Trong thế kỷ qua, ở Việt Nam bỗng từ đâu xuất hiện một con
người mà mặt thật được che giấu kỹ dưới nhiều lớp dày mỏng khác nhau, nhiều
cách khác nhau. Từ đời sống bản thân, tên họ, tuổi tác. Đều bằng dối trá và
bưng bít. Do bản chất của con người gian ác. Điều này, dĩ nhiên là một hiện tượng
quái lạ đã khêu gợi sự tò mò của một số người nên đã làm tốn khá nhiều công sức
và giấy mực nhưng vẫn chưa phơi bày được đầy đủ sự thật. Thật rùng rợn!
Con người đó có tên là Hồ Chí Minh. Mà cái tên Hồ Chí Minh cũng do ông chôm của người khác, Cụ Hồ Học Lãm. Và cả cái tên Việt Minh của Cụ Lãm nữa!
Vì đặc tính không giống ai hết nên tưởng
chỉ nói qua «tuổi tác» của ông ta cũng chưa chắc đã rốt ráo.
Và ai cũng biết chuyện này cũ như giẻ rách, nói đi nói lại làm gì cho mất thì
giờ và còn làm như chuyện này là nặng ký lắm vậy. Đúng. Nhưng nghĩ có nói thêm
nhiều nữa thì vẫn chưa đủ. Nó chỉ đủ khi ở Việt Nam có báo chí tự do. Và không
còn cái đảng cộng sản ác ôn nữa. Nên có dư thì giờ thì cứ nói cho vài người đừng
vội quên sự dối trá của ông ta. Về ngày sinh, tài liệu chánh thức của Hà Nội đều
nói ngày sinh của Hồ Chí Minh là ngày 19-05-1890. Hoàn toàn không đúng. Do bịa
đặt có dự mưu gian ác. Chuyện này sẽ đề cập tiếp theo. Vậy còn những ngày sinh
nào khác cũng chánh thức, cũng do chính đương sự tự tay viết ra khai
báo hay không? Có nhiều. Chỉ kể ra những năm sinh khác nhau do chính ông
ta khai báo.
Theo sử gia Daniel Hémery (trong“Hồ
Chí Minh, de l’Indochine au Vietnam”, Gallimard, Paris, 1990), trên đơn xin
vào trường Thuộc Địa (*) học để sau này trở thành người hữu ích cho chế độ
Pháp, do tự tay Hồ Chí Minh viết, ký tên Paul Nguyễn Tất Thành, khai năm sinh
là 1892. Đơn gởi từ Marseille, thành phố cảng miền Nam nước Pháp, ngày
15-09-1911, lúc ông vừa tới Pháp để tìm đường cứu thân và cứu cha. Đúng vậy, vì
ông đã nhiều lần gởi tiền bằng bưu phiếu (mandat) về nhà cầm quyền Pháp ở Việt
Nam và nhờ chuyển cho cha của ông. Nhà cầm quyền thực dân Pháp đã chuyển giao
và cha của ông đã nhận được tiền. Việc làm này rất đáng ca ngợi vì hợp
tình hợp nghĩa. Nhưng thời gian sau, việc gởi tiền không thấy nói tới nữa, phải
chăng vì ngưng do mất liên lạc?
Năm 1922, tại Paris, Hồ Chí Minh nhờ một
người thợ kim hoàn tên Boulanger giới thiệu vào « Hội kín
Thợ Hồ » (Franc-maçonnerie), ông lấy tên Nguyễn Ái Quốc chớ không
phải Nguyễn Tất Thành vì tên này được nhiều người biết do ký tên dưới những bài
«phong» trên tờ « Le Paria » (Người Cùng khổ). Biết
là tên chung (Nguyễn Le Patriote, trước kia là tên Nguyễn Ố Pháp) của các Cụ viết
cho Le Paria nhưng ông vẫn tự tay khai năm sinh của mình là 1895 để hợp thức
hóa luôn cái tên Nguyễn Ái Quốc (Jacques Dalloz, Les Vietnamiens de la
franc-maçonnerie coloniale, Revue d’Histoire d’Outre-Mers, 3è Trimestre 1998,
Paris, Société Française d’Histoire d’Outre-Mers). Tới với Thợ Hồ chỉ trong thời
gian ngắn, có lẽ vì ông không hội đủ tiêu chuẩn hội viên, nhất là về
trình độ học vấn. Như luật sư Phan văn Trường là hội viên.
Riêng năm sinh 1891 rất có thể đúng vì do
bà Thanh, chị và ông cả Khiêm, anh của ông, xác nhận rất cụ thể, với dẫn chứng.
Trong quyển « Đèn Cù », tác giả Trần Đĩnh có nhắc lại, với
cả lời phủ nhận của Hồ Chí Minh «Của người ta sao, cứ để nguyên như vậy… » Cứ
để nguyên như vậy, tức ngày 19-05-1890!
Phải chăng vì ngày này mang ý nghĩa vô
cùng quan trọng với ông mà ông không muốn thay đổi để lấy lại ngày sinh thiệt của
mình?
Hồ Chí Minh về Hà nội, qua năm sau, ngày
mùng 06-03-1946, ông ký với Pháp Hiệp ước Sơ bộ, đưa Việt Nam trở lại Liên Bang
Đông Dương thuộc Liên Hiệp Pháp. Theo Hiệp ước, Việt Nam tương đối độc lập vì
có chánh phủ riêng, có Nghị viên, có tài chánh riêng nhưng vẫn kẹt trong Liên
Hiệp Pháp. Hồ Chí Minh sẵn sàng đón rước nhà cầm quyền Pháp tới thay thế quân đội
Trung Hoa để giải giới quân đội Nhật sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh.
Đô đốc d’Argenlieu, Toàn quyền Đông
Dương, sau khi rời Lào, chiều ngày 18-05-1946, qua Hà Nội. Trong quan hệ chánh
phủ với chánh phủ, d’Argenlieu là Đại diện Chánh phủ Pháp tới, Việt Nam phải tổ
chức lễ đón rước có cờ quạt đúng theo nghi lễ. Hồ Chí Minh không thể làm khác
hơn được. Ông bèn bảo Cụ Vũ Đình Huỳnh (**), thân phụ của nhà văn Vũ Thư Hiên:
« Chú hãy kêu gọi dân chúng treo cờ trước nhà, cán bộ treo cờ ở cơ
quan, để đón rước Toàn quyền d’Argenlieu, nói là mừng ngày sinh của tôi. Nói thật
ra, chẳng những chúng không thèm làm mà còn chửi cho mang nhục».
Ký Hiệp ước Sơ bộ, còn long trọng đón rước
Quan Toàn Quyền Đông Dương tới là biểu hiện tinh thần đầu hàng giặc, là phản quốc
trong lúc dân chúng trên cả nước đang hừng hực tinh thần đánh Tây giành Độc lập.
Chắc chắn dân chúng Hà Nội chưa kịp quên hôm 02-09-1945, Hồ Chí Minh trong diễn
văn mừng ngày lễ độc lập đã long trọng tuyên thệ: «Nếu Pháp đến xâm
lăng lần nữa thì chúng tôi xin thề: không đi lính cho Pháp, không làm việc cho
Pháp, không bán lương thực cho Pháp, không đưa đường cho Pháp ».
Trong Nam, cán bộ chính trị của Hà Nội gởi
vào để kè Nam Bộ kháng chiến, hỏi Bảy Viễn tại sao không thi hành lệnh ngưng
chiến, Bảy Viễn chửi thề: “ĐM. Không ngưng bắn c.c gì hết. Chưa có Độc
lập, cứ oánh nữa. Chừng nào có Độc lập mới thôi”.
Vậy là cờ đỏ sao vàng được treo lên trong
ba ngày, từ ngày 18-5 đến hết ngày 20-5. Từ đó cứ tới cái ngày 19/5 là Hà Nội lại
ra lệnh dân chúng treo cờ mừng sinh nhật của Hồ Chí Minh. Ngày bịa đặt ra để phục
vụ cho ý thứ đồ đen tối nhưng cứ lặp đi, lặp lại, với cả bộ máy tuyên truyền cồng
kềnh, phải trở thành như thiệt. Ngày sinh của Bác!
Thậm chí năm nay, 19/05/2023, Sứ quán VC
Hà Nội ở Paris tổ chức kỷ niệm ngày 19/05 lần thứ 133 trong khuôn viên của Tòa
Thị xã Montreuil, ngoại ô phía Đông Paris. Thị xã này vẫn còn là sào huyệt của
cộng sản Pháp tuy đảng cộng sản Pháp ngày nay chẳng còn được mấy ngoe.
Nhưng Hồ Chí Minh khi rước Tây trở lại
còn âm mưu cùng với Tây đi hành quân lên miền bắc tảo thanh các lực lượng đảng
phái Quốc gia yêu nước đánh Tây vì Việt Minh lúc đó còn yếu để giành quyền lãnh
đạo kháng chiến. Một mai kháng chiến thành công, với tư thế lãnh đạo kháng chiến,
sẽ đưa Việt Nam lệ thuộc Bắc Kinh như Hồ Chí Minh đã thỏa thuận với Mao (Jung
Chang và Jon Halliday,“MAO: The Unknown Story”,2005,Anchor Books và Random
House).
Việt Nam ngày xưa thật sự có sinh nhựt
không? Có, nhưng chỉ trong phạm vi tín đồ Thiên Chúa giáo hoặc trong giới trưởng
giả Tây học mà thôi. Người Thiên Chúa giáo không có ngày giỗ, chỉ có sinh nhựt
và họ ăn mừng sinh nhựt. Còn đại đa số dân chúng Việt Nam thì chỉ trọng ngày giỗ
kỵ vì ngày giỗ kỵ mang đầy tính văn hóa dân tộc. Từ giỗ tưởng nhớ người thân
trong gia tộc, ra tới cúng tế Thần Hoàng, cúng tế những vị anh hùng dân tộc, tới
Thần cho cả nước là Quốc tổ.
Hồ Chí Minh có chấp nhận sinh nhựt, cũng
không có gì đáng ngạc nhiên bởi ông là cộng sản tinh ròng. Mà cộng sản Liên Xô
là Âu châu, con đẻ của Đế quốc tư bản cũng Âu châu. Riêng cộng sản ở Việt Nam
là con đẻ của thực dân Pháp. Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh không còn là Việt
Nam, mà là thành phần của giai cấp vô sản quốc tế.
Nói rõ vấn đề này, xin nhắc lại lời của Hồ
Chí Minh: « Cái danh từ Tổ quốc là do các chính trị gia đặt ra để
đè đầu nhân dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của
địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có Tổ quốc, cũng chẳng
có biên giới ». (Báo Thanh Niên, phát hành tại Quảng Châu,
20-12-1926).
Khi có dịp nhắc tới ngày sinh của Hồ Chí
Minh, chắc nhiều người chưa quên bài thơ “Hôm nay 19-05”của nhà thơ
Nguyễn Chí Thiện:
Hôm nay 19-05
Tôi nằm
Toan làm thơ chửi Bác
Vần thơ mới hơi phang phác
Thì tôi thôi
Tôi nghĩ Bác
Chính trị gia sọt rác
Không đáng để tôi
Đổ mồ hôi
Làm thơ
Dù là thơ chửi Bác…
(Hà Nội,1964)
Ngày nay, người ta cũng đã phơi bày khá nhiều sự gian dối của
ông về vợ con, tình nhân từ lúc còn «bôn ba» ở Paris, ở Tàu, ở Nga cho tới
hang Pắc Pó và về Hà Nội. Ở Tàu, Hồ Chí Minh đã chính thức cưới bà Tăng Tuyết
Minh, y tá đỡ đẻ. Từ giã vợ, rời lục địa, ra ở Hồng Kông, ông bị Cảnh sát Anh
xét khách sạn vào 6 giờ sáng, bắt cùng với Nguyễn thị Minh Khai, hai người còn
nằm trên giường, không y phục trên người. Và Nguyễn thị Minh Khai cũng thừa nhận
mình là vợ của Hồ Chí Minh. Trong tờ khai tại Đại hội Quốc tế cộng sản năm 1935
ở Moscou, Nguyễn thị Minh Khai khai rõ bà là vợ của Hồ Chí Minh.
Chuyện vợ chồng này được đảng hợp thức
hóa. Khi ngồi vào mâm đông đủ mọi người, Hà Huy Tập đứng dậy, trịnh trọng tuyên
bố: « Hôm nay Đảng làm lễ thành hôn cho anh Vương và chị Duy. Hiện
nay Đảng ta còn nghèo, lại hoạt động trong vòng bí mật, không cho phép tổ chức
lễ cưới lớn cho hai anh chị được, nhưng chúng ta vẫn rất vui. Chúng tôi chúc mừng
cô dâu chú rể cộng sản bách niên giai lão». (Theo Nguyệt Tú, tác phẩm
Chị Nguyễn thị Minh Khai, xb Phụ Nữ, Hà Nội, 1980).
Chuyện chủ hôn này cũng lôi thôi. Vẫn
theo tác giả Nguyệt Tú (vợ của Lê Quang Đạo, từng làm Chủ tịch Quốc Hội ở Hà nội),
sách in lần I, thì Huỳnh Văn Nọn (Cao Bằng) làm chủ hôn, in lần II, thì Hà Huy
Tập làm chủ hôn. Vậy xin liệu mà tin Việt Cộng!
Minh Khai sau đó lấy Lê Hồng Phong. Người
con gái của bà tên Hồng Minh. Không biết đây là con của Hồ Chí Minh hay của Lê
Hồng Phong? Cũng lại một bí ẩn nữa.
Tại sao cả chuyện vợ con chính thức như vậy
mà Hồ Chí Minh vẫn giấu như mèo giấu cứt? Phải chăng vì ông ta tuổi Tân Mão, cầm
tinh con mèo? Vả lại chuyện vợ con, cả mèo chuột, có gì là xấu hổ? Giấu làm gì,
ăn quịt mới là xấu hổ chớ.
Phải chi ngày ấy...
Ngày nay dân chúng trong nước, nhất là lớp
trẻ miền Bắc, lần hồi biết rõ chân tướng Hồ Chí Minh. Dỉ nhiên không mấy ai còn
kính trọng ông như trước đây vì bị bưng bít và nhồi sọ. Nhắc về Bác, có một bài
thơ châm biếm, nguyền rủa đúng hơn, đầy cay đắng, uất hận:
Phải chi ngày ấy bến Nhà Rồng đóng cửa
Nó lang thang quay trở lại Nghệ An
Làm giáo làng hay một chân thư lại
Thì ngày nay dân đã thoát lầm than.
Phải chi ngày ấy, sông Sài Gòn nổi sóng
Nó đang leo bỗng rớt mẹ xuống sông
Bấy sấu đói đã reo mừng ruớc bác
Thì ngày sau xương đâu trắng cánh đồng
…Nếu nếu nếu, thêm một ngàn lần nếu
Bác chẳng đi! Đi chẳng có ngày về!
Về, thượng mã phong bờ hang Pác Pó
Thì ngày nay đâu có lũ u mê!
Caubay (theo caphevanhanh, internet)
Nguyễn thị Cỏ May
Ghi chú :
(*) Nguyễn Tất Thành viết đơn xin vào học trường Thuộc Địa bị
từ chối, vì thủ tục, phải qua chính quyền địa phương chuyển đơn. Và về trình độ,
thí sinh phải có văn bằng Tú Tài. Qua vài năm sau, xin vào học, phải qua kỳ khảo
hạch (Examen, theo Étienne Aymonier, nguyên Giám đốc Trường Thuộc Địa, đổi qua
Hà Nội làm việc, viết tựa cho cuốn sách « La psuchologie du peuple
annamite » của Paul Giran. Và trong « Revue d'Histore moderne et contemporaine »,
40-2, avril-juin 1993, Paris).
(**) Theo lời kể
của ông Vũ Thư Hiên với tác giả sau buổi lễ truy điệu tướng Trần Độ ở thành phố
Jena, do anh em gốc sinh viên, công nhân ở Đông Đức cũ tổ chức, để xác nhận lời
kể của tác giả về giai thoại này tác giả được nghe các Cụ cán bộ VNQDĐ ở Sài
Gòn kể lại.