Để làm tròn nhiệm vụ lịch sử của
giai đoạn thi ca cũng như tản văn ở miền Nam khoảng 1945-1950 đã bắt đầu cựa
mình, lớn mạnh và hình thành một khuynh hướng rõ rệt: tranh đấu. Khuynh hướng
nầy mới mẻ đối với nền văn chương cận đại miền Bắc, nhưng đối với quá khứ văn
nghệ miền Nam, thì thiệt là quá cũ. Khuynh hướng tranh đấu đã bộc phát từ giữa
thế kỷ XIX với những nhà thơ tiền phong miền Nam như Nguyễn Đình Chiểu, Huỳnh
Mẫn Đạt, Nguyễn Thần Hiến, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Thủ Khoa Huân…
Những nhà thơ miền Nam, giai đoạn 45-50, chỉ đi theo một con đường đã được cha anh vạch sẵn, cùng cố gắng hoàn thành một công trình lịch sử dở dang.
Trai Thời Loạn (Vũ Hữu Tiềm), Duyên
Thơ (Nguyễn Phước Trạch), Hương Quê (Hồ Mộng Thiệp), Tin Tưởng Hận Tây Đô (Quốc
Dân), Mây Xưa (Mỵ Lan Khanh) Ngọn Gió Nồm (Khắc Minh), Hồn Việt (Đằng Phương),
Giòng Huyết Sử (Tố Phong), Thơ Ý (Hồ Văn Hảo), Tập Thơ Trẻ (Việt Nhi Phong),
Xuân Thế Hệ (Xuân Huyền), Tiếng Địch Chiều Thu (Nhất Hạnh), Khói Sương (Liên
Chớp), Hai Cuộc Sống (Hồ Đình Phương), Tây Thi (Hoàng Mai), Trên Đường (Ái
Lan), Hận Ngày Xanh (Hoài Vân), Khúc Nhạc Thành (Hồ Thị), Tình Yêu Tổ Quốc (Văn
Phiêu), Bó Hoa Xuân (Nhứt Tâm), Cô Gái Thành (Đồ Mơ), Chiêu Hồn (Ngao Châu),
Chiến sĩ Hành (Vũ Anh Khanh), Thơ Mùa Giải Phóng – Tập Thơ Dân Tộc (nhiều Thi
sĩ).
Văn gia, thi sĩ người đứng nhóm nầy,
người đứng nhóm kia, chủ trương đường lối khác nhau. Do đó, nếp sinh hoạt nầy
càng tăng thêm vẻ phồn thịnh chớ không èo uột (*), mặc dầu khói lửa chiến tranh
càng ngày càng ác liệt hơn.
Mặc dầu sống trong cùng một hoàn
cảnh lịch sử, nhưng phản ứng của những nhà thơ nhiều khi tương phản một cách lạ
lùng. Để giải thích hiện tượng nầy, ta có thể viện dẫn tới thành phần xã hội,
hoàn cảnh cá nhân, điều kiện tâm lý. Đó là chỉ mới nói tới sinh hoạt thơ trong
thành. Và chúng ta cũng chỉ điểm danh những nhà thơ không chịu ảnh hưởng trực
tiếp của Hội Văn Nghệ Cứu Quốc. Thi phẩm của họ chỉ được phổ biến khi nào nhà
cầm quyền thời đó cho phép. Chỉ trong những hoàn cảnh khó khăn và những điều
kiện đặc biệt như vậy, ta mới có thể thấy được giá trị của ngòi bút, con người
của nhà thơ. Qui lụy, lòn cúi hay kiêu hãnh, bất khuất đều hiện ra rõ ràng.
Chúng tôi dựa trên tiếng thơ để chia
họ làm hai nhóm:
1) Những nhà thơ đứng bên lề chuyển
biến lịch sử, đứng bên ngoài cuộc kháng Pháp của quần chúng. Ta gọi đó là những
nhà thơ ngoại cuộc.
2) Những nhà thơ dấn thân, gián tiếp
tham gia vào cuộc vận động dân tộc để cứu vãn đất nước. Ta gọi đó là những
chiến sĩ văn hoá đích thực.
I. NHÀ THƠ, NGƯỜI NGOẠI CUỘC
1) Dửng dưng với thời cuộc
Những nhà thơ nằm trong nhóm nầy là
những thi sĩ “thuần túy”. Ai làm gì thì làm, họ chỉ làm thơ. Họ không
màng đến cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân thời đó, hay là họ cũng có
nghe ai nói đến, mắt họ cũng thấy một vài thay đổi, xáo trộn xảy ra đâu đây,
nhưng những điều đó không đủ cho họ xúc động, không tạo cho họ thi hứng. Làm
thế nào mà làm thơ bây giờ? Họ rút vào vỏ ốc, cố thu mình cho nhỏ để tránh né
và dùng miệng ốc làm ống loa để ca ngợi tình yêu, để nuối tiếc dĩ vãng – nói
tóm , là để trốn thực tại, để tránh phải biểu thị một thái độ dứt khoát.
Điển hình nhất, ta có thể kể nhà thơ
Hồ Văn Hảo, tác giả tập Thơ Ý xuất bản 1950. Bài Em Trích trình bày một
thứ tình cảm bịnh hoạn giữa một đứa trẻ 12 đối với một đứa trẻ 11, ca ngợi
thiên đường tuổi nhỏ đã mất. Hình tượng mới mẻ, táo bạo nhưng dị hợm. Càng dị
hợm hơn khi tác giả viết bài đó vào cái năm nhiều biến cố nhất: 45.
Giữa cảnh:
mà thằng bé lại có dáng điệu và ngôn
ngữ như vầy:
Hồ Văn Hảo bơ vơ, lạc loài trước
triều sóng lịch sử vì còn đề cao tình cảm cá nhân, vị kỷ. Nhà thơ như sống ở
những thế kỷ trước, còn ung dung ngồi phân tích tỉ mỉ từng trạng thái tâm hồn:
2) Không phân định đúng mức tầm quan
trọng của công cuộc kháng Pháp.
Trước khi khai triển ý trên, tưởng
cũng cần nhắc lại một ý đã được trình bày từ đầu: chúng ta chỉ đọc thi phẩm của
những nhà thơ ở thành. Một số chưa phải là chiến sĩ. Họ không dự cuộc. Họ chỉ
đứng ngoài. Mà cũng có thể là nạn nhân. Chuyện đó cũng thường xảy ra luôn luôn.
Các chiến sĩ, theo như cách họ trình bày, na ná như Dũng trong Đoạn Tuyệt của
Nhất Linh, nhiều khi còn tệ hơn. Theo họ, chiến sĩ giai đoạn đó là những người
lãng mạn, nông nổi. Họ kháng chiến vì bị xua đẩy, vì không còn chỗ bám víu,
nương dựa, hơn là ý thức vai trò của mình.
Không những công lao kháng Pháp bị
phủ nhận, nhiều khi còn bị mạt sát bằng những lời lẽ thậm tệ:
Người trai lên đường, không phải vì
cương quyết đánh đuổi quân thù, bảo vệ quê hương, không phải vì ý thức, giác
ngộ, thức tỉnh, mà vì thất tình lãng mạn:
Người chiến sĩ được đồng hoá với nhà
thơ, tình cảm chứa chan, dạt dào, tâm hồn như một dây tơ, dễ rung động. Như vậy
là mất quân bình giữa lý trí và tình cảm, là thiếu quả cảm, thiếu chí phấn đấu,
thiếu một bầu nhiệt huyết. Người chiến sĩ lên đường đeo đuổi một lý tưởng cao
đẹp, có lúc hoài vọng, hồi tưởng, rồi so sánh, mầm chán nản trong những hoàn
cảnh đó dễ phát sinh. Và khi hình ảnh người yêu lúc nào cũng ám ảnh thì đố ai
bắt họ hy sinh cho được, vì lúc đó họ sống cho họ, cho tình cảm của họ, hơn là
cho những cái gì xa hơn, lớn hơn, cao hơn.
Bài thơ “Bến Cũ” của Hồ Mộng Thiệp:
hoặc bài Quê Mẹ của Khổng Dương cũng
đồng một ý, người nhớ người yêu, người nhớ mẹ già, và muốn trở lại:
Hay hình ảnh người vợ, người mẹ của
Xuân Huyền:
Kết quả cho ta thấy rằng nhận định
trên đây lệch lạc, vì nếu tráng sĩ được trang bị bằng những tâm hồn ủy mị, yếu
đuối như vậy làm thế nào chịu đựng được những nỗi vất vả gian lao của cuộc
kháng chiến trường kỳ. Và nếu bỏ cuộc nửa đường làm sao đạt được thắng lợi cuối
cùng.
Có lẽ nhiều thi sĩ sẽ biện hộ, đó là
tính cách lãng mạn cách mạng, đó là tình người, người chiến sĩ cũng là người,
họ có quyền để tình cảm mình rung động, để cho cuộc cách mạng đẹp hơn, ít mang
màu sắc sắt máu. Không phải như vậy, họ có quyền yêu, có quyền nhớ, có quyền
thưởng thức cái đẹp, có quyền để lòng mình rung động, nhưng những sự việc nầy
phải bất thường chiếm một giai đoạn ngắn ngủi thôi và nhất là không làm nản chí
họ được, không làm hại cho công cuộc chiến đấu. Đàng nầy họ đi quá, họ mềm quá,
chán nản và chỉ chực quay về. Đó là tư tưởng của người chưa dứt khoát trong
cuộc hy sinh, chưa hoàn toàn hy sinh cho đại cuộc, chớ không phải là tình người
được bộc lộ vì một sự rung động trước khung cảnh gợi tình.
Những tiếng thơ nầy có hại hơn là có
ích cho công cuộc chung.
3) Bi thảm hoá cuộc chiến bằng những
hình ảnh thất bại, hoang tàn.
Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ bùng
từ cuối năm 46. Rất nhiều hình ảnh được ghi lại. Nhưng nhiều thi sĩ ghi lại
những hình ảnh không gợi được lòng căm thù, không làm cho chúng ta căm hờn bè
lũ thực dân, trái lại làm cho chúng ta kinh sợ, oán ghét chiến tranh. Nhà thơ
muốn viết những trang sử huy hoàng của dân tộc mà không chấp nhận bạo động,
không muốn đổ máu, cho nên, tác dụng của những bài thơ trên chỉ có lợi cho
chính quyền thực dân. Tâm lý người đời cho ta thấy ai cũng ham sống, sợ chết.
Đáng lẽ phải đề cao một lý tưởng để hô hào kêu gọi mọi người lên đường, nhiều
tác giả đã đưa ra những cảnh tàn phá của chiến tranh, chỉ làm cho người thêm
sợ, cuống quít, rồi sanh ra chán nản trùm chăn đợi thời. Làm như vậy tức là
chấp nhận chế độ, muốn làm nô lệ, tay sai để cho người sai khiến, là mất nước,
là diệt vong.
Thật ra, chúng ta cũng nhận thấy
rằng, nhà thơ cũng muốn đánh thức tinh thần yêu nước bằng sự căm phẫn, thù hằn
chính sach dã man, tàn ác, vô nhân đạo của thực dân, nhưng lối kết cấu, trình
bày chỉ có thể gợi ra sự chán nản mà thôi. Nói theo ngôn ngữ thời thượng, những
bài cấu kết như vậy, nhất là những câu cuối cùng, lại gợi ra những cảnh tóc
tang có tính cách phản chiếu, có tác dụng khiến cho mọi người buông súng đầu
hàng, mặc tình cho thực dân hoành hành thao túng:
Bài thơ hay, gợi cảm, nhưng thất
bại:
Đồng ý chúng tôi đã quá khắt khe,
nhưng phải như vậy, nhiều khi ý hướng tốt nhưng gây hậu quả xấu, người hành
động với ý hướng tốt trên vẫn phải chịu trách nhiệm.
Những bài thơ có tác dụng phản lại
như bài Chiêu Hồn không phải là hiếm. Vấn đề là tác dụng, chớ không phải ý
hướng của thi sĩ. Với văn, ta còn có thể tha thứ vì văn người ta đọc bằng lý
trí, tình cảm trong đó góp phần nhỏ, một vài hình ảnh bi đát dễ chìm trong
phần trình bày tư tưởng khác của tác giả, trái lại với thơ người ta cảm
khi đọc, cho nên một vài hình ảnh bi đát, hoang tàn, thất bại dễ làm cho người
ta xúc động quá đáng mà sinh chán nản, chạy trốn, né tránh nhiệm vụ, nhất là
những bài nầy không có một câu nào kết tội hoặc kiến giải của thi sĩ mà chỉ gồm
toàn những hình ảnh đau thương.
4) Tuyên truyền tư tưởng đầu hàng,
chủ bại.
Bằng hình ảnh gia đình đoàn tụ với
mẹ già, vợ yếu, con thơ thi sĩ cũng làm nhụt chí phấn đấu của thanh niên.
Nếu coi tình cảm như một thành trì,
thì thành trì đó không kiên cố chút nào. Thành trì đó dễ vỡ nhất. Nhiều nhà thơ
đã khai thác điểm nầy. Tác phẩm gợi cảm hơn, hấp dẫn hơn, ăn khách hơn, nhưng
mà tác dụng, hậu quả cũng tai hại hơn. Tác phẩm không bị kiểm duyệt, được quảng
bá rộng rãi, vô tình gieo vào tâm hồn người đọc tư tưởng đầu hàng. Gia đình,
cha mẹ, vợ con là những thứ dây vô hình khó rứt. Con người, trong một lúc, khó
mà hoàn thành cả hai bổn phận nặng nề: quốc gia và gia đình. Phải có sự lựa
chọn và suy tính. Với thời gian, với áp lực – bằng những hình ảnh thân yêu
trước mắt – sự lựa chọn thường sai lầm, tệ hại. Thôi ở lại cho rồi. Hủ hỉ với
mẹ già, vợ yếu, con thơ. Đổ thừa cho hoàn cảnh, trút trách nhiệm cho những thế
hệ kế tiếp. Cuộc đời vốn ngắn ngủi quá mà. Hơn nữa mình cũng già rồi. Vợ con
đùm đề, nheo nhóc, đi làm sao nỡ.
Hồ Văn Hảo kêu gọi về thành. Mà về
thành, hồi cư là gián tiếp bỏ rơi lý tưởng, là đầu hàng. Ông gợi ra hình ảnh tổ
ấm – khuyến khích, thúc giục những người ra đi, trở về.
Người chiến sĩ thấy mệt mỏi, uể oải,
thấy con đường trước mặt dằng dặc, đầy dẫy phong sương, thấy mức đến còn xa
vời, thấy đã đến lúc dừng lại:
Rồi nhớ mẹ hiền, rồi miệt mài với kỷ
niệm:
Chiến sĩ tách rời hàng ngũ, vì thấy
mình đóng góp như vậy coi cũng được rồi. Như vậy, hành trình bấy lâu nay chỉ coi
như một thứ thời trang, tránh lời trách móc, chê bai, nguyền rủa, không cần
được tán thưởng, ghi ơn. Hành động ái quốc là hành động “thí cô hồn” “làm trả
nợ quỉ thấn”!
Nhà thơ nhóm nầy còn tuyên truyền
tinh thần chủ bại. Họ không tin tưởng vào cuộc chiến đấu của dân tộc. Họ không
nhận định đúng lịch sử. Cuộc kháng chiến chống Pháp mà họ lại quan niệm là cuộc
chiến tương tàn. Họ giàu lòng nhân đạo, muốn chiến tranh chấm dứt. Rồi họ cầu
Trời khấn Phật. Những tư tưởng yếm thế đã vây hãm dân tộc chúng ta trong một
ngàn năm, trong một trăm năm:
5) Tuyên truyền tư tưởng hưởng thụ.
“Thời gian thắm thoát thoi đưa, tuổi
thơ còn đâu nữa” Sống đi, hưởng thụ. rồi chết:
Hồ Văn Hảo cũng lưu lạc đất khách
quê người — không biết có phải vì nghĩa vụ hay không? — rồi cũng vọng tưởng quê
nhà (Cung đàn đất khách). Còn thì giờ đâu, còn tâm hồn đâu, mà ngồi đó nghe
đàn. Tôi nghĩ ông là một thứ lưu vong, đào nhiệm.
6) Đánh lạc hướng quần chúng.
Vào đầu thế kỷ hai mươi, Phạm Quỳnh
đã ca tụng Truyện Kiều để đánh lạc hướng đấu tranh của dân tộc. Các nhà nho
thời đó đã kết án. Chúng ta bây giờ cũng kết án. Tới năm 45, mặc dầu Phạm Quỳnh
bị ám sát, nhưng chưa ai phủ nhận sự đóng góp lớn lao của ông trong việc vun
bồi văn hoá nước nhà. Những nhà thơ giai đoạn lại dẫm chân lên vết xe đổ. Nói
gì cũng được. Nhưng đừng nói đến kháng chiến, đừng chống Pháp. Nhà thơ dùng
tình cảm, dùng văn chương để bắt người đọc chú ý đến cái không đáng chú ý, để
quên những cái đáng nhớ đời đời. Nhà thơ muốn đưa quần chúng vào một khúc quanh
khác. Mà dù có đưa sang phải, sang trái, đưa lên, hạ xuống cũng là muốn chia rẽ
lực lượng, hàng ngũ, mà trong gian đoạn nầy, đáng lẽ nên làm một cán bộ văn
nghệ hướng dẫn quần chúng vào một con đường duy nhất, con đường chánh nghĩa.
Hồ Văn Hảo đã làm một việc thừa, một
việc không hợp thời, khi đề cao nhà thơ Nguyễn Du. Thừa, vì nói gì thì nói, ai
(ngay cả nhóm chống đối âm mưu của Phạm Quỳnh) cũng công nhận địa vị của Nguyễn
Du trên văn đàn. Không hợp thời, vì còn nhiều vấn đề quan trọng hơn, cấp bách
hơn là nói về thi tài của Nguyễn Du.
Ca tụng Nguyễn Du trong giai đoạn
nầy là phù phiếm, là níu bánh xe tiến hoá, là thụt lùi, là thờ ơ trước những
biến cố lịch sử trọng đại đang dồn dập diễn ra trên “Đất Nước Nhà”:
Đề cao Nguyễn Du, không phải là đấu
tranh trên mặt trận văn hoá, lại không đấu tranh trên mặt trận quân sự, thì
chiến thắng, thành công chỉ là ảo tưởng.
Nói chung, nhóm nhà thơ ngoại cuộc,
dù vô tình, cũng đã đi ngược lại quyền lợi tối thượng của dân tộc. Họ đã trình
bày một người chiến sĩ hết cả khí phách, nghị lực, chỉ rình cơ hội để rời bỏ
hàng ngũ. Họ đã gieo vào tâm hồn những người ở thành tư tưởng đầu hàng, chủ
bại. Họ không tin tưởng vào cuộc đấu tranh của dân tộc. Họ làm cho những người
còn ở lại, những người sửa soạn lên đường, những người sắp nhận trách nhiệm,
phải xôn xao, hoang mang, “phân vân”. Họ phải chăng là những tay sai văn
nghệ của chính quyền thực dân? Họ có tội với lịch sử, với dân tộc hay không? Họ
đâu có tuyên truyền, đề cao kẻ thù. Họ là nhà thơ mà. Họ chỉ ca ngợi vẻ đẹp đời
đời. Đừng bắt nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, phải rung động vì những cái bẩn
chật, tầm thường của cuộc đời. Họ thanh cao và lộng lẫy quá!
Nhưng mà, họ có tội.
II. NHÀ THƠ, CHIẾN SĨ VĂN HÓA ĐÍCH
THỰC
1) Tạo căm phẫn trong quần chúng.
Những nhà thơ giai đoạn nầy tạo căm
phẫn trong quần chúng bằng cách vạch trần tội ác thực dân. Họ mạnh dạn gạt bỏ
hết mọi huyền thoại và gọi đích danh kẻ thù.
Người Pháp, thực dân Pháp đem tới
cho họ những gì? Ruồng bố, bắn giết, đốt phá, bắt bớ, tra tấn, giam hãm, tù
đày.
Bài thơ nói rõ tính chất độc ác, sâu
hiểm của thực dân nhất, trình bày đầy đủ bộ mặt của họ là bài “Bản hành quân
của Trương Phụ”, mượn hình ảnh xưa để nói về chuyện lúc tác phẩm được sáng
tác:
Mục đích của thực dân khi cho ấn
hành những thi phẩm đáng kể trên là nhằm gieo rắc kinh hoàng khiến mọi người
ngoan ngoãn phục tùng, không dám có thái độ chống đối công khai. Nếu không,
chẳng những sự nghiệp, tiền của tiêu tan, mà chính mạng sống cũng khó bảo đảm.
Nhưng nhà thơ trình bày những cảnh
đốt phá, bắn giết với một mục đích khác. Đó không phải là những lời đe doạ nhằm
thị uy. Đó là những sự thật đầy nước mắt. Nhà cửa cháy rồi. Ruộng vườn tan
hoang. Bao nhiêu người nằm xuống. Quần chúng đã là nạn nhân. Họ coi thực dân là
kẻ thù. Họ căm hờn. Chỉ chờ cơ hội thuận tiện để lòng căm hờn bộc phát. Nhà
thơ, khi trình bày những thảm cảnh đó, đã có công nuôi dưỡng căm hờn, như một
động lực chính yếu thúc giục mọi người hăng hái lên đường chiến đấu. Mục đích
để bảo vệ cho chính bản thân mình, cho những người thân yêu ruột thịt của mình,
cho sự sản của mình – trước khi bảo vệ đất nước.
Lời thơ, sát với những thực cảnh đau
lòng, đã có những tác dụng đặc biệt lợi hại. Nhất là thành phần mà nhà thơ quan
tâm, cần giác ngộ nhiều nhất, vẫn là quần chúng, sống thực tế, chứ không ý thức
sâu sắc như những giới trung lưu trí thức.
Quần chúng là những nạn nhân trước
nhất, và họ cũng giác ngộ sớm nhất.
2) Đả kích bọn tay sai thực dân.
Nhà thơ coi họ là phường bán nước,
là khỉ sơn đông:
Là bù nhìn:
3) Kêu gọi mọi người thức tỉnh.
Công việc cứu quốc không phải là đặc
quyền của riêng một cá nhân nào. Toàn dân phải hăng hái tham gia. Bất luận già
trẻ bé lớn. Vai trò của người đàn bà cũng đặc biệt chú ý. Nhất là những chị em
son phấn ở thành. Trong cơn khói lửa, họ không có quyền thản nhiên đùa cợt truy
hoan. Loạn lạc là cơ hội tốt nhất cho người trụy lạc thức tỉnh. Và trong hàng
ngũ những người yêu nước nhiệt thành, ta thấy thấp thoáng bóng dáng đàn bà.
Người đàn bà biết làm đẹp bản thân,
làm đẹp cho người khác, cho cuộc đời, nhưng chưa góp phần cứu quốc. Nhà thơ có
nhiếu cách kéo họ về với thực tại. Hoặc nói hơn nói thiệt, nói phải nói trái.
Mỉa mai, cho họ thấm thía nhục nhã, cho hối hận dày vò, hy vọng họ sớm trở về,
phục vụ giống nòi, không bán rẻ dân tộc:
Và Vũ Anh Khanh, trong Phấn Son cũng
kêu gọi người phụ nữ trở về hoà đồng với công việc của dân tộc:
Hoàng Tố Nguyên trong Xuân Về Say Ý
Nhạc cũng cùng tư tưởng đó:
Nhà thơ Anh Huy chỉ trích những
người xa hoa trụy lạc, ăn chơi phè phỡn, không ngó ngàng, đếm xỉa tới hoàn cảnh
cơ cực của những người đồng thời:
Với cái nhìn khách quan, chắc mọi
người ai cũng thấy như Bân Bân nữ sĩ:
Trong hoàn cảnh đất nước lầm than,
người nào chỉ mưu tìm những thú vui vật chất thấp hèn lo thoả mãn những đòi hỏi
của dục vọng, là người thờ ơ, ích kỷ, đắc tội với lịch sử.
Hàng ngũ dân tộc lúc nào cũng rộng
mở chờ đón mọi thành phần trở về. Không kể quá khứ tội lỗi nếu biết ăn năn.
Nhất là những người sống phè phỡn trong lúc mọi người khác đang gian khổ chiến
đấu.
Nhiều người đã trở về. Và đây là
cảnh trở về tập thể cao đẹp, cảm động, không phải vì tội lỗi trước mà vứt bỏ
quan niệm sống trước đây:
4) Đề cao những nhân vật lịch sử.
Nhà thơ tạo niềm tin trong quần
chúng bằng cách đề cao những nhân vật lịch sử đã có công cứu quốc kiến quốc.
Dân tộc Việt Nam có những trang sử
vẻ vang. Chúng ta nhất định phải thoát khỏi xiềng xích đô hộ của Tàu. Chúng ta
nhất định phải thoát khỏi gông cùm nô lệ của Pháp. Chúng ta lấy lịch sử làm nền
tảng vững tiến, đánh đuổi kẻ thù giành lại độc lập:
Hay một đoạn của Hồ Đình Phương, gợi
cảm biết bao và nói nhiều biết bao:
Trong Chiến Sĩ Hành, Vũ Anh Khanh
cũng tạo niềm tin mãnh liệt bằng ý đó:
5) Dựng mẫu thanh niên lý tưởng,
sáng suốt ý thức trách nhiệm, giàu tinh thần hy sinh, gạt bỏ tình riêng.
Trước hết, ta cần minh định danh từ.
Ở đây, người thanh niên lý tưởng giai đoạn chớ không phải là thần tượng của nữ
giới. Thần tượng gồm những giá trị chung phù hợp với mọi thời đại. Người thanh
niên lý tưởng giai đoạn phải có những đặc điểm phù hợp với sự đòi hỏi của từng
thời kỳ. Những đặc tính chung có thể không cần. Và nếu đừng quá khắt khe, thì
người lý tưởng giai đoạn, có thể là thần tượng một thời. Mẫu người nho sĩ tài
hoa như Kim Trọng, Vân Tiên chỉ là thần tượng một thời. Xã hội biến chuyển,
thần tượng cũng vậy.
Người thanh niên lý tưởng giai đoạn
nầy cần trang bị bằng tinh thần, tâm hồn. Bề ngoài chỉ lá phần phụ thuộc. Có,
tốt; không có, cũng không sao. Ta thử coi nhà thơ phác hoạ người thanh niên lý
tưởng giai đoạn như thế nào :
a) Cần phải thức tỉnh, giác ngộ (đã
dẫn chứng phần trên). Phải vùng dậy, nhứt quyết không đầu hàng bạo lực:
b) Tuy gian nan, nhọc nhằn nhưng vẫn
bảo vệ lý tưởng đến kỳ cùng. Sự thiếu thốn về vật chất bảo đảm sự cao đẹp của
lý tưởng, mà con người đeo đuổi thực hiện:
c) Không ích kỷ, thờ ơ trước sự vùng
dậy mãnh liệt của dân tộc:
d) Theo tiếng gọi non sông lên
đường:
Tiêu biểu nhất cho ý hướng nầy là
bài “Qua Sa Mạc” của Việt Quang, cố gắng, không sờn lòng, quyết tiến lên để đem
nước nhà đến một chân trời mới:
6) Vạch cho họ một hướng đi:
a) Vai trò thích hợp nhất cho nữ
giới (trong giai đoạn đó) là nữ cứu thương, để họ đem sự dịu dàng ra săn sóc,
an ủi thương binh:
b) Thanh niên lên đường, bảo vệ xứ
sở, tranh thủ độc lập, đem no ấm về cho dân tộc.
Người chiến sĩ lên đường chiến đấu,
chấp nhận gian khổ, phấn khởi với những chiến công đạt được và tin tưởng ngày
về thắng lợi hoàn toàn (đọc bài “Gửi em ở nội thành” của Hoàng Tuấn).
***
Nhìn chung, ta thấy không có những
nhà thơ lớn tiêu biểu cho giai đoạn. Người chỉ ra một cuốn, hai cuốn. Người chỉ
khiêm nhường vài bài.
Ta có thể tìm vài lý do giải thích:
– Hoàn cảnh chính trị thời đó không
cho phép hình thành một nhà thơ lớn nào hết. Vì nhà cầm quyền sợ uy tín của họ
ảnh hưởng tới đa số quần chúng độc giả.
– Nhà văn vừa viết truyện vừa làm
thơ. Những nỗ lực của họ thường dành hết cho tiểu thuyết, truyện ngắn, vì loại
nầy dễ đi vào lòng người lúc đó bằng sự mô tả tỷ mỷ, bằng giải thích, lý luận.
Thơ không đủ điều kiện nầy, thơ dành phần quan trọng trong việc rung cảm mà
thôi.
– Thơ dễ phổ biến nhưng khó hay,
những bài thơ hay lúc nầy phần nhiều xuất hiện ở Bắc vì người thơ ở đây đã có
một quá trình về sáng tác, họ chỉ cần đổi cảm hứng đề tài thì dễ có thơ hay, ở
Nam, nhà thơ thường là người mới.
Tổng quan, thơ cũng như văn, nói lên
tiếng nói dân tộc trong giai đoạn, nhưng những tứ đã bị văn khai triển hết rồi
do đó ta khó tìm được những nhà thơ đặc sắc, một vài xuất sắc chua đủ để tiêu
biểu cho một giai đoạn. Tuy nhiên nhìn về mặt tác dụng, những bài của các nhà
thơ – chiến sĩ văn hoá đích thực – cũng có công với tổ quốc một phần lớn…
Nguyễn Văn Sâm
(*) Nói riêng về thơ ở thành trong
mấy năm nay, chúng ta không khỏi mừng thầm thấy vườn Nam Bộ đã nở nhiều hoa
nhất. Trong lúc miền Bắc người ta đem in lại những cuốn thơ thời trước, ở Trung
xuất bản những loạt đã quá mùa, thì ở Nam lần lược cho ra đời một loạt trên
mươi tập. (Người Thơ – Đọc thơ Nam Việt – Xuân Dân Việt 1951).