Tôi ngồi trong vọng gác của đài quan sát trên đỉnh Torkham, đưa viễn vọng kính từ trái qua phải nhìn xuống vùng đồi núi thấp phía trước. Xa xa dưới chân những rặng núi trùng điệp là vùng thung lũng Jalalabad, con sông Kameh chảy ngang qua êm đềm. Mùa xuân trời còn hơi lạnh, nắng vàng trải đều trên cả vùng thung lũng. Thấp thoáng những mái nhà ẩn hiện hai bên bờ sông, vài đàn thú vật gặm cỏ thong thả trên cánh đồng xanh mướt. Thật là một cảnh bình yên và đẹp mắt. Phía bên kia dãy núi trùng điệp là biên giới Pakistan. Từ đài quan sát có thể nhìn rõ và kiểm soát được quốc lộ số 1. Con đường nối liền hai quốc gia đã có từ hàng ngàn năm trước, với bao nhiêu diễn biến lịch sử tranh chấp.
Từ con đường đó, hướng về phía Tây sẽ đến Kabul thủ đô của Afghanistan, về phía đông, vượt qua cửa ải Khyber Pass, biên giới Pakistan, nối liền với quốc lộ số 5 sẽ dẫn đến Peshawar rồi thẳng mãi đến Islamabad, thủ đô của Pakistan. Peshawar là một tỉnh phía tây của Pakistan đã một thời bị quân Taliban chiếm giữ. Vùng núi này phiến quân hoạt động rất mạnh mẽ, chúng thường tấn công chớp nhoáng rồi rút về phía bên kia biên giới hoặc ẩn nấp trong các hang động chằng chịt của dãy núi đá trước mặt. Những bộ lạc người Pakistan hầu hết ủng hộ đám phiến quân cho nên chính phủ Pakistan cũng khó mà tiêu diệt chúng. TQLC Mỹ biết Haqqani và các con của ông
đang làm gì và ở đâu phía bên kia biên giới, nhưng chẳng làm gì được ông ta. Họ
có căn cứ huấn luyện tân binh, làm bom và tàng trữ vũ khí, cả những nông trại
trồng trọt và nuôi gia súc nữa hệt như đám Cộng Sản bên kia biên giới Lào Việt
hay Miên Việt thời chiến tranh Việt Nam. TQLC cố gắng ngăn chặn đám phiến quân
không cho xâm nhập vào vùng thung lũng và phải tìm cách tiêu diệt chúng cho đến
khi nào chúng chịu từ bỏ võ khí và sống hòa bình dưới sự kiểm soát của chính phủ
hợp pháp Afghanistan. Nhiệm vụ thật khó khăn trừ khi Pakistan chịu hợp tác càn
quét đám phiến quân bên kia biên giới. Đôi khi máy bay không người lái Predator
Drone lén lút vượt không phận tấn công căn cứ của chúng. Chính phủ Pakistan
cũng chỉ phản đối lấy lệ để tiếp tục nhận viện trợ của Mỹ.
Mỗi ngày hai đại đội của tiểu đoàn 53
chia nhau đi hành quân lục soát và phục kích, còn hai đại đội và trung đội súng
cối ở lại bảo vệ bộ chỉ huy tiểu đoàn. Đôi khi cả tiểu đoàn được trực thăng vận
hành quân lục soát sát vùng biên giới. Hôm nay đại đôi “Kilo” được lệnh di hành
về bên trái của căn cứ, lục soát hai bên con đường mòn dẫn lên ngọn đồi trọc, từ
con đường đó phiến quân có thể leo lên tấn công đài quan sát. Đại đội tập họp
chuẩn bị di hành.
Đại Úy quay qua dặn dò Thiếu ÚyTony
– Tony, Anh và mấy thằng em của anh theo
tôi canh chừng mặt sau và làm trừ bị cho đại đội. Lữ Đoàn được mật báo, một
nhóm đông phiến quân đã vượt biên giới, đang lẩn quất đâu đây. Nội ngày mai sẽ
có cuộc lục soát lớn của Lữ Đoàn. Tôi có linh tính tối nay chúng sẽ về khu rừng
thưa và theo con đường mòn leo lên đây. Nếu 1 trong 3 toán có đụng độ nặng, tùy
theo tình hình tôi sẽ ra lệnh tăng cường hoặc thu gon lại tuyến phòng thủ để có
hỏa lực hùng hậu hơn. Các cậu hiểu rõ chưa? Nhớ dặn mấy mấy đứa nhỏ thấy rõ hãy
nổ súng, đừng bắn bậy bạ, tuyệt đối yên lặng.
Đại Úy Lee là một vị chỉ huy can đảm,
thông minh và giàu kinh nghiệm, cho nên rất được lòng vị Tiểu Đoàn Trưởng
(TĐT). Mỗi khi có nhiệm vụ khó khăn, Big Boy đều giao cho ông ta, cho nên hôm
nay cũng không ngoại lệ. Buổi sáng sớm, TĐT nhận được tin tình báo của Lữ Đoàn
đưa xuống, nên vội vã họp các Đại Đôi Trưởng dưới quyền để tìm phương pháp đối
phó.
Căn cứ nằm trên một đỉnh cao, phía sau là
sườn núi dốc thẳng đứng nên đỡ một mặt phòng thủ. Hai đại đội ra phục kích bên
trái và phải vừa làm tiền đồn cho căn cứ, phần còn lại sẽ tập trung hỏa lực
phía chính diện. Nếu phiến quân lọt vào một trong hai ổ phục kích, căn cứ sẽ
không bị áp lực và có thể yểm trợ tối đa để tiêu diệt địch quân. Pháo đội chia
làm hai, hướng súng về phía điểm phục kích để sẵn sàng yểm trợ khi được yêu cầu
trong vòng 2 hay 3 phút. Những viên đạn đại bác đầu tiên sẽ là yếu tố quyết định
cho trận đánh đêm nay, nếu sảy ra. Đoàn quân ra đi lăng lẽ, Tôi nhìn theo cho đến
khi tất cả đều khuất hẳn sau những lùm cây rậm rạp.
Tôi chợt thấy buồn và hoang mang vô tận,
điềm gì đây? Thêm một mùa xuân nữa xa gia đình, bây giờ mới hiểu được vì sao Ba
đã khóc mỗi khi nghe bản nhạc “Xuân Này Con Không Về”. Những năm tháng của thời
thơ ấu trên đất Mỹ trôi qua êm đềm. Năm nào cả gia đình cũng đi lễ Phật ở tất cả
các Chùa Trong thành phố Houston vào dịp đầu năm, kể cả những Chùa của người
Hoa như chùa Ông Bổn, Chùa Bà, Chùa Quan Thánh, Chùa Ngọc Thạch...
”Phải đi đủ 10 Chùa” Mẹ tôi nói thế. Đó
là thông lệ hằng năm truyền lại từ Bà Ngoại. Tôi và thằng Tom luôn nôn nao chờ
đến dịp Tết để dẫn Linda, bạn học cùng lớp của hai đứa, đi hội chợ Tết ở các
Chùa và nhà thờ VietNam mãi đến khuya, mấy ngày cuối tuần, cả hai tuần lễ liên
tiếp. Đó là những ngày vui chơi vô tư thoải mái.
Thằng Tom và con Linda có đầy nhóc tiền
lì xì của Ba Mẹ, Cậu Mợ, Chú Thím, cho nên Chúng cố gắng nói “Cúc mùn nam mái”
nghĩa là Happy New Year. Chả biết có đúng tiếng Việt không, miễn có tiền lì xì
nhiều là thích chí tử. Hai đứa Mỹ con này mê Tết VN hơn New Year của Mỹ nhiều.Vừa
đi chơi mà lại có tiền lì xì. “Mỹ chẳng có tập tục hay như thế!”
Hai đứa nó thủ thỉ với tôi và cười khúc
khích, tôi cũng đồng ý. Chúng cũng rất thích đi coi đốt pháo và múa Lân ở mấy
shopping của người Việt và người Hoa trong thành phố Houston. Đêm giao thừa Thằng
Tom và tôi theo Ba cúng bàn thờ Tổ Tiên. Sau nửa đêm mở cửa trước đi về hướng
Nam một đỗi rồi trở về sông đất. Mẹ tôi tin là mạng của tôi sông đất rất hên.
Hai đứa mừng tuổi Ba Mẹ rồi cả nhà lên xe đi lễ Giao Thừa ở Chùa Việt Nam, ngôi
chùa lớn nhất Houston. Thằng Tom Mê ngôi Chùa này lắm, nó bắt chước tôi thắp
nhang lạy Phật và cầu nguyện như một Phật tử thuần thành.
Nó thích nhất là tượng Đức Phật Di Lặc,
được tạc theo hình ảnh của Bố Đại Hòa Thượng với nụ cười rất tươi và cái bụng
phệ nhìn vô chỉ muốn xoa một cái! “Nụ cười cởi mở xuề xòa đó mang lại hạnh phúc
và may mắn cho chúng sanh, cái bụng phệ bao dung của Ngài biểu hiện cho lòng
nhân ái từ bi vô lượng” thày Trụ Trì bảo thế. Ba tôi nói ngày đầu năm Âm Lịch
cũng là ngày vía của Ngài cho nên cầu xin ngài những điều tốt lành Ngài sẽ ban
cho. Thằng Tom tin lắm, cho nên nó đảnh lễ và cầu nguyện rất trang nghiêm, thành
khẩn.
Tiếng súng của địch quân bớt dần rồi im hẳn
khi 3 phi tuần Apache xung trận bắn những tràng rocket liên tục vào đầu địch.
Phiến quân đã rút lui, mấy chiếc Apache helicopters tiếp tục săn đuổi hơn một
tiếng đồng hồ sau mới trở về căn cứ. Sau đó là những phi tuần phản lực thả bom
liên tục, nhất định tiêu diệt bằng hết đám phiến quân. Chiếc Predator Drone đã
lên vùng tìm kiếm đám tàn quân để tiêu diệt cho bằng hết.
Những chiến binh bị thương đều được trực
thăng chở về bênh viện dã chiến ở thủ đô Kabul, Tom vì bị thương nặng nên được
chở về Bệnh viện quân đội bên Germany. Gia đình Tom và tôi ở Huntsville, một
thành phố nhỏ nằm về phía Bắc của Houston với những rừng thông ngút ngàn. Đa số
dân chúng sống trong các nông trại bao quanh thành phố. Chẳng có kỹ nghệ gì
quan trọng ngoại trừ một nhà tù vĩ đại và một trường Đại Học của Tiểu Bang, Trường
Sam Houston University. Dân sống ở đó thường giỡn với đám con nit: Chỉ có hai
con đường đi, một là trường Đại Học, hai là nhà tù, tùy bạn lựa chọn! Tom là một
thằng bé nhà quê, mạnh khỏe, to lớn, chất phác. Nó chưa hề biết mẹ là ai. Mỗi
khi hỏi về Mẹ, cha nó chỉ tìm cách nói vòng quanh. Nó nghi ngờ là mẹ nó chán cảnh
nhà quê nên đã bỏ ra đi từ khi nó còn rất nhỏ. Ngoài giờ học, nhóc giúp cha săn
sóc đàn bò và mấy con ngựa. Hắn cỡi ngựa thật tài tình chẳng khác gì mấy tay
chăn bò trong các phim Cowboy miền Viễn Tây.
Hai cha con sống cũng tạm đủ. Ông già chỉ
có thằng Tom và con chó đen, loại chó săn retriever tên Honey Bear, lúc nào
cũng quanh quẩn bên Ông. Nhóc không muốn đi xe đưa đón của trường, nên Cha mua
cho một chiếc xe truck cũ. Tuy vậy nhóc thích cưỡi ngựa hơn cưỡi xe hơi! Hắn mặc
cảm là dân nhà quê, cho nên hay bị lũ học trò nghịch ngợm chọc phá chế diễu là
“Thằng-nhỏ-hôi-mùi-cứt-bò”. Mùa hè nghỉ học, tôi và thằng Tom đi vào rừng
thông, cưa những cây thông chết nằm la liệt trên đất thành từng khúc nhỏ, rồi bổ
ra làm củi chất lên xe truck mang về nông trại. Mùa đông chúng tôi chở đầy xe
truck mang đi bán. Dân nhà quê thích đốt củi trong lò sưởi, vừa thơm mùi gỗ vừa
rẻ hơn là đốt lò gas. Mỗi mùa như vậy, chúng tôi kiếm đủ tiền mua quà Giáng
Sinh cho Ba Mẹ, còn dư bao Linda đi ăn nhà hàng. Mặc dầu là hai đứa con nhà
nghèo, nhưng chúng tôi luôn có tiền bạc rủng rỉnh trong túi. Sau này khi ra đời,
cảm giác ngồi bên đống lửa sưởi ấm, co ro trong gió lạnh mùa đông, ăn bắp nướng,
ngửi mùi thơm của gỗ, trong lúc bán củi vẫn còn mãi trong tôi. Đó là những ngày
vui vẻ nhất trong đời hai đứa.
Ba tôi là cựu TQLC VietNam, Ông làm thợ sửa
xe cho dealer xe gần nhà. Tôi lớn lên bên Mỹ nên vóc dáng chẳng thua gì mấy thằng
Mỹ con. Đánh lộn thì hơn hẳn chúng nó vì tôi có học võ VOVINAM ở Chùa Linh Sơn
mỗi cuối tuần. Mẹ nói Tính tình tôi ngang tàng chẳng biết sợ ai, giống tính Ba,
cho nên mặc dù học cùng lớp với Tom nhưng không đứa nào dám trêu chọc tôi. Vì
trường ở gần nhà nên tôi hay thả bộ đến trường thay vì đi xe đưa đón. Một hôm
trên đường về, chợt thấy thằng Tom đang loay hoay với chiếc xe cũ, không cách
nào làm cho con ngựa sắt già tiếp tục chạy nữa. Tôi đến giúp hắn một tay nhưng
cũng không khá gì hơn, bèn về nhà nhờ Ba đến coi giúp, hóa ra xe chỉ bị nghẹt ống
dẫn xăng thôi. Từ đó ngày nào Tom cũng ghé nhà đón tôi đi học. Cuối tuần, tôi đến
nông trại của ba thằng Tom chơi và tập cưỡi ngựa, tôi bắt đầu mê cưỡi ngựa giống
nó. Ông già của Tom là dân country, hiếu khách, hiền lành, it nói, đối đãi tôi
như con. Thỉnh thoảng Ông lại dẫn cả hai chúng tôi và con Honey Bear đi săn bắn
cuối tuần, hay đi cắm trại qua đêm bên bờ hồ Conroe để câu cá. Ông thường đốt củi,
nấu ăn ngay trên bờ hồ. Nào là thịt, cá nướng, xúc xich, hamburger v… v…Tôi mê
nhất là món “Ham Hock” của Ông, đó là món soup nhà quê, gồm cẳng heo thui nấu
thật nhừ với bean. Con Honey Bear bao giờ cũng được một bụng no kềnh, và chạy
nhảy lung tung. Nó thích nhất là được ném cho trái banh tennis để chụp vào miệng
và trả lại dưới chân chúng tôi. Hai đứa tôi thân thiết nhau chẳng khác anh em
ruột. Thằng Tom đến chơi nhà tôi cuối tuần cũng được Mẹ đãi những món ăn Việt
Nam. Nó mê nhất là món PHỞ và bún thịt nướng, chả giò. Hắn ăn ngấu nghiến chẳng
chừa lại chút gì. Mẹ nhìn hai đứa tôi mỗi ngày mỗi lớn bên nhau, ánh mắt tràn đầy
hạnh phúc, như cả hai đứa tôi đều là con của Bà.
Lên lớp 11, chúng tôi cùng chơi cho đội
Football của trường, Tom làm Quarterback còn tôi được chỉ định làm Wide
Receiver. Chúng tôi chơi rất ăn ý, giường như tôi có thể đọc được ý nghĩ của thằng
Tom; Tỷ như chỉ nhìn ánh mắt của hắn tôi cũng biết thằng Tom muốn tôi chạy hướng
nào để bắt banh, đúng như câu nói “Friendship is one mind in two bodies”, Tình
bạn như một tâm hồn trong hai thể xác! Chúng tôi rất nổi tiếng trong trường, được
bao nhiêu nữ sinh ngưỡng mộ trong đó có Linda, người bạn gái học chung lớp.
Linda là Queen’s homecoming cuả đám diễn hành năm chúng tôi học lớp 12. Trong
các cuộc diễn hành, thằng Tom và tôi bao giờ cũng dẫn hàng đầu của đội banh, chỉ
sau ban nhạc. Thằng Tom luôn cười toe toét, rất hãnh diện. Tôi cũng thế.
Giữa năm lớp 12, đội banh được vào vòng
chung kết vùng Đông Nam Texas. Mấy tuần lễ liên tục cả đội banh tập tành rất vất
vả. Cả thành phố lên cơn sốt, đi đâu cũng nghe người ta bàn tán và ủng hộ đội
banh của trường trong giải vô địch sắp tới. Mọi người đều háo hức. Tờ báo “The
Hunsville Item” luôn đăng hình hai chúng tôi trên trang nhất với bao hy vọng sẽ
mang danh dự về cho tỉnh nhà. Nếu thắng trận này chúng tôi có thể được lọt vào
mắt xanh của một huấn luyện viên Football của một trường Đại Học nào đó và món
học bổng toàn phần là chắc ăn như bắp!
Trận đấu football sôi nổi ngay từ những
phút mở màn, hai bên thay nhau dẫn đầu, chỉ cách nhau 3 hay 4 điểm. Linda ngồi
ngay hàng ghế sát sân chơi đang la ó và dơ hai nắm tay lên trời cổ võ cho chúng
tôi, tôi nhìn nàng và nhủ thầm cố làm cái touch down cuối cùng để tặng trái
banh cho nàng. Cuối hiệp thứ tư, chúng tôi có banh trong tay ở yard thứ 8 cuối
sân đối thủ và đang bị dẫn trước 4 điểm, còn hơn 1 phút và hai down (play), dư
sức để touch down và thắng trân đấu. Cả hội trường lên cơn sốt, những tiếng la
cổ võ vang dội. Tôi vừa nghe thằng Tom dứt tiếng la: “hut, hut, hike” bèn chạy
thục mạng về cánh trái rồi dzọt thẳng xuống cuối sân như tên bắn, một mình,
wide open, Thằng Tom chỉ việc ném nhẹ banh cho tôi thế là xong. Vinh quang tột
đỉnh trong tầm tay. Tôi vừa chạy vừa ngoái cổ nhìn lại để chờ chụp banh. Tim đập
mạnh như trống trận đang xua đoàn kỵ binh hàng ngàn con lao vào trận địa, rung
chuyển mặt đất.
Chờ, chờ, chờ mãi mà chả thấy banh đâu, mấy
giây chờ đợi mà dài như một thế kỷ. Tôi nghe một tiếng gào rung động hội trường
của mấy chục ngàn khán giả, quay nhìn lại thấy thằng Tom trợt chân té xuống đất,
trái banh còn lơ lửng trên không đã bị đối thủ bắt được đang chạy ngược về sân
nhà. Thôi thế là hết! tiêu tan bao nhiêu hy vọng. Người tính không qua Trời
tính, tôi nhủ thầm như vậy.
Tôi chạy lại phía thằng Tom, hai đứa khóc
mùi mẫn, cả đội banh cũng thế. Linda chạy đến dụi mặt vào ngực tôi, vai rung
lên từng hồi. Nàng ngước mắt nhìn tôi, mắt đỏ hoe, đôi môi hé mở, chúng tôi hôn
nhau lúc nào không biết, chẳng ai quan tâm. Trên đường về, cả đội banh lúc ra
đi vui như tết, bây giờ hoàn toàn im lặng.
Những ngày sau đó là một nỗi buồn dài lê
thê, thằng Tom luôn tự trách nó đã làm mọi người thất vọng vì nó bất tài. Tôi
khuyên nhủ hết lời, đâu phải lỗi tại nó, chỉ vì sân cỏ trơn trợt thôi. Đám học
trò thường ca tụng hết lời bây giờ đều xa lánh nó, chỉ còn hai đứa tôi, cố quên
hết muộn phiền. Tôi phải là một cái “cầu vồng” ngũ sắc rực rỡ để giúp nó vượt
qua cơn mưa lũ. Nó đã mất sự tự tin khi trước và rút dần vào chiếc vỏ cô đơn.
Tôi nghĩ cách giúp nó đập bể chiếc vỏ đó và lấy lại niềm tin. Cuối tuần Linda rủ
hai đứa tôi đi câu bên Lake Livingston. Tôi hy vọng sự nhí nhảnh và nghịch ngợm
của nàng may ra giúp Tom quên đi những muộn phiền. Tôi cố tránh những cái nhìn
tha thiết của người con gái mới lớn, nhưng lạ thay, nàng như thỏi sắt nam châm
càng muốn dang ra thì lại càng bị hút gần lại.
Một hôm đi học về, thấy Ba đang cặm cụi sửa
xe, chiếc đầu bù xù vất vả của ông đã làm tôi suy nghĩ không it. Cả đời người cực
khổ, một thời vào sanh ra tử ở chiến trường VN, qua Mỹ bắt tay vào làm việc nặng
nhọc từ những ngày đầu. Chẳng bao giờ thở than một tiếng, chưa hề to tiếng với
Mẹ hoặc la mắng tôi. Luôn luôn tặng quà sinh nhật cho tôi và Mẹ, Ông là một mẫu
người cha lý tưởng trong lòng bé nhỏ của tôi. Đôi khi bắt gặp Ba ngồi một
mình hút thuốc bên ly cà phê, đôi mắt mơ màng xa xăm, như không hề thấy ai đi
ngang. Mẹ bảo đó là lúc ông đang nghĩ về các chiến hữu đã bỏ ông ra đi vĩnh viễn.
Tôi đã lớn rồi, muốn ghé vai chia bớt gánh nặng của Ba nhưng chẳng biết làm
sao. Đồng lương eo hẹp của Ba cũng chỉ tạm đủ trang trải chi tiêu trong nhà vì
Mẹ không đi làm. Tôi chợt nghĩ, tiền đâu để trang trải 4 năm Đại Học?
Tôi thấy đôi mắt nó nhấp nháy và đục hẳn
đi. Mẹ lấy khăn giấy lau mắt cho nó rồi đi ra khỏi phòng. Tôi nghe tiếng Mẹ nấc
lên theo từng nhịp bước chân. Tội nghiệp Mẹ, ngày xưa chắc cũng đã bao lần khóc
như vậy khi Ba bị thương. Con Linda chẳng nói được lời nào nhưng mắt đỏ hoe, đuổi
theo Mẹ ra ngoài.
Tôi chẳng còn bạn bè nào nữa để chơi và
tâm sự. Những tuần đầu tái ngũ, tôi nhận được thư của Linda thường xuyên, nhưng
thỉnh thoảng mới trả lời một cách nhạt nhẽo, viện cớ bận hành quân. Tôi cất những
thơ của nàng chung với thư của Ba Mẹ và thỉnh thoảng lấy ra đọc từng chữ một,
lòng nao nao đầy ắp yêu thương. Tôi muốn nói thật với nàng bằng trái tim tan vỡ
của tôi: Một nửa lòng tôi đang chết, và một nửa đang quằn quại vì yêu thương.
Nhưng tôi biết Tom đang rất cần nàng hơn tôi. Linda viết cho tôi thưa thớt dần
cho đến cuối năm đầu của nhiệm kỳ tái ngũ thì ngưng hẳn.
Tom đã được xuất viện và giải ngũ với
“Chiến Thương Bội Tinh”. Hắn trở về sống với cha. Mỗi lần về phép tôi đều ở lại
nông trại chơi với Tom, cỡi ngựa và tập chăn bò! Hắn có thể đi lại chút đỉnh với
đôi nạng gỗ, mỗi tuần đều phải đến clinic để tập đi như mấy đứa con nit. Mặc dầu
vẫn còn yếu ớt, nhưng it ra đã thoát khỏi lưỡi hái của Tử Thần. Linda đi học ở
xa, đang theo đuổi văn bằng Bác Sĩ Thú Y, nàng về thăm Tom thường xuyên, thỉnh
thoảng cũng ghé thăm Mẹ và hỏi thăm tôi.