Nhờ có một nền văn minh khá lâu đời và được giữ gìn cẩn thận
nên ngày nay Pháp mới có nhiều sản phẩm đi vào lịch sử. Ngoài những kiến trúc
như lâu đài, tranh ảnh, về nghệ thuật phục vụ đời sống, năm 2010, ẩm thực của
Pháp được Unesco nhìn nhận là «di sản phi vật thể » của
nhơn loại . Năm 2022, bánh mì «baguette» lại được vào Unesco.
Nghe nói rượu chát cũng sẽ được đề cử.
Riêng năm nay, « cà phê-Bistrot» đang được đề cử lên Unesco để được nhìn nhận tiếp theo như «di sản phi vật thể » nhơn loại.
« Cà phê-Bistrot » của Pháp là tiệm
bán cà phê, ruợu và bán ăn mà không xứ nào khác có được giống đúng như vậy tuy
vẫn biết tiệm cà-phê, nhà hàng ăn có từ lâu và ở khắp nơi trên thế giới.
Người ta nói « Cà phê-Bistrot » là
một sanh hoạt đặc sắc của Pháp không thể tách rời khỏi văn hóa Pháp. Rất đúng.
Bistrot
Tiếng « Bistrot », có nơi viết « Bistro » vì
không ai có thể nói viết thế nào mới đúng? Đâu là chuẩn mực? Theo từ
nguyên, Bistrot là từ tiếng phát âm nhái tiếng Nga. Năm 1814, Paris bị đoàn
kỵ binh của quân đội Nga Hoàng Alexandre I chiếm đóng. Lính Nga vào tiệm cà
phê uống rượu, có thói quen hối thúc để được phục vụ mau, thường réo lớn «быстро,
быстро – Mau lên, Mau lên » . Nhơn viên tiệm Cà phê người Pháp
nghe qua và nhái lại thành ra «Bistrot, Bistrot».
Ngày nay, khi nói Bistrot là người ta nghĩ ngay đến Paris.
Phải. Đúng là Paris ! Không thể một nơi nào, một thành phố nào
khác hơn được!
Bistrot! Mỗi khi phát âm lên, nó gợi lại ngay cái không gian
bình dân đầy ấp thân thiện, vô cùng ấm cúng, chiếm một vài nơi của thành phố nước
pháp và nó không thể tách rời đời sống của thành phố.
Bistrot luôn luôn đi liền với Cà phê nên mới thấy «Cà
phê-Bistrot » vì nơi đó vừa là tiệm cà phê, vừa là nhà hàng ăn, vừa
là quán rượu (bar) rất bình dân.
Về cà phê và rượu, thì bình thường. Khách tới đứng
chung quanh quầy, uống cà phê hoặc uống rượu. Hay ngồi
vào bàn. Riêng về Bistrot, ăn chỉ có vài món đơn giản quen thuộc, nhà bếp chế
biến từ những vật liệu được cung cấp từ địa phương, xa không quá 50
km . Nên tươi ngon, giá phải chăng, không như ở các nhà hàng lớn. Thực khách,
dĩ nhiên, phần lớn là người địa phương nên hầu như đều quen biết nhau.
Về sau, «Cà phê-Bistrot» thường thấy ở các
nhà ga Paris. Nhưng gần đây, Cà phê-Bistrot của pháp bổng biến mất rất nhiều do
làn sóng mới, mạng lưới các nhà hàng ngoại quốc xâm nhập và mạng lưới ăn nhanh ồ
ạc tấn công.
Nay thì «Cà phê-Bistrot» bắt đầu xuất hiện
trở lại, từ tỉnh lẽ tới Paris, với những món ăn truyền thống quen thuộc tưởng
đâu một thời đã mất .
Cà phê
Cà phê ở Pháp, như đã biết, là nơi không thể tách
rời «di sản phi vật thể của nhơn loại» vì, rất đơn giản, đó là
nơi người pháp, đủ thành phần, hằng ngày, tới đó để được sống thật sự, đầy đủ,
mỗi người có một tiểu sử riêng cho mình.
Có những người tới Cà phê để gặp lại những người hằng ngày
cùng uống cà phê, để trao đổi với nhau vài câu chuyện thời sự hay thể thao . Có
người tới uống cà phê và ngồi đọc báo, đọc sách.
Cà phê còn là nơi kết thúc một ngày lao động cực nhọc, với
ly rượu bên quầy, khề khà với người bên cạnh, hoặc để đánh tan cảnh cô đơn dai
dẳng bám theo mình. Người ta tới cà phê vì biết ở đó tìm lại được sự
ấm lòng thật sự.
Ở Cà phê luôn luôn có một sự đón tiếp nhiệt tình vì không ai
ở đây mà cảm thấy xa lạ . Khi bước vào lần đầu, bạn không là ai hết. Nhưng khi
bạn đi ra, bạn tự cảm thấy mình là của cái thế giới đó hay của cái gia đình đó.
Ít nhứt cũng trong một vài giờ.
Trươc kia, Cà phê là nơi gặp gở, thảo luận hoặc tranh cải về
những đề tài lớn như tôn giáo,
triết học, văn học, lịch sử giữa những triết gia, nhà văn,
nhà tư tưởng của Thời Ánh Sáng (Thế kỷ 18) như Montesquieu, Voltaire,
Jean-Jacques Rousseau, Diderot, …và sau này, như Jean-Paul Sartres, Simone de
Beauvoir, …
Jean-Jacques Rousseau có thói quen tới Cà phê nhiều lần
trong ngày nên biết « Voltaire là người uống ngày 40
tách cà phê để cho người ông luôn luôn tỉnh táo để suy tư về cách chống lại các
bạo chúa và những tên ngu ngốc » .
Cà phê đã là môi trường phổ biến những tư tưởng của Thời Ánh
Sáng mà ngày nay người ta còn thấy ơn ích.
Nét đặc sắc của Cà phê ở Pháp vẫn còn là tới Cà phê, bạn chỉ
uống 1 tách cà phê, bạn có thể thoải mái ngồi đó đọc sách, báo hoặc viết
lách cho tới khi Cà phê đóng cửa mà bạn sẽ không thấy bị làm phiền .
Thế mà trong số 35 000 tiệm, ngày nay cứ mỗi năm, mất
đi 1000 tiệm. Hễ có tiệm Cà phê bán là có ngay một tên Ba Tàu xuất hiện chìa tiền
ra mua. Giá nào cũng mua nên người bán chọn bán mau.
Có một tiệm Cà phê ở Paris XII, nghe tin chủ muốn bán, đi
hưu trí, khách hàng yêu cầu chỉ bán cho người Pháp và quen thuộc để giữ cái
không khí thân tình . Người chủ hứa nhưng sau cùng phải bán cho một
tên Ba Tàu đít đỏ. Đây là cả một mạng lưới của Tàu cộng chực mua lại tiệm cà
phê để hoạt động. Báo Tây có nhận xét « Ngày nay, dân Tây uống cà
phê, có người Tàu phục vụ, chữa bịnh, nhờ Rệp (Á rặp), giữ an ninh, nhờ người Đông
âu (Tchétchène)» . Như vậy Tây sướng quá mà vẫn thấy chưa bằng lòng?
Khi bước vào một Cà phê pháp, xin nhớ cho Cà phê đầu tiên xuất
hiện ở Marseille vào năm 1672, thành phố cảng ở Miền Nam nước Pháp, nơi các tàu
viển duyên từ Á châu, Phi châu tới. Và Cà phê này do một người Arménien (người
xứ Arménie, Đông âu), tên Pascali, làm chủ. Anh ta vừa là nhà nhập cảng cà phê,
sau đó chuyển lên Paris bán.
Ở Paris, cà phê còn là nơi các ông, các bà làm chánh trị tới
tuyên truyền chánh trị cho đảng của mình như tới kỳ bầu cử, các ông các bà tới
vận động vì ở cà phê thường có sẳng đông người.
Cho nên nhà văn Balzac (1799-1850) mới viết «Cà phê
đúng là thứ Quốc hội nhơn dân».
Và Cà phê cũng là nơi hoạt động «tình báo». Nả-phá-luân
III (Napoléon III) rất nhại cảm về các tiệm cà phê nên ông cho lính thường
xuyên theo dõi các tiệm cà phê đề phòng những âm mưu, những hành động gián điệp.
Ngày 7 tháng 11/1921, Châu Ân-lai tới Marseille tổ chức
Phong trào Thanh niên cộng sản tàu ở Âu châu . Sau khi tới Paris, Châu Ân-lai
thường qua lại Đức và Bỉ để vận động Quốc tế hóa Phong trào Thanh niên tàu.
Tháng 6/1922, Châu Ân-lai cùng với một nhóm thanh niên tàu nồng cốt tới một Cà
phê ở Rừng Boulogne (Bois de Boulogne, Paris XVI) hội họp và, vài tháng sau,
khai sanh ra « Chi bộ Âu châu đảng cộng sản tàu » đặt Trụ
sở tại số 17, đường Godefroy, Paris XIII . Và Châu Ân-lai làm Chi Bộ trưởng .
Hôm 9 tháng 8/2010, để kỷ niệm Châu Ân-lai đã ở tại đây từ năm 1922 – 1924, nhà
cầm quyền Bắc kinh cho dựng tại địa chỉ trên một bức tượng Châu Ân-lai bằng đồng.
Nhưng trong văn khố Paris, người ta không thấy có địa chỉ 17, rue Godefroy ở những năm
20.
Trong Đệ II Thế chiến, Cà phê cũng là nơi kháng chiến pháp ần
núp, lấy tin, bàn tính kế hoạch du kích đánh Đức …
Cà phê và những cuộc gặp gở lịch sử
Bị trục xuất khỏi xứ vì viết báo công kích chánh quyền ở
Berlin, tháng 10 năm 1843, Karl Marx và vợ Jenny tới Paris tìm chỗ ở tỵ nạn
chánh trị. Marx vừa được 25 tuổi. Đó là một thanh niên tò mò,
tìm tòi, dễ bị kích động, nóng tánh, bê bết bia ruợu và rất đặc biệt là
Marx chẳng mấy khi tắm rửa, thay quần áo. Rời quán bia của Đức, nay Marx
khám phá và làm quen Cà phê Paris . Và cũng ở đây, Marx bắt đầu suy nghĩ về
lý thuyết xóa bỏ quyền tư hũu, về tư bản bốc lột, …
Nói về Cà phê Paris, thật ra lúc bấy giờ, người ta tới Cà
phê không hẳn là ai cũng đi tìm cà phê uống vì cà phê quá đắt tiền và uống
vào hãy còn ngửi thấy mùi than khen khét vì hột cà phê chỉ được rang cháy
và đập bể ra . Chưa có kỷ thuật rang, xay như ngày nay nên cà phê không
thơm ngon . Tuy nhiên cà phê vẫn là thứ uống mang tính nghi lễ dành
riêng cho giới trí thức và trưởng giả vào buổi sáng. Paul
Lafargue, con rể của Marx, cho biết Marx vì thức khuya viết nên sáng thức
dậy là uống ngay cà phê cho tỉnh người.
Ở Paris, qua tháng 8 năm sau, Marx có dịp làm quen Friedrich
Engels trong một tiệm Cà phê ở đường Saint-Honoré, Paris I, khu Palais-Royal và
Bảo tàng viện Louvre. Chẳng bao lâu sau đó, Marx bị trục xuất khỏi Paris do sự
can thiệp của chánh quyền Berlin. Marx phải qua Bỉ và qua Anh. Cách mạngv1848
cho Marx cơ hội trở lại Paris.
Engels và Marx sau thời gian ngắn gặp nhau đã trở thành đôi
bạn không rời nhau. Engels đồng ý với Marx giữ một tình bạn đặc biệt mà ông là
đồng lỏa của Marx, người giúp tiền bạc cho Marx, người viết mướn không công cho
Marx, và là người mẹ nuôi của Marx.
Trước kia, hai người đã có dịp gặp nhau ở Tòa
báo Rheinische Zeitung ở Đức nhưng không hề để ý nhau .
Cả hai đều chịu ảnh hưởng Hégel, cùng nhạy cảm về sự đau khổ của giới lao động
và cùng thấy giới vô sản là sức mạnh của tương lai, và phải xóa bỏ tư hũu. Tuy
cả hai đều xuất thân từ gia đình tư sản Đức.
Marx đã có gia đình nhưng không có tiền vì chỉ viết báo
trong lúc đó Engels độc thân, con nhà giàu, mê ruợu ngon, có sẳn 1700 chai ở hầm
ruọu (cave). Và mê ngựa đua, mê gái đẹp.
Ở Manchester làm quản lý xưởng bông sợi (coton) của cha, ban
ngày Engels là nhà tư bản, đêm xuống, ông lần mò vào xóm lao động tìm hiểu đời
sống thật của giới thợ thuyền . Năm 1845, Engels viết quyển « Tình
trạng của giới lao động ở Anh » .
Năm 1850, Engels đã từ bỏ dứt khoát giấc mở văn chương, từ
chối làm ký giả ở Luân đôn, trở lại làm việc cho xưởng bông sợi để có tiền phụ
cấp gia đình Marx. Cả việc ông phải đứng ra làm cha cho đứa con rơi của Marx
khi Marx quơ chị người ở Hélène Demuth lúc vợ về Đức xin tiền gia đình để trở
qua Paris sống. Engels nuôi đứa con trai và cả con gái Laura của Marx
và luôn Paul Lafargue, chồng của Laura.
Năm 1883, Paul Lafargue cho xuất bản tác phẩm duy nhứt của
ông «Quyền lười biếng » .
Trong sách, ông kêu gọi công nhơn chỉ nên làm việc ngày 3 giờ là đủ.
Sách lúc đó bị nhiều phê phán. Ngày nay, phải chăng vì ảnh hưởng Lafargue mà
nghiệp đoàn pháp khi biểu tình, thường đưa ra khẫu hiệu «Làm ít
giờ, lương tăng cao»?
Engels thông minh, có tinh thần trật tự và sáng tạo. Ban
ngày, làm việc ở xưởng, tối viết. Marx cùng với Engels viết bản «Tuyên
ngôn đảng cộng sản» nhưng phần lớn công là ở Engels. Lúc soạn bộ Tư bản
luận, Marx viết hoài mà không thể kết thúc ở một giai đoạn nào được hết. Engels
đã phải can thiệp «Anh hảy kết thúc quyển «Kinh tế chánh trị» của anh
đi, mặc dầu trong đó có nhiều điều mà anh không hài lòng, điều đó không quan trọng
lắm . Suy nghĩ đã chín mùi thì chúng ta phải nhào nặn cho thành
thành phẩm».
Marx luôn luôn kéo dài việc viết lách vì không tự kết thúc
được. Không có Engels, chắc Marx đã không thể viết xong được một quyển nào hết
cả.
Marx phải nhìn nhận Engels làm việc quá nhiều, viết rất mau
và bản thân là cả một quyển bách khoa.
Năm 1863, khi người yêu Mary Burns, công nhơn góc di dân
Ái-nhỉ-lan, của Engels sống với Engels suốt 21 năm dài chết, Marx biết tin mà
không một lời chia buốn, trái lại, ngay lúc đó, viết thư cho Engels nhắc Engels
gởi tiền cho để trang trải những thiếu thốn.
Lần đầu tiên, Engels để 5 ngày lạnh nhạt với Marx « …Tất
cả bạn bè của tôi đều có lời chia buồn trong lúc này. Riêng anh, phải chăng anh
nghĩ rằng đây là lúc để anh xác định sự im lặng của anh như là một thái độ trội
vượt hơn hết? Nên anh đã làm như thế?».
Marx viết thư xin lỗi Engels nhưng vẫn
không quên nhắc bạn gởi tiền cho .
Sau đó, Marx chết. Engels cho xuất bản «Tư bản luận»,
Quyển I, viết xong nhờ sự giúp đỡ của Engels. Các quyển sau, Engels viết lại
theo những ghi chú của Marx để lại và lần lượt cho xuất bản tiếp. Tên tác giả vẫn
là Marx.
Năm 1895, người suy yếu, Engels vẫn cố cổ súy những cuộc biểu
tình lớn ở Saint-Petersbourg (Nga).
Ngày 5 tháng 8 năm 1895, Engels chết, các con, các cháu của
Marx đều có mặt đông đủ.Tình bạn tranh đấu giữa 2 người nay trở thành tình gia
đình rất đẹp.
Bản «Tuyên ngôn đảng cộng sản» và «Tư
bản luận» phát hành, người ta chỉ biết đó là tác phẩm của Marx. Ít ai
nghĩ tới sự đóng góp lớn lao của Engels. Không có Engels, các tác phẩm đó
chắc chắn đã không có được. Phải chăng đây là do sự can thiệp tận tình của Đệ
III Quốc tế?
Cộng sản không thể đề cao Engels vì Engels là tư sản, người
nặng nhơn nghĩa, người hiểu biết từ thực tế giới công nhơn lao động ở Anh trong
lúc đó Marx chưa có một ngày lao động, chưa từng tiếp xúc trực tiếp giới công
nhơn, lại sống trưởng giả, say sưa, con người thiếu đạo nghĩa ngay cả với
bạn, người ơn của mình .
Bản «Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản» và «Tư
bản luận » xuất bản, nhưng lịch sử đã tiến triển theo hướng khác hẳn lời
tiên tri của Karl Marx «Tư bản giãy chết », và kinh tế thị trường
là nền kinh tế duy nhất hoạt động mạnh, phong phú đã giải phóng và «làm giàu
cho giai cấp vô sản».
Thực tế, nếu Marx lương thiện, đã thấy rõ từ năm 1818 cho tới
năm 1883, lương công nhơn đã tăng gắp đôi và sản lượng nội địa tính theo đầu
người ở Anh đã tăng gắp 3 lần. Ngày nay, lợi nhuận trung bình của người dân
Rhénanie (Đức, quê hương của Marx) tăng 20 lần hơn thời của Marx. Mặc dầu thế
giới bị 2 Thế chiến tàn phá. Vì nhờ ở chủ nghĩa tư bản.
Vậy phải chăng Marx hoàn toàn sai lầm nên chế độ cộng sản của
Marx mới sụp đổ!
Vậy có nên sửa lại câu kết của bản Tuyên ngôn đảng cộng sản
như vầy:
«Hỡi vô sản toàn thế giới, các bạn hãy đoàn kết lại để
chúng ta làm tỷ phú. Và cùng ăn thịt bò dát vàng?» .