Dân tộc
nào cũng có những tính tốt và xấu. Nước nào cũng có những mặt tiêu cực. Tuy
nhiên, đã đi khá nhiều nước trên các châu lục, tôi thấy có một điều giống nhau
là quốc gia nào vướng vào chế độ Cộng Sản thì nơi đó con người có lắm tính xấu,
đạo đức truyền thống và thuần phong mỹ tục bị hủy hoại.
Ở Châu
Âu, tuy có đỡ hơn, nhưng hệ thống chính trị độc tài toàn trị Cộng Sản tồn tại
là dựa trên dối trá và bạo lực nên bộ máy tuyên truyền và giáo dục dối trá đã
làm xã hội ô nhiễm.
Ông Lars
Hornuf ở trường đại học University of Munich cùng với ba chuyên viên trường
Duke University: Dan Ariely, Ximena Garcia-Rada và Heather Mann thực hiện một
cuộc nghiên cứu xem người Đức sẵn sàng nói láo đến mức nào để thủ lợi cho cá
nhân. Kết quả cho thấy người nào sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa lâu hơn có
xu hướng ăn gian nhiều hơn.
Michail
Gorbachev, cựu tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô, đã từng nói, “Tôi đã bỏ một
nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng,
Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền dối trá.”
Dối trá
bao trùm
Trong các
nước Cộng Sản Châu Á, Việt Nam có thể nói là mảnh đất màu mỡ của các thói hư,
tật xấu. Từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam nắm quyền “lãnh đạo nhà nước và xã hội,”
các chuẩn mực và giá trị đạo đức bị méo mó, sai lệch và băng hoại chưa từng
thấy.
Xã hội
Việt Nam bao trùm bệnh dối trá, người người nói dối, nhà nhà nói dối. Ở cơ quan
nhà nước nói dối để lập “thành tích,” thăng quan tiến chức, tăng chi cho các dự
án hầu rút ruột được nhiều hơn. Người dân thì lấy dối trá làm phương tiện chống
lại sự dối trá để tồn tại. Con người luôn sống với hai bộ mặt, một nơi công sở,
một ở nhà hay bạn hữu. Không thích chế độ nhưng đến này lễ vẫn cứ treo cờ. Biết
bầu cử là trò hề nhưng vẫn phải đi bầu. Thật thà là cha dại, sống chung với lũ
phải biết bơi, nếu không sẽ chết đuối, đó là lý lẽ của nhiều người đưa ra.
Giáo Sư
Hoàng Tụy, một nhà giáo trong nước, nói, “Sự giả dối hiện nay đang có nguy cơ
trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân
tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không thể là ngành giả dối. Thế nhưng đã có
hơn một nhà khoa học nước ngoài nói thẳng với tôi rằng, điều thất vọng lớn nhất
mà ông ta cảm thấy là sự giả dối đang bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống
xã hội ở các tầng nấc.” [1]
Vì dối
trá nên trong xã hội con người nghi kị lẫn nhau, luôn cảnh giác để không trở
thành nạn nhân của sự lừa gạt. Những hành vi tốt trong xã hội vì thế càng ngày
càng hiếm hoi.
Tính vô
cảm
Tính vô
cảm cũng sinh sôi trong mọi lĩnh vực đời sống. Vô cảm là căn bệnh của ích kỷ,
vô trách nhiệm, chỉ biết đến bản thân, đôi khi đến mức trở thành tội ác. Người
ta cứ xả lũ đập thủy điện, còn nhà cửa hoa màu bị ngập và hơn 50 chục mạng
người chết trôi cũng mặc kệ. Người ta cứ cho đốn vô tội vạ những cây cổ thụ lâu
đời ở Hà Nội vì lợi ích riêng, còn môi trường bị xé rách lá phổi, người dân
chịu nắng nóng cũng không sao. Người ta có thể lạnh nhạt, bàng quan đi qua khi
thấy có người bị tai nạn giao thông. Vì thế, câu chuyện sinh viên Đỗ Quang
Thiện ở Ban Mê Thuột, vì chở người tai nạn vào bệnh viện mà bị tù oan 52 ngày
là một bằng chứng cho thấy cái ác đã lấn lướt cái thiện.
Tính vô
cảm còn thể hiện ở ý thức và trách nhiệm đối với người xung quanh. Tình trạng
sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi trong vệ sinh an toàn thực phẩm đã lên tới
mức khủng khiếp. Cả nước khốn đốn với thực phẩm độc hại từ Trung Quốc tràn
ngập, nhưng đồng thời cũng lao đao vì sự tiếp tay của gian thương Việt Nam. Hóa
chất độc hại của Trung Quốc được người Việt sử dụng vào hầu hết mọi thức ăn đồ
uống, muốn tránh né cũng không được. Trên tờ “Phụ Nữ Today” ngày 19 tháng 4 ,
bài “Chúng ta đang bị đầu độc hàng ngày” dẫn lời ông Nguyễn Sĩ Dũng, phó chủ
nhiệm Văn phòng Quốc Hội, “Một đất nước 70% là nông nghiệp mà ăn cái gì cũng
nơm nớp lo chất độc là một rủi ro nếu không muốn nói là một bất hạnh lớn.”
Hiện nay
tỷ lệ ung thư Việt Nam cao nhất thế giới, mỗi năm chết khoảng 75 ngàn người.
Không biết một thời gian nữa sức khỏe của người Việt sẽ ra sao. Không chỉ người
Trung Quốc giết dần người Việt, mà chính người Việt, chỉ vì lòng tham và lợi
nhuận bất chính, cũng hủy diệt nhau. Trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc quá
dài, người Việt bây giờ rất sợ chiến tranh, nhưng thực chất họ đang là nhân
chứng của một cuộc chiến tranh khác, “êm ả” nhưng không kém phần ác liệt, mỗi
năm lấy đi cả trăm ngàn sinh mạng.
Thói vô
cảm cũng dẫn đến ý thức chính trị kém. Đa số dân chúng sống trong sợ hãi nên
hèn nhát, nhẫn nhục, cam phận, triệt tiêu tinh thần phản kháng đối với chế độ
độc tài, phi dân chủ, chà đạp nhân quyền. Với họ được bay nhảy trong cái cũi,
cái lồng là hạnh phúc rồi.
Không tôn
trọng pháp luật
Để đánh
giá trật tự xã hội và văn minh công cộng của một nước người ta thường quan sát
cách vận hành của mạng lưới giao thông.
Một viedo
clip lưu truyền trên mạng dài hơn 3 phút ghi lại cảnh giao thông tại cầu vượt
Thái Hà-Chùa Bộc (Hà Nội) trong ngày khánh thành ngày 26 tháng 4, 2012. Xe cộ
đi lại không ngừng, thường xuyên có người bộ hành hoặc điều khiển xe bất chấp
nguy hiểm băng qua đường, quay đầu xe, đi ngược chiều giữa dòng luân chuyển.
Một sự náo loạn, không có kỷ cương gì về an toàn giao thông. Còi xe đua nhau
bóp ầm ĩ là phương tiện duy nhất để cảnh báo. Tai nạn giao thông cướp đi hơn
chục ngàn mạng người một năm cũng chẳng ám ảnh ai. Không thấy bóng dáng cảnh
sát giao thông xử lý vi phạm, trong khi tệ nạn đòi tiền hối lộ tràn lan trong
những hoàn cảnh khác.
Văn minh
đô thị kém
Việt Nam
là quốc gia xa lạ với văn minh đô thị. Không thấy một thành phố nào trên thế
giới mà các loại khẩu hiệu đỏ chói chăng đầy phố phường như ở Việt Nam, nhiều
khẩu hiệu viết sai chính tả. Những gì được trưng ra trên khẩu hiệu thì lại kém
cỏi trong thực tế. Chẳng hạn vấn đề an toàn giao thông, khẩu hiệu “chấp hành
nghiêm chỉnh luật lệ giao thông” hiện diện mọi nơi, nhưng chẳng mấy ai tôn
trọng!
Người
Việt Nam cũng tiêu diệt dần văn hóa ứng xử. Ăn to, nói lớn, thiếu kiên nhẫn khi
phải xếp hàng, xả rác bừa bãi nơi công cộng dường như phổ biến mọi nơi, mọi
lúc. Dưới những ngôi nhà cao tầng sang trọng là sự lộn xộn, bẩn thỉu của hàng
hóa bán rong, chợ ngồi chồm hổm, quán cóc... Sau những cuộc lễ hội, đường phố
ngập ngụa rác, phản ánh ý thức công cộng và môi sinh vô cùng kém cỏi.
Trong khi
ở các nước Âu, Mỹ, “cám ơn” và “xin lỗi” là tiếng đầu miệng trong giao thiệp
thì ở Việt Nam là sự cau có, văng tục, chửi bậy. Văn hóa chửi không chỉ ở nơi
chợ búa mà len vào các tiệm ăn (“cháo chửi,” “phở chửi”), ăn sâu cả vào giới
trí thức. “Đây Không chỉ đơn thuần là sự biến dạng của nhân cách mà còn là sự
tan vỡ của rất nhiều hệ giá trị đạo đức truyền thống, như quan hệ trong gia
đình, quan hệ thầy trò và nhiều quan hệ xã hội khác,” tờ Petrotimes ngày 10
tháng 6 viết. [2]
Thói háo
danh
Bệnh háo
danh cũng hết sức trầm trọng. Người Việt học tập thường không phải chỉ vì kiến
thức, vì chí khí, đam mê, mà chủ yếu có tấm bằng để kiếm công ăn việc làm.
Những kẻ ngu dốt, ít học thì xài bằng rởm hoặc bằng giả, với những “luận án”
tiến sĩ không dám cho ai đọc, từ quan lớn xuống thường dân, bởi vì bằng cấp
được xem công cụ để leo cao trên nấc thang quyền chức.
Không có
một trường đại học nào của Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500
trường đại học hàng đầu thế giới, nhưng Việt Nam là quốc gia có số lượng giáo
sư, tiến sĩ nhiều nhất Đông Nam Á. Nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp
nhất của khu vực, nhưng số người có bằng tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật
Bản. Chưa có tờ báo nào trên thế giới mà học vị “tiến sĩ” được đi liền với tên
tuổi các nhà lãnh đạo nhiều như ở Việt Nam!
Kết
Khó có
thể thống kê hết thói hư tật xấu của người Việt trong “thời đại Hồ Chí Minh rực
rỡ.” Cả một truyền thống văn hóa của dân tộc bị tha hóa, suy tàn, bệnh hoạn.
Trong bài
“Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Tại sao mình thua kém thiên hạ nhiều thế?” nói về 6
nỗi sợ làm du khách đến Việt Nam thua hẳn các nước láng giềng, bao gồm hết các
thói thư tật xấu mà tôi nêu trên, trừ vụ '”chặt chém” du khách. [3]
Một người
bạn nói với tôi, ở Việt Nam bây giờ có tiền là sướng nhất, cái gì cũng có. Thật
vậy sao? Số người “có tiền” là bao nhiêu phần trăm trong xã hội? Vả lại dù “có
tiền” nhưng sống trong một xã hội mà con người luôn luôn phải cảnh giác, đối
phó, bất an với sinh mạng, từ miếng ăn thức uống đến việc di chuyển ngoài
đường, giải quyết việc gì cũng phải lo lót hối lộ... Rồi thượng tôn luật pháp,
giáo dục, quyền được tự do tư tưởng, được nói, được chọn người lãnh đạo và muôn
vàn thứ thiết yếu tinh thần khác trong cuộc sống?
Nhưng rồi
người ta vẫn cứ phải sống, sống chung với mọi thói hư tật xấu, giống như trong
cái cảnh giao thông hỗn loạn kia, phải biết mình, biết người, lạng lách khôn
ngoan, tránh né kịp thời và phóng nhanh về tới đích.
Chú thích:
[1]:http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/gs_hoang_tuybenh_gia_doi_dang_thanh_noi_nhuc_lon.html