Tháng Tư đã qua. Nhưng tôi không thể quên được những tấm
hình lịch sử, do phóng viên ngoại quốc chụp vào cuối thánh Tư 1975.
Trong những hình ảnh cuối tháng Tư 1975, tôi thấy nhiều bộ đội
cụ Hồ đội nón cối hoặc nón tai bèo, mặc bộ quần áo lếch thếch, ngồi chồm hổm
trên thảm cỏ hoặc trên thành mấy hồ nước trước dinh Độc Lập; nhóm bộ đội khác
vóc nước từ hồ nước bằng hai bàn tay xương xẩu, đưa lên miệng uống rồi vóc thêm
nước, rửa mặt; nhóm bộ đội khác nữa thì cởi đôi dép râu, thọc đôi chân còi cọc
và dơ bẩn vào hồ nước để rửa chân? Nhiều hình chụp các anh bộ đội cụ Hồ trông rất
“hồ hởi”, tay xách con gà, con vịt, trên vai gánh hai cái rương nhỏ, lưng mang
ba lô, bên trên kèm theo một búp bê bằng nhựa. Tôi cũng thấy hình từng đoàn xe
tải chở tủ lạnh, TV, radio, bàn ghế, giường, tủ, xe gắng máy, v.v… – những hiện
vật của miền Nam vừa được bộ đội cụ Hồ “giải phóng” – ồ ạc và liên tục chạy về
Bắc; hoặc cảnh mấy anh bộ đội cụ Hồ xúm nhau nhìn “cái đài” (radio), săm soi
bút “bi” (bic), hay là vừa “hít hà” một cách thèm thuồng vừa nhìn chăm chăm vào
ly cà-phê “phin” rồi đặt cho loại cà-phê này một tên mới là “cái nồi ngồi trên
cái cốc”.
Trong số hình ảnh lịch sử này cũng có vài tấm hình chụp năm
1968, tại Saigon, khi cộng sản Việt Nam (csVN) xâm phạm hiệp định ngưng chiến,
xua quân đánh phá toàn cõi miền Nam trong khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa
(VNCH) tuân hành lệnh ngưng chiến, cho phép quân nhân về quê ăn Tết Mậu
Thân.
Một trong những hành vi tàn sát dã man nhất của csVN trong
thời gian hưu chiến Tết Mậu Thân, tại Saigon, là cảnh csVN giết trọn bảy người
trong gia đình của trung tá Thiết Giáp Nguyễn Tuấn – được truy thăng cố đại tá
– chỉ có cậu bé Nguyễn Từ Huấn, chín tuổi, bị thương; sau đó được VNCH cứu sống.
Cậu bé Nguyễn Từ Huấn bị csVN giết hụt ngày nào, bây giờ là
Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn thuộc quân chủng Hải Quân Hoa Kỳ.
Sau đây là một đoạn ngắn của Manh Kim trong bài tường thuật
do Mai Hoa viết, ngày 28-11-2019 về thảm trạng của gia đình Phó Đề Đốc Nguyễn Từ
Huấn: “… Hơn 50 năm trôi qua, ông Huấn chưa bao giờ quên những gì ông chứng
kiến. Ông không thể quên tràng súng liên thanh điên cuồng nã vào bảy người
trong gia đình ông – Bố Mẹ, các người anh và đứa em út mà mẹ bế trên tay,...
Ông không thể quên cảnh người anh thở hắt ra làn hơi cuối cùng và cảnh người em
bị bắn thủng bụng, ruột đổ ra ngoài. Ông không bao giờ có thể quên được cảnh Mẹ
ông, bị bỏ nằm đó đau đớn, chảy máu và rên xiết nhiều giờ cho đến chết. Ông
cũng không thể quên cảnh toán đặc công cầm lưỡi lê đâm vào lon bia để uống, dọn
đồ ra ăn, trong khi những nạn nhân bị thương đang rên xiết và giữa những thi thể
mà chúng vừa thảm sát man rợ.” Link: https://www.sbs.com.au/language/vietnamese/audio/hat-giong-yeu-thuong-267-canh-dai-bang-da-qua-bo-sinh-tu
Giết năm trẻ em, một phụ nữ và một sĩ quan VNCH xong, bộ đội
cụ Hồ lấy bia và thức ăn của nạn nhân ra để “ăn mừng chiến thắng”! Bộ đội cụ Hồ
đã “tự sướng” cạnh xác chết, bên vũng máu còn tươi và tiếng rên rỉ của người đồng
chủng vừa do chính bộ đội cụ Hồ sát hại! Còn cảnh nào dã man, vô nhân tính hơn
cảnh này?
CsVN có dám trưng bày những hình ảnh man rợ kể trên trong Bảo
Tàng Viện Chiến Tranh của csVN hay không?
Ngoài bản tính hiếu chiến, dã man và tàn bạo, người csVN lại
có tính khoe khoang những điều rất nghịch lý, rất phản khoa học, như phi công
csVN lái phi cơ, núp trong mây, chờ; khi máy bay Mỹ đến thì phi công csVN này
cho máy bay từ đám mây xông ra, bắn hạ máy bay Mỹ. Hay là phi cơ của csVN bị
máy bay Mỹ bắn lủng nhiều chỗ, có một lổ thủng rất lớn; phi công csVN này vừa
đưa tay “che” lổ thủng vừa bắn hạ máy bay Mỹ vừa đáp an toàn, v.v… Thế là chàng
phi công csVN này trở thành anh hùng!
Làm anh hùng dễ như thế, thảo nào xã hội csVN có câu: “Ra
ngõ gặp anh hùng”! Không những “anh hùng” csVN lái máy bay chuyên “núp” trong
mây, chờ mà còn có “anh hùng nhí”, “đồng chí nhí”, “đồng chí gái” trong đoàn
quân của cụ Hồ nữa!
Tại các nước văn minh như Âu Châu và Mỹ, hành động lợi dụng
trẻ em bị lên án rất gắt gao, rất nặng nề. Riêng tại Việt Nam, hành động vô
nhân đạo và bỉ ổi của csVN trong việc biến trẻ em ngây thơ thành những kẻ giết
người lại được đề cao, phóng đại một cách quá lố trên internet!
Trẻ em và các “bác nông phu phụ bạc ruộng đồng” (chữ của
Phan Nhật Nam) nhưng giàu tham vọng đã bị cám dỗ vì hai tiếng “anh hùng”. Hai
thành phần ít học này không những bị csVN tuyên truyền và khích động mà hai
thành phần này còn bị csVN hăm dọa: Nếu không theo “cách mạng” làm “anh hùng”
thì cả gia đình sẽ bị “cách mạng” thanh toán để khỏi lộ bí mật!
Danh sách “anh hùng” của csVN rất dài. Tôi chỉ xin đơn cử một
số tên của các “đồng chí nhí” đã bị csVN lợi dụng, đưa vào chiến trận để quý độc
giả thấy rõ bộ mặt thật của csVN.
- Đoàn Văn Thắng, thiếu tướng quân đội nhân dân Việt
Nam. Năm 14 tuổi, ông thôi học, tham gia du kích xã.
- Dương Văn Nội, sinh năm 1932, mất ngày 12 tháng 4
năm 1947, gia nhập đội thiếu niên cứu quốc thủ đô.
- Cù Chính Lan sinh năm 1930 tham gia cướp chính quyền
và tham gia đội du kích xã của Việt Minh năm 1945.
- Lê Đình Chinh sinh năm 1960, nhập ngũ ngày
16/2/1975.
- Đoàn Văn Thắng, sinh năm 1952, là thiếu tướng quân
đội nhân dân Việt Nam. Năm 14 tuổi, ông thôi học, tham gia du kích xã.
- Đàm Văn Ngụy là người dân tộc Tày, sinh ngày 01
tháng 05 năm 1927, tại xã Xuất Tính (nay là xã Minh Khai). Ông tham gia làm
liên lạc dẫn đường, tiếp tế nuôi cán bộ Việt Minh hoạt động bí mật ở địa phương
khi mới 14 tuổi.
- Châu Văn Mẫn tên thật là Châu Văn Đẹp, sinh ngày 11
tháng 08 năm 1950 tại xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 15 tuổi,
ông bắt đầu hoạt động cho Mặt Trận dân tộc giải phóng miền Nam.
- Võ Thị Sáu sinh năm 1933. Năm 1946, cô theo anh
trai là Võ Văn Me vào khu kháng chiến, và trở thành liên lạc viên của Đội Công
an xung phong Đất Đỏ. Năm 1947, cô chính thức trở thành đội viên Công an xung
phong Đất Đỏ khi mới 14 tuổi.
-Trương văn Hòa. “Tôi mồ côi Cha Mẹ từ nhỏ và sớm được
giác ngộ lý tưởng cách mạng. 15 tuổi, tôi được tổ chức đào tạo hoạt động bí mật,
làm nhiệm vụ thông tin, du kích xã Điện Hòa. Ngày chăn trâu thám thính động
tĩnh của quân địch, tối cùng lực lượng cách mạng đánh phá ấp chiến lược…
- Anh hùng Nguyễn Thị Ánh Thu, sinh năm 1942. Năm 14
tuổi, trước cảnh “nước mất nhà tan”, bà đã tình nguyện tham gia từ công tác
giao liên, du kích xã rồi làm Chỉ huy xã đội Song Thuận.
Năm 1968, dù còn vài ngày nữa là đến ngày bà sinh con, nhưng
khi có nhiều lực lượng địch càn vào các xã Song Thuận, Long Hưng và Đông Hòa,
huyện Châu Thành thì bà Thu chỉ huy tổ du kích bám trụ chống càn trong 8 giờ liền.
Một mình bà vừa bắn trả vừa mang 2 khẩu súng vừa đưa 2 đồng chí bị thương thoát
khỏi vòng vây an toàn.
Độc giả nghĩ gì khi một phụ nữ mang thai – như bà Thu – chỉ
còn vài ngày nữa đến ngày sinh mà bà vẫn bị csVN đưa vào lửa đạn?
-Bùi Ngọc Dương, tốt nghiệp kĩ sư xây dựng năm 1966. Sau đó,
ông tham gia quân đội, chiến đấu ở miền Nam. Tháng 1 năm 1968, Bùi Ngọc Dương dẫn
đội công binh mở đường đánh vào căn cứ chỉ huy của Mỹ ở Khe Sanh. Trong trận
đánh này Bùi Ngọc Dương bị thương ở tay, đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay để
tiếp tục chiến đấu.
Dư luận viên nào viết câu “…đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh
tay để tiếp tục chiến đấu” là một người cố tình xem thường trình độ hiểu biết
tối thiểu của độc giả. Link:
Độc giả nào muốn kiểm chứng những chi tiết trên đây thì hãy
hành động ngay; nếu không – sau khi bài này được phổ biến – những điều csVN đã
“bịa” ra để “nâng” những “anh hùng” này “lên mây” sẽ bị csVN cho dư luận viên
thay đổi hoàn toàn nội dung.
Bằng chứng csVN thay đổi nội dung trên Wikipedia tiếng Việt
mà tôi biết chính xác là trường hợp trung tướng csVN Nguyễn Thanh Tuấn và đại
tá không quân csVN Nguyễn Văn Bảy.
Đại tá không quân csVN Nguyễn Văn Bảy đã qua đời, năm 2019.
Theo sự giáo dục của gia đình và nền văn hóa miền Nam Việt Nam – để tôn trọng
người đã khuất – tôi không đề cập đến những điều phi lý, phản khoa học mà các
dư luận viên của csVN cố tình gán ép cho cố đại tá csVN Nguyễn Văn Bảy.
Trường hợp trung tướng csVN Nguyễn Thanh Tuấn – nhân vật còn
sống – tôi xin đưa ra chi tiết mà tôi đã viết trong bài Ngậm Miệng Ăn Tiền:
“… Theo bài viết của ông Tuấn – tựa là Trung Tướng Nguyễn Thanh Tuấn Yêu Cầu Xử
Lý Bộ Sách Xuyên Tạc Lịch Sử Do Phan Huy Lê Làm Chủ Biên – thì ông Tuấn “đi bộ
đội ở tuổi 13 đã bị Mỹ Ngụy sát hại và trước khi nghỉ hưu…” Đọc đến đây độc
giả sẽ ngạc nhiên, tự hỏi: “Ông Tuấn đã bị Mỹ Nguỵ sát hại” thì ông Tuấn
đã chết từ lâu rồi chứ làm thế nào ông Tuấn lại được về hưu và còn viết bài đả
kích?”
Hôm nay, vô tình tôi vào Wikipedia, đọc lại bài viết về tướng
csVN Nguyễn Thanh Tuấn thì 2 chi tiết “… đi bộ đội ở tuổi 13 đã bị Mỹ Ngụy
sát hại…” đã không còn.
Trong khi csVN bắt trẻ em Việt Nam đưa ra chiến trường thì,
cho đến nay, chưa ai thấy, chưa ai biết Pháp hoặc Mỹ bắt trẻ em vị thành niên
người Việt đi lính cho Pháp hoặc cho Mỹ trong hai cuộc chiến vừa qua!
Hai sự việc kể trên mang ý nghĩa nghịch chiều đã nói lên được
điều gì về csVN, thưa quý độc giả?
Nhận ra những gian manh, xảo trá của csVN, tôi ghê tỡm, tìm
tin khác đọc. Vào hãng thông tấn RFA tôi thấy link này:
Tôi chú ý đến đoạn: “…45 năm sau sự kiện 30 tháng 4, Thượng
tướng Nguyễn Chí Vịnh có cuộc trò chuyện với truyền thông trong nước và ông cho
rằng tiến trình hoà hợp dân tộc đã hoàn thành. Ông nói: ‘Quan điểm của tôi là
chúng ta đã thành công. Thành công nhờ chính sách khoan dung của đảng và Nhà nước.
Nhưng quan trọng nhất là nhờ sự phát triển của đất nước. Nó chứng minh chiến thắng
ấy đem lại cho đất nước ta một sự phát triển mới mà không người dân Việt Nam
nào cũng như bạn bè quốc tế không nhận thức được...”
Không hiểu tướng Nguyễn Chí Vịnh căn cứ vào đâu mà cho rằng
tiến trình hòa hợp hòa giải dân tộc đã thành công? Có phải tướng Nguyễn Chí Vịnh
căn cứ vào số đàn ông Việt Nam cao tuổi bị vợ bỏ, trở về Việt Nam lấy vợ trẻ
hay là những người làm nghề tự do, khai gian thuế, giấu tiền, đem về Việt Nam
mua bất động sản, v.v…mà xác định là “tiến trình hòa hợp hòa giải đã thành
công” hay không?
Nếu câu hỏi nêu trên là đúng thì tướng Nguyễn Chí Vịnh quá
chủ quan!
Còn 2 yếu tố: (a) Chính sách khoan dung của đảng và nhà nước,
(b) Sự phát triển của đất nước thì:
Yếu tố (a): Sau tháng Tư năm 75 tướng Nguyễn Chí Vịnh sống,
làm việc ở đâu, mang cấp bậc gì mà tướng Nguyễn Chí Vịnh không thấy được sự
“khoan dung vĩ đại” do đảng csVN và bộ đội cụ Hồ dành cho quân, dân, cán, chính
của VNCH là những trại tù lao động khổ sai nơi những vùng có điều kiện sống rất
khắc nghiệt?
Trong khi chồng, Cha, anh em của chúng tôi bị csVN giam
trong các trại tù để lao động khổ sai thì Mẹ, chị em gái của chúng tôi bị csVN
tịch thu nhà và tài sản rồi đuổi đi kinh tế mới để “lao động vinh quang”. Tiếp
đến, csVN “dáng” một đòn chí mạn vào người miền Nam chúng tôi: Thanh lọc lý lịch
để không cho con em của “Ngụy quân, Ngụy quyền” đi học!
Tiếp đến là những trận csVN đưa quân “đánh úp” để chiếm đất
của dân ở Thủ Thiêm, Đồng Tâm, v.v…
CsVN “dáng” xuống thân phận người miền Nam chúng tôi những
trận quyết tử như thế mà tướng Nguyễn Chí Vịnh đành đoạn bảo là csVN áp dụng
“chính sách khoan dung” đối với chúng tôi ư?
CsVN đối xử với người dân kinh khiếp đến như thế, thảo nào,
Pháp đô hộ Việt Nam, không người Việt nào bỏ xứ ra đi; Mỹ “đô hộ” Việt Nam,
không ai bỏ nước ra đi; VNCH bị Mỹ Ngụy kềm kẹp mà cũng chẳng có người dân nào
bỏ nước ra đi hoặc có tệ trạng xuất khẩu lao động. Thế mà khi csVN cướp được miền
Nam thì không biết bao nhiêu người Việt phải bỏ lại tất cả để trốn khỏi sự
“khoan dung” của csVN!
Sau cuộc di dân đầu tiên do Hải Quân VNCH thực hiện không ai
có thể đếm được bao nhiêu cuộc vượt thoát đầy đau thương và thống hận của người
Việt! Sự thống hận, bi thương này đã được dân gian thể hiện bằng câu: “Một
là con nuôi Má (vượt biên, thoát khỏi ‘chính sách khoan dung” của csVN).
Hai là con nuôi cá (chết trên đường vượt biển, vượt biên). Ba là Má nuôi con
(vượt biên không thoát, bị csVN nhốt tù).
Cho đến thời gian gần đây nhất, cao trào người Việt Nam tìm
mọi phương cách để xa lìa csVN cũng không hề thuyên giảm. Bằng cớ là: Thuyền
nhân, “thùng” nhân, xuất cảnh lao động, phụ nữ Việt Nam tự “rao bán” thân xác của
họ để được kết hôn với bất cứ người ngoại quốc nào, v.v…chỉ với mục đích thoát
khỏi sự cai trị sắt máu của csVN.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam từ ngày ông Hồ Chí Minh thành lập
đảng csVN cho đến nay, chúng ta nhận ra được điều gì? Có phải cả thế giới đều
thấy rằng: Chưa bao giờ người Việt chạy về phía csVN tìm nơi dung thân mà người
Việt lại luôn luôn chạy xa để thoát khỏi chế độ csVN. Đúng không?
Yếu tố (b): Sự phát triễn của đất nước: Là một sĩ quan cao cấp
trong guồng máy đầy ác tính của csVN, tướng Nguyễn Chí Vịnh lại quá thờ ơ trước
nỗi thống khổ của người dân và những điều trái khoáy của csVN khi ông cho rằng
đất nước đã phát triễn.
Có phải tướng Nguyễn Chí Vịnh muốn căn cứ vào những tòa nhà
cao ngất ngưỡng, những dinh thự sang trọng lấn cả bờ biển, những nghĩa trang ngạo
nghễ không thua gì lăng mộ của vua chúa, những ngôi chùa dát vàng, những lễ hội
“hoành tráng”, v.v… để nhận định là Việt Nam đã phát triễn hay không? Nếu quả
thật tướng Nguyễn Chí Vịnh muốn căn cứ vào những bất động sản đó mà phán quyết
rằng đất nước đã phát triễn thì tướng Vịnh hãy yêu cầu đảng csVN cho làm tờ
khai lý lịch một cách minh bạch xem chủ nhân của những địa ốc vĩ đại đó có bao
nhiêu người là các cấp lãnh đạo đảng csVN, bao nhiêu người là đảng viên csVN,
bao nhiêu người Việt được Trung cộng trả tiền để “đứng tên” làm chủ hoặc bao
nhiêu chủ nhân là người Trung cộng!
Riêng tôi, muốn biết một đất nước phát triển như thế nào,
người ta thường nhìn vào văn hóa, nghệ thuật và xã hội của đất nước đó.
*.- Về văn hóa, nghệ thuật.- Từ ngày cưỡng chiếm được miền
Nam đến nay đã 45 năm, csVN có được một tác phẩm văn học nghệt thuật nào đáng
được đề cao? Có được một ca khúc nào tiêu biểu cho nền âm nhạc của csVN hay
không?
Không!
Không những csVN không có được nền văn hóa và nghê thuật
mang sắc thái dân tộc mà csVN còn dung túng những kẻ phá hoại ngôn ngữ Việt.
Trước hết là ông Hồ Chí Minh. Ông Hồ Chí Minh hội nhập thứ tiếng Việt lai căn
như thay “ph” thành “f”; “d” thành “z”; nay đến lượt người trong nước công khai
in sách với cách viết bắt chước cách phiên âm của tiếng Anh.
Chính thể VNCH rất non trẻ nhưng nền văn hóa, nghệ thuật và
giáo dục của miền Nam rất đa dạng, đã để lại không biết bao nhiêu tác phẩm giá
trị – dù đã bị csVN cố tình ngăn cấm suốt thời gian dài rồi thiêu hủy – vẫn sống
mãi đến ngày nay. Bằng chứng hùng hồn nhất là dòng Boléro tuyệt vời và những bản
Nhạc Lính với lời ca ướt lệ, diễn đạt được tất cả nỗi niềm rất thật, rất thiết
tha của không biết bao nhiêu thanh niên, thiếu nữ miền Nam Việt Nam. Hãy lắng hồn
vào những bản tình ca của Lính do Nguyễn Văn Đông, Trần Thiện Thanh, Tuấn
Khanh, Phạm Duy, Trường Sa, v.v… thì sẽ hiểu tại sao, sau 1975, chính người miền
Bắc và bộ đội cụ Hồ đã trân trọng gọi nhạc phẩm của miền Nam Việt Nam là Nhạc
Vàng!
*.-Về xã hội.- Tôi chỉ về Việt Nam một lần, năm 1998; vì bà
Nội của các con tôi bệnh nặng, ngại không qua khỏi. Tôi sẽ không bao giờ trở về
nữa! Nhưng, theo dõi báo chí, tôi nhận thấy, nếu thời Ba tôi theo kháng chiến,
Việt Minh đề cao chủ nghĩa tam vô: vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo, thì,
sau khi cưỡng chiếm được miền nam, csVN đã hoàn toàn đi ngược để trở lại thời đại
phong kiến bằng những ngôi chùa rất “tráng lệ” – có thể hiểu theo nghĩa đen lẫn
nghĩa bóng; những “nhà ngoại cảm”; phí “bôi trơn”; “lại quả”, v.v…
Riêng phí “bôi trơn” và “lại quả” thì đã được đài VOA loan tải
ngày 27/07/17 rằng: “Các quan chức chính phủ Việt Nam yêu cầu các đối tác của
Mỹ trả 25% hoa hồng cho các thương vụ mua bán vũ khí, theo tiết lộ của hãng tin
tình báo quốc phòng Anh Shephard Media.”
Sau đây là một đoạn trong bản tin của BBC, ngày 13 tháng 12
2017: Chén ngọc và hộp bút sứ, quà tặng cho 1000 cán bộ Đoàn, được nạm vàng
24K, theo tiết lộ của nhà sản xuất, ông Lý Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty
TNHH Minh Long I trên báo Thanh Niên ngày 9/12.
1000 cán bộ csVN thì được tặng quà nạm vàng 24K còn ngư dân
Việt Nam thì – trước sự hung hãn của Trung cộng ngoài biển Đông – được tặng…cờ
đỏ sao vàng để “bám biển”! (Theo báo Tuổi Trẻ ngày 19-09-2019). Có cay đắng hay
không?
Riêng người Việt trong nước thì có hai câu rất… “ấn tượng”:
“Thanh ‘cha’, thanh mẹ, thanh… gì. Cứ có phong bì chúng nó thank you!”
Trong khi xã hội và văn học nghệ thuật của Việt Nam băng hoại
đến tận cùng thì – theo bảng tin của RFA ngày 30-04-2020 do Thanh Trúc viết –
Yêu Cầu ra Nước Ngoài Lao Động Không Làm Chuyện Phương Hại Sĩ Diện Quốc Gia. “Theo
nghị định chính phủ số 38, qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật về
người lao động Việt Nam không được làm ở nước ngoài theo hợp đồng…như massage,
làm việc tại nhà hàng, khách sạn, trung tâm giải trí…”
Một công dân biết giữ gìn sĩ diện quốc gia, cũng như giữ gìn
sĩ diện cho chính bản thân của người đó, là người được gia đình nuôi dạy theo nề
nếp đạo lý và lớn lên trong môi trường có nền đạo đức và giáo dục cao – như thời
VNCH. Các nghề như massage, làm trong nhà hàng, khách sạn, trung tâm giải trí,
v.v…tự nó không có gì xấu cả mà chỉ vì người thực hiện những công việc đó có
tâm không lành, vừa hành nghề vừa ăn cắp. Đó là lỗi từ gia đình, từ trường học,
từ nhà cầm quyền csVN đã không dạy, không làm gương tốt cho công dân Việt về đức
dục vào giáo dục; không tạo công ăn việc làm cho người Việt; vì người Tàu tràn
qua biên giới không cần Visa, lấn chiếm trên mọi lãnh vực, mọi ngành nghề của
người Việt Nam.
Trước khi kết thúc bài này, tôi chợt thấy trên Zing News bài
của Nhan Nhan, ngày 07/05-2020, câu này: “…Năm 1997, giáo sư Cecil B. Curry,
cựu giảng viên lịch sử tại đại học Nam Florida, Mỹ, xuất bản cuốn Victory at
Any Cost: The Genius of Viet Nam’s General Giap.”
Bài viết của Nhan Nhan làm tôi liên tưởng đến nhận xét của một
danh Tướng Hoa Kỳ – Tướng William Childs Westmoreland Tư Lệnh Bộ Chỉ Huy Cố Vấn
quân sự Mỹ tại miền Nam Việt-Nam – về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp: “Of course,
he was a formidable adversary. By his own admission, by early 1969, I think, he
had lost, what, a half million soldiers? He reported this. Now such a disregard
for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military
genius…”.
Một số sĩ quan cao cấp thăng tiến trong đời binh nghiệp nhờ
sự hy sinh xương máu của thuộc cấp. Là một tổng tư lệnh quân đội nhân dân csVN,
tướng Võ Nguyên Giáp lại học chiến thuật biển người của Trung cộng, luôn luôn
thí quân trong các cuộc giao tranh, cho nên thiếu quân. Để bổ sung nhanh cho sự
thiếu hụt quân số, tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ thị thuộc cấp chiêu dụ trẻ em vị
thành niên. (Tài liệu đã dẫn). Thế thì “công danh” của tướng Võ Nguyên Giáp
chính là nguồn cơn của niềm đau triền miên trong lòng những bà Mẹ – cả hai miền
Nam Bắc – Việt Nam!
Nỗi đau triền miên của bao thế hệ phụ nữ Việt Nam bị mất con
trong hai cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ và những cuộc tháo chạy – dưới mọi
hình thức – của người Việt Nam để vượt thoát gông cùm csVN đã đủ chưa để nói
lên “chính sách khoan dung” của csVN đối với ngời dân Việt Nam, thưa thượng tướng
cộng sản Nguyễn Chí Vịnh?
1973 - Two teenage Viet Cong soldiers at camp
near Cai Lay, one carrying a captured U.S.
automatic weapon, the other an anti-tank weapon.
Điệp Mỹ Linh