Xa xưa một thời, nước Việt có tên là An Nam.
Một trong những truyện kể được ưa thích thời xa xưa là cặp câu đối, khi sứ thần
phương Bắc tới đã ra câu đối, hàm nghĩa coi thường người An Nam (đúng ra, là
coi thường phụ nữ An Nam) -- Xui làm sao cho sứ thần Tàu, bà Đoàn Thị Điểm đối
lại ngay tức khắc.
Lúc đó, bà Đoàn Thị Điểm dùng thuyền đón sứ thần phương Bắc. Khi váy của bà bị
gió thổi bay lên, sứ thần phương Bắc dòm thấy liền ra câu đối:
“An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh”
(An Nam có một tấc đất, không biết bao nhiêu là người cày).
Bà Đoàn Thị Điểm liền đối lại:
“Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất”
(Các đại phu ở nước phương Bắc, đều do từ chỗ ấy mà ra).
Tuyệt vời. Bây giờ không còn tên “An Nam” nữa, nhưng cặp câu đôi vẫn bất tử với
lịch sử dân tộc (dĩ nhiên, cho tới khi các quan Hà Nội bán nước xong xuôi)...
Ngày 30 tháng 9, năm 1164, vua Trung Hoa lần đầu công nhận Việt Nam là một quốc
gia, gọi là An Nam Quốc, khi đoàn sứ thần nhà Lý do Doãn Tử Tư dẫn đầu sang kinh
đô Lâm An.
Nghĩa là, hơn 852 năm.
Thực tế, An Nam là tên gọi của Việt Nam từ trước đó mấy thế kỷ.
Theo tự điên Wikipedia, An Nam là danh hiệu cũ của Việt Nam, thông dụng trong
giai đoạn 679 - 1945. Nhưng lúc đầu gọi là phủ.
Thời Bắc thuộc (Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ), nhà Đường ở Trung Quốc đã đặt Việt
Nam (tương ứng với khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay) là An Nam đô hộ phủ
(679-757 và 766-866). Thời kỳ 757-766, Việt Nam mang tên Trấn Nam đô hộ phủ.
Năm 866, thăng An Nam đô hộ làm Tĩnh Hải quân tiết độ.
Sau khi giành được độc lập, các triều vua Việt Nam thường phải nhận thụ phong của
Trung Quốc, danh hiệu An Nam quốc vương (kể từ năm 1164).
Từ đó người Trung Quốc thường gọi nước Việt Nam là An Nam, bất kể quốc hiệu là
gì. Chẳng hạn, Cao Hùng Trưng (đời nhà Minh) đã viết cuốn An Nam chí (nguyên) về
đất nước Đại Việt.
Ngay cuốn sách in đầu tiên của Việt Nam bằng chữ Hán năm 1335 cũng có nhan đề
là An Nam chí lược, do Lê Tắc viết.
Từ đó xuất hiện các cách gọi "người An Nam", "tiếng An
Nam".
Trong lịch sử cận đại, "Annam" được sử dụng trong tiếng Pháp để chỉ
phần đất Miền Trung Việt Nam (hay Trung Kỳ) do triều đình Huế của nhà Nguyễn
cai trị dưới sự bảo hộ của Pháp.
Tự điển này giải thích, ngày nay, người Việt thường hiểu từ "Annam"
theo một nghĩa tiêu cực, mang hàm ý miệt thị dân tộc và vì vậy không thích sử dụng
nó.
Phải chăng, chữ An Nam gợi nhớ thời bị Pháp đô hộ? Bởi vì Pháp vẽ lại bản đồ Việt
Nam, cho khoanh vùng Annam là mấy tỉnh miền Trung bây giờ.
Thời kỳ Pháp thuộc (1887-1945), Việt Nam bị chia thành ba miền Bắc Kỳ (Tonkin),
Trung Kỳ (Annam) và Nam Kỳ (Cochinchine) với ba chế độ quản lý khác nhau.
Annam là vùng đất do triều đình nhà Nguyễn cai quản dưới sự bảo hộ của Pháp.
Khu vực hành chính có diện tích 150.200 km² nằm ở miền trung Việt Nam với thủ
phủ là Huế. Trong phạm vi lãnh thổ của Annam còn có các đô thị lớn khác như Đà
Nẵng, Quy Nhơn, Quảng Trị, Vinh. Về mặt hình thức Annam là một quốc gia nằm
trong Liên Hiệp Pháp, có bộ máy chính quyền đứng đầu bởi vua Nguyễn, có quốc kỳ,
quốc ca. Tuy nhiên về thực chất toàn bộ bộ máy chính quyền tại đây đều bị một
quan chức thuộc địa của Pháp - Khâm sứ Trung kỳ (Résident Supérieur d'Annam)
giám sát và chi phối. Năm 1945, với việc vua Bảo Đại thành lập Đế quốc Việt
Nam, Annam với tư cách là một vùng lãnh thổ hành chính về mặt pháp lý chấm dứt
tồn tại.
Nếu tính các tên gọi đất nước Việt Nam từ ba ngàn năm trước Tây lịch, VN có nhiều
tên gọi khác nhau: Xích Quỷ, Văn Lang, Âu Lạc, Nam Việt, Giao Chỉ, Lĩnh Nam,
Giao Chỉ, Giao Châu, Vạn Xuân, Giao Châu, An Nam, Trấn Nam, An Nam, Tĩnh Hải
quân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Giao Chỉ, Đại Việt, Việt Nam, Đại Nam,
Đông Dương (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, & Nam Kỳ), Việt Nam...
Chữ An Nam trôi vào quá khứ, nhưng đã trở thành một phần của ký ức văn học...
Cô
Tư Sài Gòn