26 May 2016

HỒ CHÍ MINH CÓ NHẬP VAI ĐÓNG THẾ NGUYỄN ÁI QUỐC? (Phần 4) - Le Nguyen

Để bác bỏ giả thuyết Hồ Chí Minh nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc, có một số ngòi bút “phản diện” sử dụng tài liệu định hướng của đảng cộng sản biên soạn cho rằng thời kỳ của những năm đầu thập niên 30s Nguyễn Ái Quốc không được quốc tế cộng sản tin dùng. Quốc đã bị cố tổng bí thư Trần Phú kịch liệt lên án phê phán quan điểm chính trị, phương pháp tổ chức, là chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích đấu tranh giai cấp, lập trường giai cấp... và không chỉ có Trần Phú mà còn có cố tổng bí thư Hà Huy Tập phê phán Quốc trên tạp chí Bolshevik số 8 tháng 12/1943 như sau:
"...chúng ta không được quên những tàn tích quốc gia chủ nghĩa của Nguyễn Ái Quốc và những chỉ thị sai lầm của đồng chí ấy về những vấn đề căn bản của phong trào cách mạng tư sản dân quyền và những lý luận cơ hội của đồng chí ấy bám rễ vào đầu óc của phần đông đồng chí chúng ta, giống như những tàn tích tư sản vẫn sống dai dẳng trong đầu óc những hội viên Thanh Niên, Tân Việt và Vừng Hồng.


Nguyễn Ái Quốc không hiểu được những chỉ thị của Quốc tế cộng sản; không hợp nhất được ba tổ chức cộng sản từ trên xuống dưới... Tài liệu Sách lược vắn tắt của Đảng và Điều lệ của Đảng hợp nhất không theo đúng chỉ thị của Quốc tế cộng sản..."

Không dừng lại ở đó, các đồng chí của Quốc còn đi xa hơn, tố cáo Quốc với lập luận Nguyễn Ái Quốc còn khuyến dụ một sách lược cải lương và hợp tác sai lầm. Trung lập hóa tư sản và phú nông. Liên minh với trung và tiểu địa chủ. Với các dẫn chứng từ các nguồn tư lịệu lịch sử của lề đảng, các ngòi bút chống giả thuyết Hồ Chí Minh giả Nguyễn Ái Quốc kết luận rằng: “...Một người bị cộng sản quốc tế, bị đồng chí  đánh giá như thế, thử hỏi cộng sản quốc tế tạo ra một người giả ông ta để làm gì?...”
Lý luận chắc nịch như thế nhưng các ông bà này vẫn chưa an tâm và tán thêm rằng: “...Chứng cứ lịch sử cho thấy đảng cộng sản Trung Quốc vào thời kỳ đó rất yếu phải lui về nông thôn và hoạt động bí mật...Trong hoàn cảnh ấy, một Khổng Minh tái thế cũng không nghĩ tới việc cho ai đó đóng giả Hồ Chí Minh cho một tương lai trời không biết, đất không hay...”
Lý lẽ của những người phản bác giả thuyết Hồ giả Quốc và trưng dẫn các tài liệu của tuyên giáo cộng sản Việt Nam biên soạn cho nhu cầu định hướng, là chỉ nhằm giải thích làm sao cho thời gian Nguyễn Ái Quốc mất tích năm 1932 và Hồ Chí Minh tái xuất hiện năm 1941 làm thế nào cho hợp lý! Mục đích chính của luận điểm phản biện rút ra từ các tư liệu của đảng, chỉ là đánh lạc hướng, là cố lái dư luận ra ngoài nghi án Hồ chí Minh nhập vai Nguyễn Ái Quốc nhằm che giấu tung tích của tên tình báo quốc tế cộng sản nhập Việt, thực hiện điệp vụ trường kỳ cho tình báo Hoa Nam, là sáp nhập Việt Nam làm một tỉnh của Trung cộng theo như trình tự nó đã đang sắp diễn ra trong tương lai không xa.
Thực sự thì lúc Nguyễn Ái Quốc chết, cộng sản quốc tế, tình báo Hoa Nam chưa có kế hoạch cho Hồ Chí Minh đóng thế Nguyễn Ái Quốc nên các du học sinh ở Liên Xô mới có thể tổ chức rầm rộ lễ truy điệu, đọc điếu văn than van khóc lóc, có đại diện quốc tế cộng sản đến chia buồn chuyện Quốc đang sống chuyển sang từ trần. Và sự kiện Quốc chết được các báo của các đảng cộng sản, Nga, Pháp, Anh loan tin là nằm ngoài dự kiến kịch bản Hồ nhập vai Quốc của các bên liên hệ tới vụ việc lùm xùm giả thật của Quốc-Hồ sau này.
Mười năm sau, năm 1941 Hồ Chí Minh xuất hiện ở hang Pác Bó cũng chưa có bằng chứng tư liệu gì lưu lại chứng tỏ Hồ nhập vai đóng thế Quốc có bàn tay cộng sản quốc tế sờ mó vào? Tuy nhiên đó chỉ là quan sát vụ việc hời hợt bên ngoài. Thành thật mà nói dù có chịu khó phân tích vào chiều sâu cũng không hề đơn giản để nhận ra, là cộng sản quốc tế phối hợp với tình báo Hoa Nam sắp xếp tổ chức đặt kế hoạch cho Hồ Chí Minh đóng thế Nguyễn Ái Quốc rất công phu, bài bản chuyên nghiệp để cho Hồ thực hiện nhiệm vụ bí mật nhuộm đỏ Việt Nam nằm trong chiến lược xích hóa toàn cầu của đế quốc cộng sản Nga-Tàu.
Để sắm tuồng cho Hồ đóng thế Quốc thực hiện nhiệm vụ đặc tình ở Việt Nam không bị lô và đương nhiên là phải gìữ bí mật tuyệt đối. Do đó những ai có nguy cơ làm lộ vai diễn đóng thế của Hồ đều bị chết bất đắc kỳ tử không rõ nguyên do, hay bị biến mất một cách bí ẩn không để lại dấu vết gì và nếu không sắp xếp những vụ việc chết chóc đó nằm cạnh nhau quan sát, phân tích, tìm hiểu thì khó nhận ra sự bất thường trông như bình thường, như chuyện ngẫu nhiên tình cờ.
Cụ thể là những ai biết Nguyễn Ái Quốc, biết Hồ Chí Minh, biết cả Quốc và Hồ lúc hoạt động gọi là cách mạng ở Pháp, ở Nga, ở Tàu đều bị bệnh lạ, bị chết rất bí ẩn để không còn cơ hội tiết lộ Hồ giả Quốc như các nạn nhân có tên sau đây:
1)Lê Văn Sao là người có nhiều quyết tâm, nhiệt tình trong mọi hoạt động đấu tranh cho nền độc lập của nước nhà và luôn thấy xuất hiện bên cạnh Nguyễn Ái Quốc trong các báo cáo của mật thám Pháp. Nhưng rồi không ai biết đích xác là Lê Văn Sao đã biến mất trên đất Tàu tự bao giờ, kể từ sau cái chết của Nguyễn Ái Quốc năm 1932?
2)Khánh Ký người có công truyền nghề ảnh cho Nguyễn Ái Quốc kiếm sống lúc bôn ba ở Pháp, có quan tâm đến chính trị, thường hay tranh luận với Quốc đã chết đột ngột chỉ trước mấy hôm phái bộ của Hồ Chí Minh sang Pháp tham dự hội nghị Fontainebleau năm 1946?
3)Phạm Quỳnh nổi tiếng với câu “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn.” Ông là  người từng nhiều lần được Nguyễn Ái Quốc mời dùng cơm và bàn chuyện quốc gia đại sự khi đến Paris năm 1922. Do đó để tránh bị bại lộ tông tích -  Hồ Chí Minh cho đàn em “mời ra làm việc” rồi xử bắn với tội danh “Việt gian đại bợm?” nhằm bịt đầu mối phát hiện Hồ giả Quốc?
4)Nguyễn An Ninh là người luyện tiếng Pháp cho Nguyễn Ái Quốc cùng với Quốc đi đến các câu lạc bộ nghe diễn thuyết, cùng gia nhập hội Liên Hiệp Các thuộc địa. Nghĩa là Nguyễn An Ninh biết rất rõ về Nguyễn Ái Quốc. Năm 1923 Quốc sang Nga học tổ chức và lãnh đạo cách mạng. Nguyễn An Ninh về Việt Nam xây dựng phong trào, đốt lên ánh đuốc Mác-Lênin ở trong nước và sau nhiều lần bị đồng chí “phản bội tố giác” bị Pháp bắt giam. Cuối cùng Nguyễn An Ninh bị đày ra Côn Đảo, bị hành hạ, tra khảo và chết năm 1943?
Đó là những người biết Nguyễn Ái Quốc ở Pháp bị chết. Riêng những “đồng chí” biết Nguyễn Ái Quốc, biết Hồ Chí Minh lúc học tập ở Nga, lúc hoạt động ở Tàu về nước xây dựng cơ sở cách mạng đều bị bắt, bị giết tương tự như kịch bản Nguyễn An Ninh chết. Nghĩa là bị đồng chí phản bội tố giác cho giặc Pháp bắt rồi bị tra tấn, bị giết trong nhà tù thực dân. Điều rất lạ là không ai biết đồng chí phản bội đó là ai, tên gì, ở đâu?
Có phải đồng chí “phản bội” đó nằm trong mạng lưới bí mật của Hồ Chí Minh, của tình báo Hoa Nam, của mạng lưới điệp báo của cộng sản quốc tế, ra tay theo nhu cầu bảo toàn bí mật cho Hồ Chí Minh nhập vai Quốc?

Cách giết người diệt khẩu khá giống nhau trong thập niên 30s, 40s, đó là nhằm dọn đường cho Hồ Chí Minh xuất hiện vào vai đóng thế Quốc, lãnh đạo kháng chiến chống Pháp? Danh sách các nạn nhân bị thanh toán để Quốc “tái xuất giang Hồ, đại náo giang hồ” bao gồm cả những đảng viên cao cấp lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam thời bấy giờ như: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu...Tất cả đều bị chết theo cùng một kịch bản là bị đồng chí phản bội chỉ điểm cho mật thám bắt và anh dũng hy sinh trong nhà tù thực dân Pháp?...
Ngoài ra còn có một số tên tuổi biết cả Hồ lẫn Quốc bị giết để diệt khẩu theo cách khác như: môt là Lâm Đức Thụ, người bạn đồng chí của Nguyễn Ái Quốc trong thương vụ bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp để lãnh thưởng. Lâm Đức Thụ đã bị Hồ Chí Minh ưu ái sai đàn em “xử” cho đi mò tôm vì tội phản đảng làm điềm chỉ viên cho mật thám Pháp? Hai là Hồ Tùng Mậu là một trong 7 thành viên thành lập đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc đại điện cộng sản quốc tế tổ chức ở Hongkong bị máy bay Pháp bắn trúng khi đang trên đường vào liên khu IV?...
Tuy nhiên không phải chỉ có những ai biết rõ về Nguyễn Ái Quốc, về Hồ Chí Minh bị Hồ Chí Minh cắt cử đàn em thanh toán hoặc bị mạng lưới sát thủ của cộng sản quốc tế và tình báo Hoa Nam thanh toán. Những nạn nhân của Hồ nhập vai Quốc còn có những người tài đức, có uy tín trong dân cũng bị “đội quân sát thủ bí mật” thanh toán để tiếp sức cho Hồ Chí Minh thu tóm quyền lực, thực hiện kế hoạch xích hóa toàn cầu cho cộng sản quốc tế!
Chúng thanh toán mọi cá nhân, tổ chức đảng phái chính trị không cộng sản lẫn cộng sản không chịu nằm dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Tất cả đều bị thủ tiêu bí mật lẫn công khai hoặc bị mật thám Pháp bắt giết. Danh sách cộng sản đệ tứ bị phe đệ tam của Hồ Chí Minh thanh toán gồm có: Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần VănThạch, Phan Văn Chánh, Hồ Văn Ngà...Các cá nhân, các đảng phái chính trị không cộng sản khác gồm có: Trương Tử Anh của Đại Việt, Lý Đông A của Duy Dân, Chu Bá Phượng của Quốc Dân đảng, Nhà văn Khái Hưng của Tự Lực Văn Đoàn, giáo chủ Huỳnh Phú Sổ của Phật Giáo Hoà Hảo, Nguyễn Văn Sâm của đảng Việt Nam Quốc Gia Độc Lập, Bùi Quang Chiêu của đảng Lập Hiến Đông Dương (từng gặp bàn chuyện quốc gia đại sự với Nguyễn Ái Quốc ở Paris)...  
Cũng nên nói thêm trong kháng chiến chống Pháp những người Việt Nam cùng mục tiêu đấu tranh giành độc lập không hề có sự ân oán, thù hận nào giữa người cộng sản với người không cộng sản. Tất cả hai nhóm đều là những người yêu nước, cùng hành động giống nhau là chống thực dân Pháp, cùng mục tiêu đấu tranh giành lại nền độc lập tự chủ cho nước nhà. Cả hai nhóm đều bị chính quyền Pháp đàn áp, bị bắt giam chung với nhau trong cùng một nhà tù, cùng có tinh thần yêu nước như nhau vì cùng là nạn nhân khốn khổ bởi sự tàn ác của đế quốc thực dân Pháp nên có sự thương yêu đùm bọc liên đới gắn bó chặt chẽ với nhau theo truyền thống yêu nước của tổ tiên nòi Việt.
Thế thì tại sao Hồ Chí Minh, tự xưng là cha già dân tộc, được loa đài ca tụng là thánh của dân tộc Việt Nam lại ra tay lạnh lùng, tàn độc không thương tiếc với những người Việt Nam yêu nước với câu nói khát máu không tính người, trong cuộc nói chuyện với đảng viên đảng xã hội Pháp Daniel Guérin, vào ngày 25/06/1946 tại Pháp: “...Tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều bị tiêu diệt...” Qua phát ngôn đến hành động của Hồ không có lý giải nào đúng đắn hơn, ngoài câu kết luận Hồ không phải người Việt Nam, hắn chỉ là tên nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc để thực hiện nhiệm vụ thôn tính Việt Nam cho cộng sản Tàu?

Cuốn tự truyện “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” của Trần Dân Tiên được in ấn, phát hành bằng tiếng Trung ở Thượng Hải năm 1948, tiếng Pháp ở Paris năm 1949, là bản tiểu sử ráp nối, gắn kết cuộc đời Nguyễn Ái Quốc vào nhân vật Hồ Chí Minh. Phổ biến cuốn tự truyện “Hồ Chủ Tịch” có nghĩa là cộng sản quốc tế đã đồng tình với tình báo Hoa Nam chính thức công khai vở diễn Hồ Chí Minh nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc sau nhiều năm âm thầm chuẩn bị tô son đánh phấn lẫn diệt trừ, bịt các đầu mối có nguy cơ làm hỏng kịch bản đóng thế của diễn viên Hồ Chí Minh.
Không khó để thấy, là nhiều năm trước năm 1941 là thời điểm Hồ Chí Minh (Già Thu) xuất hiện ở Pác Bó cho đến năm 1945 là năm Hồ Chí Minh cướp chính quyền hợp pháp của chính phủ Trần Trọng Kim thì cộng sản quốc tế, tình báo Hoa Nam đã âm thầm huấn luyện, chuẩn bị biên sọan lý luận, giải thích tình tiết sao cho nghe xuôi tai về những năm Nguyễn Ái Quốc mất tích.
Cụ thể là lúc Hồ Chí Minh sang Moscow học khóa tình báo ở đại học Phương Đông Phương với bí danh Lin thì Hồ Chí Minh vẫn chưa nằm trong kế hoạch đóng thế Nguyễn Ái Quốc của cộng sản quốc tế nên Hồ vô tư khai sinh 1901 với nhiều chi tiết cá nhân không liên quan gì đến nguyễn Ái Quốc và để cho Hồ nhập vai Quốc phù hợp với thời điểm Hồ Chí Minh (Hồ Quang) làm thiếu tá Bát Lộ Quân ở Diên An, một trong hàng trăm bí danh của cả Quốc với Hồ thì tiểu sử trích ngang của Hồ được xào nấu, biên soạn có đoạn viết như sau:
“...Đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc đã có mặt ở Liên Xô. Ông dự Đại hội lần thứ 7 Quốc tế Cộng sản từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 20 tháng 8 năm 1935, nhưng không được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của Quốc tế Cộng sản. Đại diện của Việt Nam tại ban chấp hành này là Lê Hồng Phong. Theo tài liệu của một số nhà sử học, ông bị ép buộc phải ở lại Liên Xô và bị giam lỏng hoặc nói nhẹ hơn là bị kỷ luật, do bị nghi ngờ về lý do ông được nhà cầm quyền Hương Cảng trả tự do(?)...
... Ông phụ trách chung những người cộng sản Việt Nam và theo học khóa ngắn hạn tại trường Lenin là trường Đảng cao cấp dành cho các lãnh tụ cộng sản nước ngoài (1934-1935). Năm 1935, ông được bầu làm đại diện của Đảng Cộng sản Đông Dương bên cạnh Quốc tế Cộng sản.Trong khi Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai... về nước từ 1936 và các học sinh người Việt Nam không tiếp tục sang Liên Xô nữa thì ông vẫn phải ở lại Liên Xô. Thời gian này ông có theo học lớp nghiên cứu sinh sử học của Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa nhưng sau đó không tốt nghiệp. Ông rời Liên Xô vào mùa thu năm 1938...”
Tất cả chi tiết diễn giải về Nguyễn Ái Quốc từ năm 1933 đến 1941 chỉ nhằm giải thích sao cho phù hợp với thời điểm Hồ Chí Minh mang bí danh Hồ Quang làm thiếu tá Bát Lộ Quân ở Diên An...
Song song việc tiêu diệt những “đồng chí” có khả năng làm lộ bí mật Hồ đóng thế Quốc, là ban tham mưu giấu mặt của Hồ Chí Minh chỉ đạo, hổ trợ Hồ ra tay thanh toán hầu hết những cá nhân biết Nguyễn Ái Quốc, biết Hồ Chí Minh và biết cả hai Quốc với Hồ.

Đến khi Hồ Chí Minh cướp được chính quyền, giành lấy chức chủ tịch nước thì mạng lưới tình báo cộng sản quốc tế, tình báo Tàu bí mật hổ trợ tài, nhân, vật lực để giết thêm những ai có khả năng làm lộ vai diễn và những người đe dọa đến việc thu tóm quyền lực tuyệt đối của Hồ gây trở ngại cho nhiệm vụ nhuộm đỏ Việt Nam của cộng sản quốc tế, cộng sản Tàu trực tiếp giao phó.  
Trước khi thanh toán nốt những ai có nguy cơ làm lộ kế hoạch Hồ nhập vai đóng thế Quốc thì bộ đầu não của hệ thống đặc tình của Nga-Tàu bày mưu lập kế cũng như cung cấp nhân sự cho Hồ Chí Minh tiêu diệt để thực hiện mục tiêu thu tóm quyền lực tuyệt đối vào trong tay Hồ.
Với các nhân sĩ, trí thức yêu nước, các lãnh đạo đảng phái chính trị không cộng sản thì thế lực trong bóng tối chỉ đạo cho Hồ Chí Minh ngoài mặt hô hào đoàn kết chống Pháp nằm dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Những ai ngoan ngoãn đoàn kết thì Hồ ban phát chức tước và với những ai không chịu hợp tác thì Hồ bí mật ra lệnh ám sát, thủ tiêu hoặc công khai giết rồi cài tội trạng Việt gian phản quốc lên ngực áo...giết đủ kiểu đủ cách...
Những nhân tài không chịu hợp tác với Hồ thì đội quân sát thủ của Hồ khủng bố, săn lùng tiêu diệt là chuyện bình thường nhưng những nhân sĩ, trí thức hợp tác với Hồ mà tài giỏi, khí phách có uy tín trong nhân dân, trong lực lượng kháng chiến chống Pháp, có tiềm năng...dù không có ý định tranh đoạt quyền hành của Hồ cũng không thoát khỏi bàn tay đẫm đầy máu của quỷ dữ Hồ Chí Minh.
Nhiều người tài có tiếng tăm tham gia chính phủ liên hiệp kháng chiến của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - trúng cử vào quốc hội khóa đầu tiên được Hồ ban phát chức vụ trong Chính Phủ Liên Hiệp Lâm Thời Việt Nam sau một thời gian hợp tác nhận ra bộ mặt tráo trở lật lọng của Hồ, nếu không chạy thoát ra nước ngoài được đều bị đội sát thủ bí mật của Hồ giết bằng nhiều cách - từ đánh thuốc độc, ám sát thủ tiêu, tố điêu xử tử với tội Việt gian phản quốc, tội kẻ thù giai cấp hoặc dàn dựng cảnh lực lượng vũ trang Pháp tấn công tiêu diệt... đến chỉ điểm cho “địch” bắt giết.  
Những nhân vật chủ chốt của các đảng phái chính trị không cộng sản rời bỏ chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến lưu vong sang Trung Quốc gồm có: Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng khanh...và những người không đảng phái như cựu hoàng Bảo Đại, cựu thủ tướng Trần Trọng Kim...là những người chỉ nghe tiếng Nguyễn Ái Quốc, chỉ biết mặt Hồ Chí Minh khi nghe lời kêu gọi đoàn kết, thành lập Chính Phủ Liên Hiệp Lâm Thời Việt Nam.
Sau khi diệt trừ đầu não của các đảng phái chính trị không cộng sản như Việt Quốc, Việt Cách, Duy Dân, Tân Việt, Đại Việt, Lập Hiến... thì bộ tham mưu của Hồ chí Minh đặt tầm ngắm vào các tu sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu nước có uy tín, có khả năng tập hợp quần chúng đã tham gia chính phủ Liên Hiệp kháng chiến của Hồ Chí Minh hoặc chỉ ủng hộ nhưng không tham gia chính quyền.
Những giòng tộc lớn, những tu sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu nước tham gia Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến có uy tín, có tiếng tăm được nhân dân tín nhiệm, ủng hộ từ thành thị đến thôn quê, có khả năng tập hợp quần chúng đã bị bộ phận siêu quyền lực trong bóng tối của Hồ Chí Minh thanh toán gồm có: Tiến Sĩ Huỳnh Thúc Kháng, Cử Nhân Võ Liêm Sơn, Phó Bảng Đặng Văn Hướng, Đức Thầy Cao Triều Phát, Linh mục Phạm Bá Trực,  Thượng Thư Bùi Bằng Đoàn...
   
  
Tiến Sĩ Huỳnh Thúc Kháng


Cử Nhân Võ Liêm Sơn                         
Thượng Thư Bùi Bằng Đoàn
 
Đức Thầy Cao Triều Phát
Linh Mục Phạm Bá Trực                   
Phó Bảng  Đặng Văn Hướng                                                                                                        

Sau đây chúng ta cùng đọc một số nét về các nhà cách mạng, c ác chí sĩ, các tu sĩ trí thức tinh hoa của Việt Nam tham gia, đóng góp cho Chính Phủ liên Hiệp kháng Chiến do Hồ Chí Minh cướp quyền lãnh đạo - chết như thế nào?
1)Tiến Sĩ Huỳnh Thúc Kháng: Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông ra tham gia Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Theo sử gia Trần Trọng Kim thì trong thời gian này, khi được hỏi về công việc, Huỳnh Thúc Kháng đã nói: "Bây giờ việc gì cũng do địa phương tự trị cả, thành ra không có việc gì mấy, và khi có việc gì, thì họ làm sẵn xong cả rồi, tôi chỉ có vài chữ ký mà thôi".
Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm Quyền Chủ tịch nước Việt Nam. Thời gian này ông còn là Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam. Cuối năm 1946, ông là Đặc phái viên của Chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
Ngày 21 tháng 4 năm 1947, ông lâm bệnh nặng và mất huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
2)Cử Nhân Võ Liêm Sơn:  Năm 1944, ông bí mật tham gia Mặt trận Việt Minh. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), ông về quê nhà, tham gia công tác kháng chiến tại Hà Tĩnh.
Năm 1947, Võ Liêm Sơn được chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bổ nhiệm làm Trưởng ban tuyên truyền kháng chiến, Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính đồng thời được cử làm Chủ tịch Mặt trận Liên việt Hà Tĩnh.
Năm 1948, Võ Liêm Sơn được đi dự hội nghị Kháng chiến toàn quốc và hội nghị Văn hóa toàn quốc ở Việt Bắc. Đó cũng là “cơ duyên” cụ Võ được gặp Bác Hồ và cùng nhau uống rượu xướng họa thơ. Lần ấy Bác đã mời cụ Võ về ở với mình bảy ngày và khi chia tay người bạn cũ để về lại khu 4, Hà Tĩnh, cụ Võ được Bác Hồ tặng chiếc gậy có khắc dòng chữ: “Tặng Võ Liêm Sơn tiên sinh”.
Ngày 22/12/1949 ông mất vì bạo bệnh, nghĩa là chỉ không đầy một năm sau ngày ông họa thơ và được Hồ chí Minh tặng gậy.
3)Phó Bảng Đặng Văn Hướng: Thời gian làm Tổng đốc Nghệ An, phong trào Việt Minh đã ngấm ngầm thấm vào đất xứ Nghệ, ông bí mật liên lạc với Trần Văn Cung (Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An) và ông Lê Viết Lượng (sau này là Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Trung Bộ). Ông cho thay thế tên lãnh binh bằng ông Trần Văn Quang (sau này là Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Hội CCB Việt Nam). Chức Chánh văn phòng tỉnh được ông giao cho Nguyễn Tạo (sau này là Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp). Ông thay những tên tri huyện có xu hướng thân Pháp, Nhật bằng những người có xu hướng dân tộc…
Ông đã Việt minh hóa bộ máy chính quyền Trần Trọng Kim, vì vậy mà khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông bàn giao ấn tín, súng đạn, tiền của, giấy má từ chính quyền thân Nhật sang chính quyền Cách mạng như trở bàn tay, không tốn một viên đạn, một giọt máu. Xe của Việt Minh treo cờ đỏ sao vàng, rước ông về quê rất trân trọng, trong tiếng hoan hô đón tiếp của dân làng. Năm 1945 ông tham gia Việt Minh tại Liên khu IV và khi Hồ Chí Minh thành lập Chính phủ, ông được mời ra giữ chức Bộ trưởng không bộ, phụ trách Thanh-Nghệ-Tĩnh...
4)Thượng Thư Bùi Bằng Đoàn: Nổi tiếng liêm khiết, chính trực, cả ba anh em ông đều thi đổ nên được mệnh danh là Hà Đông tam bằng. Ngày 6 tháng 1 năm 1946 ông ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam tại tỉnh Hà Đông và trúng cử, đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ cử ông làm Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ,[3] tương đương với chức Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam.
Ngày 2 tháng 3 năm 1946, ông được bầu vào Ban Thường trực Quốc hội, tham gia thành lập Hội liên hiệp quốc dân. Ngày 8 tháng 11 năm 1946, ông được cử làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội thay cho ông Nguyễn Văn Tố.
Năm 1947-1948, ông hoạt động ở chiến khu Việt Bắc. Tháng 8 năm 1948 ông bị bệnh bán thân bất toại ở Việt Bắc, Hồ chủ tịch ra lệnh đưa ông về Liên khu 3, trong thời gian bệnh ông vẫn theo dõi tin tức và đóng góp ý kiến. Do ông phải đi chữa bệnh ở xa, ông Tôn Đức Thắng được cử giữ chức Quyền Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Hòa bình lập lại ông về Hà Nội dưỡng bệnh.
Ngày 13 tháng 4 năm 1955, ông qua đời tại Hà Nội khi được Hồ mừng thọ với chiếc áo lụa vì sau nhiều năm bị bạo bệnh bán thân bất toại ở chiến khu Việt Bắc của bác Hồ- không chịu chết!
5) Đức Thầy Cao Triều Phát: Sau ngày đình chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mời nhân sĩ yêu nước Cao Triều Phát ra bắc. Từ Cà Mau cụ Cao đi Phụng Hiệp, đáp máy bay lên Sài Gòn rồi ra Hà Nội. Sau đó, theo đường bộ lên Thái Nguyên. Một ngày thu năm 1954, giữa núi rừng Đại Từ, hai nhà yêu nước vui mừng gặp nhau lần đầu, cùng uống rượu đào ngâm thơ chào mừng kháng chiến thắng lợi...
Tết năm 1955, Hồ và các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng mời các nhân sĩ trí thức miền nam đến Phủ Chủ tịch dùng cơm...không lâu, ngày 9-9-1956, Cao Triều Phát từ trần vì bạo bệnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng... đã đến tận giường bệnh thăm viếng chia buồn cùng gia đình...
6) Linh Mục Phạm Bá Trực: Năm 1946 trúng cử đại biểu Quốc hội khóa I, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Thường trực Quốc hội vào tháng 3 năm 1946.
Tháng 5 năm 1947, linh mục Trực được bầu là Phó Ban Thường trực Quốc hội tương đương Phó Chủ tịch Quốc hội hiện nay. Năm 1951, tại Đại hội thống nhất Việt Minh- Liên Việt được cử làm Phó Chủ tịch Ủy ban Liên Việt toàn quốc và Ủy viên Hội Hữu nghị Việt – Hoa.
Linh mục Phạm Bá Trực mất vì bệnh tim ngày 5 tháng 10 năm 1954 tại Đại Từ, Thái Nguyên. Lễ tang của của ông được tổ chức theo nghi lễ quốc gia]. Trong lễ truy điệu ông có 3 điếu văn và điếu văn của chủ tịch Hồ Chí Minh viết do Bộ trưởng Phan Anh thay mặt ông Hồ đọc lời điếu.
Qua sáu nhân vật hợp tác, tham gia trong chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến của Hồ Chí Minh bị chết vừa kể, chỉ có phó bảng Đặng Văn Hướng bị đấu tố, tố điêu giết chết trong cải cách ruộng đất. Năm người còn lại chết vì bạo bệnh liên quan đến tim mạch, là dấu hiệu của bị đầu độc và Trung Quốc là “đế chế” của độc dược. Thế cho nên chuyện các nhân sĩ, tu sĩ, trí thức yêu nước bị đội sát thủ của quốc tế cộng sản, của tình báo Hoa Nam, của Hồ Chí Minh hạ độc để cho Hồ thu tóm quyền lực thực thi nhiệm vụ quốc tế cộng sản và những người yêu nước hợp tác với Hồ bị hạ độc thủ bằng thuốc độc được củng cố qua lời tiết lộ của cán bộ cộng sản Hoàng Mạnh Đức, trưởng ban huấn  luyện quân báo Liên khu 5, là cụ Huỳnh Thúc Kháng, sau khi đóng trọn vai trò bù nhìn bung xung, đã được cộng sản đưa về Quảng Ngãi dưỡng bệnh rồi chích thuốc thủ tiêu để diệt khẩu vào năm 1947.
(Đón Đọc số tới để biết tại sao Hồ Chí Minh tới năm 1955 vẫn chưa dám nhận là Nguyễn Ái Quốc?)

Le Nguyen
(tác giả gửi)