Tái chiếm Quãng Trị xong, Sư đoàn Nhảy Dù tiếp tục
đóng chốt trên dảy Trường Sơn làm thành một tuyến dài Bắc Nam từ bờ Nam sông Thạch
Hản về đến căn cứ Bastongne tây bắc Huế, lúc này Hiệp định Paris đã ráo mực với
những đợt xâm nhập của cộng sản Bắc Việt theo đường mòn Hồ Chí Minh nằm sâu
trong dảy Trường Sơn âm u, chúng định cắt Quân khu 1 làm đôi nên nhả bớt hoạt động
nhưng vẫn duy trì áp lực để cầm chân hai Sư đoàn tổng trừ bị Nhảy Dù và Thủy
Quân Lục Chiến tại Quãng Trị để đánh vào Thường Đức thuộc tỉnh Quãng Nam, nên Lữ
đoàn 3 Nhảy Dù được điều động làm thành một phòng tuyến kéo dài từ Hòa Thanh
sát với Đèo Hải Vân đến bờ sông Thu Bồn để bảo vệ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 tại Đà
Nẳng. Bộ Tư Lệnh Sư đoàn Nhảy Dù cũng rút về đóng tại phi trường Non Nước.
Tiểu đoàn 2 Pháo binh Nhảy Dù của chúng tôi về đến Quãng Nam giửa tháng 2 năm
1975. Sau gần ba năm hành quân ngoài Trung, lần này tôi có cãm tưởng đây là cuộc
hành quân xuôi Nam lần cuối rồi giả từ vĩnh viễn miền Trung. Trung đội tôi đóng
sát chân núi chỉ cách đồi 1062 độ 8 cây số để yểm trợ cho nhiều trận đánh ác liệt
tại đây, Tiểu đoàn 6 Dù rồi Tiểu đoàn 3 Dù thay nhau tái chiếm ngọn đồi máu
này. Gần Tết, pháo binh Thủy Quân Lục Chiến đến thay. Trung đội tôi rút ra đóng
chung với Bộ chỉ huy một Tiểu đoàn Địa Phương Quân tại một ngọn đồi thoai thoải
phía trước quận Đại Lộc, ngó xuống Cầu Gảy. Nhiệm vụ bây giờ chỉ là yễm trợ tổng
quát tăng cường cho các đơn vị bạn, nên chúng tôi có thì giờ đi vào làng dân
thăm hiểu tình hình luôn tiện làm công tác dân sự vụ. Mặc dù không phải là nhiệm
vụ chính của đơn vị tác chiến như chúng tôi, nhưng thấy tình cảnh đồng bào
nghèo khổ tội nghiệp quá, đau yếu thuốc men gì cũng không có, nên tôi bảo y tá
có bất cứ loại thuốc gì có thể cho thì cho đồng bào rồi báo cáo xin lại sau, và
gạo xấy thì tặng cho bà con hết, kể cả một số gạo thặng dư hàng ngày thay vì
bán để mua thêm thức ăn cho trung đội, tôi cũng bảo đem cho hết. Ngày 30 Tết,
Ban đại diện ấp và bà con đem bánh tét và bánh tổ là một loại đặc sản Quãng Nam
đến tặng cho Trung đội tôi ăn Tết, tình nghỉa quân dân thật thắm thiết, nghỉ lại
câu nói bạc như dân bất nhân như lính mà tôi nghe trước đây thật đúng là xuyên
tạc. Viên Trưởng ấp nói với tôi quân đội mình tốt quá, ở đây thường mất an
ninh, nếu Nhảy Dù mà rút đi chắc bà con chúng tôi cũng bỏ làng đi theo. Câu nói
này đã in sâu vào lòng tôi nhiều năm sau này, và tôi tiếc là khi chúng tôi rời
Quãng Nam vài ngày sau đó để về Nam thì đồng bào Đại Lộc không theo chúng tôi
được.
Khi Thủy Quân Lục Chiến hoàn toàn thay thế Nhảy Dù tại mặt trận Thường Đức thì
Sư đoàn Nhảy Dù được lệnh về hậu cứ, chúng tôi hoàn toàn không ngờ đây là một
cái lệnh bỏ Quân Khu 1. Tôi được Tiểu đoàn điều động ở lại sau chót để thu dọn
quân dụng lên Hải vận hạm 505 về Saigon. Sau gần hai ngày lênh đênh trên biển,
thay vì về Saigon, tàu đưa chúng tôi vào quân cảng Cam Ranh rồi quân xa chở
chúng tôi về Dục Mỹ. Lữ đoàn 3 Nhảy Dù đã có mặt ở Khánh Dương để chận bước tiến
của đại quân cộng sản sau khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có ý định bỏ nốt Quân
Khu 2. Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng, Nguyễn Ngọc Triệu giao cho tôi nhiệm vụ làm
Sĩ quan liên lạc Lữ đoàn 3 Dù, nếu tôi về trước đó một ngày thì có lẽ không bao
giờ có việc cầm bút viết lại hồi ký này vì tôi sẻ được thay thế cho Đại Úy Tuấn,
Pháo đội Trưởng A2 bị bệnh nên Đại Úy Tống Văn Tùng khoá 26 Thủ Đức và là bạn học
cùng lớp với tôi suốt 4 năm Trung học Trần Lục, nay là Phụ tá Ban 3 vào thay.
Sau trận Khánh Dương, Tùng bị bắt và bị cộng sản Bắc Việt đem ra sân vận động
Nha Trang xử tử.
Theo nhiệm vụ, tôi được quyền xin toàn bộ hỏa lực của Trường Pháo Binh Dục Mỹ gồm
một pháo đội 105 ly, một pháo đội 155 ly, và một liên đội 175 ly gồm 3 khẩu để
tác xạ tăng cường cho Lữ Đoàn 3 Nhảy dù gồm các Tiểu đoàn 2,5, và 6 Nhảy dù
đóng từ Khánh Dương tức cửa ngỏ vào tỉnh Ban Mê Thuột chạy dài đến phía Bắc của
Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn. Còn Tiểu đoàn tôi yễm trợ trực tiếp cho các đơn vị
tác chiến thuộc Lữ Đoàn 3 Nhảy dù với gồm 18 khẩu đại bác 105 ly kiểu M102 kích
nòng bắn cực nhanh mà chính pháo binh Hoa Kỳ cũng không được trang bị, vì chỉ
dành riêng cho Pháo binh Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa là đơn vị duy nhất xử dụng
loại vũ khí này cho thích hợp với đặc tính di động nhẹ. Sau khi Ban Mê Thuột thất
thủ, toàn bộ các đơn vị đồn trú rút hết về Nam qua quốc lộ số 21, và bây giờ Lữ
Đoàn 3 Nhảy Dù phải một mình ngăn chận các Sư đoàn 3 và 10, và một số đơn vị
khác của cộng quân tại đây, tương quan lực lượng cở một chống mười làm tôi nhớ
lại ngày nào Tiểu đoàn 11 Dù tử thủ Charlie tại Kontum, nay sẻ giống hệt như Lữ
đoàn 3 Dù tại Khánh Dương. Cộng quân áp lực khắp nơi từ cả hai mặt đông và tây
núi non hiểm trở, còn quốc lộ 21 thì cộng sản không dám theo đường bộ tràn xuống,
bộ binh và xe tăng của địch theo những đường mòn trong rừng núi đánh ra đến đèo
Phượng Hoàng (M’Rack) thì bị chận lại, hàng trăm xác Việt cộng bị bỏ thây tại
đây cùng với một xe tăng T54, tình hình chiến sự đè nặng lên vai bố già Lữ đoàn
trưởng, Đại Tá Lê Văn Phát. Không ai bảo ai, mọi người đều biết tình hình này
khó thể kéo dài nếu không có quân tiếp viện, suốt trong một tuần lễ và nhất là
trong hai ngày 29 và 30 tháng 3 năm 1975, các đơn vị Lữ đoàn đụng độ liên tục với
cộng quân, pháo binh Nhảy Dù cùng pháo binh cộng quân đấu pháo hầu như liên tục.
Có lẻ tôi là một pháo thủ duy nhất lần đầu tiên được sử dụng toàn bộ hỏa lực của
Trường Mẹ để yễm trợ chiến trường ác liệt cách Trường Pháo Binh không xa, tôi
đã gọi bắn gần như liên tục ngày đêm các mục tiêu phản pháo hoặc tiêu hủy với đại
bác 175 ly, và nhiều tuyến cản với đại bác 155 ly và 105 ly, ngoài các mục tiêu
mà các Sĩ quan liên lạc từ các Tiểu đoàn Dù xin bắn, tôi còn phải chấm thêm nhiều
tuyến cản để tác xạ. Cộng quân không pháo kích Bộ chỉ huy Lử Đoàn mà chỉ đánh
các Tiểu đoàn Dù bằng pháo kích với pháo binh và xe tăng xong rồi bộ binh xung
phong theo chiến thuật cổ điển tiền pháo hậu xung, Không Quân của ta từ phi trường
Thành Sơn lên yễm trợ cũng không được hữu hiệu lắm đối với các chiến trường xé
lẻ và tiếp cận hàng chục thước như thế này.
Đến tảng sáng ngày 31/3/1975 thì toàn thể các đơn vị tác chiến kể cả các pháo đội
Pháo binh Dù bị tràn ngập, và trước khi rút đi đã phá hủy hết đại bác. Không hiểu
sao Trường Pháo Binh nghe được và tự động ngưng tác xạ, tôi gọi mãi để chuẩn bị
nếu các đơn vị bạn yêu cầu thì bắn ngay trên đầu cùng chết với địch tức là đồng
ư quy tận, nhưng không có một đài nào trả lời hết. Độ nửa tiếng sau tôi nghe tiếng
động cơ nổ liên tục tại Trường Pháo Binh mà sau cùng là tiếng xích sắt của các
khẩu pháo 175 ly. Có lẽ Trường Pháo Binh đã nhận lệnh di tãn từ ở đâu đâu trước
đây nên tự động tan hàng, kế đến là Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ
nằm sát bên cũng tự động rút đi, và sau cùng là Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn. Một
số các đơn vị thuộc Lữ đoàn 3 Nhảy dù hiện đang im lặng vô tuyến rời bỏ vị trí,
chỉ biết là hầu hết bị địch tràn ngập, không một Đề lô nào cũng như Sĩ quan
liên lạc pháo binh lên máy, mà có liên lạc được giờ phút này cũng không còn hỏa
lực pháo binh yễm trợ nửa. Bộ Chỉ huy Lữ đoàn 3 Dù ra lệnh rút và Bộ chỉ huy Tiểu
đoàn 2 Pháo binh Dù phải di tản theo về Đèo Rù Rì, độ một tiếng sau là gở toàn
bộ căn cứ di tản ra khỏi phi trường Dục Mỹ, tôi được lệnh ở lại căn cứ với một
máy truyền tin PRC 25, một tài xế, và một chiếc xe Dodge. Trung Tá Trần Đăng Khôi,
Lữ Đoàn Phó dặn tôi cứ ở tại phi trường chờ ông bay trực thăng quan sát xong sẻ
quay trở lại bốc tôi đi, việc để lại tài xế với chiếc xe Dodge này mang ý nghỉa
nếu ông không về đón thì tôi sẻ cùng đệ tử chạy về Đèo Rù Rì tìm Lữ đoàn. Giờ
này thì cả huấn khu rộng lớn và phi trường Dục Mỹ chỉ còn có một mình tôi và
người đệ tử. Tôi nhìn về hướng Tây Bắc nơi hình Núi Vọng Phu vươn lên trên bầu
trời nhạt nắng mai, người chinh phụ cùng đứa con hóa đá kia đã bao năm sắt son
đứng đợi chồng về vẫn còn đứng đó, và ở dưới chân Bà, nhiều thế hệ sau đang viết
tiếp một chương bi thảm của những người đi chinh chiến không về, lịch sử là một
sự lặp lại không ngừng. Trong niềm đau thương u uất đó, tôi mong nghe có tiếng
gọi của đồng đội tôi thuộc bất cứ đơn vị nào tìm đường ra quốc lộ, tôi sẻ hướng
dẩn như đã làm trong quá khứ, nhưng không thấy ai lên tiếng. Gần một tiếng rồi
không thấy trực thăng của Trung tá Khôi bay về, tôi mở các tần số gọi liên tục,
vô vọng, kể cả tiếng Trung tá Khôi cũng không thấy trả lời. Tôi lên xe bảo người
tài xế mở máy trực chỉ về Nha Trang.
Dọc đường, đồng bào bằng đủ mọi phương tiện xe đò, honda, xe bò, kể cả đi bộ,
có người trên vai gánh cái gia tài vô giá là hai người con nhỏ ngồi hai đầu, họ
cũng xuôi Nam theo chân quân đội quốc gia, họ đi theo đường quân đội rút, để
tìm tự do. Để phục vụ cho âm mưu phản chiến, bọn phóng viên khốn nạn nước ngoài
chỉ giỏi loan báo những tin thất thiệt xuyên tạc cuộc chiến tranh tự vệ của
quân dân miền Nam, chúng không bao giờ có thì giờ tìm hiểu tại sao những người
dân lành lánh nạn cộng sản, tại sao đồng bào tôi lại theo chân quân đội quốc
gia về miền đất hứa bằng đôi chân tự do như thế này. Xế trưa thì tôi về đến Đèo
Rù Rì gần Nha Trang gặp lại Tiểu đoàn, tôi trình với Thiếu Tá Triệu là không
nghe bất cứ đài nào gọi. Độ nửa tiếng sau, Trung Tá Khôi cũng bay về, ông hỏi
tôi sao không đợi, tôi trả lời cả một huấn khu to lớn như thế rút hết, chỉ còn
hai thầy trò tôi và không liên lạc được ai nửa nên phải về đây. Lúc này tôi
cũng không rỏ Lữ đoàn sẻ đi đâu, vào Nha Trang hay về Saigon theo đường bộ. Sau
đó thì có lệnh rút về quân cảng Cam Ranh. Về đến cổng quân cảng thì cả một rừng
quân xa của nhiều binh chủng và dân xa đủ loại đã bít kín hết cổng ra vào, xe cộ
đậu dài cả chục cây số. Những người lính quân cảnh gác cảng chỉ biết lắc đầu
nói không có tàu, tình cảnh này mà mở cổng thì có trời cũng không cản nổi cảnh
hổn loạn.
Lúc gần chiều thì Đại Tá Phát Lữ đoàn trưởng quyết định rút về Phan Rang theo
đường bộ, khi đoàn xe của Lử đoàn trở đầu ra khỏi quân cảng thì toàn thể rừng
xe cộ kia cũng tự động nối đuôi, cặp bên hông là xe gắn máy của đồng bào, hàng
ngàn xe cộ, dân xa, chiến xa, đại bác, và quân xa của một phần Quân khu 2 đông
cở chục ngàn người theo sau đoàn quân Mũ Đỏ cở trên một trăm người mở đường tiến
về Nam. Giửa cái khung cảnh bi hùng như thế, tôi có cãm tưởng giống hệt như
ngày xưa ông Môi Sen dẩn dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ tìm về miền đất hứa lánh
nạn quân Ai Cập. Xe chạy khá chậm để phía sau theo kịp, thỉnh thoảng phải dừng
lại để quan sát dò đường. Mổi lần ngừng lại, chúng tôi năn nỉ đồng bào đừng chạy
xe gắn máy cặp sát xe chúng tôi, lở bị phục kích thì bị chết oan, nhưng đồng
bào cương quyết nói “Nhảy dù đi đâu chúng tôi đi theo, có chết chúng tôi cũng
chịu”, đành phải để cho bà con chạy theo như thế. Trong đời lính, nếu các bạn
đã từng nghe được chính miệng những người dân lành vô tội đã đặt hết sinh mạng
và tài sản vào tay quân đội quốc gia trong giờ phút tuyệt vọng như thế này, mới
thấy được sự hy sinh của người lính chúng ta không phải vô ích. Ngồi trên xe,
nhớ lại ngày mồng 2 Tết năm 1973, tôi đi đề lô cho Tiểu đoàn 2 Nhảy dù của Thiếu
Tá Nguyễn Đình Ngọc, có Đại đội 1 Hắc Báo là một đại đội bộ binh nổi tiếng nhất
của Sư đoàn 1 Bộ binh do một viên Thiếu Tá làm Đại đội trưởng tăng cường đi chiếm
lại làng An Lỗ nằm sát ngay quốc lộ số1 Thừa Thiên, Việt cộng vi phạm Hiệp định
Paris, dành dân lấn đất, chúng đã lợi dụng ngưng bắn, chiếm trọn làng này, và
dùng đồng bào làm bia đở đạn. Tôn trọng lệnh ngưng bắn, chúng tôi không sử dụng
pháo binh để yễm trợ, Hắc Báo làm trừ bị, Nhảy Dù dàn hàng ngang làm nổ lực
chính, cẩn thận chiếm lại từng ngôi nhà với lệnh cố gắng tối đa bằng mọi giá
không làm thiệt hại đến tính mạng và nhà cửa của đồng bào, chiếm đến đâu giao
cho Hắc Báo giử đến đó. Khi chiếm lại toàn bộ xã, bắt sống cũng như hạ tại chổ
nhiều địch quân, nhà cửa của đồng bào hầu như còn nguyên vẹn, không một người
lính Dù và đồng bào nào bị tử thương, còn hơn là phép lạ.
Đến Du Long thì trời đã tối, nhìn lại phía sau, cả chục cây số đèn pha sáng
trưng, nguyên một góc trời đèn xe như một con giao long đang uốn khúc, sáng
long lanh trong đêm hoa đăng bi thảm, đêm nay đồng bào Khánh Hòa bỏ phiếu cho tự
do, không cần biết về đâu miễn quân đội quốc gia đi đâu thì đồng bào đi theo đến
đó. Cũng may, không một tiếng súng nào nổ thêm trong đêm này và toàn bộ đoàn
quân dân về đến Phan Rang bình an vô sự.
Xe của Nhảy dù chạy đi đâu thì đoàn xe khổng lồ phía sau cũng nối đuôi, đến khoảng
3 giờ sáng ngày 01/4/1975 thì vào đến Phan Rang, xe chạy ra sát biển thì dừng lại,
còn đoàn xe đã tháp tùng chúng tôi thì tiếp tục cuộc hành trình vô Nam và đến
Phan Thiết trong ngày hôm đó. Lử đoàn 3 Dù nhận được lệnh mới vào phi trường
Thành Sơn nay do Bộ Tư lệnh Sư đoàn 6 Không Quân với con phượng hoàng Phan
Rang, một vị tướng mặt trận, Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang trấn nhậm, còn vị Tỉnh
trưởng Phan Rang, Đại Tá Trần Văn Tự thì đang tá túc trong phi trường đến ngày
07/4/1975 mới trở về nhiệm sở. Sáng hôm sau ngày 02/4/1975, một trung đội thuộc
đại đội chỉ huy của Lữ đoàn 3 Dù do một Trung sỉ hướng dẩn đi theo một viên Đại
Úy Địa Phương Quân, vị này nguyên là Trưởng Ban 2 quận châu thành Phan Rang nay
được đề cử giử chức tân Quận Trưởng và được Nhảy Dù hộ tống đi trấn an dân
chúng. Tôi được lệnh đi theo với nhiệm vụ chính là tìm đại bác 105 ly nào của
ta bỏ lại còn sử dụng được thì sẻ kéo về phòng thủ phi trường, nhưng tất cả đại
bác kể cả 155ly đều bị phá nòng để lở rơi vào tay địch thì không sử dụng được.
Tại tiểu khu Ninh Thuận, tôi đã gặp người thay thế ông Tỉnh đang tá túc ở trong
phi trường là vị Trung Tá Tiểu khu phó, đang liên lạc bằng tiếng Anh với một
chiếc trực thăng bay vòng vòng trên đầu nghe nói là của một cựu cố vấn Mỹ đang
hỏi thăm tình hình. Trong lúc chờ đợi, tôi đi vòng vòng quanh tỉnh thì gặp một
toán Thám Sát Tỉnh (tiếng Anh là Province Recon Unit gọi tắt là PRU), anh em
này nhận ra tôi là cựu huấn luyện viên CT tiền thân của PRU, tay bắt mặt mừng,
anh em cho biết tình hình trong tỉnh vẫn tương đối yên ổn tuy có vài vụ cướp
bóc, còn Việt cộng thì chưa vào được thành phố. Tôi nói Nhảy Dù về giử Phan
Rang, nếu thuận tiện anh em thông báo cho dân chúng biết. Xong tôi từ giả và tiếp
tục đi theo xe của trung đội Nhảy Dù chạy vòng quanh thị xả tìm súng đại bác, rồi
ra đến ngoại ô, đến nơi đâu viên Đại úy Quận Trưởng đều bắc loa nói Nhảy Dù đã
về Phan Rang xin bà con trở lại sinh hoạt bình thường. Chỉ trong vòng một buổi
sáng, đã thấy sinh khí có vẽ đã trở lại với Phan Rang, vùng đất mà từ nay đã trở
thành địa đầu giới tuyến, nhưng tôi vẫn không tìm được khẩu đại bác nào còn nguyên
vẹn, pháo binh quyết định chiến trường, không có pháo thì việc phòng thủ phi
trường càng thêm khó khăn.
Tại cửa biển Phan Rang, sát một làng chài lưới, đồng bào báo cáo có một bọn cướp
có súng, lợi dụng tình hình sôi động đã cướp bóc nhũng hại dân lành cả tháng
nay, hiện bọn này đang nằm ở nhà, xin quân đội đi bắt, viên Đại Úy không còn
quân này xin Nhảy Dù đi bắt cướp, tôi đề nghị viên Trung sĩ Trưởng toán Nhảy Dù
cho đi, và đã bắt được hai tên cướp này thật dễ dàng, rồi trói lại rồi đưa ra
ngay cửa biển nơi có chiếc ghe của gia đình tên chánh đảng cướp đang neo tại bến.
Bà con nghe tin kéo đến thật đông, viên Đại Úy hỏi ý kiến bà con xử trí như thế
nào, mọi người đều hô to xử tử, nhanh như chớp viên Đại Úy Quận Trưởng lập tức
giơ M16 nhắm vào tên chánh đảng đang quỳ cách đó khoảng chục thước và bắn ba
phát, tên chánh đảng vừa giảy chết thì chiếc ghe kia cũng mở máy chạy. Còn lại
tên thứ hai thì có một vị bô lảo nói là con và xin tha, vì con ông chỉ là đồng
bọn bị ép buộc, nay dân chúng cũng xin bảo lãnh tha tội chết, tôi cũng nói thêm
vào xin Đại Úy tha cho nó, và thật giống như là xi nê, tên này được viên Quận
Trưởng cởi trói và tha tại chổ giống như “not guilty” tại phiên tòa xử vô tội tại
Mỹ. Chuyện này về sau xem phim Hồng Kông, tôi có ý nghỉ ngộ nghĩnh là Nhảy Dù dẫn
Bao Công đi xử án tại Phan Rang.
Về đến Tiểu đoàn, tôi báo cáo mọi chuyện, Thiếu Tá Triệu cắt tôi tiếp tục làm
Sĩ quan liên lạc Lữ Đoàn đặt cạnh Bộ chỉ huy hành quân chiến cuộc của Không
Quân, và nhờ phương tiện liên lạc tốt của Không Quân, tôi đã liên lạc được Hải
pháo Hoa Kỳ ngoài khơi hải phận Việt Nam qua một sĩ quan liên lạc hải pháo người
Việt. Tôi trình bày mọi việc và yêu cầu yễm trợ hải pháo khi đụng trận, vì hiện
nay chúng tôi không còn pháo binh, họ chấp thuận yêu cầu trên nguyên tắc, nhưng
sau đó đã lờ đi vì Hoa Kỳ vĩnh viễn phủi tay với người bạn đồng minh. Ngày
9/4/1975 đã diễn ra một cuộc bốc quân cuối cùng và vĩ đại nhất của Không Quân
Việt Nam Cộng Hòa, Không đoàn 72 chiến thuật của Trung tá Lê Văn Bút đã dùng 40
trực thăng UH1B cộng với 12 trực thăng võ trang, và 8 chiếc trực thăng Chinook
từ phi trường Biên Hòa ra bay ngược về Khánh Dương bốc “một slick duy nhất” được
gần hết các quân nhân Lử Doàn 3 bị thất lạc gần 600 người mà đa số là Tiểu đoàn
5 Nhảy dù của Trung Tá Bùi Quyền và một số anh em Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 6
Dù, còn riêng các pháo đội Nhảy dù thì sau này có người tìm ra được quốc lộ và
cuối cùng về đến đơn vị chỉ được vài người, còn lại ngoài số bị tử trận, một số
bị bắt làm tù binh như Đại úy Nguyễn Thái Chân hàng chục năm sau mới được trả tự
do. Vài ngày sau, khi toàn bộ Lữ đoàn 2 Dù ra thay Lữ đoàn 3 xong, và Trung Tướng
Nguyễn Vĩnh Nghi ra làm tư lệnh mặt trận Phan Rang, thì Tiểu đoàn tôi được lệnh
trở về hậu cứ Nguyễn Huệ để bổ xung lực lượng sau gần 3 năm tham chiến tại miền
Trung.
Qua cửa phi cơ nhìn xuống Phan Rang, quốc lộ số 1 với những hàng dừa ngút ngàn
chạy song song với biển Thái Bình Dương, tôi còn hình dung được hơn một tuần
trước, ở phía dưới kia đã diễn ra một đêm hoa đăng bi thảm soi đường cho một cuộc
di tản trong vòng trật tự, vì tự do, vì đồng bào, chúng tôi đã ngồi dậy, và cầm
súng tiếp tục chiến đấu.
Mũ Đỏ Nguyễn Văn Lập