03 September 2015

NGUYÊN NHÂN LÀM NÊN KHÁC BIỆT - Le Nguyen

Nguyên Nhân Làm Nên Khác Biệt Giữa Campuchia với Việt Nam Xã Nghĩa

Lời giới thiệu: bài viết nhận định tình hình chính trị trên quan điểm Vương Quốc Campuchia là một nước dân chủ đa đảng khiếm khuyết. Mọi biểu hiện dân chủ đều có bàn tay Hun Sen tác động vào để dễ nhận ra sự khác biệt giữa Campuchia với Việt Nam xã nghĩa.
                                                                           
***-***
Không đầy bốn năm cầm quyền xứ Chùa Tháp. Khmer đỏ, những tên Maoist cuồng tín hô hào, thưc hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa đã giết gần nửa dân số Campuchia. Chúng biến thành phố, tỉnh thành, phố thị đông dân cư thành thành phố ma thiếu bóng người, có chăng chỉ vài chiếc bóng vật vờ,  gầy guộc trơ xương thiếu sức sống. Khmer đỏ không những giết dân mà còn thanh toán cả đồng chí và những tên Miên Cộng trong lực lượng Khmer đỏ bị đồng chí truy đuổi trốn chạy sang Việt Nam có Hun Sen - thủ tướng đương nhiệm nhiều quyền lực của Vương Quốc Campuchia ngày nay.

Trở lại thời điểm những năm cuối của thập niên 70s của thế kỷ trước, Khmer đỏ ngoài việc tàn sát người dân, thanh toán đồng chí, ỷ vào thế Tàu Cộng, chúng hung hăng quấy rối biên giới Tây Nam Việt Nam. Lợi dụng lý do đó, cộng sản Việt Nam nhân danh làm nghĩa vụ quốc tế, phản công tự vệ đánh chiếm Campuchia dựng lên nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Campuchia, đặt Heng Samrin ngồi vào ghế chủ tịch, Hun Sen làm bộ trưởng ngoại giao và Hun Sen là một thành viên chủ chốt trong thành phần lãnh đạo của nhà nước bù nhìn này.
Sự thật của cái gọi là nghĩa vụ quốc tế trên đất nước Campuchia chỉ là hợp đồng làm lính đánh thuê của cộng sản Việt Nam cho những mâu thuẩn, xung đột quyền lợi, tranh giành ảnh hưởng của hai tên đầu sỏ Nga–Tàu trong nội bộ cộng sản, nội bộ hệ thống nhà nước xã hội chủ nghĩa, một nhà nước không còn người bóc lột người? Thực chất chiến tranh Campuchia xảy ra là do hai tên đế quốc thực dân mới Nga-Tàu đứng sau giật dây, tên nào cũng muốn các đảng cộng sản đàn em nằm dưới sự chỉ huy của mình nên chiến tranh Campuchia bùng nổ và Việt Cộng ngu ngốc tình nguyện làm tên lính xung kích cho Nga, Miên Cộng cuồng tín  xung phong làm lính đánh thuê cho Tàu cộng trên xứ Chùa Tháp!  
Cộng sản Việt Nam chiếm đóng xứ Chùa Tháp từ đầu năm 1979, mãi cho đến năm 1989 lúc hệ thống nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Trung, Đông Âu và thành trì cách mạng Liên Xô vỡ trận tự sụp đỗ. Trước nguy cơ bị xóa sổ, Tàu Cộng-Việt Cộng đi đêm đàm phán nối lại bang giao giữa hai nước cộng sản cựu thù vớí tư duy “dù sao cũng là một nước xã hội chủ nghĩa”, giàn xếp cuộc chiến xâm lăng của Việt Cộng trên xứ Chùa Tháp, sắp xếp thành phần nhân sự lãnh đạo chính phủ Campuchia tương lai sau khi Việt Nam rút quân về nước... và trong Hội Nghị Thành Đô năm 1990 còn nhiều thỏa thuận bí mật giữa cộng đảng Tàu và cộng Đảng Việt, không được công bố?
Ngoài hai “chủ xị” Tàu Cộng, Việt Cộng còn có sự hổ trợ, góp tiếng nói của các quốc gia dân chủ đóng góp cho tiến trình hòa bình Campuchia. Cuối cùng tháng 05/1993 chính phủ đa thành phần của Campuchia ra đời qua cuộc bầu cử tự do do liên hiệp quốc tổ chức và giám sát.
Thế nhưng con đường giải quyết chiến tranh, tranh chấp quyền lực Campuchia bằng đối thoại hòa bình không chỉ toàn hoa hồng mà có rất nhiều cam go, thử thách do tàn dư của Khmer đỏ chống đối và chính phủ bù nhìn do Việt Cộng dựng lên khuynh đảo. Đất nước Campuchia sau chiến tranh phải bắt đầu xây dựng lại từ con số không, khó khăn hơn Việt Nam vạn lần do những nguyên nhân nội tại như sau:
Thứ nhất là kết quả bầu tự do có quốc tế giám sát gồm đảng Bảo hoàng đứng đầu với 58 ghế đại diện, đảng nhân dân hành động chiếm 51 ghế và đảng Sam Rainsy được 10 ghế. Với kết quả này, nếu đảng Bảo hoàng bắt tay với đảng Sam Rainsy thành lập chính phủ thì đảng nhân dân hành động bị loại khỏi chính quyền. Nhưng Hun Sen đứa con hoang được cộng sản Việt Nam hậu thuẩn không buông tay dễ như vậy nên chúng sử dụng nòng súng khủng bố tinh thần, ép buộc các vị dân cử lãnh đạo đảng bảo hoàng thành lập chính phủ theo ý chúng.
Thứ hai là Hun Sen con đẻ của Việt Cộng có sức mạnh nòng súng trong tay, có lực lượng đặc nhiệm của Việt Cộng cài lại trên xứ Chùa Tháp làm áp lực phe bảo hoàng thành lập chính phủ liên minh không giống ai với các chức danh đệ nhất, đệ nhị phó thủ tướng...cùng với các chức danh song hành trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương do người của đảng nhân dân hành động đảm trách nhằm kiểm soát mọi hoạt động của chính phủ non trẻ của Vương Quốc Campuchia.
Thứ ba là Hun Sen với bản chất man rợ cộng sản nằm trong máu, luôn trong tư thế sẵn sàng sử dụng bạo lực thanh toán các thành phần đối lập chống đối để củng cố độc tài của hắn ta và thủ lãnh đối lập nổi tiếng trên chính trường Campuchia hiện nay như Sam Rainsy, Norodom Ranariddh cũng đã từng bị ám sát nhưng thoát nạn và có thời kỳ phải bỏ chạy lưu vong ở nước ngoài để bảo toàn tính mạng, để tránh “bàn tay sắt” của tên độc tài Hun Sen.
Thứ  tư là Hun Sen gần như nắm giữ quyền hành tuyệt đối trong suốt thời gian nắm giữ chức vụ thủ tướng phủ trùm lên Vương Quốc Campuchia. Hắn mó tay, chi phối  vào mọi ngỏ ngách cuộc sống, lãnh đạo toàn diện từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, luật pháp... rập khuôn theo mô hình công an trị, tổ chức cai trị nhà nước- xã hội  giống như quan thầy Việt Nam.
Đó là một vài vấn đề then chốt bề nổi, những ai có theo dõi chính tình Campuchia đều nhận ra và những điều Hun Sen làm trong mười năm đầu để củng cố thế lực, độc quyền quyền lực Vương Quốc Campuchia. Những hành động vô luật pháp của Hun Sen đã làm chậm tiến trình xây dựng, phát triển Campuchia về hướng văn minh tiến bộ của loài người văn minh là sự thật không thể che dấu hay phủ nhận.
Câu hỏi được đặt ra là tại sao Vương Quốc Campuchia được tái lập trên nền tảng chính trị dân chủ, có tam quyền phân lập, có sinh hoạt đa đảng, có báo chí tự do...nhưng Hun Sen bât chấp xây dựng quyền lực nhà nước trên nòng súng, thu tóm quyền lực, chia chác quyền lợi cho phé nhóm đảng nhân dân hành động?
Sở dĩ Hun Sen làm thế cũng dễ hiểu, vì gốc hắn xuất thân từ tổ chức man rợ Khmer đỏ, được tái rèn luyện, đào tạo từ lò cộng sản Việt Nam cũng man rợ không kém và được tung trở lại Campuchia hoạt động để thực hiện sách lược bí mật của đảng cộng sản Việt Nam ở Campuchia.
Kết luận Hun Sen là con đẻ, là quân cờ của cộng sản Việt Nam trên chính trường Campuchia không phải là không có cơ sở khoa học. Nó được củng cố trên bản lý lịch trích ngang của Hun Sen được công bố công khai trên các phương tiện truyền thông nhưng có một chi tiết quan trọng về Hun Sen không được nhắc tới, là ông ta nói sõi tiếng Việt và có vợ là người Việt Nam. Tại sao lý lịch của Hun Sen “kê khai’ đủ thứ, từ ngày tháng năm sanh, nơi sinh quán, quá trình học tập, tham gia đảng cộng sản, chức vụ trong quân đội, chạy qua Việt Nam tị nạn để tránh cuộc thanh trừng đẫm máu của Khmer đỏ...và có vợ Việt, nói tiếng Việt sõi như người Việt thì lại không “kê khai”?
Chính nguồn gốc đỏ từ đầu tới đít, mang tư duy độc tài, có sự liên hệ mờ ám với đảng cộng sản Việt nam nên Hun Sen thời gian đầu cầm quyền thể hiện “tao là luật, luật là tao” của bản chất cộng sản, đã làm cho thiết chế chính trị dân chủ trong thể chế quân chủ đại nghị của Vương Quốc Campuchia rối loạn, không thể đi vào thực tiễn đời sống của người dân Campuchia.
Tóm lại là mười năm đầu cầm quyền, Hun Sen ra tay tiêu diệt đối lập, bịt miệng báo chí, vi phạm nhân quyền, cầm tù dân quyền, thủ tiêu quyền chính trị...nhằm thu tóm quyền bính, độc quyền quyền lực chính trị trên lưng Vương Quốc Campuchia.
Mười năm kế tiếp cho đến hiện nay, Hun Sen “diễn trò” dân chủ qua việc “cho phép” các lãnh tụ Sam Rainsy, Norodom Ranariddh làm đối lập “cuội”, cho báo chí tư nhân ra báo và giảm bớt ám sát, cầm tù các phóng viên, nhà báo vô cớ trong thời kỳ “vô chính phủ” “có luật như không của Vương Quốc Campuchia.
Đặc biệt của “kịch bản” diễn trò dân chủ “cuội” của Campuchia dần dà nới rộng quyền cho người dân được tụ tập biểu tình chống lại những kẻ lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhân danh phát triển kinh tế xã hội, phá rừng, cướp đất của dân. Độc đáo nhất, đỉnh nhất của đối lập “cuội” là việc người dân Campuchia “được” xuống đường biểu tình bày tỏ chính kiến, đốt cờ đỏ sao vàng, hô khẩu hiệu chống quan thầy Việt Cộng trước mũi của Hun Sen và đối lập “cuội” được cho phép kích động người dân Campuchia ùn ùn kéo đến biên giới Việt – Cam phản đối cấm móc, phân định biên giới, buộc Hun Sen phải “diễn trò” trưng dẫn một số bản đồ biên giới Việt – Cam được cộng đồng quốc tế công nhận, có từ thời Việt Nam Cộng Hòa!
Ngoài diễn trò đối nội “đánh bóng” cá nhân như vừa kể ra, những năm gần đây Hun Sen còn có những động thái “diễn trò” đối ngoại táo bạo, đáng cho người Campuchia hãnh diện, cụ thể như:
Một là Hun Sen cũng như các quan chức lãnh đạo của Vương Quốc Campuchia không một ai kính cẩn nói đời đời cám ơn Việt Nam trước mắt người dân Campuchia trên mọi diễn đàn trong lẫn ngoài nước. Dù rằng đảng cộng sản Việt Nam đã rèn luyện, hậu thuẫn đưa Hun Sen, đưa đảng nhân dân Campuchia lên đỉnh cao quyền lực và Việt Cộng, nguyên là “cứu tinh” giúp Campuchia thoát họa diệt chủng của Khmer đỏ?
Hai là Hun Sen dám cả gan “diễn trò” chống mẫu quốc Việt Nam khi làm chủ tịch Hội Nghị Thượng Đỉnh của Asean lần thứ 20 ở Campuchia năm 2012. Hành động chống Việt Nam của Hun Sen là ngăn chận hội nghị đưa vào chương trình nghị sự thảo luận tìm giải pháp ứng xử, tranh chấp của các bên ở Biển Đông và kết thúc Hội Nghị thượng đỉnh lần thứ 20 do Hun Sen “chủ trì”, không có nổi bản tuyên bố chung là một ngoại lệ không có từ trước của khối Asean!
Ba là các quan chức lãnh đạo của chính quyền Hun Sen không một ai phải qua Việt Nam trước khi đi quan hệ ngoại giao với một nước thứ ba. Cụ thể là Tea Banh bộ trưởng quốc phòng, kiêm phó thủ tướng Campuchia đưa một phái đoàn hùng hậu qua “giao lưu” với Trung Quốc mà không phải qua Việt Nam “quán triệt” chủ trương, đường lối như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải qua diện kiến Tập Cận Bình trước khi thực hiện chuyến Mỹ du.
Bốn là trên trường quốc tế Hun Sen không đặt hay không thể đặt quyền lợi đảng nhân dân trên quyền lợi tổ quốc Campuchia. Cụ thể như trong sách lược ngoại giao, lãnh đạo Campuchia không dựa trên ý thức hệ, không đặt nặng trên nền tảng quốc gia theo xã hội chủ nghĩa, cũng như không quan trọng hóa việc quốc gia đó theo chính thể đa đảng hay độc đảng - miễn sao mối quan hệ đối ngoại đó đem lại lợi ích cho dân tộc, đất nước campuchia.
Hiện tai mối quan hệ giữa Campuchia với Trung Cộng là nằm trong chủ trương, đường lối ngoại giao “không ngu” của Hun Sen. Trung Quốc viện trợ, cho không hay cho vay nhẹ lãi để xây dựng, phát triển đất nước thì cứ nhận nhưng Hun sen không dẫn dắt Campuchia  theo xã hội chủ nghĩa, không lấy chủ nghĩa Mác- Lê làm tư tưởng chủ đạo và cũng không chống đa nguyên đa đảng...
Thật lòng mà nói người dân Việt Nam dù có nằm mơ cũng không thấy lãnh đạo cộng sản Việt Nam diễn trò dân chủ với các thủ lãnh đối lập “cuội” đạt hơn, táo bạo hơn những gì thủ tướng Hun Sen của Campuchia đã diễn, đang diễn trong trò chơi dân chủ cho chính hắn viết kịch bản, thủ diễn trên xứ Chùa Tháp.
Những ngày qua trong vở diễn dân chủ của Hun Sen liên quan đến xung đột trong sự kiện cấm móc, phân định biên giới Việt-Cam, có đoạn thoại khá nhạy cảm, táo bạo tạo sóng dư luận trong ngoài, nước Campuchia có nội dung như sau: “... Tôi không phải là con rối của Việt nam...tôi không sợ bất kỳ ai, kể cả Việt Nam... Phnom Penh sẽ đưa chính quyền Hà Nội ra Tòa Công lý Quốc tế cũng như Hội đồng Bảo an nếu vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia...”
           Hun Sen tuyên bố trong buổi lễ khánh thành cầu Takhmao, tỉnh Kandal.
Song song với phát ngôn gây sốc, Hun Sen còn sử  dụng quyền thủ  tướng yêu cầu cảnh sát bắt giữ thượng nghị sĩ đối lập Hong Sok Hour của đảng Sam Rainsy. Theo cáo buộc của chính quyền Hun Sen là do ông này cho đăng một tài liệu giả mạo, đã bị chỉnh sửa của một hiệp ước cũ về đường biên giới Campuchia - Việt Nam lên trang Facebook cá nhân. Dư luận xã hội cũng đang ồn ào bàn tán về sự kiện đàn áp đối lập “cuội” của Hun Sen.
Nội dung bài viết này không nhằm vào mục đích phân tích hành động bắt giữ đối lập”cuội” của Hun Sen là tiêu cực hay tích cực có ảnh hưởng, tác động như thế nào đến kịch bản diễn trò dân chủ của Hun Sen trên xứ Chùa Tháp? Nội dung của bài viết là nhắm vào việc chỉ ra một số sự kiên nổi bật trên chính trường Campuchia mà ai có theo dõi chính sự Campuchia đều có thể nghe, thấy.

Qua một số điểm cốt lõi, sơ lược về diễn biến chính tình Campuchia, không khó để nhận ra nguyên nhân làm nên sự khác biệt giữa Campuchia với Việt Nam. Nguyên nhân làm nên khác biệt là Vương Quốc Campuchia có thiết chế chính trị dân chủ, có tam quyền phân lập, có báo chí tự do và lãnh đạo Campuchia không kiên trì chủ nghĩa Mác- Lenin, không chống đa nguyên đa đảng, nói không với pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nói không với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nói không với kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, nói không với đất đai sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý...

Le Nguyen
(nguồn: Tác giả gửi)