Hơn hai mươi năm Việt Nam xã nghĩa
xuất cảng gạo ra thị trường thế giới, với không biết bao nhiêu bài báo, bao nhiêu
bản báo cáo thành tích dâng lên đảng cộng sản nào là sản xuất lúa gạo thành công
to lớn, thành công vượt bực. Thành công “láo” trong việc sản xuất, xuất cảng lúa
gạo giúp cho đảng cộng sản Việt Nam có “cớ” dùng làm cơ sở để to mồm tuyên truyền
bịp bợm là nhờ đảng lãnh đạo “tài tình sáng suốt” nâng cấp cho Việt Nam, từ một
nước thiếu đói vươn lên thành một nước xuất cảng lúa gạo đứng hàng thứ hai trên
thế giới và đảng cũng không quên, mở loa đài tự khen là được cả thế giới đánh
giá cao, ngày càng được nâng cao vị thế chính trị trên trường quốc tế?
Thế nhưng, xuất cảng lúa gạo sau
nhiều chục năm tự sướng, ngủ mê trên thành tích ảo của những con ếch kêu oang
oang dưới đáy giếng. Mới đây Việt Nam bị đàn em tát vào mặt giật mình tỉnh giấc,
thấy Campuchia lại vượt qua Việt Nam về xuất cảng lúa gạo chất lượng cao mà Việt
Nam to mồm hô hào mãi vẫn không đạt được. Theo thông tin mang tính tự thú, từ các
báo, đài lề đảng thì Việt Nam đã tham gia thị trường lúa gạo lâu năm thuộc vào
dạng lão làng, tuy có tăng năng suất sản lượng lúa nhưng chất lượng gạo kém vẫn
hoàn kém nên vẫn quanh quẩn với các thị trường “giá rẻ” Phillipines, Malaysia,
Indonesia, Trung Quốc, Phi Châu...
Cả thế giới đều biết Campuchia mới
tổ chức sản xuất lúa gạo đại trà, mới gia nhập vào thị trường xuất cảng gạo chỉ
vào khỏang năm năm trở lại đây nhưng đã tạo được 8 thương hiệu gạo chất lượng
cao hơn hẳn Việt Nam và Campuchia từng bước “ngênh ngang” thâm nhập vào thị trường
Âu Châu, Hoa Kỳ - thị trường lớn đầy tiềm năng mà Việt Nam xã nghĩa cố bước vào
đều bị đẩy ngược trở ra do cách làm ăn đặc thù xã hội chủ nghĩa!
Ngoài ngành xuất cảng gạo, kỹ nghệ
xe hơi, nghệ thuật điện ảnh...qua mặt Việt Nam và Việt Nam phải xuất cảng nhân
công lao động phổ thông sang Campuchia phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp,
kỹ nghệ của Campuchia. Hiện tại ngành du lịch của Campuchia cũng đã cho Việt
Nam ngửi khói.
Ai cũng biết du lịch là một loại
kỹ nghệ không khói, không gây ô nhiễm, tàn phá môi trường như các loại hình kỹ
nghệ khác nhưng lại thu ngoại tệ nhẹ nhàng, dễ dàng. Kỹ nghệ du lịch của
Campuchia đưa vào hoạt động sau Việt Nam độ 15 năm và một số hướng dẫn viên du
lịch ban đầu của Campuchia đã từng sang học hỏi cách làm du lịch của Việt Nam.
Thế nhưng chất lượng du lịch của Campuchia ngày càng được nâng cao, khách du lịch
nước ngoài đến Campuchia ngày càng nhiều và chất lượng du lịch của Việt Nam ngày
càng xuống cấp, khách nước ngoài đa phần một lần đi, là không trở lại Việt Nam.
Mặc dù du lịch biển, danh thắng thiên nhiên, di tích văn hóa, lịch sử 4. 000 năm
văn hiến của Việt Nam không hề thua kém Campuchia.
Thế thì tại sao Việt Nam, một dân
tộc luôn tự hào là văn minh hơn, thông minh hơn dân tộc Campuchia nhưng lại kém
cỏi hơn Campuchia trong xây dựng, phát triển đất nước, đó là câu hỏi khá nhức
nhói cho những ai còn đau đáu với đất mẹ Việt Nam?
Việc Campuchia vượt mặt Việt Nam nhiều
mặt khiến người dân Việt Nam khắp nơi trên thế giới cảm thấy xấu hổ, phẫn nộ lên
tiếng lẫn to tiếng với các lãnh đạo chế độ độc tài toàn trị Việt Nam trên các
trang mạng xã hội, trên các trang báo lề dân. Vì thế đã có một số chuyên gia
kinh tế thuộc nhiều ngành nghề thuộc biên chế lẫn ngoài biên chế nhà nước đi tìm
hiểu thực tế, đi điều tra, nghiên cứu và công bố bản kết quả điều tra có chủ
quan lẫn khách quan, là nguyên nhân cốt lõi giúp Campuchia đi sau nhưng về trước
Việt Nam như sau:
Về sản xuất lúa, xuất cảng gạo các
chuyên gia Việt Nam xã nghĩa sau khi đi điều nghiên về cho rằng, Campuchia thành
công trong ngành lúa gạo vì biết tập trung vào phẩm chất gạo chất lượng cao
theo tiêu chuẩn quốc tế và biết đặt trọng tâm vào thị trường giàu mạnh của Âu Mỹ
nên đã tạo được nhiều thương hiệu gạo chất lượng đạt chuẩn quốc tế như mục tiêu
của ngành xuất cảng gạo của Campuchia đề ra.
Còn Việt Nam không những không cải
thiện chất lượng lúa gạo để đáp ứng nhu cầu thị trường mà lại tưởng tượng đỗ lỗi
cho các nước dân chủ giàu mạnh tạo ra các rào cản hữu hình lẫn vô hình chống phá
Việt Nam. Không những thế Việt Nam còn “phân bì” đỗ cho “tại, bị” Campuchia được
các nước Âu Mỹ giúp huấn luyện miễn phí, quản trị kinh doanh theo chuyên môn bài
bản và được viện trợ vốn (ODA) không hoàn lại nhiều hơn Việt Nam. Thậm chí lãnh
đạo ngành lúa gạo còn đỗ lỗi cho nông dân Việt Nam thiếu ý thức không làm theo
chỉ đạo, quy hoạch của đảng, nhà nước lại còn “ma giáo như đảng viên cộng sản”
trộn lúa xấu vào lúa tốt làm cho gạo kém chất lượng?...
Bàn về điểm đến du lịch thì
Campuchia chỉ có di tích Angkor Watt, Preah Vihear...còn Việt Nam có Quốc Tử Giám,
Đền Hùng, Chùa Hương... vịnh Hạ Long, Sapa, động Sơn Đoòng... nhiều danh lam thắng
cảnh hơn Campuchia và bờ biển dành cho du lịch biển của Campuchia không đẹp bằng
cũng như chỉ bằng 1/5 Việt Nam nhưng Campuchia đã khắc phục được thế yếu, phát
huy được thế mạnh qua việc nâng cao chất lượng phục vụ, tạo sự thoải mái cho khách
đến tham quan du lịch sứ sở họ.
Cụ thể là các dịch vụ liên quan đến
ngành du lịch đúng tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn viên du lịch của Campuchia có
văn hóa ứng xử, trình độ ngoại ngữ đúng chuẩn mực đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu
văn hóa, lịch sử của khách nước ngoài đến du lịch Campuchia.
Nhất là xứ Campuchia không có “cầu
tiêu” dát vàng tiền tỷ như Việt Nam nhưng hệ thống cầu tiêu phục vụ du lịch của
họ tuyệt vời. Không như cầu tiêu phục vụ các tụ điểm tham quan du lịch của Việt
Nam, du khách bước vào như bị tra tấn khứu giác, thị giác và sau mấy chục năm làm
du lịch, cầu tiêu của Việt Nam vẫn không được cải thiện mà ngày càng xuống cấp.
Đó là một trong nhiều lý do tại sao Việt Nam tụt hậu ở lại phía sau Campuchia,
chỉ mỗi cái cầu tiêu cũng làm không ra hồn thì còn làm được cái gì nữa?
Thật ra chuyện Campuchia nhận viện
trợ vốn nhẹ lãi hoặc không hoàn lại(ODA) hay được các cá nhân, tổ chức chính phủ,
phi chính phủ làm việc thiện nguyện nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho
Campuchia phát triển hội nhập vào văn minh thế giới cũng là chuyện bình thường
của các nước dân chủ văn minh đối với các nước nghèo lạc hậu, chậm tiến khắp nơi
trên thế giới. Những gì Campuchia được thế giới dân chủ giàu mạnh giúp đỡ hôm
nay thì Việt Nam cũng được giúp đỡ như vậy trong những năm đầu được gọi đổi mới
của hai mươi năm trước và những cá nhân, tổ chức thiện nguyện nhiệt tình của thế
giới dân chủ văn minh đã rời khỏi Việt Nam, vì sự “ngu xuẩn”của lãnh đạo đảng, nhà
nước chứ thế giới không hề phân biệt đối
xử với cộng sản Việt Nam.
Có lẽ chỉ có các tên cộng sản là
không biết các cá nhân, tổ chức chính phủ, phi chính phủ...bỏ đi vì họ mất kiên
nhẫn với những hứa hẹn nhưng không thực tâm cải thiện nhân quyền, mở rộng quyền
tự do cho người dân. Nhất là việc đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam luôn cài cấm
cán bộ đi theo giám sát, theo dõi hoạt động của mọi tổ chức vụ lợi, vô vụ lợi
liên quan đến yếu tố nước ngoài và coi họ như các thế lực thù địch tiềm ẩn, có
mục đích nâng cao tay nghề, mở mang kiến thức, tập thói quen tư duy độc lập cho
các cộng tác viên sắc bén trong tư duy thông minh trong hành động, có nguy cơ
trở thành lực lượng chống phá, lật đổ chế độ?
Ai cũng biết Vương quốc Campuchia
có thiết chế dân chủ đa đảng, họ không lãnh đạo toàn diện, triệt để như chính
phủ cộng sản Việt Nam. Nhà nước Campuchia không theo dõi, giám sát các tổ chức
vu lợi, vô vụ lợi có yếu tố người nước ngoài hoặc nếu có thì cũng kín đáo, không
lộ liễu kiểu trẻ con như Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, các tổ chức kinh tế, văn
hóa, xã hội...Campuchia không nằm dưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền, họ hoạt
động trong khuôn khổ hiến pháp, luật pháp của Vương Quốc Campuchia quy định và đó
chính là một trong nhiều nguyên nhân chỉ có trong chính thể dân chủ pháp trị giúp
Campuchia vượt qua Việt Nam xã nghĩa không bóp còi.
Tuy thế những thành công của
Campuchia về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, luật pháp, con người...vẫn chưa
ngoạn mục bằng phương pháp “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” của các chính trị
gia sinh hoạt đa nguyên, đa đảng trong nền
dân chủ pháp trị của Vương Quốc Campuchia. Các đảng phái chính trị của
Campuchia đấu tranh quyết liệt để tranh lấy quyền lãnh đạo quốc gia nhưng họ vẫn
biết kiềm chế khác biệt để hợp tác đặt quyền lợi tổ quốc Campuchia lên trên hết.
Cụ thể là vấn đề biên giới Việt-Cam
có nhiều khuất tất chưa sáng tỏ do lịch sử để lại từ thời Việt Nam cộng sản chiếm
đóng Campuchia dựng nên chính phủ bù nhìn Cộng Hòa Nhân Dân Campuchia. Thời
gian này Việt Cộng và Miên Cộng nhân danh hai đảng, hai nhà nước đều là độc tài
cộng sản cùng theo đuổi chủ nghĩa xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm tư tưởng
chỉ đạo đã ký kết nhiều hiệp ước bí mật bất lợi cho Campuchia và hiệp ước cắt
nhượng biên giới của Campuchia cho Việt Nam là một trong các hiệp ước bí mật của
hai đảng, hai nhà nước Việt-Cam thậm thụt ký kết với nhau, không có người dân nào
của hai nước được phép biết đến.
Hoàn cảnh ký kết hiệp ước Việt-Cam
không khác với các hiệp ước của hai đảng, hai nhà nước Việt-Trung thậm thụt ký
với nhau có nhiều bất lợi cho chủ quyền Việt Nam và Việt Nam vẫn cứ “...giữ
nguyên hiện trạng...vừa hợp tác vừa đấu tranh... không quốc tế hóa biển đông...làm
ảnh hưởng đến quan hệ hai đảng, hai nhà nước cùng theo chủ nghĩa xã hội?...” để
đến nổi cái cũ không đòi lại được và cái mới thì lại bị mất dần vào tay nước xã
hội chủ nghĩa đàn anh Tàu Cộng!
Trong khi đó, lãnh đạo các đảng
phái chính trị Campuchia biết áp dụng phương pháp “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”
nhuần nhuyễn. Chỉ cần vài động tác thông minh như:
Một là ra mặt thân thiện với Tàu
Cộng để tạo áp lực lên Việt Cộng và để được viện trợ không hoàn lại có lợi cho
tổ quốc họ.
Hai là lãnh đạo đảng cầm quyền biết
làm ngơ cho đối lập khuấy động chủ quyền với lập luận nơi nào có cây thốt nốt,
có chùa Khmer trên lãnh thổ Việt Nam là thuộc lãnh thổ Campuchia.
Ba là ngầm ủng hộ đối lập tổ chức
biểu tình đốt cờ đỏ sao vàng, hô khẩu hiệu chống Việt Nam ở thủ đô Phnom penh.
Bốn là đảng cầm quyền biết để yên
cho đảng đối lập kích động người dân mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa cực đoan xô
xát, ngăn chận cắm mốc biên giới, tạo kênh đối thoại cho chính phủ Campuchia tái
đàm phán về vấn đề biên giới.
Để cuối cùng chính phủ Hun Sen đăng
đàn quốc tế hóa, tái khẳng định cột mốc phân định chủ quyền từ tấm bản đồ của quốc
vương Norodom Sihanouk đệ trình lên Liên Hiệp Quốc và Hun Sen đường đường chính
chính, ngang nhiên xóa bỏ các hiệp ước bí mật có từ thời chính phủ bù nhìn của
nước Cộng Hòa Nhân Dân Campuchia ký kết với Việt Nam, lấy lại những gì vì hoàn
cảnh lịch sử đã mất vào tay cộng sản Việt Nam.
Thấy lãnh đạo đảng phái chính trị
Campuchia giải quyết vấn đề biên giới Việt-Cam nhanh gọn nằm trong kế hoạch “vừa
hợp tác, vừa đấu tranh” và họ cũng xây dựng phát triển đất nước thông minh hiệu
quả hơn người dân Campuchia mong đợi với thành quả cụ thể cả thế giới đều thấy.Thế
không hiểu lãnh đạo cộng sản Việt Nam có thấy hổ thẹn, xấu hổ với lãnh đạo Campuchia không? Lãnh đạo cộng sản Việt
Nam có biết rằng phương pháp “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” của Việt Nam áp dụng,
đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa anh em Tàu Cộng, một nước mang tham vọng bá
quyền, luôn lăm le xâm chiếm nước ta là không hiệu quả, là hoang tưởng không?
Le Nguyen
(nguồn: tác giả gửi)