Năm 1976 vừa xong bậc trung học tôi
rời Vĩnh Long, lần đầu tiên ba anh em chúng tôi vượt biên cùng với mười bảy
người bạn chí thân. Vừa xuống tàu lớn chúng tôi đã bị bắt và đưa về nhà lao
Rạch Giá trong nỗi lo âu sợ hãi.
Trong nhà giam, mọi vấn đề về vệ
sinh đối với phụ nữ đỡ hơn nam giới. Buổi chiều, phụ nữ được thả ra sân chơi,
nhìn qua bên phía nhà của nam giới, tôi nhận diện được anh và em tôi qua ô cửa
sổ nhỏ. Chúng tôi trao đổi bằng cách ra dấu và biểu hiện bằng ánh mắt.
Đêm đêm tôi cầu nguyện Đất Trời, Ông
Bà đã qua đời, phù hộ cho anh em tôi được thoát tai nạn này.
Một buổi trưa đang mơ màng ngủ trong cơn nửa mê nửa tỉnh, những người cùng
phòng đánh bài, trò chuyện lao xao, tôi cố giương đôi mắt nhưng không thể được.
Bỗng một hình ảnh lung linh ở khung cửa sổ, trên nóc phòng giam. Hình bóng
người thanh niên, vận áo dài khăn đóng, gương mặt thanh tú và hiền từ. Tôi cố
vùng dậy thì thoáng nghe tiếng nói: “Tên tôi là….. (xin cho tôi được giấu tên)
tôi chết vì tội vượt biên ở Kiên Lương, Rạch Giá, tôi sẽ phù hộ cô suốt cuộc
đời ” và bóng hình ấy biến mất. Khi choàng tỉnh, tôi rất lo âu, sợ sệt. Nơi đây
tôi quen chị Ánh, Chị rất thương tôi vì chị thấy tôi thường hay khóc một mình.
Tôi đem giấc mơ kể chị nghe, chị cho biết, cách nay vài tháng có một chuyến tàu
của sinh viên, giả dạng là một đoàn văn công đi trình diễn văn nghệ, bị bại lộ.
Cả đoàn cùng nhau đốt tàu và tự thiêu ngoài khơi, chị ức đoán cách ăn mặc của
người trong giấc mơ là người trong chuyến hải hành này. Chị khuyên tôi, đừng lo
sợ, mỗi khi ăn cơm hãy gọi tên người ấy và lập lại lời người nói, mời người về
dùng cơm và cầu nguyện những gì tôi ước muốn.
Thế là từ đó tôi luôn cầu, khấn
nguyện cho anh em tôi được ra khỏi phòng tối. Một tuần lễ sau anh và em tôi
được ra ở hội trường. Tôi vô cùng mừng rỡ. Lại tiếp tục khấn cầu. Tuy là hy
vọng rất mong manh nhưng tôi vẫn khấn nguyện cho chúng tôi được sớm thả ra. Ồ
điều ấy khó lắm! Vì chúng tôi đang trong lứa tuổi lao động nên trước khi được
tha, bắt buộc phải đi lao động ở U Minh ít nhất một năm. Sau 2 tháng 10 ngày bị
giam, nhóm tôi được gọi tên tập họp. Lòng nghĩ thầm đi U Minh thôi! Nhưng một
phép nhiệm mầu, mười bảy người trong nhóm được “khoan hồng”. Thật tôi không ngờ
là điều này có thể xảy ra.
Sau đó, gia đình tôi vẫn lần lượt ra
đi. Tôi lại tiếp tục cầu nguyện cho anh chi em tôi ra đi thành công tôi sẽ ở
lại với Ba Má, được thế tôi mãn nguyện lắm rồi. Thế là mỗi chuyến anh, chị, em
của tôi đều đến nơi bình an. Duy chỉ có tôi thất bại, lầm lũi trở về. Rồi chờ
đêm thật khuya mới dám vào nhà. Má tôi bảo: mỗi lần nghe tiếng gõ cửa trong
đêm, lòng Má đau như cắt vì biết rằng con đi không thành. Ba Má đã đổ không
biết bao công lao, khó nhọc, vơ vét những gì có thể bán đổi lấy vàng để lo cho
tôi, thất bại là mất tiền. Với năm lần thất bại. Ba Má phải vay mượn, nhất
quyết cho tôi ra đi.
Một hôm Má tôi hỏi:
– Con đã cầu nguyện như thế nào? nói
cho Má nghe?
– Con cầu cho tất cả anh chị em ra
đi được bình an con ở lại với Ba Má.
Má tôi không nói lời nào, Má nấu một
mâm cơm chay và khấn Người đã phù hộ cho tôi xin lỗi người khuất mặt mà tôi đã
gặp trong giấc mơ. Má xin được lấy lại lời tôi khấn. Mong Người giúp tôi ra đi
được bình an, nếu có thương tôi người hãy giúp cho con tôi được hạnh phúc về
sau. Và Má tôi bảo:
– Từ nay con đừng cầu xin người ấy
nữa, hãy để cho Người ra đi thanh thản.
Vào tháng 5 năm 1979, trời chưa kịp
sáng tôi một lần nữa rời gia đình. Có người hướng dẫn tôi đến bến đò Rạch Sỏi.
Một chiếc đò nhỏ, tất cả mười ba người. Tôi cảm thấy lo với con số 13. Thật
vậy, đò vừa ra khỏi vùng khám xét, bỗng nhiên tắt máy và trôi theo con nước,
tất cả lo âu, hồi hộp. Chúng tôi bắt buộc phải nằm dài xuống lòng đò, một tấm
bạt được phủ lên che kín. Hai người trong nhóm thay phiên nhau sửa máy. Tôi cầu
nguyện Trời Phật Ông Bà che chở cho chúng tôi.
Tiếng máy nổ, có lẽ không lớn bằng
mười ba tiếng thở phào nhẹ nhỏm. Đò tiếp tục chạy, từ từ thấy biển khơi. Một
chiếc tàu thật dài khoảng mười mét hiện ra trước mắt. Chúng tôi lên tàu cả gia
đình chủ tàu, tài công đều là anh em ruột. Trong nhóm người đi đa số là họ hàng
gần trừ ra hai gia đình còn lại, và tôi không có họ hàng với chủ ghe. Như vậy
trong tàu này tôi là người đơn độc. Hoà, cậu thanh niên đưa chúng tôi đến ghe
lớn, vội vàng bỏ chiếc đò nhỏ xin chủ ghe đi theo. Tổng cộng bốn mươi hai
người.
Vừa vui lại vừa khóc! Lần này là
vĩnh viễn xa… xa tất cả những người thương, xa quê hương và biết đến bao giờ
mới có ngày trở lại? Sau đó nỗi lo ngại lại xâm chiếm lòng. Rồi đây chúng tôi
sẽ đi đâu và về đâu?
Nhưng tôi đã từng suy nghĩ ra đi là
tìm cái sống trong cái chết, vì vậy sẵn sàng chấp nhận một bị bắt hoặc tệ hại
hơn là bỏ mình ngoài biển khơi. Nghĩ như thế mới mong có đủ can đảm và cương
quyết ra đi.
Chiếc tàu tôi vừa lên, đã đi đánh cá
lâu ngày trên biển nên trên tàu có sẵn rất nhiều thực phẩm. Mấy hầm tôm, cá,
mực tươi. Mực khô, tép khô, gạo nước đều đầy ấp. Chủ tàu họ lo cơm nước rất chu
đáo cho những người trong chuyến đi này. Riêng tôi không ăn được vì bị say
sóng.
Ngày đầu ra khơi, lo lắng, bồn chồn
lẫn háo hức, không ai ngủ được, khi đêm đến tất cả lên boong tàu trò chuyện và
tôi được dịp làm quen những người đồng hành. Gia đình anh Hai, anh Ba, gia đình
anh Tư, anh Năm, vợ chồng anh tài công (anh Mài và chị Ánh), gia đình chú Tuấn,
vợ chồng anh Phở, vợ chồng Dũng Thắm, còn lại tất cả còn độc thân là chú Tuấn,
Anh Cường, Thường, Diếng, Giỏi, Hòa, Hùng, Liêm, bốn đứa con gái, Hà, Nguyên,
Hồng và tôi.
Lúc biển yên gió lặng, cùng nhau
phân công, ai biết nói tiếng Anh để có thể giúp mọi người khi đến nơi. Trong
nhóm có anh Dũng nhận trách nhiệm này, anh Ba, anh Cường là người Hoa có thể
nói tiếng Quang Thoại, tiếng Quảng Đông. Anh Ba rất vui tính, anh trò chuyện để
trấn an mọi người, anh kể sự tích chiếc tàu, rất linh thiêng, con gái của bà
chủ tàu trước đó đã chết ngay cột tàu. Khi gia đình anh mua về họ luôn luôn
khấn cô gái ấy. Trên tàu có một tượng Phật Bà thật cao, được thờ trước đầu tàu
để độ hộ cho gia đình anh mỗi chuyến ra khơi. Ngoài ra anh còn một lọ nước làm
phép. Anh bảo khi gặp nguy cơ chỉ cần thoa lên tóc thì nói đối phương sẽ nghe.
Cho nên anh rất có niềm tin. Đêm đó nhìn dáng của mọi người cùng hướng mắt ra
vùng biển bao la, lòng tôi như chỉ rối, lắc đầu xua đi khối nặng đang đè trong
não tôi cố gắng dỗ giấc ngủ, ngủ bình yên sau một ngày hoang mang sợ hãi.
Ngày sau, tàu vẫn êm đềm lướt sóng,
hai bên hong tàu có hai đàn cá đi theo…xa khơi bắt đầu thấy những mảnh ván đồ
đạc nổi trôi. Một nỗi lo sợ bao trùm. Có lẽ một chiếc tàu nào đã đắm gần đây.
Khoảng xế chiều, tàu đi cũng khá xa hướng về Malaysia. Thình lình anh tài công
bỏ ống nhìn, thông báo có hai chiếc tàu thật lớn từ xa tiến đến với tốc độ rất
nhanh, anh sợ với tốc độ này đụng phải, tàu sẽ bị vỡ tan.
Tất cả anh em chủ tàu chuẩn bị chống
trả vì họ có mang theo rất nhiều súng đạn. Theo kinh nghiệm đi biển họ biết đó
là hải tặc. Nhưng các bà vợ của họ khóc xin năn nỉ chồng đừng chống trả. E rằng
hải tặc có súng lớn hơn bắn lại, sẽ chết hết. Các bà khóc quá nên các ông buông
tay.
Tôi thật nhanh, nhảy vội xuống hầm
tàu lấy dầu nhớt bôi vào mặt mình cho xấu xí đi vì hai chị tôi đi trước viết
thư về căn dặn khi gặp hải tặc một là làm đàn bà có con nhỏ, hai là làm một đứa
con nít, thấy ai có con thì bế đại như thế mới mong thoát thân.
Trời ơi! Khi hai chiếc tàu cập vào
chúng tôi như người đã chết rồi. Tất cả đứng im như pho tượng. Bọn chúng chỉ có
cái khố che thân, mặt mày dữ dằn, tay cấm búa, dao, mã tấu, thật kinh khiếp vô
cùng. Tôi thấy chị Tư có hai đứa con nhỏ, tôi vội vàng bế đứa nhỏ nhất của chị,
vừa lúc ấy chúng đã tràn ngập lên tàu. Chúng chia chúng tôi ra làm ba nhóm: đàn
bà con nít, đàn ông con trai và con gái.
Tôi bế đứa nhỏ, nên chúng đẩy tôi
vào nhóm đàn bà. Chúng thay nhau lục soát khắp tàu, khắp nơi trên cơ thể của
từng người, chúng vơ vét vàng bạc, nhưng có lẽ điều chúng mừng nhất là những
khẩu súng đạn và thực phẩm tươi dưới hầm. Bọn họ quên chúng tôi trong giây
phút, chỉ lo vơ vét hết thực phẩm tươi về tàu. Thời gian sợ hải và kinh hoàng
kéo dài rất lâu.
Bỗng nhiên chúng ra dấu mang nhóm
con gái sang tàu chúng. Khiếp đảm và vô cùng tuyệt vọng! …Lúc này tôi chỉ biết
cầu nguyện mà thôi và tôi quên đi những gì Má tôi dặn dò, tôi cầu xin linh hồn
Người đã phù hộ cho tôi dạo trước. Xin người thứ lỗi cho tôi, ra đi mà không
dám nói, giờ nếu thương tôi xin giúp tất cả mọi người thoát nạn và những người
con gái kia không bị làm ô nhục, tôi rất cám ơn. Và từ xa xuất hiện thêm chiếc
tàu thứ ba, đang tiến dần đến. Tôi biết là khó sống hôm nay. Tôi khấn nguyện
xin Đức Mẹ, Ông Bà, Người phù hộ, nếu chết thì cho tôi được chết trên bờ, để Ba
Má tôi còn biết con mình bỏ xác nơi đâu, cầu cho những người con gái kia được
thả về tàu của mình, đừng bắt họ đi và được bình an. Tôi nguyện thề sau này tôi
sẽ vào đạo. Thế rồi tôi ngất đi không còn biết gì nữa.
Khi tỉnh lại, tôi cảm nhận có mùi
dầu Nhị Thiên Đường ở mũi. Cạnh tôi là một người đàn ông trung niên ăn mặc bình
thường. Ông nhanh tay dúi vào tay tôi một cuộn giấy tròn nhỏ, linh cảm đây là
người tốt, tôi vội giấu vào trong búi tóc tôi. Ông ta hỏi tôi có biết tiếng Anh
không, tôi gật đầu, ông ta vội nói: “Tôi là một thương buôn ở Singapore có hai
con. Sau này cần gì tôi giúp.”
Người thương buôn đưa cho tôi một
thau cháo, tôi không dám ăn, tôi sợ có thuốc mê, không còn nói được chỉ biết
lắc đầu kinh hãi. Nhìn chung quanh các bạn gái đã về lại tàu, Tất cả đều bình
an. Bọn hải tặc chỉ còn lảng vảng vài tên, lo vơ vét đồ đạc còn sót.
Ông cho người đem sữa đặc, dầu Nhị
Thiên Đường, cá mòi hộp cho chúng tôi. Nói bằng tiếng Quảng Đông, chỉ đường đi
đến Kuala Lumpur.
Sau khi hai chiếc tàu hải tặc đi xa
rồi, tàu ông mới rời chúng tôi. Ông chỉ xin tượng hình Phật Bà nơi đầu tàu.
Chúng tôi cùng ôm nhau khóc vì nỗi kinh hoàng đã qua đi. Kể từ giây phút đó tất
cả đã thành một đại gia đình, đùm bọc chở che cho nhau.
Định thần lại, tôi xem cuộn giấy nhỏ
của người thương buôn đưa, chính là địa chỉ của ông ở Singapore. Chiếc tàu thứ
ba chính là chiếc tàu ân nhân của chúng tôi. Xin cám ơn một tấm lòng nhân đạo,
xin ơn trên che chở cho gia đình người ân nhân này luôn an lành, hạnh phúc.
Đúng là một phép nhiệm mầu mà ơn trên đã ban cho chúng tôi thoát nạn hôm nay.
Đêm thứ nhì, để tránh gặp nguy một
lần nữa, đèn tàu tắt hết đêm nay không một ai dám ngủ mặc dù đã mệt lả người.
Thình lình một tia sáng loé lên từ xa, tàu hướng theo tia sáng ấy mà chạy.
Chúng tôi reo mừng, một dãy nhà đèn sáng choang, và một bến cảng trải dài. Tàu
cập vào cảng Hải Quân ở Terengganu. Hôm nay là ngày 12- 5- 1979.
Nhưng chưa kịp vui, một người lính
Hải Quân nhảy thẳng xuống boong tàu, bắn một phát súng chỉ thiên. Than ơi! Đại
họa đã giáng lần thứ hai sao? Chúng tôi khiếp cả hồn vía, con nít khóc vang,
tất cả dồn vào góc tàu, nép sát bên nhau run rẩy, người lính kia thì quát tháo
om sòm. Tôi chợt nghe loáng thoáng tiếng Anh thì phải? Tôi vội trấn tỉnh để
lắng nghe. Thôi đúng rồi! Tôi nhìn anh Dũng, anh ngồi bất động và đang cố gắng
che chở cho Thắm vợ anh.
– Ai có thể nói được tiếng Anh?
Hắn lập đi lập lại nhiều lần. Hồn
vía đâu trả lời. Một nỗi kinh hoàng trước họng súng hướng về chúng tôi.
– Không ai trả lời tôi sẽ bắn.
Tôi chỉ nghe có thế chân tay rời rã.
Nhưng nghĩ đến “chết” làm tôi nhớ Má tôi, bà thường đem chuyện đời xưa kể cho
con cháu nghe về kinh nghiệm sống trong chiến tranh. Thời chạy loạn giặc Tây,
Má tôi nhờ có chút vốn liếng tiếng Pháp, Má cũng từng giúp được cho bản thân
mình và những người phụ nữ cùng làng thoát cảnh bị Tây hãm hiếp. Tôi như cái lò
xo bật dậy, với vốn liếng Anh ngữ ít ỏi, tôi trả lời:
– Tôi biết nói tiếng Anh chút ít.
Và lạ thay người lính đó nhỏ giọng
xuống, tôi cảm thấy tinh thần mình bớt căng thẳng, tôi cố gắng tập trung nhiều
hơn.
– Có bao nhiêu người trên tàu? Hắn
hỏi
– Có bốn mươi hai người trên tàu.
Tôi trả lời
– Tôi đếm không đúng bốn mươi hai
người thì tôi bắn. Hắn chĩa súng vào ngay tôi.
Tôi không còn tinh thần nữa, tôi
khóc và quỳ xuống van lạy. Cả tàu thấy tôi quỳ lạy tất cả đều làm theo. Ngay
khi ấy hơn chục người lính khác kéo đến. Họ mặc đồng phục Hải Quân. Họ ra lệnh
tôi là người rời tàu trước tiên, đứng sang một bên, không bị khám xét và tất cả
lần lượt rời tàu, những người còn lại bị khám xét toàn thân nhưng không sàm sỡ
như bọn hải tặc dã man. Cũng nhờ tôi không bị xét nên lúc đi ngang tôi, Nguyên
vội nhét vào tay tôi một sợi dây chuyền, tôi vội giấu vào trong búi tóc.
Màn đêm buông xuống rất nhanh tôi
đoán gần 12giờ đêm. Những người lính Hải Quân cho chúng tôi ăn tạm bánh mì ngọt
vài trái bôm. Chúng tôi đã từ từ bình tỉnh lại.
Họ hỏi chúng tôi từ đâu tới, đi có
bị hải tặc không? Họ cho biết chúng tôi sẽ phải rời nơi này trong vài hôm. Họ
sẽ cấp xăng, thực phẩm và tiếp tục ra đi. Những ngày kế tiếp anh Ba anh Cường
có thể nói tiếng Quảng với họ, anh Dũng và tôi cùng họp tác trả lời bằng tiếng
Anh. Ba đêm liền chúng tôi ngủ ngoài trời trên nền xi măng cảng nóng bức. Mỗi
đêm thao thức vì có những người muốn giở trò tồi bại với con gái, các anh họ
của Nguyên, Hồng luôn nằm cạnh hai cô che chở còn tôi không có người thân nên
được nằm giữa Nguyên và Hồng. Rất cảm ơn hai cô bạn đã cho tôi một nơi nương
tựa, một tình tương thân tương ái.
Đêm thứ tư chúng tôi được vào một
căn nhà bằng gỗ hai tầng ở tạm. Khi vào nơi ấy chúng tôi nhận được những dòng
chữ để lại từ những người đến trước, trên tảng đá để làm bếp nấu nướng và vết
tích để lại là những nhúm tro tàn. ” Nơi đây không an toàn có thể bị kéo ra
khơi. ” Dòng nhắn tin này làm chúng tôi rất lo sợ, thì ra tai họa vẫn luôn chực
chờ bất cứ lúc nào, nhưng lời nhắn đó là những chân tình quý báu đối với chúng
tôi.
Lo lắng chưa biết phải đối phó như
thế nào thì một đêm có chiếc tàu cập vào cảng để lấy nước và xăng dầu. Một
người đàn ông bảo rằng tàu còn tốt sẽ bị ra khơi trở lại. Đến nửa khuya ông
khách lạ trở lại cùng các anh trong tàu đục thủng cho tàu chìm. Người ân nhân
đó một lần nữa đã đến với chúng tôi trong việc làm vô cùng thánh thiện, người
ấy không ai khác hơn chính là người Singapore đã giúp chúng tôi khi hải tặc
cướp tàu. Xin muôn vạn lời cám ơn, tấm lòng nhân hậu, một lần nữa xin gửi đến
ân nhân lòng biết ơn và lời nguyện cầu mọi điều may lành đến với ông và gia
đình.
Thế là thoát nạn! Sáng hôm sau tàu chìm,
bắt đầu có cảnh sát đến canh giữ chúng tôi. Cứ mỗi hai tiếng đồng hồ họ thay ca
trực, mỗi ca là hai người cảnh sát, nhờ có canh gác và có nhiều phòng, từng gia
đình ngủ riêng, tôi cùng ba chị em của Nguyên chung phòng, con trai ngủ dọc
theo hành lang để bảo vệ cho con gái.
Chiều đến, có tàu của lính commando
cặp vào cảng lấy nhiên liệu. Họ vào trò chuyện với anh Ba và anh Cường. Nhưng
đêm đến đang yên giấc, vài lính commando thực hiện những hành động xấu xa. Trải
qua bao lo âu mệt mỏi, mấy anh ngủ say không hay lính đã vào phòng chúng tôi.
Hốt hoảng vì họ pha đèn vào mặt, tôi bật ngồi dậy và la to: “Chú Tuấn ơi, cứu
tụi con.”
Tất cả con trai chạy sang. Chú Tuấn
đã bị họ đánh báng súng vào đầu. Chúng chưa kịp giở trò, thì vội chạy nhanh vì
một chiếc xe cảnh sát khác đến thay ca trực. Thì ra hai người cảnh sát trước đã
toa rập với họ thực hiện điều xấu xa. Cám ơn Phật Trời đã che chở những đứa con
gái này thoát nạn đêm nay. Anh Dũng đã thuật lại cho hai người cảnh sát vừa đến
thay ca trực, họ lập biên bản và kể từ sau hôm ấy chúng tôi mới được yên thân.
Từ đó, đêm đến các anh trong tàu đem chúng tôi giấu dưới lườn một chiếc xe hư
lánh nạn.
Hai tuần lễ trôi qua, họ đưa chúng
tôi rời Cảng bằng xe cam nhông nhưng không biết đi đâu và đến nơi nào. Xe được
che kín mít, cố vén tấm bạt xem. Ôi! Toàn là rừng rậm lại một phen lo âu hoảng
hốt. Sau một đoạn đường dài ngoằn nghèo và nhấp nhô, bất chợt xe dừng lại.
Xuống xe, nhìn thấy phía bên trong hàng rào dây kẽm gai toàn là người.
Mừng quá! Mừng quá người Việt Nam. Những
người đồng hương chào hỏi, tiếp đón ân cần, được đưa vào trại tỵ nạn. Chúng
tôi, người về từ cõi chết!
Sau khi tạm ổn định, mới vỡ lẽ đây
là một trại tập trung tổng cộng hơn ba ngàn người Việt tỵ nạn. Người ta gọi nơi
đây là Rừng Dương vì chung quanh toàn là cây Dương. Không có Cao Ủy Tỵ Nạn Liên
Hiệp Quốc cũng không có Hồng Thập Tự đến, hầu như phải tự túc. Không biết bao
giờ được vào trại chính thức. Gần hơn năm nay chưa ai được ra khỏi nơi này. chỉ
biết đợi chờ… Những gia đình ở khá lâu họ trồng trọt, những vườn rau xanh biếc,
chăn nuôi gà để sinh sống. Họ cho biết trước đó nhiều tàu được gọi ra đi nhưng
không rõ được vào trại hay đã bị đưa ra khơi, hoàn toàn bặt tin.
Nơi Rừng Dương, ai có tiền muốn gì
cũng có, người bản xứ họ mang lương thực nước uống bán lấy vàng hay tiền đô Mỹ,
chúng tôi nhờ vào gạo, cá khô còn sót lại, cùng chia nhau ăn. Gạo đã vơi đi
dần, chúng tôi phải nấu cháo. Khi hết hẳn lương thực, mạnh ai nấy lo thân. Tôi
đã cùng ba chị em Nguyên thành một gia đình, các anh cùng tàu trốn trại vào
rừng đốn lá và lợp cho một mái nhà để trú mưa. Thức ăn dần dần hết, người ta
lẻn vào rừng tìm rau cỏ ăn, tôi là thân con gái không dám đi, lính Mã Lai bắt
được trốn trại họ đánh nhừ tử. Tôi chờ cho mọi người ăn hết đọt rau cỏ non, bỏ
phần già, tôi nhặt lại ăn cho qua ngày. Một hôm giặt đồ tôi phát giác ra một
sợi dây chuyền còn sót lại, Má tôi đã cẩn thận may vào cạp quần, mừng quá, nhờ
người đổi ra tiền Mã.
Sau khi có tiền việc đầu tiên tôi
nhờ mấy người trốn trại mua giùm vật dụng cần thiết nhất, thế là đã mất đi hơn
hai phần ba số tiền. Phần còn lại tôi mua đường để đủ sức chịu đựng khi đói, mì
gói bốn đứa chia nhau làm canh ăn đỡ dạ. Sợi dây chuyền tôi giấu được cho
Nguyên cũng dành để chi vào những nhu yếu phẩm cần thiết nhất cho ba chi em cô.
Rất vất vã và thiếu thốn mọi phương tiện, chúng tôi cũng gặp những người muốn
giúp đỡ, che chở. Nhưng ở đời có ai học được chữ ngờ. Nghĩ vậy nên ba đứa con
gái chúng tôi không dám nhận. Tôi luôn tự nhủ lòng “Trời sanh voi sanh cỏ”.
Thôi thì “Hết cơn bỉ cực đến hồi thới lai”. Ráng cố gắng chịu đựng một thời
gian xem sao!
Sinh hoạt ở đây, chiều khoảng 3 giờ
đến 8 giờ tối, những người kiểm soát trại, mở hàng rào kẽm gai, gọi số tàu
xuống biển tắm theo nhóm. Thời gian trôi qua cũng được hơn hai tháng. Một chiều
xuống biển tắm, loa phóng thanh gọi số tàu tập họp. Trong đó có tàu của chúng
tôi ” VNKG 0249”. Vội vã chạy về lều, được biết hôm nay có tất cả bốn chiếc tàu
được ra khỏi trại Rừng Dương. Đây là diễm phúc hay điều bất hạnh?
Tất cả mọi người đều hoang mang
không hiểu tai sao chúng tôi đến sau lại được đi trước? Khi chiếc xe cam nhông
đến, người lớn tuổi bàn với nhau, chuyến xe đầu nếu đến được trại chính thức
thì đánh lên thành xe dấu thập, còn nếu bị ra khơi thì đánh dấu trừ, để cho
những người sau biết đường mà lo liệu. Nhóm chúng tôi đi sau cùng. Khi xe đầu
trở về đón tiếp, tất cả hò reo mừng rỡ, vì chữ thập đã được ghi lại thành xe.
Bắt tay từ giã những người bạn thân quen, tuy ở ngắn ngủi nhưng chúng tôi rất
bùi ngùi xúc động vì cùng chung cảnh ngộ. Hy vọng một ngày gần tất cả sẽ được
thoát khỏi nơi này. Các chú bác còn ở lại căn dặn khi gặp Cao Ủy Tỵ Nạn nhớ cho
họ biết, còn rất nhiều người tỵ nạn bị lãng quên nơi Rừng Dương.
Đến trại vào buổi chiều. Nơi đây có
phái đòan Mã Lai, trưởng trại, thông dịch viên tiếp đón, được biết đây là Trại
Tỵ Nạn Cherating. Tất cả sẽ được cấp lều cho tạm trú, thực phẩm khô do Hội Hồng
Thập Tự tiếp tế, mỗi tháng được thêm một phần thịt, rau tươi. Sẽ có các Phái
đoàn từ các quốc gia trên thế giới đến mở hồ sơ, phỏng vấn và cho định cư ở
nước thứ ba. Tôi như người đi trên mây, chỉ biết khóc… khóc vì sung sướng, khóc
vì biết mình đã được TỰ DO.
Trại Cherating là một xã hội mới.
Một xã hội thu nhỏ trong cộng đồng người Việt ly hương. Cũng bon chen cũng cạm
bẫy, cám dỗ. Tuy nhiên bên cạnh những người xấu, cũng có những người với tấm
lòng nhân hậu vị tha. Chợ nhóm buổi sáng, ban đêm có quán café ca nhạc, có
trường học dạy sinh ngữ.
Trường học được lập ra cho mọi
người. Ai muốn có chút vốn liếng ngoại ngữ để định cư ở nước thứ ba. Học cũng
để quên đi thời gian, quên đi nỗi nhớ gia đình, nhớ quê hương.
Công lao này do các anh sinh viên
học sinh xuất thân từ trường Pétrus Ký, Taberd, Phú Thọ. Họ xin Cao Ủy Tỵ Nạn
các dụng cụ học đường như sách, tập viết, phấn và bảng đen. Các anh dựng lớp,
đóng bàn học và thay phiên nhau dạy các lớp buổi sáng, các lớp buổi tối, miễn
phí. Việc làm thiện nguyện của các anh thật cao quý.
Lều chúng tôi được dựng trên một nơi
trước kia là bãi rác, nằm cạnh bìa rừng, chung quanh trại rào dây kẽm gai. Có
những đêm đang ngủ, tiếng la thất thanh “Có rắn!” bọn tôi nằm bất động, rắn bò
ngang mình từng đứa, toát mồ hôi hột, thế là thức trắng đêm vì sợ. Có lần bị
rết kẹp nhức nhối, may có các cụ người Hoa tốt bụng dùng tỏi vắt đắp cho tôi
qua cơn đau. Đêm nào mưa thì như đêm ấy ngủ ngồi, nước ngập từ bãi rác xông lên
nồng nặc mùi hôi thối. Dần dần có thêm điều kiện các anh trong tàu đóng sạp cao
để tránh rắn rết.
Trải qua những ngày dài buồn khổ vì
nhớ nhà, nhớ cha mẹ còn kẹt lại ỏ Việt Nam. Không sao nhắn được tin tức cho gia
đình là tôi đã bình yên. Khi có người ra đi định cư nước thứ ba, tôi cũng như
bao người vội vã viết vài lời nhắn gửi cho thân nhân. Nhưng rồi cũng vô vọng.
Nguyên, Hồng, Liêm ba chị em được phái đoàn Canada nhanh chóng chấp nhận, vì Ba
Nguyên làm hãng viết chì Pacific ở Biên Hòa. Ba chị em từ giã tôi đi Canada rất
nhanh. Còn lại một mình tôi đã cố gắng sống, sống trong buồn bã đơn độc. Cuộc
sống khó khăn, sống thật bơ vơ, tôi phải chống chỏi với đời bằng đôi tay nhỏ bé
và yếu đuối của mình. Tuy khổ nhưng lúc nào tôi cũng cố giữ lòng trong sáng,
tôi tự nhắc nhở với chính mình. Khổ đã quá nhiều, tại sao chỉ còn gang tấc mà
không vượt qua được hay sao?
Sau khi ba chị em Nguyên ra đi, tôi
xin các anh đóng cái sạp riêng cho tôi vì hai cô bạn đi rồi không còn ai nằm
hai bên che chở cho tôi. Thế là tôi có một giang san riêng, bề ngang nửa mét,
bề dài một mét rưỡi. Mỗi buổi sáng tôi thức thật sớm xuống gần bờ biển tập thể
dục. Các bác người Hoa dạy tập Tài Chi, trưa thì cùng các tổ đi làm vệ sinh phòng
tắm nữ, thời gian bạn bè bên nhau trong trại Cherating, hàng ngày được nghe, và
nhắc nhở đến những kỷ niệm nơi quê nhà dấu yêu. Tất cả những kỷ niệm ấy lúc nào
cũng đẹp. Những câu chuyện hay những kỷ niệm đẹp đều bắt đầu bằng hai chữ “Ngày
xưa” đã được nhắc đến một cách thiết tha và u hòai không ai có thể quên. Vì
những nhớ nhung ấy những người đến trước đặt tên trong trại ty nạn Cherating,
những khu vực là Sài Gòn, Chợ Lớn, và tên những con đường Tự Do, Nguyễn Huệ, Lê
Lợi …
Chương trình dạy anh văn được rút
ngắn. Mỗi tối tan học về, cùng các bạn nghe ké Radio, tin tức đài BBC hay đài
VOA. Tôi thường ngồi khóc một mình, khi nghe được tiếng hát Khánh ly, Lệ Thu,
Elvis Phương… những bài hát nghe nhớ nhà “đứt ruột”. Đó là hai chữ mà ngày xưa
tôi thường nghe Ba Má tôi nói. Tôi không hiểu thế nào, nhưng giờ đây tôi đã
hiểu thấu thế nào là “đứt ruột”.
Một sáng tinh sương, khí trời dịu
mát, sau khi đi tập thể dục xong, tôi lang thang đến văn phòng thông tin, cũng
như bao người có mặt nơi đây dò xem danh sách những người có thân nhân đi tìm.
Tôi không tin vào mắt mình tên tôi rõ ràng từng nét ngày sanh, số tàu “có thư
bảo đảm”. Tôi như người điên la thật to và nhảy tung tăng mừng rỡ khi bình tĩnh
lại, chung quanh mọi người đều cười về sự vui mừng trông thật ngây ngô của tôi.
Họ đã đồng cảm chia sẻ với niềm vui mà tôi đang có.
Đó là lần đầu tiên, nhận thư từ Úc
của hai chi tôi gửi sang kèm cái cheque một trăm đô. Tạm thời chưa sử dụng được
vì không có nơi đề đổi tiền. Nhưng điều quan trọng vào lúc này, lá thư của hai chị.
Nó có ý nghĩa như lá bùa hộ mạng, để chứng minh khi tôi gặp phái đoàn Úc sau
này.
Thời gian chờ đợi chậm chạp trôi
qua. Tôi được phái đoàn Mỹ và phái đoàn Pháp phỏng vấn nhưng tôi không khai có
anh ở Mỹ và có cô ở Pháp. Tôi muốn đi Úc vì đa số anh chị đều ở Úc. Theo qui
định của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc dạo ấy. Ai muốn chờ quốc gia mình muốn
đến” bốc đi” (định cư) thì ít nhất phải có hai quốc gia khác đóng “dấu bác”(
khước từ) vào hồ sơ, tôi đã có đủ điều kiện vì phái đòan Mỹ và phái đoàn Pháp
đóng dấu khước từ.
Hai tuần sau phái đoàn Úc đến trại
phỏng vấn. Tôi không có tên trong danh sách phỏng vấn vì thứ tự hồ sơ chưa đến.
Phái đòan sẽ làm việc bốn ngày, và ba tháng sau họ mới trở lại trại lần nữa.
Những người có kinh nghiệm cho biết, nếu phỏng vấn nhanh, đôi khi họ bổ túc
thêm danh sách. Với ý chí cương quyết và tinh thần nhẫn nại tôi không đầu hàng
số phận Tự nghĩ mình phải làm sao và như thế nào để được vào phỏng vấn? Thế là
mỗi buổi sáng, tôi đều đứng chờ ngoài văn phòng phỏng vấn. Trưa đến giờ nghỉ,
tôi vội chạy về lều ăn qua loa, rồi đến văn phòng tiếp tục chờ. Trên tay tôi
luôn có “lá bùa hộ mệnh”. Hồi hộp và chờ đợi…Nhưng nghĩ lại. Tôi chờ ai đây, và
chờ điều gì? Trong khi tên tôi chưa được niêm yết. Tôi chỉ biết cầu Phật Trời
và Ông Bà, ban một phép nhiệm mầu cho tôi.
Ba ngày trôi qua, hết giờ làm việc
tôi buồn thiu, lặng lẽ ra về …mấy đứa cùng chuyến tàu cứ chọc “Đừng lo nữa chị
ơi, chờ đi theo diện “hốt rác” với tụi em cho vui…”
Đến ngày thứ tư, tôi cảm thấy tuyệt
vọng, danh sách ngồi chờ phỏng vấn vẫn còn. Tuy nhiên lòng tôi vẫn cương quyết
không bỏ cuộc. Tôi khấn nguyện ơn trên giúp tôi có niềm tin và hy vọng…cho đến
giây phút cuối cùng cuộc phỏng vấn kỳ này.
Bỗng một trận mưa thật lớn trút
xuống, mọi người chạy tán loạn. Riêng tôi vẫn đứng im chờ đợi, bị ướt cả người,
vốn mảnh mai yếu đuối. Tôi đã tự hỏi “không biết điều gì đã thúc đẩy tôi có một
sức chịu đựng thế này?” Có lẽ đó là niềm tin mãnh liệt trong tôi, được đức tin
này là nhờ Ba Má tôi từng kể lại những tháng năm dài chạy loạn, từ thời Pháp
thuộc cho đến trận Mậu Thân, và biến cố năm 1975. Ba Má tôi đã chịu đựng không
biết bao gian khổ, khó khăn để cho mười đứa con được thành người, và tương lai
tốt đẹp. Công ơn dưỡng dục sinh thành của Ba Má vẫn luôn là một nét son đẹp
nhất trong đời. Đây là tấm gương sáng mà Người đã dành cho con cháu đời sau noi
theo, hình ảnh này mãi mãi không phai nhòa. Bên cạnh đó trong tôi còn có một
tinh thần của một Hướng Đạo sinh Việt Nam. Chúng tôi luôn tươi cười và hát khi
gặp khó khăn hoặc hiểm nguy “Hướng Đạo Việt Nam khó khăn coi thường, Hướng Đạo
Việt Nam đuốc thiêng soi đường, luôn luôn ta bền gan rèn tâm hồn trong sáng ….”
Vâng, tôi sẽ và rất kiên cường vượt qua mọi thử thách đã và đang chờ. Xin biết
ơn những huynh trưởng trong Hướng Đạo đã rèn luyện cho tôi một tinh thần phấn
đấu và niềm hy vọng để sinh tồn.
Người được phỏng vấn đứng lên từ
chiếc ghế trước mặt người tùy viên di trú Úc, anh trật tự gọi tiếp danh sách
nhưng vắng mặt. Bây giờ chỉ còn phái đoàn Úc và bác thông dịch viên. Như một
điều kỳ diệu, tôi không tin vào mắt mình tôi vuốt nước mưa trên mặt, người tùy
viên Úc vẫy tay gọi tôi vào, tôi đứng như pho tượng, không nhấc nổi đôi chân.
Bác thông dịch gọi tôi.
– Cháu vào đây…
Bừng tỉnh, mừng khôn xiết! Tôi chạy
nhanh vào văn phòng. Họ mời ngồi và tự giới thiệu tên. Tôi biết được người
thông dịch viên tên Đào (tôi không rõ là họ hay tên)
Thế là cuộc phỏng vấn bắt đầu.
Bác Đào bảo:
– Cháu có biết tiếng Anh không?
– Thưa bác cháu biết ít thôi, cháu
sợ quá!
– Cháu biết gì cứ trả lời, vì sẽ
được nhiều ưu điểm, lúc nào không biết Bác sẽ giúp cháu. Bác rất ân cần và
nhiệt tình, lời nói rất nhỏ nhẹ nên làm tôi hết lo sợ. Bác Đào thông dịch:
– Tại sao cháu đứng trong mưa, tại
sao ngày nào ông ta cũng thấy cháu đứng trước cửa văn phòng, chờ đợi điều gì và
chờ ai? cháu muốn đi đâu?
Tôi như người từ trên trời rơi
xuống, chưa được hoàn hồn. Bác Đào tiếp:
– Cháu trả lời đi.
Bác Đào đánh thức cơn mộng của tôi.
– Dạ cháu chờ đợi vì cháu không có
tên trong danh sách phỏng vấn đợt này, cháu muốn đi Úc. Cháu có hai người chị ở
đó đang làm bảo lảnh cho cháu.
– Hai chị làm nghề gì, ở Tiểu Bang
nào, có giấy làm bảo lảnh chưa? Có bằng chứng gì không?
Tôi vội đưa lá thư hai chị tôi viết
bằng anh ngữ, hai chị biết sẽ dễ dàng khi tôi gặp phái đòan Úc sang phỏng vấn. Sau
khi đọc xong lá thư. Họ bắt đầu phỏng vấn rất chi tiết lý lịch cá nhân và cả
gia đình. Thình lình một chiếc máy bay đang bay trên bầu trời, người tùy viên
Úc chỉ lên trời hỏi tôi.
– Đó là gì?
Đồng thời ông hỏi những vật dựng
trên bàn. Tôi phải tự trả lời bằng tiếng Anh. Sau vài giây hồi hộp, ông nói với
Bác Đào, bác nhìn tôi mỉm cười:
– Phái đoàn Úc đã nhận cháu rồi.
Tôi lặng người và nước mắt rơi, một
giấc mơ tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Tôi thật không ngờ đời mình được diễm phúc
như hôm nay. Tôi vừa khóc vừa cười vì sung sướng. Tôi đứng lên cám ơn Bác Đào
và phái đoàn.
Ra về, suốt con đường về lều vừa đi
vừa cười như một người điên. Và cảm thấy chưa có ngày nào đẹp như hôm nay, kể
từ lúc tôi dấn thân vào cuộc đời ly hương.
Chiều nay, tôi âm thầm khui mấy hộp
đậu đây là thức ăn được tiếp tế, ngày nào cũng ăn nên chỉ cần ngửi mùi làm ai
cũng phải sợ. Rửa sạch và nấu một nồi chè đãi các bạn, báo tin vui. Do tâm lý
ai nấy đều công nhận nồi chè đậu hôm nay vừa ngon lại vừa thơm. Không ai tin
phái đoàn Úc nhận tôi đi định cư là sự thật.
Hai tuần sau nhân viên văn phòng Ban
đại diện gọi danh sách những người được nhận làm thủ tục khám sức khỏe, trả lều
lại cho Ban nhà đất. Đúng một tháng tôi được chuyển trại để chờ chuyến bay.
Trại chuyển tiếp chúng tôi đến là trại Sungei Besi. Nơi đây vừa mới xây loại
nhà tiền chế, phòng bốn người ở, thức ăn được nấu sẵn, đến giờ mang dụng cụ
lãnh thức ăn, giữa trại có một Tivi chiếu phim cho xem. Chúng tôi được xe bus
đưa ra Kuala Lumpur để khám sức khỏe và được hướng dẫn đi ngân hàng đổi chèque.
Ai cũng bảo sung sướng quá! Nhưng
càng sung sướng thì lòng tôi càng nhớ nhà, càng đau lòng nhiều hơn…Giờ đây tôi
hiểu thật đầy đủ ý nghĩa lời của Ba Má tôi nói: “Ở đời các con hãy nhớ, được
như hôm nay đó là do phước đức ông bà để lại. Vậy theo đó mà noi gương.” Vâng,
tôi là người hưởng rất nhiều phước đức của Ông Bà Cha Mẹ. Đời đời không bao giờ
quên lời dạy quý báu của Ba Má tôi.
Tháng 12 tôi có chuyến bay đi Úc.
Tại phi trường Malaysia còn sớm, chúng tôi được đi xem các cửa hàng. Tôi không
quên người ân nhân Singapore ngày nào đã cứu mạng, tôi mua một post card gửi
đến ông, viết lời cám ơn và từ giã, tôi rời Mã Lai đi đinh cư ở Úc.
Ngày 6- 12- 1979 chuyến bay Boeing
rời Mã Lai đến Melbourne vào lúc 6 giờ sáng. Chuyến xe bus đưa chúng tôi về
Wiltona Migrant Hostel người ta bảo đây là mùa ấm thế mà chúng tôi lạnh run.
Trời còn hơi sương và một buổi sáng thật yên tịnh, một thành phố trong lành,
người Úc niềm nở hiếu khách thật dễ thương. Có thông dịch viên tiếp đón và ân
cần cho biết sơ về nơi đây. Còn quá sớm nên chúng tôi được đưa về phòng ngủ,
trưa sẽ trở lại văn phòng họp để nghe điều lệ và thủ tục định cư.
Hostel này ngày xưa là một trại lính
gần bờ biển Williamstown. Sáu đứa con gái độc thân ở một căn, gồm ba phòng ngủ,
một phòng khách, tiện nghi không thiếu, ngày ba buổi ăn trong canteen, có nhân
viên quét dọn phòng, trải thay drap giường. Điều quan trọng là họ đã tổ
chức lớp học anh văn, không những thế mà họ còn dạy cho chúng tôi biết thế nào
là lịch sự văn minh của người tây phương, hướng dẩn từ cách ăn cách nói để hòa
nhập vào phong tục và tập quán của người Úc.
Chúng tôi không có khóa học tại
Hostel nên sáng xe bus đưa chúng tôi đến trung tâm sinh ngữ ở Collingwood học.
Ăn sáng xong, mỗi đứa nhận một bọc thức ăn cho phần ăn trưa, đã đặt chiều qua.
Đây là thời gian hiếm nhất để chúng tôi nhanh chóng hoàn tất khóa học tòan thời
gian. Gia đình được ở trong Hostel một năm, riêng độc thân thì sáu tháng. Sau
khi trừ tiền ăn ở trong Hostel, chúng tôi được lãnh một cái chèque 23 đô
la mỗi hai tuần. Thật sự tôi chưa bao giờ ngờ rằng cuộc đời mình quá may mắn
như thế, người dân Úc thật tốt, họ mang mình đến đây, lo từ vật chất đến tinh
thần.
Càng nghĩ tôi càng cố gắng vươn lên
cố gắng làm một người công dân tốt hầu đáp lại tấm chân tình họ đã cưu mang tôi
và cả gia đình tôi.
Năm 1981 vì lời nguyện cầu cho
chuyến vượt biển bình an và cho cả tàu thoát hiểm tôi đã xin được rửa tội vào
đạo trong mùa Phục Sinh. Sau một năm học anh văn tôi ghi danh vào đại học RMIT
(Royal Melbourne Institute of Technology and Melbourne Technical College) vì
muốn có một nghề vững chắc hơn. Một mặt bảo lãnh Ba Má tôi. Nhưng vào lúc ấy Bộ
Di Trú cần điều kiện phải có việc làm, vội vã đi tìm việc làm ngay, tôi đã gác
việc học lại.
Ba Má được ra đi đó là điều tôi hằng
ao ước, được báo đáp tình thương mà Ba Má tôi đã hy sinh cho anh chị em chúng
tôi. Tôi làm ca đêm cho một hãng Kotex Mills ở vùng Brunswick dệt vớ phụ nữ,
không ngại gian khó chỉ mong sao Ba Má được an hưởng tuổi già. Sau đó tôi xin
làm một hãng khác ca ngày, cố làm hết sức mình cùng các anh chị lo cho gia
đình, ngoài ra phải trả lại số nợ Ba Má đã vay cho tôi ra đi lần cuối cùng.
Năm 1982 tôi lập gia đình, 1983
chúng tôi được một trai và 1989 có thêm một gái.
Mùa Phục sinh năm 1984, Ba Má tôi đã
được đến Úc theo diện đoàn tụ gia đình. Đó là niềm hạnh phúc nhất đời của anh
chị em chúng tôi. Ước mơ của tôi đã thành sự thật. Xin tạ ơn Đất Trời đã ban
Hồng Ân đến cho đời tôi. Cùng năm này may mắn được trúng tuyển trong kỳ thi do
Bưu Điện Úc tổ chức, công việc đã cho gia đình tôi một cuộc sống ổn định trên
bước đường lưu vong. Món quà quý nhất trong xã hội mới mẻ này.
Ba Má tôi thường bảo: “Đất nước này,
người dân này tốt quá họ đã đem lòng nhân đạo để cưu mang chúng ta, Ba Má già
rồi không làm được gì nữa. Bổn phận các con hãy ráng làm để trả ơn giùm Ba Má,
và dạy dỗ con cái của mình trở thành người hữu dụng mai sau cho nước Úc và đẹp
mặt cho người Việt Nam của mình nữa nhe con.”
Lời nhắc nhở này chúng tôi luôn ghi
nhớ và cố gắng sống sao cho đáng làm người, tôi không làm được gì hơn là hết
lòng dạy dỗ các con phải lấy Nhân, Lễ Nghĩa, Trí, Tín làm nền tảng cho cuộc
sống. Và tôi luôn hy vọng mai sau chúng là người có đức, có tài cùng góp một
bàn tay giúp xây dựng đất nước này, và mãi mãi không quên mình là người Việt Nam
kiên cường bất khuất!
Kim Oanh
Mùa Phục Sinh 2004
(*) Năm 2009 anh chị Tư chủ tàu đến
Melbourne thăm anh chị Mài (tài công) đã hẹn gặp Hà và tôi. Nhờ mối liên lạc
này năm 2010 tôi đi Canada gặp lại Nguyên, Hồng, Liêm. Nhờ anh Biện Công Danh
tìm anh Cường ở New Zealand, cơ duyên cũng ngộ. Nhà anh Cường lại ở gần nhà anh
Danh. Nhưng tiếc thay anh Cường qua đời trong cơn đột qụy.
Tạ ơn Đất Trời, rất vui mừng khi tất
cả còn lại đều bình an và con cái thành công nơi xứ người.
JOURNEY
THROUGH THE EAST SEA
Translated by Khổng thị
Thanh-Hương
In 1976, shortly after finishing
high school, I tried to flee my country Viet Nam by ship via Vinh Long with my
three brothers, and seventeen other close friends, for the first time. No
sooner had we boarded a big ship than we were arrested. In anxiety and fear, we
were taken to Rạch Gia prison.
In prison, hygiene issues are better
for women than for men. In the afternoon, the women were permitted to spend
some time outside. Looking over to the males’ section, I caught sight of my
brothers through a small window. We exchanged hand signals and eye contact.
At night I prayed to Heaven and to
our ancestors that they might deliver my brothers and me from the crisis. One
afternoon, while my cellmates were chatting and playing cards, I tried in vain
to open my eyes, half asleep, half awake. Suddenly, a glowing image appeared
near the ceiling, in the window frame. It was a man, wearing a traditional
Vietnamese outfit (khăn đống / áo dài), with a genteel and kind
countenance. I heard him speak to me, while I was trying to sit up: “My name is
… (allow me to conceal his name). I died because I committed a transgression
for trying to flee the country by boat at Kiên Lưong, Rạch Gía. I will bless
all the days of your life.” Then he disappeared. Awakened, I was deeply worried
and frightened. During my imprisonment, I made the acquaintance of chị Ánh who
loved me very much. She often discovered me crying alone. I revealed my dream
to her. She disclosed that a few months before there had been a boat full of
students who tried unsuccessfully to escape, pretending to be a performance
troupe. The exposure to the Viet Cong of their ruse resulted in a perilous
outcome. The group set the boat alight and then set themselves on fire at sea.
She guessed this must be one the young men, based on his attire. Chị Ánh said:
“Don’t worry, every time you eat or every time you have a meal call his name,
and repeat what he said to you; invite him to eat with you and pray for what
you wish.”
So, from then on, I called upon his
help so we could leave the dreary room. A week later, our condition improved.
We could stay in the hall. Exhilarated, I continued to pray to him for our
early release, although hope was feeble. Oh, that was not easy! Because we were
of working age, and in order to be released, we were to be sent to forced-labor
camps in the U Minh jungle for at least one year. After two months and ten days
of imprisonment my group was called to assembly. “This is surely U Minh!” But
miraculously, seventeen people in the group, including me, were “exonerated”. I
did not expect this to happen.
Afterwards, one by one, my family
attempted to flee Viet Nam. I continued to pray for my siblings’ successful
escapes. I would have been very content to stay behind with my parents.
Subsequently, each journey ended safely. It was only I who resignedly returned,
due to continuous failures. I would only dare to enter the house after it was
late. My mother said that every time she heard a knock on the door in the
night, her heart ached knowing her child had failed. My parents put so much
effort and endured great hardship and gleaned whatever they could sell in
exchange for gold for my escape. Failure meant losing money. After five
attempts to escape the communist regime my parents had to borrow money and
urged me to leave the country. One day Mother asked me:
– Tell me, how did you pray?
– I pray for all my brothers and
sisters’ safe journey so I can stay behind with you and Dad. My mother did not
say a word. She cooked a platter of vegetarian dishes and prayed. She
apologized to the man I had met in my dream. She wanted to revoke my prayer and
asked him to help me flee safely and if he cared for me, to please help me to
be happy later. Then she said:
– From now on, stop praying to him.
Let him go in peace.
In May 1979, at the crack of dawn I
left my family again. Someone guided me to Rạch Sỏi Ferry to board a passenger
ferry with thirteen other people. I was concerned because of the number 13.
Indeed, when the boat was just outside of the inspection area its engine
suddenly died and it drifted along the current. Everyone was anxious and
nervous. We were forced to lie down on the bottom of the boat, covered by a
tarpaulin. Two people in the group took turns repairing the engine. I prayed to
God and to Buddha for our protection.
The sound of the engine was not as
loud as the thirteen passengers’ sounds of relief. The boat kept proceeding and
gradually we saw the open ocean. A very long ten-meter boat appeared before our
eyes. We all boarded the boat. The boat owner and steersmen were related. Among
the traveling group, most of the passengers were close relatives to the boat
owner, except two other families and me. I was alone on this ship. Hòa, the
young man, took us to the big boat, hurriedly left the small boat and asked the
owner if he could go along. A total of forty-two people.
I cried tears of joy! This time was
far away forever … far away from all the loved ones, far from home and who knew
when I would return? Again, fear invaded my heart. Where were we going and what
would happen? I used to think about leaving my country so that I could find
life in my own death. I was willing to accept capture, or worse, to lose my
life in the ocean… My mentality helped me to have the courage and determination
to escape.
The boat that I had just boarded has
been a fishing boat for ever and ever. So, it had plenty of food. Several holds
of shrimp, fish and fresh squid. Plenty of dried squid, dried shrimps, and
rice. The owner took good care of his passengers. I could not eat because of
seasickness.
The first day at sea, no one could
sleep because we were restless and excited. When the night came, we all went up
to the deck to chat and I had the opportunity to make acquaintances with my
shipmates. Anh Hai’s, anh Ba’s, anh Tư’s, anh Năm’s families, the steersman and
his wife (anh Mài and chị Ánh), chú Tuấn’s family, anh Phở and his wife, a
couple named Dũng and Thắm, and singles like chú Tuấn, anh Cường, Thường,
Diếng, Giỏi, Hòa, Hùng, Liêm, and four single girls Hà, Nguyên, Hồng and
myself.
When the sea was calm, we assigned
people according to their skills and talents. Whoever spoke English would
assist people when we came to shore. Anh Dũng took on this responsibility. Anh
Ba and anh Cường were Chinese, so they spoke Mandarin and Cantonese. Anh Ba was
very happy-go-lucky. He chatted to reassure people. He shared the history of
the boat, which was sacred; he said that the daughter of the previous owner
died right at the foot of the mast. When his family bought it, they always
prayed to the girl. On the boat, there was a tall Buddha statue, venerated at
the bow, so his family could be protected on every ocean journey. In addition,
he also has a bottle of blessed water. He said that when in danger, just apply
it to one’s hair, then the opponent would listen. He had strong faith.
That night, watching people looking
toward the vast ocean, my heart felt like tangled threads. I shook off the
heavy weight in my mind and tried to sleep a peaceful sleep after a day of
bewildered panic.
The next day, the boat moved
peacefully over the undisturbed waters. Two schools of fish swam along both
sides… Afar, we started to see broken pieces of boats. An overwhelming fear.
Perhaps a ship recently sank nearby. By late afternoon, our ship had gone quite
far towards Malaysia. Suddenly a steersman lowered his binoculars, announcing
that two very large ships were approaching at a very fast speed. He feared that
if one of them collided with our boat at this speed, our boat would be broken
into splinters.
The boat owner and his steersmen
prepared to fight back because they had many guns and a lot of ammo. According
to their seafaring experience they knew it was a pirate ship. But their wives
begged them not to fight back, worrying that we would all die when the pirates
fired back with their bigger guns. Since the women shed tears profusely, the
men gave in.
I hurriedly jumped into the hold of
the boat to get some oil so I could smear it on my face. My two sisters who had
made it to the free world had written home to advise me that in the case of
facing pirates, I should act as a woman with children, or act as a child.
Holding a child as his or her mother might give me a chance to escape the
pirates.
Oh my God! When the two ships drew
alongside of our ship, we all felt like dead men. All of us stood still like
statues. They only had loincloths, their faces were fierce, they had hammers,
knives, and machetes in their hands. Extremely terrifying. I saw that chị Tư
had two small children, so I hurried up carrying her youngest child, and just
then they flooded on board. They divided us into three groups: women with
children, men and boys, and girls.
Since I carried a baby, they pushed
me into the women’s group. They took turns ransacking the boat, searching our
bodies, scooping up gold and silver, but perhaps they were happiest at finding
there were guns and ammo and fresh food in the hold. For a few seconds, they
forgot about us, just concentrating on hustling all the fresh foods back to
their ship. Our fear and horror lasted a long time.
Suddenly they signaled to bring the
girls group to their ship. Frightened and extremely hopeless! … At that moment
I could only pray and had forgotten what my Mom had told me; I prayed earnestly
to the soul that had protected me earlier. Please forgive me for leaving
without saying a word. If you care for me now, please help everyone to escape
danger and protect those girls from being spoiled. Then from afar, a third ship
appeared, approaching. I knew it was hard to survive that day. I prayed to the
Blessed Mother, Grandparents, the Man who appeared in my dream, that if I died,
please let me die on the shore, so that my Mom and Dad would know where their
child left her body. I prayed for the girls to be released back to our boat
without being abducted and to be safe. I swore that I would convert to
Catholicism later. Then I fainted and did not know anything else.
Waking up, I smelt a whiff of Nhị
Thiên Đường (a brand of Eucalyptus oil) under my nose. Next to me was a
casually dressed middle-aged man. He quickly put a small scroll in my hand.
Anticipating that this was a kind person, I secured it inside my hair bun. He
asked me if I knew English. I nodded. Then he said quickly, “I am a merchant
from Singapore with two children. Later, I can help if you need anything.” The
merchant handled me a bowl of porridge, but I did not dare to eat, fearing that
it might contain a drug. Unable to speak, I shook my head in fear. Looking
around, all the girls were back on our boat unharmed. Only a few pirates
loitered on the boat, trying to gather the leftovers.
The kind-hearted man gave us
condensed milk, Nhị Thiên Đường oil, and canned sardines. Speaking in
Cantonese, he asked for the Buddha statue in the front of our boat after giving
us directions to Kuala Lumpur. His ship (the third one that had approached)
only left after the two pirate ships were a good distance away. We hugged one
other and cried because the horror had passed. Since that moment all of us had
become a big family, protecting one another.
When I calmed down, I looked at the
merchant’s small scroll, which had his address in Singapore. The third ship is
our benefactor. Thank you for a humanitarian heart! May Providence always
protect this benefactor’s family and grant them peace and happiness always.
What a miracle that Providence had spared us harm that day.
Trying to avoid danger, all the
lights were turned out on the second night. No one dared to sleep despite
extreme exhaustion. Suddenly a stationary ray of light flashed from afar; our
boat followed that light. We cheered. There was a row of brightly lit houses
and a wide stretch of harbor. Our ship approached the naval port in Terengganu.
It was May 12, 1979.
But before our joy was fulfilled, a
Navy sailor jumped onto the deck, firing into the air. Oh dear! Had great
disaster struck us a second time? We were terrified. The children cried. We
were crowded into a corner of the boat, trembling and huddling close together,
while that soldier shouted. I suddenly heard something that sounded like
English. I tried to calm myself to listen. That’s right! I looked at anh Dũng,
who sat motionless and was trying to protect his wife, Thắm.
– Who can speak English?
He repeated it many times. Who had
the guts to answer? A muzzle aiming at us triggered horror.
– I’ll shoot if nobody answers.
Upon hearing these words, my limbs
went numb. But the thought of “dying” reminded me of my Mother who often shared
memories of the past, during the war. During the French colonization, my
Mother, thanks to her limited French, was able to help herself and other women
in the same village to avoid sexual violence committed by the French colonial
troops. With my limited English I sprang up and replied:
– I speak a little English.
Surprisingly, the soldier softened
his voice. Feeling less nervous, I tried to focus.
– How many people are on board?
– There are forty-two people on
board.
– I’ll shoot, if the number is not
forty-two. He pointed directly his gun at me.
No longer courageous, I sobbed and
prostrated myself in front of him begging for my life. Seeing this, the whole
boatload of people imitated me. Just then, more than a dozen soldiers arrived.
They wore Navy uniforms. They ordered me to leave the ship first, then to stand
aside, without being searched. Slowly, everyone else disembarked. The rest of
the passengers got full-body searches, but not as obscene as what the barbaric
pirates had done. Because I had not been searched, Nguyên quickly laid a gold
necklace into my palm. Immediately, I buried it in my bun.
Night came quickly. I guessed it was
almost midnight. The Navy sailors served sweet bread and apples. Slowly, we
regained our composure. They asked us where we came from. Did we encounter
pirates? They informed we would have to leave that place in a few days. They
would provide gasoline and food so we could continue our journey. In the
following days, anh Ba and anh Cường spoke Cantonese to them. Anh Dũng and I
worked together in answering in English. For three nights in a row, we slept
outdoors, on a hot cement floor. We, the girls, had to stay alert, because
there were some men wanting to sexually assault us. Nguyên’ and Hồng’s cousins
always lay between them so they could protect them. Since I had no relatives,
they let me lay between Nguyên and Hồng. Thank you, my friends, for the
fraternity that I could rely on.
The fourth night we temporarily
stayed in a two-story wooden house. Upon arriving, we discovered some notes
left by the people who came before us, written on the rocks used as primitive
stoves or directly in the ashes. “This place is not safe, and your boat might
be hauled out to sea.” This message disturbed us profoundly although we
considered it heartfelt and valuable. Peril always awaited.
While we still didn’t know what to
do, a ship anchored one night to restock water and fuel. A man from this ship
revealed to us that a boat in good condition would be towed back to sea, with
its passengers. At midnight, this same man came back to assist us to sink our
boat by poking holes in its hull. That benefactor helped us with saintly deeds.
He was none other than the Singaporean who offered help when the pirates robbed
our boat. A thousand thanks to a kind heart. Once again, I would like to offer
my gratitude and prayers to our benefactor. May good luck and grace always be
with him and his family.
We managed it safely! The next
morning the boat sank. The police began guarding us, two for each shift and
they changed shift every two hours. Thanks to the watch and to plenty of rooms,
each family slept separately. Nguyen’s three sisters and I shared one room. The
men slept along the corridor to protect the girls.
That afternoon, a Commando ship made
port to refuel. They chatted with anh Ba and anh Cường. Night came, and when everyone
was deeply asleep, some of them came back trying to molest us, the girls.
Exhausted by all the worrying, the men were in a deep sleep, they were not
aware of the soldiers’ presence in our room. Panicked by a spotlight shining in
my face, I sprang up and screamed: “Chú Tuấn, please help us!”
All the men rushed in. One of the
intruders used the butt of his gun to hit chú Tuấn on his head. They fled
quickly, before having any chance to act, thanks to a new shift of police
guards. It turned out the previous two policemen had colluded with them for
this abhorrent scheme. Thank God and the Buddha for protecting us from harm
that night. Anh Dũng reported the whole incident to the two policemen. They
forwarded the information and subsequently we were left alone. To make sure of
our safety, the men hid us under an inoperative vehicle during the night.
Two weeks went by. The Malaysians
transported us out of the port in a completely covered bus, without revealing
our destination. Peeking from under a tarp, I could only see the jungle. Alas,
once again, anxiety and panic devoured us. After a long and twisted road, the
bus suddenly stopped. Upon getting off, we saw innumerable people moving
around, beyond a barbed wire fence.
Absolute exhilaration! The view of
Vietnamese people brought delight to my heart and soul. Our fellow citizens
received us warmly. We, the people from the dead, were taken to the refugee
camp. We thought!
After temporarily stabilizing, we
discovered this was a concentration camp, and that more than three thousand
Vietnamese refugees had been staying here. Poplar Forest was its nickname,
because it was surrounded by poplar trees. Neither the United Nations High
Commissioner for Refugees (UNHCR) nor the Red Cross were present. Everyone had
to be self-sufficient. No one knew when they would be admitted officially to a
refugee camp. For nearly a year, no one had been discharged from this camp. The
only choice we had was to wait… Many families that had been there for a
long-time tended vegetable gardens and raised chickens for meat. These families
told us that many groups had been instructed to leave the camp, but no one knew
for sure whether they were admitted into a refugee camp or were driven back to
the sea. There was no news from them.
At Poplar Forest, people could
purchase anything if they had money. The natives sold drinking water and food,
in exchange for gold or US dollars. Our group relied on some rice and dried
fish brought along on the journey. When the rice was almost gone, we had to cook
porridge. When all the food was consumed, everyone had to take care of
themselves. Nguyên, her sisters and I became a family unit. The men who fled
Viet Nam on the same boat with me discreetly entered the forest to cut down
coconut palm leaves to build a makeshift roof for shelter from the rain. The
food gradually ran out. People sneaked into the forest to forage wild edible
greens. Being a girl, I did not dare to join them. If they got caught, Malay
soldiers would beat them severely. To relieve hunger, I collected the tough
bottom of the greens’ stems that people discarded. One day when laundering my
clothes, I discovered a gold necklace my mother had carefully sewn into a
waistband. Ecstatically, I asked someone to exchange it into Malaysian Ringgit.
After obtaining some money, I asked
some people who sneaked in and out of the camp to purchase for me some badly
needed supplies. More than two-thirds of the money was spent right away. With
the rest of the money, I bought sugar to keep me going. To calm our hunger, we
cooked noodles in soup to stretch it and distributed it among us. The necklace
I concealed for Nguyên was also used to buy necessities for her and her
sisters. Life in this camp was very difficult, and essentials were lacking.
Many good-hearted people wanted to help and protect us, but being prudent, we
did not accept their help, because we believe that nothing in life is free. I
always reminded myself “God will provide” and strongly believed that, “after
the storms, comes calm.” I tried to endure for a while.
Daily activities included daily
bathing in the sea in the afternoon, from 3:00 to 8 pm. The camp monitors
opened the barbed wire fence and called out the vessel ID numbers so refugee
groups could take a bath. We stayed there for more than two months. One
afternoon, during the bathing period, the loudspeaker called for assembly,
based on the vessel ID numbers. Our ship “VNKG 0249” was one of them. We
hurried back to the tent, and we found out that there were four boats that
could leave the Poplar Forest that day. Was this a blessing or a misfortune?
Everyone was bewildered because we
could leave before others who arrived at the camp before us. When the bus
arrived, the elders discussed with each other how to signal a successful trip.
In order for people on the next bus to know if the previous bus made it to the
refugee camp, mark a plus sign on the bus’s side panel, and if they were hauled
to sea, mark a minus, so that people following knew what circumstance to deal
with. Our group was picked up last. When the bus returned, we all cheered, for
there was a plus sign on the vehicle. Shaking hands to say goodbye with our
friends, although the time we stayed was short, we were very sad and emotional
because we had been in the same plight together. We hoped one day that everyone
would get out of that place. The uncles and aunts who stayed behind instructed
us to remind the UNHCR that there were still many forgotten refugees in Polar
Forest.
We arrived at the Cherating Refugee
Camp in the afternoon. Those who welcomed us included the Malay delegation, the
head of the camp and an interpreter. Tents were provided. The Red Cross
supplied dry foods and each month added a portion of fresh meat and vegetables.
Delegations from countries around the world viewed applications, interviewed us
and allowed us to resettle in a third country. I was like someone walking on
clouds, crying … crying for joy, crying because I knew I was FREE.
Camp Cherating was a new society, a
miniature organization inside the Vietnamese exiles’ community with same
competition, the same pitfalls and temptations. Nevertheless, besides villains,
there were selfless souls with kindness. There was a market in the morning, and
a café with music at night and a language school. Schools were open to
everyone. Everybody wished to acquire some foreign language in preparation for
resettling in a third country. Also, studying was a way to keep one’s mind off
the waiting period, the nostalgia and the missing of our native land now so far
away.
Kudos to Petrus Ký, Taberd and Phú
Thọ’s students. They requested the UNHCR to provide school supplies such as
books, notebooks, chalk and blackboards for the lessons. They set up
classrooms, built tables and took turn teaching voluntarily both day and night
classes. Their volunteer deeds were truly noble.
Our tent was built on what used to
be a landfill, by the edge of a forest, surrounded by barbed wire fences. There
were nights while sleeping, when we heard a shriek of horror, “Snakes!” We had
to stay immobile, petrified, for the snake was crawling over everybody.
Consequently, that night everyone lost sleep. I got bitten by a centipede.
Fortunately, a good elderly Chinese person used smashed garlic to dress the
bite and it alleviated my excruciating pain. On rainy nights, we had to sleep
sitting up, because flooding water from the landfill emitted a repugnant
stench. Eventually, when circumstances got better, the men built tall stalls to
deter snakes and centipedes.
Although experiencing long, sad days
of homesickness and missing my parents who were still in Vietnam, I was not
able to let my family know that I was safe. Whenever someone left to resettle
in a third country, like many others, I rushed out to write a few lines to my
family. But it was hopeless. Nguyên, Hồng, and Liêm were quickly accepted by
the Canadian delegation, because their father used to work for the Canadian
pencil manufacturer in Biên Hòa. They said goodbye and went to Canada very
quickly. Left alone I tried to live, in sadness and alone. Life was difficult.
Life was so lonely. I had to fight for life with my small and weak hands.
Though miserable, I reminded myself to always try to keep my heart clear.
Already I had endured much suffering, why not endure some more?
After the Nguyên sisters left, I
asked the men to build me a separate stall, because the two girls who used to
lie on each of my sides were gone. No one protected me now. So, I had private
quarters, half a meter wide and one and a half meters long. Every morning, I
woke up real early to exercise near the beach. Some Chinese people taught Tai
Chi. At noon, with the bathroom cleaning units, I helped them clean. The time
we spent in Cherating camp, we told stories of our life in Viet Nam and we were
reminded of the memories in our beloved homeland. All those memories were
always beautiful. The stories or memories always started with the words “In the
old days”, and the uttered words reminded one so earnestly and sadly that no
one could forget. Because of these reminiscences, those who arrived first at
the Cherating refugee camp named the quarters Sài Gòn, Chợ Lớn, and the streets
Tự Do, Nguyễn Huệ and Lê Lợi …
The English class was shortened.
Every night after class, I listened to the news from BBC or to Voice of America
(VOA). I often cried to myself when listening to Khánh Ly, Lệ Thu and Elvis
Phương … Listening to those songs caused homesickness to feel like “đứt ruột
(knives in one’s gut)”, the two words that I used to hear from my parents but
did not understand. Now, I understood what it meant to have “đứt ruột”.
On a cool airy morning, after my
workout, I wandered to the information office to find out if I had any news
from relatives. I could not believe my eyes. My name with date of birth and the
vessel ID number were clearly posted, “You have a registered letter.” Like a
madwoman I shouted and was jumping around with joy. When I calmed down, I
noticed people smiling for witnessing my joyful and innocent look. They felt
empathy with my joy.
That was the first time I received
my sisters’ letter from Australia, including a hundred-dollar check. I was
unable to spend it, because there was no place to cash it. But the letter was
what was most important at that moment. It had meaning as a talisman, to show
proof of a family connection to the Australian delegation when I met them
later.
The waiting time slowly passed. I
was interviewed by the American and French delegations, but since I wanted to
resettle in Australia (most of my siblings were in this country), I did not
declare that I had a brother in the United States and an aunt in France.
According to the UNHCR’s guidelines, anyone who wished to resettle at their
choice of country must have at least two other countries denied their
application. I was eligible, due to the American and French delegation stamps
“Denied”.
Two weeks later the Australian
delegation came to the camp for the interview process. I was not on the list
because my paperwork was far down the order of the documents for people to be
interviewed. The delegation would work four days, and they would return three
months later. Those who had experience disclosed that if they do a quick
interview, they sometimes supplemented the information. With determination and
patience, I did not surrender to my fate. I wondered how to get the interview.
So, every morning, I waited outside the interview office. At noon, I rushed to
the tent to eat something, then I went back to the office to continue waiting.
I always have my “talisman” in my hand. I was nervous and waited… But I thought
again. Who was I waiting for, and what was I waiting for, while my name was not
yet listed? I could only pray to God and the ancestors to grant me a miracle.
Three days passed. When the office
closed, I went back to my place quietly and dolefully … The kids who left Viet
Nam with me on the same boat kept teasing me with “Don’t worry anymore, sister,
for the fun of it, wait and leave with us, the ‘trash collection’ category.” By
the fourth day, I felt hopeless, and the waiting list for interviews remained
unsolved. However, my heart was still determined not to give up. I prayed that
Providence would grant me faith and hope … until the end of the interview
period.
Suddenly a heavy rain poured down.
People scattered. I myself still stood waiting. Being frail and weak, I was
soaked, I wondered, “What motivates me to have this stamina?” Perhaps it was a
strong belief in myself, whose faith came from my parents, who had recounted
the long years of running away from the wars, from the French colonial period, through
the Mậu Thân offensive, and up to the 1975 historical event. My parents had to
endure great hardship for the ten children to become successful and obtain good
futures. I am grateful to have been born and raised by my parents, a paramount
point in life. This was the shining example that they gave to their ancestors
to follow. This image would never fade. Besides, I have a Vietnamese Scout’s
spirit. We always smile and sing when facing challenges or dangers. “Vietnamese
Scouts ignore difficulties. Vietnamese Scouts light the way with a spiritual
torch. We always persevere by virtuously shaping our minds and souls …”. Yes, I
would be steadfast and overcome all the obstacles that were waiting for me. I
am grateful to the Scouts’ elders for training me to have a strong spirit to
fight trials and the hope to survive.
An interviewee stood up in front of
the Australian immigration attaché. Next, the monitor continued to call from
the list, but the next person was absent. Now, only the Australian delegation
and the interpreter were in the room. As a miracle, the Australian attendant
waved me in. I could not believe my eyes as I wiped the rain from my face. I
stood like a statue and could not lift my feet. The interpreter called me:
– Please come in …
Awakened and overjoyed, I rushed
into the office. They invited me to sit and introduce myself. The interpreter’s
name was chú Đào (I didn’t know his full name).
The interview started.
Chú Đào asked:
– Do you speak English?
– Sir, I know a little. I’m so
scared!
– Just answer what you know, because
there will be many advantages. When you do not know, I will help. He was very
considerate, enthusiastic and soft spoken. I stopped worrying. Chú Đào
translated:
– Why did you stand in the rain? He
saw you standing in front of the office every day. Why? What did you expect?
Are you waiting for someone? Where would you like to resettle?
I was like a person falling from the
sky, not fully recovered. Chú Đào continues:
– Answer it.
Chú Đào awakened me from my dreams.
– You see. I am waiting because I am
not on this period’s interview list. I want to go to Australia. I have two
sisters who are living there and sponsoring me.
– What do they do? Where do they
live, in what State? Do you have a guarantee certificate? Is there any evidence?
I quickly showed them the letter my
two sisters wrote in English. They knew it would be easy when I met the
Australian delegation for an interview. After reading the letter, they started
asking in detail about all my personal and family records. Suddenly an airplane
was flying in the sky, the Australian attaché pointed to the sky and asked me:
– What is that (How to call it in
English)?
Also, he asked the name of the
objects on the table in English. I had to answer him in English myself. After a
few nervous seconds, he said something to chú Đào. Chú Đào looked at me and
smiled:
– The Australian delegation has
accepted you.
I was dumbfounded and tears were
falling. A dream I had never thought would come true. I did not expect my life
to be as blessed as that day. I cried and laughed with happiness. I stood up
and thanked chú Đào and the delegation. All the way back to the tent I walked
and laughed like a crazy person, and felt no beautiful day like that day, since
the day I embarked on a life of exile.
That afternoon, I quietly opened a
few cans of beans, the food that we could eat daily, and everyone was repulsed
by its odor. To share the good news with my friends, I rinsed and cooked a pot
of bean dessert to treat them. Overjoyed by my good fortune, everyone agreed
that the bean dessert that day was both delicious and fragrant. No one believed
that the Australian delegation had accepted me for resettlement.
Two weeks later, the representative
called people on the list to get medical examinations and returned the tent to
the housing division. Exactly one month later, I was transferred to a new camp
to wait for my flight. It was Sungei Besi, a camp just recently built with
prefabricated houses, each had a four-person room, and there were ready made
meals. We brought canteens or plastic food storage containers to receive the
food. In the middle of the camp, there was a TV to show movies. We took the bus
to Kuala Lumpur for medical examinations and we were guided to go to the bank
to cash checks.
Everyone said I was so blessed! But
the happier I was, the more I felt homesick and heartbroken … Now I fully
understood the meaning of my Mom and Dad’s saying, “Remember, good things you
receive in life came from the heritage left by your ancestors. So, follow their
examples.” Yes, I was the beneficiary of many blessings from my ancestors. I
would never forget their valuable teachings.
In December, I had a flight to
Australia. Since it was early at the Malaysian airport, we went window
shopping. I did not forget the Singaporean philanthropist who saved my life
earlier. I bought a post card, wrote few words of appreciation and farewell and
sent it to him. I left Malaysia to resettle in Australia.
On December 6, 1979, a Boeing flight
left Malaysia for Melbourne at 6 am. A bus took us to Wiltona Migrant Hostel.
People said it was summer, but we were freezing. It was a foggy and peaceful
morning. Such a clean city. Australian people were so hospitable. A solicitous
interpreter gave us a brief description of the Hostel and since it was still
too early, we were taken to our rooms. We were told to come back to the meeting
room in the afternoon to learn about resettlement rules and procedures.
This old hostel was a barracks near
Williamstown’s shores. Families stayed at Hostel for one year while singles
stayed only six months. Six single girls shared one three-bedroom apartment
including a living room, room service and plenty of amenities. Three free meals
were served daily in the cafeteria. The important thing was that they organized
English classes, besides cross-cultural training, and how to use language to
integrate into Australian customs and traditions.
Since there was no English course at
the Hostel, a bus took us to the language center in Collingwood to study every
morning. After breakfast, each person received a lunch bag ordered the day
before. This was the only time for us to quickly complete the full-time course.
After deducting for room and board, we received a check for $23 bi-monthly.
I never expected my life to be so
lucky. The Australians were so kind. They brought me here, caring for me
materially and spiritually. The more I thought about it, the more I tried to
strive, and to be a good citizen in response to the good will this country had
shown me by taking me and my whole family in.
In 1981, thankful for my safe
crossing, and the whole boat’s, I asked to be baptized during Easter season.
After one year of learning English as Second Language, I registered at the
Royal Melbourne Institute of Technology (RMIT) to train for a more secure
occupation, and to sponsor my parents. But, at that time the Ministry of
Immigration required a sponsor to have a job in order to sponsor family
members, so I hurried to find work right away, and dropped out.
It was my desire for my parents to
leave the communist regime, so I could repay the love that Mom and Dad gave us.
I worked a night shift for the Kotex Mills firm in the Brunswick area weaving
women’s socks without getting discouraged by strife. I just wished Mom and Dad
could enjoy their old age. Afterwards, I applied for a second position during
the day shift, trying my best to help my siblings taking care of my family. In
addition, we had to repay the debt that Mom and Dad had borrowed for me to flee
the country the last time.
In 1982 I got married. In 1983 we
had a boy and in 1989 a girl.
Easter Season 1984, my Mom and Dad
immigrated to Australia through the family reunification channels. It was the
happiest event for us children. My dream came true. Thank you, God, for
granting Graces to my life. That same year, I was fortunate enough to pass an
exam given by the Australian Post Office, qualifying for the job that finally
gave my family a stable life in exile. A most precious gift in this new
society.
My Mom and Dad used to say, “This
country and its people are so good. Through benevolence, they took care of us.
We are now old and cannot do anything anymore. Your duty is to work hard to
repay their favor for us, and to teach your children to be of future use to
Australia and to make Vietnamese people proud.”
We always remembered this
instruction and tried to live honorably and with dignity. I could not do
nothing more than wholeheartedly teach my children to follow the teachings of
our ancestor’s ethics Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín (Altruism, Duty,
Decorum, Wisdom, Accountability) as their lives’ foundation. I always hope that
in the future they will be virtuous, talented people who can contribute to this
country development, and never forget that we are steadfast and resilient Vietnamese!
Kim Oanh
Easter 2004
Khổng thị Thanh-Hương dịch sang Anh ngữ
(*) In 2009, anh chị Tư, the owner
of the boat came to Melbourne to visit anh Mài (the engineer) and made an
appointment to meet Hà and me. Thanks to this contact, in 2010, I flew to
Canada to visit Nguyên, Hồng and Liêm again. Also, thanks to anh Biện Công Danh
who successfully found anh Cường in New Zealand and amazingly, anh Cường lived
close to anh Danh’s. Unfortunately, anh Cường died after suffering a stroke.
Thank God, I am extremely pleased that the rest of us are doing well and that
our children are successful in a country of opportunity.
Translator’s note: Traditionally,
Vietnamese people address people who are outside the family based on the age or
status, such as anh (brother) or chị (sister) or ông (older man) or bà (older
woman). For younger person, em (younger brother or sister), or cháu (niece or
nephew) – male or female.