Trong Tam Quốc Chí, hầu hết người đọc và ngay cả trong dân gian đều thích
nhân vật Khổng Minh. Xem ông là một bậc kỳ tài trong thiên hạ, mưu kế quỷ khốc
thần sầu, đoán đâu “trúng phóc” đó, chẳng hề sai.
Ông là Quân sư của Lưu Bị, thời Hán mạt (Đông Hán). Mọi người biết đến Khổng
Minh là do ngòi bút thần kỳ của La Quán Trung, những mưu thần, chước quỷ của
Khổng Minh đều do ngòi bút La Quán Trung tô vẽ, thêm thắt trong bộ tiểu thuyết
Tam Quốc Chí. Cái hay của Khổng Minh chính do tài bịa chuyện của La Quán Trung
tác giả bộ tiểu thuyết ấy tạo nên.
Khổng Minh họ Chư Cát, tên Lượng. Cả tên họ là Chư Cát Lượng (諸葛亮),
hiệu Ngọa Long (rồng nằm) là em của Chư Cát Cẩn, là anh của Chư Cát Quân và Chư
Cát Đản. Quê ở Dương Đô, Lang Nha, đời Đông Hán.
Trong 4 anh em, Chư Cát Lượng và Chư Cát Quân tài giỏi nhất. Được người
đương thời gọi là “Nhị Long”. Người anh Chư Cát Cẩn tài năng không bằng. Còn
Chư Cát Đản (em út) quá xoàng xĩnh. Vì thế có câu, “Nhất hổ, nhị long, áp đảo
nhất cẩu” (một con cọp, hai con rồng đè bẹp con chó)
Thời Bắc Thuộc, văn học Tàu tràn ngập đất nước ta, bộ tiểu thuyết Tam Quốc
Chí theo bước chân xâm lược Tàu phù vào đất Việt, chẳng biết vì sao họ Chư Cát
trở thành Gia Cát để rồi có một Gia Cát Lượng, một tên, giả như Khổng Minh có đội
mồ sống dậy cũng chẳng biết là ai?
Chính điều đó, các Nhà Bình Luận, Biên Khảo thông thạo Hán Văn, có nhiều
sách vở tra cứu khi viết về Gia Cát Lượng (诸葛亮) thì mở ngoặc, thêm “Chư Cát Lượng”
(諸葛亮),
nhưng thử hỏi mấy ai biết được điều đó? (Cả hai chữ tô màu đỏ, gạch
dưới, đều là chữ CHƯ, nhưng chữ CHƯ trong GIA Cát Lượng là cách viết GIẢN THỂ
(viết đơn giản = viết tắt) còn chữ CHƯ trong CHƯ Cát Lượng là cách viết PHỒN
THỂ (viết trọn chữ)
Kẻ ngoại xâm, dùng văn học là một thứ vũ khí không giết chết người nhưng đầu
độc để đồng hóa con người qua nhiều thế hệ ngày sau. Khiến kẻ bị trị như tộc
Việt chúng ta có mấy ai thông thạo lịch sử tiền nhân của mình, mấy ai thuộc
Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi? Mấy ai biết Hịch Tướng Sĩ của Hưng Đạo Vương
Trần Quốc Tuấn? Mấy ai biết lịch sử Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Nguyễn Huệ, Lê
Lợi và vô số những anh hùng dân tộc khác của đất nước ta?
Nhưng, nói đến Khổng Minh, Quan Công, Tôn Hành Giả… hoặc những tên giặc
thuộc tộc Hán từng xâm lược đất nước ta thì… lão thông, gần gũi như khoai sắn,
cơm cà. Hiện nay, cháu con giặc Hán còn dùng Khổng Tử làm chiêu bài xâm lược
mới, qua hình thức xây dựng miếu đền cho người Hán trên đất nước ta. Để rồi sau
nầy, sau khi thôn tính đất Việt, bọn Tàu phù sẽ chứng minh trên diễn đàn quốc
tế rằng: “Đây là đất nước tôi, chứng cớ rành rành là miếu đền tiền nhân chúng
tôi đã xây dựng nơi đây!” – Giống như sau khi lấn chiếm, cướp đoạt Ải Nam Quan,
chúng nói, “Đây là đất nước của Trung Quốc, bằng cớ là tên Ải Nam Quan
là cửa Ải hướng Nam của lãnh thổ Trung Quốc”.
Chúng ta cùng nhìn vào các bàn thờ trong chùa chiền, trong tư gia của dân
tộc ta trước, nay, đốt đuốc cũng không tìm được một bàn thờ Quốc Tổ Hùng Vương
hay chân dung các vị anh hùng dân tộc. Trong khi, ảnh tượng Quan Công, Tôn Ngộ
Không thì tràn ngập như lũ lụt. Tại sao? Chỉ vì tinh thần vọng ngoại, “Bụt nhà
không thiêng”. Trong khi Quan Công trong thực tế tài cán, bản lĩnh cầm quân rất
tầm thường. Bản chất lại anh hùng rơm, thủ đoạn vặt. Khi Hoa Đà trị vết thương
ở cánh tay phải mượn cớ đánh cờ để quên đau. Phò nhị tẩu phải đốt đèn đọc sách
để tránh lòng dậy dâm dục. Khi hàng Tào thì mặc trang phục Tào Tháo bên trong
trang phục Hán trào, đó chỉ là thủ đoạn vặt của kẻ bất tài. Điều binh lại học
theo tính quân tử… Tàu, “Đi đại lộ về đại lộ” để bị hao binh tổn tướng,…
Người Tàu thờ Quan Công chỉ vì khi vua Càn Long phát hiện, các tổ chức phản
Thanh phục Minh dùng bàn thờ Quan Công để làm ám hiệu nhận dạng, Nhà vua bèn
tương kế tựu kế ra lệnh cho tất cả mọi nhà đều phải thờ Quan Công vì ông ta là
kẻ “trung thần tiết liệt”. Nhờ đó, phá banh cái ám hiệu nhận dạng của các tổ
chức phản Thanh.
Tổ chức phục Minh tan rả, chúng thi nhau chạy sang Việt Nam, cũng mang theo
hình ảnh “Trung thành, tiết liệt” của Quan Công qua đất nước ta. Và dân tộc ta
thời đó, vốn ít học dễ dàng tiêm nhiễm cái hình ảnh “nghĩa khí tiết liệt” ấy
bắt chước thờ theo. Thờ rồi thì thêm thắt huyền thoại linh ứng để cùng nhau ca
tụng tên giặc Tàu, mà không biết điều đó làm ô nhục giống nòi, tổ tông.
Còn, nhân vật Tôn Ngô Không, chỉ là nhân vật hư cấu, con đẻ của Nhà văn Ngô
Thừa Ân (吴承恩)
trong bộ tiểu thuyết Tây Du Ký, thế mà dân ta cũng trân trọng, tôn thờ một nhân
vật không hề hiện hữu trên thế gian. Nghĩ kỹ, không gì ngu xuẩn bằng? Người xưa
đã vậy, còn người nay chẳng kém gì! Không khôn hơn! Buồn làm sao!
Ngô Thừa Ân, hiệu Dạ Xương Sơn Nhân (射阳山人), người đời Minh, quán Hoài An
thuộc Tỉnh Giang Tô. Ông viết Tây Du Ký vì chịu ảnh hưởng đọc truyện ma quái
thời niên thiếu. Cốt truyện dựa vào ký sự của Tam Tạng sang Ấn Độ thỉnh kinh,
rồi thêm thắt, hư cấu chuyện yêu tinh, ma quái,… trong đó có con khỉ Tôn Ngộ
Không đầy phép thần thông biến hóa. Ông mất ở tuổi 80.
Tôn giáo, văn học tự nó rất cao quý, nhưng, bọn xâm lược, đầu độc chính trị
cũng chẳng tha, chúng lợi dụng kiến thức hạn hẹp của người dân đưa thần thánh
vào dân gian để dễ dàng cai trị dân tộc bị chúng đô hộ. Trong khi, những nhà
lãnh đạo quốc gia các nước nhược tiểu không nhận ra điều đó, chẳng ra lệnh hủy
bỏ, ngăn cấm mặc cho đất nước, dân tộc từng bước bị đồng hóa lúc nào không hay!
Nỗi đau nào hơn?
Atlanta, April, 9, 2014
Thái Quốc Mưu