởng thụ nơi chốn cung đình, yến tiệc với thực khách và cung tần, mỹ nữ. Tuyển chọn thơ để phổ thành nhạc với khúc “Hậu Đình Hoa” ca hát, ăn chơi, phó mặc sơn hà xã tắc cho đám cận thần đến chỗ mất nước.
Hậu Đình Hoa tạo dựng bởi những bài thơ tuyển chọn được phổ nhạc tành kghúc hát của Trần Hậu Chúa dùng trong khi yến tiệc ở cung đình của quan trong triều, thực khách cùng pgi tần để hưởng thụ.
Đời nhà Đường ở Trung Hoa, nhà thơ Đỗ Mục (803 - 853) giữ chức Ngự sử ở Lạc Dương. Xuất thân từ dòng dõi quý tộc, giỏi thi phú, được gọi là Tiểu Đỗ (nhà thơ Đỗ Phủ (712-770) gọi là Lão Đỗ).


Quan Tư đồ Lý Nguyện ở Lạc Dương lúc nào cũng tiệc tùng, quấn quít bên đám ca kỹ, ồn ào thâu đêm. Nhân dịp Lý Nguyện mở đại tiệc, quan trông oci hình sự Đỗ Mục được mời tham dự, giới thiệu nhà thơ kỹ nữ Tử Vân, Đỗ Mục xao xuyến làm kẻ tình si trước dung nhan mỹ nữ. Đỗ Mục hào hoa phong nhã, đa tình, nhưng lại khinh thường lớp xướng ca, bài thơ thất ngôn tứ tuyệt “Bạc Tần Hoài” đã mô tả hình ảnh người ca kỹ tiêu biểu cho lớp người thuộc thành phần xướng ca vô loại:
“Thương nữ bất tri vong quốc hận!
 Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa”
Trần Trọng Kim dịch:
“Gái ca đâu nghĩ nước nhà
 Cách sông vẫn hát khúc Hoa Hậu Đình”
Lâm Tường Dũ , cây bút phóng sự đâm hơi độc đáo ở Little Saigon chuyển dịch:
“Người thương nữ không biết sầu vong quốc!
Bên kia sông còn hát khúc Hậu Đình”.
Theo Hoàng Lê Bổn trong "Tầng Lớp Và Giai Cấp Xã Hội Việt Nam Thời Xưa" về thứ cấp, tầng lớp  được tổng hợp với ngành nghề trong xã hội vào thời điểm trước công nguyên có Ngư (công việc liên quan đến sông nước), Tiều (núi, rừng), Canh  (đất đai, đồng áng), mục (chăn nuôi, gia súc); sau nầy có: Sĩ, Nông, Công, Thương. Sĩ ở đây được hiểu là lớp người khoa bảng, trí thức... được hiểu là sĩ phu, không có nghệ sĩ trong thành phần này.
Vì vậy, xướng ca không có xếp loại trong thành phần nào. Công việc ca hát nầy chỉ mua vui cho thiểu số ở cung đình, quan chức và ở chốn thanh lâu... cho nên người đời không mấy thiện cảm.
Không chỉ Đông phương mới xem thường hính ảnh xướng ca, nhà điện ảnh Charles Chaplin (1899-1977), được mệnh danh vua hề Charlot, để lại ca khúc bất hủ “Limelight” rất quen thuộc qua lời ca của Phạm Duy và Xuân Mỹ: “Đời ca hát ngày tháng cho đời mua vui... Rồi khi ánh đèn tắt, lặng lẽ cô đơn. Chìm trong bóng đêm, người ta lãng quên, bẽ bàng”.
Đứng trên nhiều địa hạt khác “East is East, West is West” như quan niệm của nhà văn Anh quốc Rudyard Kipling (1865-1936), nhưng từ ngàn xưa giữa Đông và Tây, cuộc đời ca nữ nó phủ phàng và bất hạnh, bị người đời xem đó như lớp người để mua vui cho khách làng chơi. Dòng thơ Xuân Diệu thời tiền chiến đã giải bày tâm sự, hình ảnh qua bài “Tình Kỹ Nữ”:
“Khách ngồi lại cùng em! Đây gối lả,
 Tay em đây mời khách ngả đầu say;
 Đây rượu nồng, và hồn của em đây,
 Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử...
 ... Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt
 Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi.”


Quan niệm đó, ngày nay đã lỗi thời. Trong 4 thú vui tao nhã: cầm, kỳ, thi, họa; nhà văn Toan Ánh trong “Cầm Ca Việt Nam” đã viết: “Cái thú phong lưu thứ hai của ta sau cầm, tôi nghĩ cần nói tới ca hát trước... Ta thường ca hát khi cảm hứng nổi lên muốn đem tâm tư gửi vào giọng hát, hoặc cũng có khi vì uất hận muốn gởi nỗi niềm bực tức vào câu ca... Ta cũng thích hát và hát cũng là một thú chơi thanh cao tao nhã không kém gì cầm, kỳ, thi, họa” (Toan Ánh - CCVN, NXB Xuân Thu trg 73-74).
Vào thời điểm cuối cùng của thế kỷ XX để bước vào thiên niên kỷ mới. Sau bao thập niên ca sĩ trong nước sống cuộc sống của “công nhân xướng ca”, được làn gió đổi mới thổi vào từ bên ngoài, xướng ca có cơ hội ca... xướng, chưa được lâu dài liền bị “sao... quả tạ” mang búa rìu giáng xuống.
Nhọn roi tung ra với ca sĩ từ báo giới của ngành Công An, có nhiều vấn đề phức tạp trong việc tranh thương tổ chức văn nghệ trình diễn. Trước đây, Công An thường hay tổ chức ca nhạc, đem cây nhà lá vườn thì không thu hút được khán giả nên phải mời nam nữ ca sĩ tên tuổi đang ăn khách với giá thù lao tượng trưng. Nay không còn xảy ra tình trạng lợi dụng để được thủ lợi mà giá cả phải sòng phẳng cashier như mọi bầu gánh khác vì vậy trở thành mục tiêu để bới móc.
Bài viết của Đặng Vương Hạnh trên tuần báo ANTG số 140 ngày 26 tháng 8 - 1999 đăng tải  tựa đề “Làng ca sĩ Việt Nam - những nhức nhối trong dư luận và cộng đồng”. (Phải chăng Đặng Vương Hạnh là bút hiệu của Đặng Vương Hưng, phó Tổng biên tập?). Bài nầy được báo chí Việt ngữ  lấy trên internet phổ biến với tựa đề “Công An Việt Nam bới móc đời tư các ca sĩ”. Những ca sĩ thuộc giọng ca mới vào bản phong thần... dẫn chứng vài hình ảnh cụ thể như Mỹ Linh hay dợt nổi và chẳng biết gì tình nghĩa với người nhạc sĩ nâng đỡ lúc chưa được thành danh.

Ca sĩ chay đua theo “Lối biểu diễn kiểu làm tiền đã bóp chết sự sáng tạo, nhiều người chỉ còn biết hát như một cái máy, không hơn không kém, lời hát của họ không cất lên từ cảm xúc của trái tim mà sặc mùi tiền bạc”. “Ca sĩ phương Thanh đã bắt khán giả đợi gần 20 phút mới thấy cô từ đâu nháo nhào bổ lên sân khấu, hổn hển hát không ra hơi”. Một số ca sĩ chạy sô “đến khi lên sàn diễn... không ít người đã bị vắt kiệt sức lực hoặc không có thời gian tập cùng dàn nhạc để rồi tự biến mình thành những kẻ dối lừa khán giả bằng cách hát theo nhạc đĩa (play back) hoặc tệ hơn là hát vờ theo đĩa đã thu sẵn. Điều đáng buồn là hiện trạng nầy đang diễn ra tràn lan khiến khán giả cảm thấy bị xúc phạm tới mức trắng trợn”. “Ông bầu ca nhạc có uy tín hiện nay đã nhận xét rằng, trừ tất cả các phương tiện khác, riêng về mặt hưởng thụ và học đòi những trò ngông ngạo quái đản thì ca sĩ Việt Nam đã đặt tới đẳng cấp siêu quốc tế”. 

“Trong vụ phá ổ mại dâm nam đầu tiên tại Hà Nội, trong số khách hàng hay lui tới có cả danh sách các ca sĩ L và N... Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất là ở chỗ không ít người trong giới ca sĩ sẵn sàng coi đó như một thứ mốt... lâu dần lối sống bệnh hoạn khiến họ trở thành Gay... Gặng hỏi mãi một cô bạn ca sĩ mới chịu bật mí cho một vài cái tên quen như N. T. H. H. D... Họ còn bảo danh sách đó chưa dừng ở đó, nhưng sợ nói ra, mọi người chịu hết nổi”. “Ca sĩ miền Bắc thì ỉ eo ca sĩ miền Nam hát sến, chỉ chuộng màu mè, phù phiếm. Làng ca sĩ Sài Gòn lại chê các đồng nghiệp ở Hà Nội khuôn sáo, khô cứng”. Chê bai cách ăn mặc cực kỳ kinh dị “phụ họa thêm những động tác nhảy nhót, lúc lắc bốc lửa khiến những chàng choai choai phát rồ phát dại”.

Đưa ra những hình ảnh nhố nhăng, bệnh hoạn, kiêu căng, làm tiền làm tội của giọng hát được bốc thành “sao” hốt tiền bạc tỷ... cho thấy mối nguy hại “bệnh ngôi sao” của loại xướng ca nầy đang hoành hành trong nước. Và, đưa ra vấn đề “thiết nghĩ đã đến lúc nhà nước cần có quy chế quản lý chặt chẻ và cụ thể đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật”. Người viết cho ra vài toa thuốc để trị bệnh.
Tiếp đến, ANTG số 142 nêu ra ý kiến “độc giả khắp mọi miền” bày tỏ quan điểm. NSND Tường Vi: “... Dường như tình cảm nhân đạo trong lớp trẻ bây giờ ít, họ ích kỷ hơn và không muốn chia sẻ, thậm chí vô lễ với thầy cô. Đối với bạn bè thì khan hiếm tình thân ái, nói xấu nhau không tiếc lời. nhiều lần đi diễn cùng họ, ngồi trong cánh gà, tôi nghe hết”. Nhạc sĩ Hoàng Hiệp, Tổng thư ký Hội Âm Nhạc ở Sài Gòn: “... Thời gian qua, việc quản lý ca sĩ gần như thả nổi. Nếu chúng ta tổ chức việc đăng ký hành nghề sớm hơn nữa với những qui chế chặt chẽ thì hiện tượng nầy có lẽ được hạn chế rất nhiều... một ca sĩ ngôi sao đúng nghĩa của nó thì trước hết phải là một công dân tốt, có ý thức chính trị...”. Ông Hữu Luân, cán bộ thuộc sở VH - TT ở Sài Gòn: “... Chính môi trường đã tạo ra chứng bệnh hoang tưởng và chỉ có công chúng mới chữa trị”. Tú Gân trong ngành VH - TT Lâm Đồng:... “Tất cả những điều nầy cho thấy cái tư cách và chất nghệ sĩ đích thực đã và đang mất đi một cách trầm trọng. Chính họ, chứ không ai khác, đã tự làm mất mình”. Ông Đặng Văn Phong, Nghệ An:... “Nếu đem so sánh với hiểm họa ma túy thì tác hại của nó còn lớn hơn chúng ta tưởng”. Ông Phạm Quang Bình:... “Những gì mà tác giả bài báo đã nêu lên khiến bạn đọc phải bàng hoàng, giật mình thì lại e rằng vẫn còn chưa đủ”. Thái Thị Hồng Anh, Sài Gòn:... “Khi đọc bài báo em rất cảm kích vì tác giả đã phản ánh thực tế các ngôi sao của chúng ta”...
Khi bài phóng sự đề cập trên báo và tiếp theo ý kiến bày tỏ dần dà lên trang báo, cho thấy báo chí công an đã mở ra mặt trận tấn công giới xướng ca “sao, siêu sao” loại “đồ nội” kênh kiệu, hợm hĩnh!. Nêu tên chung chung giới ca sĩ, giọng ca mới với hình ảnh xấu xa, tội lỗi, tham tiền quên nghĩa, đồng tính để độc giả có dịp luận, đánh giá, điểm danh ca sĩ... được tôn vinh. Bao nhiêu hình ảnh lãnh tụ bị phôi pha, lu mờ, quên lãng, nhường chỗ cho sự tiêu khiển ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài.
Hấp thụ làn sóng mới, thời đại mới trong giai đoạn tạp chủng trong xã hội bị băng hoại đạo đức,  ca sĩ nào không vướng chuyện lăng nhăng tình ái?. Công an mà chủ tâm săn lùng, điều tra rồi phanh phui trước bàn dân thiên hạ, luật pháp lại nằm trong tay kẻ bạo quyền, tha hồ hạ bút. Xướng ca đã hốt tiền rừng bạc bể nên trở thành “nạn nhân chiến cuộc” để công an “báo bổ” khai thác lại, tha hồ câu khách, thu tiền. Tờ báo ở trung ương khởi xướng, hai tờ ANTĐ ở Hà Nội và CATP ở Sài Gòn công đồn đả viện... thì bỏ mẹ sa trường giới ca hát ngoài quốc doanh. Và, theo chủ trương đánh phá, liên tục nhiêu bài viết lên án “sao xướng ca” để thu hút độc giả!
Lên án phong trào ca nhạc thương mại, nhiều nhạc sĩ cũng nhập cuộc để nói về chức năng nghệ thuật và giải trí, vẫn theo luận điệu cũ rích thời bút chiến “nghệ thuật và nhân sinh” ở thập niên 40 để đả phá xướng ca không tuân theo đường lối nhà nước.
Nhiều cai thầu văn nghệ, bầu sô “có thẩm quyền” trước đây không mượn danh nghĩa “đơn vị nầy, tổ chức nọ” để khai thác trục lợi lần lượt lên tiếng trên mặt báo để qui tội cho nhiều ca sĩ không tuân thủ như xưa.
Than ôi! kiếp xướng ca trong nước…”
*
Buổi sáng uống cà phê với bằng hữu, nghe nói chuyện cô ca sĩ “Mờ Lờ” (nguyên văn tiếng gọi của bằng hữu) tuyên bố “bố láo bố lếu” về nhà hát giao hưởng xây dựng trên mảnh đất cưỡng chiếm của người dân nghèo, phá bỏ các cơ sở tôn giáo, hàng nghìn nấm mồ… ở Thủ Thiêm trên facebook của cô bị “cộng đồng mạng” lên tiếng đả kích. Đặt câu hỏi với tác giả “Hỡi ôi! Xướng ca vô loại”. Thật tình, tôi không đọc trên fb của cô lời lẽ thế nào nên chưa có ý kiến.
Khi vào trang web của VOA (Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ) vào ngày 10/10 thì được biết:
“… Lý do gì mà cổ ủng hộ nhà hát đó trong khi tài sản của nhân dân chúng tôi bị cướp hết? Người dân chúng tôi phải sống khổ sở, lầm than, đói khát. Tài sản của dân thì không trả, mà chính quyền lại cất nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ trên phần đất của dân chúng tôi, cất nhà hát giao hưởng trên xác người, trên mồ hôi nước mắt của nhân dân”, bà Trương Thị Yến, một đại diện của nhóm dân oan Trường Thịnh - Thủ Thiêm, bức xúc nói với VOA.
… Bài viết trên Facebook MLĐ đã được rút khỏi chế độ công khai cho mọi người xem, nhưng những tấm ảnh chụp màn hình đã được chia sẻ khắp nơi. Không ít nhà báo, giới trí thức tỏ ra bức xúc và đòi khơi lại vụ ca sĩ này đã xây biệt thự ở khu rừng cấm Sóc Sơn, Hà Nội, trước đây. Facebooker An Nguyen đề nghị “cưỡng chế” biệt thự xây dựng trái phép này để ca sĩ ML “hết múa mép!”
… Bà Bích Phượng, một cư dân Hà Nội, nói với VOA rằng: “Cô ta cho rằng bất cứ ai, dù nghèo, cũng có quyền được hưởng những cái tinh túy của nghệ thuật. Nhưng cô không hiểu rằng khi bụng đói, rét, không có nhà ở thì còn tâm trạng đâu để thưởng thức nghệ thuật”.
Bà Phượng nói thêm rằng nghệ thuật của những người nghèo có chăng chỉ là nghệ thuật dân gian, nghệ thuật đường phố, “chứ không phải thứ nghệ thuật cao siêu mà bản thân những người trí thức ở thành phố cũng chưa chắc cảm nhận được”.
“Tôi tin chắc rằng ngay cả các quan chức của chính quyền này cũng không đủ trình độ để thưởng thức nhạc giao hưởng”, bà Phượng nói.
… Những sai phạm nghiêm trọng trong việc quy hoạch đất cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã đẩy hàng trăm người dân nơi đây lâm vào cảnh màn trời chiếu đất suốt gần 20 năm qua. Trong lúc sai phạm còn chưa được giải quyết, UBND (TP Sài Gòn) lại đề xuất ý tưởng xây nhà hát trị giá 1.508 tỉ đồng và cho rằng công trình này là để “đáp ứng và nâng cao trình độ thưởng thức” của hơn 10 triệu dân.
Các quan chức thành phố còn nhấn mạnh đây là một nhu cầu “cần thiết và cấp bách”, “mang tính biểu tượng của thành phố”, theo Soha.
Sau khi công bố công khai trên báo chí vào ngày 9/10, dự án nhà hát giao hưởng đã bị người dân phản đối mạnh mẽ. Bên cạnh những ý kiến chỉ trích sự “vô cảm” của các quan chức, nhiều người đề nghị chính quyền hãy sử dụng tiền để xây bệnh viện, trường học, chống ngập lụt hay xây dựng những công trình dân sinh đang rất thiếu thốn tại thành phố đông dân.
Bản thân những nạn nhân mất đất ở Thủ Thiêm nói rằng chính quyền trước tiên hãy bồi thường công bằng những phần đất đã lấy của dân, rồi sau đó “muốn xây gì thì xây”.
Bà Lê Thị The, một người mẹ có con trai đã chết vì thắt cổ sau khi ngôi nhà bà bị cưỡng chế, nói với VOA: Người phụ nữ 75 tuổi này tỏ ra nghi ngờ “có âm mưu về tài chính” trong dự án xây dựng nhà hát nghìn tỷ trên mảnh đất thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu của người dân…”
(ngưng trích)

Tục ngữ ta có câu “tiếng lành đồn gần, tiếng xấu đồn xa” nên vào thời kỳ internet phổ biến rộng rãi, chỉ trong facebook nhiều bài viết lên án, đả kích ca sĩ Mờ Lờ thuộc loại “cỏ đuôi chồn”, quay mặt với người dân kêu oan để chạy theo “đám ăn tàn” xây nhà hát để cất vào túi!
Bài viết của Trần Thị Hải Lý “Nhà hát Thủ Thiêm: Mộ táng nhân tâm và huyết hoa quỷ tộc” vừa đăng tải trên trang web danlambao. Nghe tựa đề cũng cảm nhận được nội dung.
Biết viết gì đây, đành ngẩng mặt lên trời mà than: “Hỡi ôi! Xướng ca vô loại: Mờ Lờ”


Vương Trùng Dương
Little Saigon Oct, 10, 2018