Những câu vè thượng dẫn xuất hiện vào cuối thập niên 60 (của
thế kỷ trước) khi tác giả còn được vinh danh là thần đồng thơ, và là “người phát ngôn cho thế hệ trẻ em thời chiến.” Thời chiến
rồi qua. Thời gian, cũng như thời thế – tiếc thay – lại không đứng về phía ông
Trần Đăng Khoa và ông Lê Nin nên (dần dà) từ vỉa hè Hà Nội lại phát sinh ra những
câu đồng dao mới :
Khi mà thành quả của Cuộc Cách Mạng Tháng Mười chả “ra đếch
gì” thì phần số cha đẻ của nó – tất nhiên – cũng phải rơi vào cảnh truân
chuyên:
Tôi vừa lắc đầu vừa phá lên cười vì nhận ra người “quen
quen” ấy: Lenin. Hiển nhiên, chính xác hơn, là người đóng vai Lenin… Trong thời
gian lang thang xung quanh điện Kremlin, tôi còn gặp mấy “Lenin” nữa, cũng đang
mời chào du khách chụp hình…
Tôi bỗng nhớ lại thời điểm đứng ở Quảng Trường Đỏ, vỗ vai
nói với người đóng giả Lenin :“Nếu không có Lenin thật thì anh đã không phải
làm Lenin giả để kiếm sống như vầy. Nước Nga xứng đáng nhiều lần hơn thế
này. (Phương Đoàn – “Nước Nga ‘Gồng Mình’ Để Tồn Tại,”
Người Việt 12/23/2015).
Lê Nin giữa chợ trời cùng xoong chảo. Ảnh: Phương Đoàn
Sáng 5-11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt
Nam và TP Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga
…
Đọc diễn văn kỷ niệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh
: Cách mạng Tháng Mười Nga đã “làm rung chuyển thế giới” phá tan một mảng lớn
trong hệ thống chủ nghĩa tư bản, đế quốc, mở ra một thời đại mới trong lịch sử
nhân loại.… đã sáng tạo ra một kỷ nguyên mới của nước Nga…
Thế nước Nga của “kỷ nguyên mới” hiện nay ra sao?
Xin xem tiếp tường trình của nhà báo Phương Đoàn, từ Moscova
:
Một điểm đặc biệt của chợ trời Nga là bày bán rất nhiều những
gì thuộc về “tàn tích, tàn dư” thời Xô Viết. Chân dung các lãnh tụ Cộng Sản như
Lenin, Kark Marx… nằm la liệt giữa những đống xoong nồi lủng củng, giữa đám đất
lầm bụi… khiến người xem thoáng có những suy tưởng so sánh chua xót, mỉa mai và
hài hước về lý tưởng cao xa và thực tế trần trụi. Những lá cờ nhung màu đỏ thêu
chỉ vàng ca ngợi về những thành quả của Chủ Nghĩa Xã Hội với những câu khẩu hiệu
đanh thép, tự tin về sự bất diệt của Marx-Lenin… giờ nằm lăn lóc trên các tấm
ni lông sơ sài đặt trên mặt đất. Một quá khứ đầy hoang tưởng.
Hoàng Phủ Ngọc Tường: Với tư
cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy
lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã
phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu
Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc,
và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng.
Mạnh Kim: Mậu Thân là chiến
trường khốn nạn nhất trong cuộc chiến Việt Nam.
Chế Lan Viên: Mậu Thân 2.000
người xuống đồng bằng / Chỉ một đêm, còn sống có 30.
Song Chi: Việc ăn mừng sự kiện
Mậu Thân chứng tỏ đảng cộng sản hoàn toàn không thay đổi từ nhận thức đến thái
độ, hành động và hoàn toàn “thất nhân tâm” đối với đại đa số người dân Việt ở cả
hai miền, trong và ngoài nước.
Lê Công Định: “Tôi thấy thật
sự là vô lương tâm và không thể hiện lương tri của con người bình thường, cho
thấy họ không hoàn toàn có một ý định nào gọi là hòa giải và hòa hợp dân tộc cả.
Phạm Trần: Ăn Tết bằng xương
máu Mậu Thân thì hòa giải, hòa hợp với ai?
Ngô Nhân Dụng: Tổ chức kỷ niệm
Tết Mậu Thân là Nguyễn Phú Trọng và đảng Cộng Sản đã thách thức người dân Việt
khắp nước!
Sau thách thức Mậu Thân lại đến thách thức xây nghĩa trang
ngàn tỷ. Trang BBC nhận định là nhà đương cuộc Hà Nội đã khiến cho …dư luận dậy
sóng :
Nguyễn Thị Hậu: Sao lo cho
người sẽ chết “an nghỉ” mà lại làm người sống không thể “an cư”?
Trương Huy San: Một chính thể
giành được chính quyền bởi những người theo ý tưởng “thế giới đại đồng”, không
lẽ, từ tem phiếu đến “nơi an nghỉ” đều phân chia đẳng cấp.
Trương Duy Nhất: Khốn nạn hơn
vạn lần khốn nạn ở chỗ : Nó qui hoạch cho cả vợ/chồng, khi chết cũng được vào
đây, bất kể vợ/chồng họ là ai làm gì. Nhiều người chưa chết, đã nghe thiên hạ
đào mồ cuốc mả rồi.
Nhân Thế Hoàng: Tiền thuế của
dân mà nó làm như của cha của mẹ nó để lại, muốn xài sao thì xài.
Dư luận, trong cũng như ngoài nước, cứ tha hồ mà dậy sóng.
Sóng gió trong những tách nước trà nào có ảnh hưởng chi nhiều. Giới lãnh đạo
CSVN (chắc chắn) sẽ còn tạo ra nhiều thách thức ngang ngược và bạo ngược khác nữa,
trong những ngày tháng tới, như họ đã từng làm từ hơn hai phần ba thế kỷ qua.
Câu hỏi đặt ra là dân tộc này sẽ còn cam chịu để cứ bị tiếp tục “thách thức”
thêm bao lâu nữa?
Tưởng Năng Tiến