Với những người lương thiện chân
chính, nói đến báo chí Việt Nam để tôn vinh, tưởng nhớ đến nghề báo là không thể không nhắc đến Gia Định
Báo, tờ báo viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam ra đời ở Saigon ngày 15/04/1865
do ông Trương Vĩnh Ký còn được gọi là Petrus Ký chủ trương sáng lập và mãi cho
đến ngày 16/9/1869 trải qua các thủ tục pháp lý tờ Gia Định Báo mới chính thức chuyển
giao cho ông Trương Vĩnh Ký làm chủ nhiệm, ông Huỳnh Tịnh Của, Paulus Của làm
chủ bút.(1)
Tiến trình phát triển báo chí Việt
Nam gắn liền với các tờ báo lẫy lừng như các tờ Nông Cổ Mín Đàm do các ông Dũ
Thức Lương Khắc Ninh, Gillbert Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt...lần lượt
thay nhau làm chủ bút. Tờ Đăng Cổ Tùng Báo, tờ Đông Dương Tạp Chí do ông Nguyễn
Văn Vĩnh làm chủ bút đã để lại cho đời một câu nói nỗi tiếng “Nước Nam ta sau này hay dở cũng ở chữ quốc
ngữ”(2). Tờ Nữ Giới Chung chủ bút là bà Sương Nguyệt Ánh, con gái thứ tư của
cụ Đồ Chiểu, tác gỉa của tác phẩm Lục Vân Tiên nổi tiếng với câu “...Chở bao
nhiêu đạo thuyền không khẳm...Đâm mấy thằng
gian bút chẳng tà...”. Tờ Nam Phong Tạp Chí của chủ nhiệm kim chủ bút Phạm
Quỳnh với câu nói đã trở thành châm ngôn của dân tộc “Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn”... (3)
Đọc tài liệu lịch sử chúng ta thấy,
báo chí Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt mang tính cách mạng triệt để từ
chữ tượng hình Hán - Nôm chuyển sang chữ quốc ngữ với mẫu tự latin, nó hoàn
toàn mới từ hình thức đến tư tưởng và những nhà báo tiên phong của Việt Nam đến
từ nhiều nguồn gốc xuất thân khác nhau nhưng tất cả có cùng chung mẫu số là
lòng yêu nước.
Đa số các nhà báo, nhà văn, nhà
thơ, nhà dịch thuật, nhà biên khảo...làm văn hóa văn chương, làm văn học nghệ
thuật đều biểu lộ hành động cách mạng, thể hiện tư tưởng yêu nước chống sự đô hộ
của thực dân Pháp từ trực tiếp đến gián tiếp với thiện chí, khả năng giới hạn
có được của mình và thuở sơ khai những người vừa làm báo vừa phổ biến tư tưởng
yêu nước, tư tưởng cách mạng lẫn hoạt động cách mạng theo đúng nghĩa cách mạng
là thay đổi cái cũ bằng cái mới tốt đẹp hơn trong hoạt động báo chí.
Chúng ta thấy, những người viết
báo có tinh thần cách mạng, yêu nước tiêu biểu như các ông Lệ Thần Trần Trọng
Kim, Phan Kế Bính, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiến, Tú Xương Trần Tế Xương, Tam Nguyên
Yên Đổ Nguyễn Khuyến, Hồ Biểu Chánh, Phú Đức Nguyễn Đức Nhuận, Hải Lượng Dương
Quảng Hàm, Phan Khôi, Nguyễn Công Hoan, Sào Nam Phan Bội Châu, Tây Hồ Phan Chu
Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Khái Hưng Trần Khánh Dư, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, Hồ
Hữu Tường...và tất cả tên tuổi lớn của thời kỳ đầu của nền báo chí Việt Nam đã
để lại nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật, trước tác, sáng
tác...mang tính học thuật khai phá chân chính cho hậu thế, thật sự đồ sộ đáng
ngưỡng mộ.
Tuy nhiên, nói đến báo chí từ thời
phôi thai đến giai đoạn phát triển báo chí Việt Nam mà không nhắc đến tờ tuần
báoThanh Niên là một thiếu sót lớn, là không công bằng. Tờ báo này có số đầu
tiên ra đời ngày 21/06/1925 do Nguyễn Ái Quốc, một trong rất nhiều bí danh của ông
Hồ Chí Minh sáng lập, trực tiếp chỉ đạo tự xưng là “báo chí cách mạng” với những
lời chỉ dẫn, cầm tay chỉ dạy cụ thể được các đồng chí, các học trò, các cháu
ngoan của ông cẩn thận chép lại làm tài liệu học tập giảng dạy cán bộ, đảng
viên cộng sản làm báo có nội dung như sau:
“...Theo Bác người làm báo phải có lập trường chính trị vững
vàng, chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì việc khác mới đúng
được. Muốn vậy, người làm báo cách mạng luôn không ngừng phải học tập, rèn luyện
bản lĩnh chính trị, tác phong đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng tốt nhiệm vụ mà Đảng
và Chính phủ giao phó...
...Theo Bác, viết là để nêu
cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của cán bộ ta, của bạn ta. Đồng thời,
để phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội.
Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu, nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu
cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ có phóng đại, có thế nào, nói thế ấy...”(4)
Thế những lời vàng ý ngọc của Hồ Chí Minh phun ra, khuyên dạy các cán bộ,
đảng viên học tập có đúng với đời sống thực tế viết báo của ông ta là “...người làm báo cách mạng luôn không ngừng...rèn
luyện...tác phong đạo đức nghề nghiệp... không nên viết cái tốt mà giấu cái xấu”?
Không! hoàn toàn không khi
chính cá nhân ông ta đã vi phạm đạo đức căn bản của một con người bình
thường không kể là nhà báo, chưa ai vô liêm sỉ đến độ giả danh viết sách bốc thơm mình nhưng Hồ Chí Minh đã viết “Những Mẫu Chuyện Về Cuộc Đời Hoạt
Động của Hồ Chủ Tịch” với bút danh Trần Dân Tiên để ca ngợi mình và Hồ Chí Minh
cũng không có đạo đức nghề nghiệp, với bút hiệu CB (Của Bác) dẫn lời thánh hiền
nhưng ngôn ngữ sặc mùi du côn bạc tình bạc nghĩa, viết báo vu khống, viết không
đúng sự thật về “Địa Chủ Ác Ghê” bà Cát Thanh Long, Nguyễn Thị Năm đăng trên
báo Cứu Quốc ngày 2/11/1953 nhằm đấu tố, giết người có công với cách mạng, có
các con và của cải đóng góp cho kháng chiến:
“Địa chủ ác ghê.
Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất
nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi
nặng, chây lười thuế khoá - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không
nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy
tên lâu la đã:
- Giết chết 14 nông dân.
- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn
tàn tật.
- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm
1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng
bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết
hết, không còn một người.
- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945,
chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho
ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về
nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại
đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực
tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào !
Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu
nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
- Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội
nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng
giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
- Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo
lên kéo xuống.
- Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm
cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
- Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân,
làm cho nôn sặc lên.
- Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho
cháy da bỏng thịt.
- Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng.
Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau
Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để
phá hoại kháng chiến.
Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa
phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể
chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật Là:
Viết không
hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không
sạch ác, dù tát cạn nước bể!
21-7-1953 C.B.”(5)
Quả thật như bản cáo trạng “Của Bác” tố cáo tội ác của địa chủ ác ghê Nguyễn Thị Năm
thì mười cái mạng của bà Năm cũng không đền hết tội lỗi do bà gây ra nhưng sự
thật về bà địa chủ Nguyễn Thị Năm có đúng như nhà báo “Của Bác” lên án, kết tội?
Để hiểu rõ hơn đạo đức nghề nghiệp của báo chí cách
mạng do Hồ Chí Minh chỉ đạo, chúng ta cùng nhau đọc lại đoạn hồi ký của nhà báo
Hoàng Tùng, nguyên bí thư ban chấp hành trung ương khóa V, nguyên đại biểu quốc
hội, nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân, nguyên giám đốc nhà xuất bản Sự Thật
của đảng cộng sản Việt Nam, kể về bà “địa chủ ác ghê” Nguyễn Thị Năm:
“...Nguyễn Thị Năm tức là Cát Thành Long có một
người con làm trung đoàn trưởng ở cục chính trị của Văn Tiến Dũng. Gia đình bà
trong dịp Tuần lễ Vàng có hiến 100 lượng vàng. Bà còn tham gia công tác của Hội
phụ nữ từ năm 1945 đến 1953. Tôi chưa đến đó lần nào, các anh Trường Chinh,
Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ thường hay ăn cơm ở nhà bà. Gia đình Nguyễn Thị Năm
cũng giống như các gia đình Đỗ Đình Thiện, Trịnh Văn Bô... giúp đỡ nhiều cho cách mạng...”(6)
Những điều nhà báo Hoàng Tùng viết ra dù chỉ
có một phần nhỏ sự thật, nó cũng đã nói lên nhiều điều cay đắng của cái gọi là
đạo đức nghề nghiệp làm báo của Hồ Chí Minh và báo chí cách mạng qua thời gian
dài tồn tại, phát triển đã cho chúng ta thấy rằng, báo chí cách mạng của Hồ Chí
Minh ngoài việc phục vụ tuyên truyền dối trá còn truyền bá tư tưởng khát máu, tư
tưởng nô lệ ngoại bang đến độ ngông cuồng đáng hổ thẹn như các câu thơ:“...Giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ...yêu
biết mấy nghe con tập nói, tiếng đầu lòng con gọi Stalin...Bác Mao không ở đâu
xa, bác Hồ ta đó chính là bác Mao...Bên kia biên giới là nhà, bên ni biên giới
cũng là quê hương...” (7)
Không
dừng lại ở mức độ truyền bá tư tưởng khát máu, tư tưởng nô lệ ngoại bang, báo
chí cách mạng của Hồ Chí Minh còn hư cấu, tưởng tượng ra các dũng sĩ, các anh
hùng để cỗ vũ, khuyến khích cái ác và lừa gạt, lợi dụng trẻ vị thành niên đi khủng
bố, giết người để dựng xây vinh quang cho bác đảng, cho quốc tế cộng sản như trích đoạn điển hình dưới
đây:
“Đoàn Văn
Luyện: Quê Quảng
Ngãi, Luyện lẳng lặng mạng lựu đạn phục kích định hạ chiếc trực thăng Mỹ. Không
đánh được, Luyện quăng trái lựu đạn vào tụi Mỹ, giết 5 tên, Em gài mìn bẫy giặc
rất mưu trí và diệt thêm 9 tên nữa. Thành tích giết giặc đó đã đưa em tới danh
hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ nhỏ tuổi”...
Hồ Văn Mên: Mên đã tiêu diệt gần 80 tên địch gần gấp 6 lần
tuổi mình. Tại đại hội chiến sỹ thi đua tỉnh, Mên được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
tỉnh tặng 3 danh hiệu: “Dũng sĩ diệt Mỹ, dũng sĩ diệt cơ giới và dũng sĩ quyết
thắng cấp ưu tú...
Kơ- Pa - Kơ
- Lơng: Người đội
viên anh hùng của núi rừng Bơ-lây-me… Mười lăm tuổi, đánh tổng cộng 30 trận,
khi trở thành chiến sỹ giải phóng, anh lại được tuyên dương là anh hùng các Lực
lượng vũ trang Giải phóng Miền Nam.”(8)
Hình
minh họa các dũng sĩ diệt Mỹ.
“...Theo quy định về đạo đức nghề
nghiệp của người làm báo Việt Nam, đưa ra tại Đại hội VIII Hội Nhà báo là
tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam...
....Rằng báo chí có nhiệm vụ
tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật trong nước và thế giới theo tôn
chỉ, mục đích của cơ quan báo chí…”(9)
Tuy thế, dù chỉ đạo sát sao, kiểm soát tư tưởng chặt chẽ, vừa dụ dỗ vừa
khủng bố tinh thần bằng nhiều chiêu trò xấu xa bỉ ổi nhưng báo chí cách mạng của
đảng cộng sản Việt Nam, giai đoạn nào cũng có một số nhà báo của đảng vượt ra
ngoài sự kiềm tỏa có tính đột phá mang tính cách mạng như cách báo Thanh Niên
đưa tin trung thực, thể hiện đạo đức nghề báo rất tốt nhân ngày Báo Chí Cách Mạng
Việt Nam, đúng với bản chất báo chí cách mạnh của Hồ Chí Minh như sau:
“Chào
mừng ngày Báo chí Cách Mạng Việt Nam 21.6, Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long
(Quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) triển khai Chương trình
100 suất khám phụ khoa, đo loãng xương, tầm soát ung thư miễn phí
(350.000đ/suất) dành cho nữ phóng viên và vợ của nam phóng viên cư ngụ tại
TP.Cần Thơ.”
Đọc bản tin trên báo Thanh Niên, tờ báo do ông
Hồ Chí Minh sáng lập, chúng ta thấy báo Thanh Niên đã can đảm bước ra lối mòn
phỉnh phờ dối gạt, nhứ nhá lảm nhảm chuyện không đâu của bác đảng bấy lâu nay
để đưa tin trung thực mang ý nghĩa thực dụng có tính cách mạng về quyền lợi thiết thực rất
hiện thực xã hội chủ nghĩa là khám chữa bệnh phụ khoa, bệnh phụ nữ ( ung thư tử
cung, buồng trứng, vú...) trong đó có bệnh lậu mủ, giang mai...có rất nhiều cơ
hội phát tán do suy thoái đạo đức, tiêm nhiễm lối sống hủ hóa đồi trụy, quan hệ
tình dục không lành mạnh của các phóng viên báo đài...
Bản tin trung thực của báo Thanh Niên cũng đã
gián tiếp báo động cho một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên lãnh đạo các ban ngành cảnh giác nhằm
ngăn chận bệnh lậu mủ, giang mai “miệng” rất có khả năng ảnh hưởng đến cơ quan
truyền, phối giống dẫn đến tiệt sản gây nguy cơ tuyệt chủng, tuyệt nòi cộng sản nên tờ
Thanh Niên ngọn cờ đầu của báo chí cách mạng đi tiên phong làm cuộc cách mạng
báo chí nhưng dường như báo chí cách mạng vẫn thờ ơ u tối, vẫn cứ ồn ào kiên
định học tập làm theo tư tưởng đạo đức ác ghê, gian xảo của hồ Chí Minh trong
cái gọi là Báo Chí Cách Mạng Việt Nam.
*Chú thích:
1)Đất Việt online: Những Cái Nhất trong
lịch Sử Báo Chí Quốc Ngữ Việt Nam.
2& 3)Nguyễn Ngọc Chính Blog: Hồi Ức
Của Một Đời Người của Nguyễn Ngọc Chính.
4)UBMTTQVN
Tỉnh Quãng Ngãi: Tư Tưởng Hồ Chí Minh Với Báo Chí Cách Mạng Việt Nam của Nguyễn
Đăng Bình.
5)Báo Cứu Quốc: Địa Chủ Ác Ghê của CB.
6)Hồi Ký Hoàng
Tùng:Bí Mật Hồ Chí Minh.
7)Các câu thơ tiêu biểu của các nhà thơ
lớn của đảng cộng sản việt Nam.
8)Tỉnh Đoàn Cà Mau:Kể Chuyện Dũng Sĩ Diệt Mỹ
Măng Non Ở Miền Nam của Trí Dũng (sưu tầm)
9)Đoan Trang Blog: Tự Do Báo Chí Kiểu Việt
Nam của Đoan Trang.
10) Báo Thanh Niên: Khám Phụ Khoa Miễn
Phí Cho Phóng Viên của Quang Minh Nhật.
“... Luân lí suy đồi, thì giống
nòi hư hỏng, hong tục bại hoại, thì lòng người kiêu ngoa. Ta đương trong buổi
giao kỳ, học củ đã suy, học mới chưa thạnh, chiếc thuyền còn linh đinh giữa biển,
cảnh ngộ thiệt là nguy hiểm lắm thay!.Nếu các phương châm ngày nay, mà sai một
ly, thì đi ngàn dặm, hậu vận Tổ quốc ta, tấn hóa cũng ở đó, mà thối hóa cũng ở
đó!...”Bà Sương Nguyệt Ánh.