Nghe được từ một cuộc nói chuyện qua điện thoại viễn liên giữa
hai người bạn gái cùng quê:
– Tôi nhớ bà con xóm giềng, nhớ mồ nhớ mả. Lâu lắm rồi
mồ mả ở xa, chẳng ai chăm sóc. Thuê người ta, thì người ta cứ làm cho có.
– Khu mồ mả bây giờ họ đã làm sân golf rồi bà ạ.
– Tôi nhớ cây cầu gỗ bắt qua con hói đầu làng…
– Bà ơi, hói đã bị lấp, cầu đã bị phá. Chỗ đó giờ là nhà hàng đặc sản rắn, chuột và cá sấu.
– Tôi nhớ cái ao, vườn rau, vườn cà…
– Ao đã bị lấp, vườn cũng chẳng còn, bây giờ là nhà
lưu niệm liệt sĩ.
– Còn cái hồ rau muống gần nhà cụ Lý…
– Bây giờ là cửa hàng bách hóa.
– Cái bến giặt nơi nhà bà Chút
– Chỗ đó bây giờ là trụ sở hội Phụ Nữ Yêu Nước.
(…)
Câu chuyện có vẻ rất cá biệt của hai bà bạn già này, thực
ra, lại không cá biệt chút nào. Đó là tâm thức chung của những người xa xứ: nhớ
nhà. Càng xa lâu, nỗi nhớ càng đậm, càng sâu và càng da diết. Ngay cả những người
đã có dịp về thăm lại làng xưa phố cũ – thậm chí rất nhiều lần – nhưng khi trở
về lại nơi đất khách, thì nỗi nhớ nhà vẫn cứ đeo đẳng như thường.
Nhớ nhà, dùng lại tựa đề của một trong những ca khúc nổi tiếng
nhất của nhạc sĩ Phạm Duy, ấy là “Tình hoài hương”! Hoài 懷 là
nhớ, hương 鄉 là quê nhà, quê
hương. Một trong những bài cổ thi nổi tiếng Trung Hoa đề cập đến tình
hoài hương là “Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Tản Đà dịch:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Nỗi nhớ của Thôi Hiệu còn quá chung chung. Nỗi nhớ của Thúy
Kiều cụ thể hơn, nhiều hình ảnh hơn và tất nhiên, mặn mà hơn: nhớ cảnh, nhớ người.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày mong mai chờ
Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Nhớ nhà, nghe như Một nhưng thực ra là Hai: “Nhớ” và “Nhà”.
Nhớ là một trạng thái tâm lý diễn ra trong hiện tại. Nhà là hình ảnh của quá khứ.
NHỚ: Người ta không nhớ một vật ta đang có, đang cầm
trên tay, hay đang nhìn thấy. Ta không nhớ một người mà ta đang ngồi nói chuyện
hay đang ở đâu quanh quất bên ta mà nếu muốn, ta có thể gặp ngay, không cần chờ
đợi. Nhớ là nghĩ về cái gì không hiện hữu, về một khoảng trống. Nhớ một người
là nhớ đến hình ảnh mơ mơ hồ hồ của người đó hiện ra trong ký ức.
Trong tâm lý học,
khi nhớ một ai đó, nỗi xúc động trong ta đi từ hạnh phúc đến buồn chán ngay tức
khắc. Chẳng thế mà, nostalgia – nhớ nhà -, một từ ngữ do một sinh viên y khoa
Thụy Sĩ Johannes Hofer tạo ra vào năm 1688, được hình thành bằng cách ghép hai
chữ Hy Lạp nóstos và álgos. Nóstos là homecoming (về
nhà) và álgos là pain (niềm đau). Một từ ngữ
khác để chỉ “nhớ nhà” là “homesick”, cũng nói về nỗi đau. Vậy, trong cái nhớ có
cái đau. Nhớ, tự nó, là nỗi đau. Nhớ làm ta đau, cho nên, rất nhiều khi, để khỏi
đau, ta chẳng thèm nhớ. Làm sao để khỏi nhớ? Dạ thưa, quên. Khổ nỗi, quên chỉ
là một cách đánh lừa nỗi nhớ, hậu quả là, càng quên thì lại càng nhớ. Quả là
nghịch lý.
Ấy thế mà, các
nhà thơ đôi khi cho ta những cái “nhớ” không giống ai. Chẳng hạn Thanh Tâm Tuyền:
Cái nhớ của Thanh
Tâm Tuyền có hai đặc điểm: một là, nhà thơ “nhớ” cái mà ông đang có và hai là,
ông nhớ “cái sẽ tới” chứ không phải cái đã qua. Thực ra, đây là một trạng thái
tâm lý đặc biệt mà hầu hết ai trong chúng ta cũng đã trải qua nhưng không đủ nhạy
bén để thấy. Một nỗi nhớ “dự trù”: dự đoán trước về sự xa cách, về sự mất mát.
Đang ở bên nhau nhưng rồi sẽ xa nhau. Không còn là nỗi nhớ mà là nỗi lo xa
cách, lo mất nhau. “Anh sẽ ra đi nặng hành trang đó/Đem dấu chân soi tuổi đời
ngây thơ/Đem nỗi thương yêu vào niềm thương nhớ/Anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về” (Phạm
Duy). Phải chăng đó là lý do khiến Thanh Tâm Tuyền “Ôm em trong tay mà đã nhớ
em ngày sắp tới.”
Tô Thùy Yên mô tả
một cái nhớ khác với Thanh Tâm Tuyền:
Đường Duy Tân, Sài Gòn, trước năm 1975. Ảnh
tư liệu.
Tha hương là một
chuyến hành trình từ bỏ ngôi nhà để đến một nơi hoàn toàn xa lạ, tách lìa khỏi
những hiện thực bình thường. Vì “nhà” là cái gì đã mất đi, cho nên, khi đến một
nơi ở mới, điều trước tiên người di dân nghĩ đến là phải xây dựng một ngôi nhà.
Ngôi nhà là quan hệ giữa chủ nhân và không gian chung quanh: biến cái xa lạ
thành thân thuộc. Tuy nhiên, dù thân thuộc đến đâu, dù to lớn, hiện đại đến
đâu, cái nhà mới này vẫn không phải là “nhà” trong tâm tưởng, không thể so sánh
được với cái nhà ta đã bỏ đi. Cũng mái, cũng phòng, cũng tường, cũng mái hiên,
cũng cửa và bên ngoài, cũng có cây bầu, cây bí, có hoa cỏ, rau trái, thậm chí,
có khóm tre, có hòn non bộ…nhưng vẫn không hề là cái “nhà” mà ta vẫn tưởng nhớ.
Vẫn là “fake house”, nhà giả. Thật mà không thật. Nhà của mình
mà vẫn không phải của mình. Tại sao? Tại vì: tất cả những người lưu vong, tha
hương như chúng ta đều giữ hình ảnh lý tưởng về ngôi nhà ở quê hương như một
thiên đường đã mất. Đáng kinh ngạc hơn nữa, cái thiên đàng ấy lại không có chút
gì gọi là thiên đàng; ngược lại là khác: tầm thường, bẩn thỉu, quê mùa.
Nhớ nhà, nói cho
đúng, là nhớ đến cả một trời quá khứ.
(Hương Xưa/Cung
Tiến)
Nhớ nhà là nhớ
nàng con gái:
(Cô Láng Giềng/Hoàng
Quý)
(Nắng Chiều/Lê Trọng
Nguyễn)
Nhớ nhà là nhớ một
khung cảnh:
Mà hình bóng
cũ, thiếu trong tôi mỗi khi nghe chiều rơi (Đường Xưa Lối Cũ/Hoàng Thi Thơ)
Nhớ nhà là nhớ cả
thành phố…ngày xưa:
Và sau hết, nhớ
nhà là nhớ quê hương, đất nước:
Phong cảnh làng quê tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Giabaophuc
Một cánh đồng ở xã Phú Thuận (Thoại Sơn, An Giang,
Việt Nam) vào mùa nước nổi. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên
(Tình Hoài
Hương/Phạm Duy)
Nhớ nhà, “nhớ” và
“nhà”, là một chắp nối, một níu kéo.
Nhớ nhà là một nhắc
nhở về sự bội phản tàn khốc của thời gian!
Trần Doãn Nho
(10/2020 và 10/2024)