09 February 2017

SAU NẮNG MỚI LÀ HÌNH - Mã Lam

I.
Ông Công có khu đất chưa có điều kiện làm nhà để ở, còn để trông nên cho mượn.
Gia đình ông sinh sống trong căn hộ cũ nát chon von trên một chung cư giữa lòng thành phố. Ban công nhà ông tuyệt vời, cảnh thật thanh bình mơ mộng. Dưới đường xe cộ nườm nượp còi hơi inh ỏi, pha đèn sáng rực rỡ. Trên trời sao nhiều như hạt trái thanh long. Nhưng lòng ông vẫn buồn, chiều chiều mắt luôn dõi về phương xa nơi ông sinh ra và lớn lên, nơi có cậu mợ (gia đình ông gọi bố mẹ bằng cậu mợ), anh chị em, cháu chắt ông đang sinh sống.

Cậu mợ ông Công đã mất, anh chị em ông đã xây dựng gia đình ra ở riêng hết nhưng cư ngụ trong một thành phố tỉnh lẻ. Đại gia đình ông Công là mẫu gia đình thuần Việt, ông bà là hạt nhân, con cháu là vệ tinh sống quây quần hạnh phúc. Chỉ mình gia đình ông Công và gia đình người em trai vì điều kiện công tác nên sinh sống trong thành phố Sài Gòn hiện đại xa xôi.
Ông Công thở dài, tiếp tục chăm hoa, vợ ông đứng bên mà như tàng hình. Giàn hoa của gia đình ông be bé cheo leo tươi tốt, hương hoa thơm thoang thoảng.
-Tên các loài hoa này là gì anh? Vợ ông cất tiếng hỏi để xác định mình vẫn có mặt. Ông Công như bừng tỉnh:
-Tên hoa này Nam Phương Bảo, hoa này Dáng Duyên Nam, hoa này Hằng Vân Thành, hoa này Hải Thanh Tuyền, hoa này Lực Lượng Phú, hoa này Hoàng Anh Đạt, hoa này Diệu Mỹ Linh, hoa này Giáp Khánh Dũng…
-Toàn hoa phong lan mà? Vợ ông cao giọng nhắc nhở, ông càng chậm rãi:
-Ừ, là tên con cháu ghép lại đặt cho hoa mà.
Rồi ông Công tiếp tục mơ màng với giàn hoa phong lan nhiều màu khoe sắc thắm.
Có miếng đất trồng ông cho người ta sử dụng buôn bán mà không lấy tiền thuê, nên người lập quán được điều kiện sinh sống tốt hơn, họ còn có thể làm từ thiện giúp đời…
Đoàn công tác theo chân cô chủ quán xinh đẹp như quý bà thành đạt vào gặp má của chị để nhận tiền đóng góp quỹ người nghèo. Bà má bệ vệ ngồi trên bộ salon chả lả mời đoàn:
-Mời mấy anh chị uống nước mát. Hôm nay qua rất vinh dự được tham gia đóng góp giúp những bà con có hoàn cảnh nghèo. Cách đâu hai mấy năm gia đình qua cũng từng là hộ nghèo.
-Má, chuyện ngày xưa rồi má đừng kể nữa, má đóng tiền đi để mấy anh chị còn đi vận động gia đình khác. Chị chủ quán mắc cỡ, mặt đỏ hồng.
Bà má vừa mở két lấy tiền vừa phân bua:
-Mình nghèo đi lên bằng hai bàn tay mình mà con. Mời các anh chị ngồi nghỉ chút xíu để qua kể cho nghe. Bà má chậm rãi. Hồi đó nhà qua nghèo lắm, ổng lao động cực nhọc nên mắc bệnh nan y nhiều năm rồi chết để lại cho qua một nách chin đứa con. Thằng lớn không giúp được gì lại học đòi nghiện ngập. qua nuôi con chỉ trông vào buôn mấy trái cóc trái xoài ngồi ngoài hẻm.
Má đưa cho đoàn một số tiền lớn ký nộp vào quỹ rồi tiếp tục:
-Nhờ ông chủ của lô đất có mặt tiền rộng trên hai mươi mét, ông xây dựng vỉa hè và cho má con tui bán buôn tại đây mà không thu tiền thuê mặt bằng một đồng nào. Hai mươi mấy năm trời, từ mấy trái cóc xoài dần dần nhà qua có quán khang trang như ngày nay. Trù thằng lớn đã chết vì sida giai đoạn cuối, tám đứa còn lại đều đã có vợ có chồng, có con có cháu và nhà cửa riêng tư đề huề cũng nhờ cái vỉa hè này mà có tất.
Chị trưởng đoàn vui mừng:
-Thiệt là phước, gia đình ta thành đạt hết là điều đại phước má à!
Bà má che tay cười móm mém, rồi bong dưng chùng giọng và ánh nhìn tối hẳn:
-Cái được cũng lớn mấy anh chị à, cái mất cũng không nhỏ. Con bé ni. Cụ chỉ cô con gái vừa đi ra ngoài. Nó đẹp người, đẹp nết nhất nhà mà phải hy sinh cho gia đình quá nhiều. Do ông chủ không nhận tiền hay quà cáp gì trước sự làm ăn phát đạt của gia đình nên sinh tiếng thị phi. Chồng nó ghen tuông, say sỉn tối ngày, nó nói: trên đời này không có ai cho không ai cái gì hết, có thể có người chê tiền nhưng không cha nào quay lưng trước múi mít vàng ươm thơm lựng…
Bà má thở dài, lấy khăn thấm nước mắt:
-Con tôi tôi biết, nó tâm sự với tôi: đã bắt con phải chọn lựa giữa gia đình và hạnh phúc riêng thì con chọn gia đình. Người mình yêu không tin tưởng mình nữa và nhất là không tin trên đời này còn có nhiều người tốt, nhiều điều tốt đẹp thì níu kéo tình yêu làm gì thêm khổ đau nhau. Hai đứa đưa nhau ra tòa chi ly, chồng lấy vợ khác, vợ ở không nuôi con đến giờ… Bà má chép miệng thở hắt ra. Ấy chết qua đã làm phiền…
Đoàn cám ơn má đã đóng góp cho quỹ người nghèo thêm dồi dào và tạm biệt ra về. chị trưởng đoàn siết chặt tay má, một bàn tay mũm mĩm đeo đầy vàng nhưng còn những vết chai sần của tháng ngày cơ cực mà ngẫm nghĩ về sự được mất của một gia đình thành đạt.
Không biết gia đình ông Công nghĩ gì: mình khôn hay dại? nhưng hàng ngày vợ ông đi chợ vẫn mua toàn rau, đậu hũ… có thể gia đình ông ăn chay để điều chỉnh sức khỏe? nhưng có một điều hàng năm mọi người vẫn được ông tặng tập thơ vừa xuất bản dày dặn.

II.
Ông Công về quê, hôm nay đi thăm con của bạn nằm viện do tai nạn gẫy chân.
Ông với bạn học cùng lớp từ thời chân đất. Quê ông có dòng sông xanh trong bốn mùa, soi bóng hai bờ là đình chùa cổ kính, tre dừa tốt tươi.
Ông Công cùng bạn vào bệnh viện thăm con bằng taxi, lòng ông bâng khuâng khi nghĩ về dòng sông hiền hòa chảy dài mềm mại qua núi non, đồng ruộng, xóm làng… nó chứng kiến bao sự kiện lịch sử. dòng sông là công trình thủy lợi tưới tiêu đồng ruộng phục vụ nông nghiệp hàng mấy trăm năm, đồng thời là con đường huyết mạch vận chuyển quân lương, đạn dược trong các thời kỳ đất nước có chiến tranh.
Bạn ông vui kể chuyện: nhớ lại thời bao cấp chúng mình mà cười bể ruột. Ông có nhớ thời bao cấp không? Một hôm cả nhà tôi ngồi ăn cơm vợ tôi lớn tiếng hỏi:
-Anh ngồi nghệt như mất sổ gạo thế kia? Anh lại đau bao tử hả? Tôi sực tỉnh lúng túng vội tiếp tục cầm đũa.
-Không, không phải. anh đang nhớ lại ngày xưa, em và con ăn đi. Tôi gắp thức ăn cho vợ. con tôi đặt chén xuống bàn ăn, miệng nó còn múm dở thức ăn lanh chanh đề nghị:
-Sổ gạo là gì hở ba? Ba kể chuyện cổ tích ngày xưa đi.
-Chuyện thời bao cấp ấy mà, con ăn đi. Con ăn không chú ý là đau bao tử đó. Tôi lập cập chan thêm canh cho con rồi chậm rãi. Ngày đó nước mình làm kinh tế theo kế hoạch, cuộc sống người dân phân phối lương thực bằng sồ gạo, thực phẩn bằng bìa phiếu con ạ. Ba tiêu chuẩn lương thực mười ba ki lô rưỡi, má con hai mốt ký lô, chị con mười bảy ký lô rưỡi…
Thằng con tròn to mắt, lúc lắc cái đầu:
-Ba lớn nhất sao tiêu chuẩn ít thế?
Vợ tôi cười đắc chí:
-Ba trí thức làm việc đầu óc, má công nhân làm việc tay chân, chi học sinh tuổi đang phát triển, cần phải công bằng con ạ… nhưng giá mua sổ, bìa mỗi tỉnh mỗi khác, rẻ hơn giá chợ tự do nhiều lắm.
-Ba ăn nhiều hơn phạm vào tiêu chuẩn của má chứ gì? Thằng bé nuốt vội thức ăn dí dỏm chen ngang. Sao sổ bìa mỗi tỉnh mỗi khác? Sao giá rẻ hơn chợ tự do?
Tôi thong thả lấy khăn lau miệng:
- Từng tỉnh sổ bìa khác nhau để mọi người cư ngụ ổn định quản lý, điều động nhân lực dễ dàng.Tôi cầm cái tăm và cốc nược vợ trao. Gía rẻ hơn chợ tự do để ưu tiên tất cả mọi người vào tập thể, hội đoàn.
-Ba ơi quản lý dùng bao tử con người hả ba? Thằng bé cười nhe hàm răng sứt. Hèn chi hồi đó ba bị đau bao tử qúa trời! Bây giờ không đau nữa ba nhỉ?
Ông Công cười phì vì câu chuyện trẻ con thiếu hiểu biết và giọng kể của bạn thật hài hước. tuổi thơ ông lớn lên trên dòng song thấm đẫm tâm hồn bằng giọng hò đối đáp trai gái của dân làng, của dân làm nghề vận chuyển bằng thuyền trên song. Giọng nam:
-Ớ… hò… hò lên một chuyến chung tình/ cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta/ ớ hò… Giọng nữ:
-Ớ… hò… hò lên một chuyến chung ba/ cho loan nhớ phượng cho ta nhớ mính/ ớ hò…
Cây cầu bắc ngang sông nối liền giữa làng là niềm khắc khoải những kỷ niệm đẹp của ông. Chiều chiều trẻ con người lớn bơi lội cùng nhau, có khi thi đua nhảy từ trên cầu xuống dòng sông tươi mát. Dưới sông có hang ngàn con cá mương bu vào rỉa da thịt làm nhột nhạt con người; nơi đây một lần khi tắm bơi quanh mấy chú trâu đang đầm mình trong làn nước mát, tôi và lủ trâu đâu biết mình là mồi ngon cho lũ đỉa mén tinh ranh. Hàng tôi bị đỉa chui vào hút chảy máu, các bạn đã vật ngửa ra cứu, nhiều lúc nghĩ đến lại chết kiếp và một mình tủm tỉm cười xấu hổ vì đã mất trinh đời trai do con đỉa mén…
Tiếng bạn vẫn rỉ rả bên tai:
-Thằng bé con tôi đang thời kỳ phát triển, tiếng nói vỡ giọng nghe ồ ồ, nó lớn nhanh đến nỗi quần mới mua đã cộc trên mắt cá chân, dáng đi sửa tương khuệnh khoạng. mỗi lần đến trường đón con là mỗi lần nghe nó càm ràm đòi tự đi bằng xe buýt hoặc xe đạp. đường xá chật chội đông đúc, giao thong bất cập nên chúng tôi lần lửa trước đề nghị của cháu. Như bạn đã biết tôi xây dựng gia đình muộn nên cha già con cọc, chúng tôi rất yêu quý con. Một hôm cháu rứt khoát:
-Ba má ạ, từ mai đưa đón con đứng cách trường khoảng một trăm mét nhé. Tôi biết con tuổi dở dở ương ương sỹ diện đành xuống nước chấp nhận.
Rồi một hôm khác cháu cương quyết:
-Ba má ạ, con tập xe đạp đã vững tay lái, con sẽ đi học bằng xe nhé? Vợ tôi phản đối còn tôi đấu dịu:
-Cho ba tháp tùng phía xa.
Ngày hôm sau vợ tôi hồi hộp thật sự, chiều ra đón hai cha con từ cửa. Con tôi được xổ lồng vui ra mặt, tướng đi càng khuệnh khoạng hơn. Còn tôi cầm chiếc quần của con vừa thay ra thấy nơi đũng quần âm ẩm khai khai mà nở nụ cười độ lượng. Nó thế đấy cá tính lắm ông ạ!
-Hổ phụ sinh hổ tử mà. Ông Công chọc quê bạn, hai ông cười hố hố như còn trẻ.
Hai người vào đến bệnh viện, mọi vật trắng toát, không khí lạnh ngắt do điều hòa, mùi đặc trưng của bệnh viện của bệnh viện hăng hắc. ông cầm tay con của bạn ân cần:
-Cháu có đau lắm không? Cháu ngã ở đâu mà nên nông nỗi này?
Con bạn ngúc ngoắc cái chân bó bột, cười ngượng:
-Cháu đã đỡ nhiều rồi. cháu tắm, nhảy từ trên cầu xuống sông bác ạ.
-Cháu nhảy kém kỹ thuật rồi, ngày xưa bác và ba cháu vẫn nhảy có sao đâu?
-Ngày xưa khác bây giờ khác bác ạ, khúc sông đó đã bị ô nhiễm và bồi đắp, đáy cạn trơ mất rồi.
-Ôi dòng sông của tôi! Đột nhiên ông Công ôm lấy ngực, mắt loạn đom đóm, lơ mơ ông nghe tiếng bạn thất thanh gọi bác sỹ.
-Ai cứu dòng sông của tôi? Ông Công thều thào…
Vì ông quá xúc động nên bênh tim tái phát. Bệnh của cháu, bệnh của ông và các bệnh nan y của mọi người khác, y học hiện đại sẽ chữa khỏi, còn dòng sông quê hương ông đang bị môi trường xâm hại, ô nhiễm, bồi lấp thì ai? Những ai sẽ cứu được nó? Thế hệ ông và con cháu ông phải hành động gấp khi chưa muộn.
Chiều đã dần tắt, mây trôi trên dòng sông xám xịt, trong đầu ông Công. Ôi con sông của đời ông! Ai cứu dòng sông cho ông???

III.
Quán đang đông nghịt thực khách, không gian nhà hàng trọn rộn tiếng cười nói, tiếng chạm ly, tiếng đập đá… khói nướng thịt bay mù mịt, mùi thơm thật quyến rũ. Các bếp ga đang xì lửa anh lét, nồi nước dùng sôi sùng sục, nóng phừng phừng.
Chủ quán mặt đỏ bóng nhẫy đang nướng thị xèo xèo, tay quẹt ngang mồ hội trán, miệng chúa chát:
-Chú ra ngồi trước quán rước khách giùm con đi, chú đừng càm ràm nữa chú ơi.
Ông Công có bộ râu dài, trắng phau như tơ, mồ hôi nhỏ giọtchảy dài dọc trên mặt xuống chòm râu, một tay lau bàn, một tay lấy vạt áo phe phẩy quạt:
-Nóng quá, không hớt râu đi chịu sao đặng!
Chủ quán lại bặm môi băm thịt, con dao gõ xuống thớt kêu như mõ chùa:
-Con đã bảo chú không là không. Rồi anh quay sang khách. Bàn của anh thịt, bia tất cả năm trăm mười một ngàn… dạ cám ơn. Tay đang nhầy mỡ anh vẫn cầm nắm tiền nhét vào túi quần.
Chủ quán tên Hùng là cháu của ông Công, gia đình ông ở tỉnh lẻ đông con nhiều cháu. Các con ông đã yên bề gia thất, công ăn việc làm ổn định, nhưng không giàu vì đa phần là giáo viên ngày nào cũng cần mẫn đứng lớp thì giàu sao được. cả họ chỉ có Hùng là năng động nhất, vì thế Hùng đến thành phố này với hy vọng đổi đời, vượt lên số phận để ba má vui tuổi già. ông Công cũng muốn con cháu thành đạt, ai muốn đua chen với đời ông đều ủng hộ, nếu nhờ vả là ông đáp ứng liền. Hùng đón ông đến thành phố này khi quán mới mở, khai chương được một thời gian thương cháu đất khách quê người không nơi nương tựa ông theo cháu vào. Ông già rồi không giúp được con cháu mặt vật chất cũng cố giúp mặt tinh thần lúc con cháu công việc chưa hoàn hảo. Ông Công gỡ thêm nút áo ngực:
-Mầy đón chú từ xứ lạnh về xứ nóng, nhà hàng lúc nào cũng như chảo lửa chú chịu hết nổi, mầy có là chú đâu mầy biết.
Hùng đang túi bụi công việc vì thực khách đang giờ đông đúc, các em phụ vụ chưa vào đủ chả phải tả sung hữu đột, nghe chú càm ràm bực mình dậm chân đành đạch:
-Chú ơi là chú, chú không hiểu cho con gì hết. Thành phố này có chợ Cây Queó, quán Cây Bàng, nhà hàng Sinh Đôi… con đã đặt tên quán nhà mình là Quán Ông Gìa, quán đang bán đắt chú hớt râu đi còn chi là quán nữa hả chú?
-Trời ơi, con ơi là con… Ông Công buông mình xuống ghế thất vọng. Mày phơi chú ra bán còn chi nữa con ơi! Tai ông ù đi, đầu ông đặc lại, mắt đổ đom đóm. Ông không rõ đã ngồi như vậy bao lâu, ông lờ mờ tỉnh lại. Cháu mình biến thai như thế rồi phải không, ý nghĩ kỳ quặc của nó ấp ủ bao lâu rồi? Nó oán đẻ chúng cho lắm vào, nay có giúp được gì đâu. Cả cuộc đời ông nghèo khó, ăn củ, nằm rừng biền biệt, mỗi lần về qua thăm nhà lại dính một thai, ông còn mang của nhà đi nữa ấy chứ. Mình bả ở nhà lo toan nuôi dạy con cái. Nay mỗi năm bả đưởng hưởng hai ngày suy tôn phụ nữ chứ bao nhiêu ngày ông cũng thấy xứng đáng. Ông giữ được mạng sống là phúc rồi, không làm nổi được gì ông thấy mình thừa. Hùng về vừa ngỏ lời mời ông giúp là ông bằng lòng ngay còn chút sức già cần cố gắng cho con cháu là ông không nề hà. Nhưng làm cho cho xứng đáng chứ đi ra đi vào như người mẫu như cháu muốn thì không được, bằng bêu nha à? Ông già còm nhom so sao được với người mẫu cả nước, cả thế giới ưa chuộng, có cả những người bệnh cuồng vì ngưỡng mộ người mẫu kìa. Người mâu làm ra tinh thần cho xã hội, còn ông làm ra cái gì mà so sánh? Ông chỉ làm thỏa mãn tính kỳ quặc của con cháu thôi.
Không, không phải, con cháu nhìn mình nó vui, thiên hạ nhìn mình có vui không? Có chứ, thực khách đến quán toàn trẻ tuổi, thành phố trẻ mà, thành phố lớn nhất cả nước, năng động nhất cả nước. những thực khách cũng như con cháu mình đến đây lao động xây dựng thành phố này họ đâu có điều kiện rước cha mẹ ông bà theo. Họ xong giờ làm họ cần thư giãn, nhưng trong tâm vẫn thiếu thốn tình cảm quê hương gia đình, chỉ có cháu mình tinh tế nhận ra sự thiếu hụt đó nên nhờ ông làm… mẫu.
Thật hạnh phúc, ông tưởng mình loại người thừa ngồi chờ chết thế mà còn có ích cho con cháu, có ích cho đời thế sao? Ông xá gì công sức khi hiểu ra, việc gì làm mình làm mẩy với con cháu chi cho tội. lòng ông dâng trào sung sướng, hãnh diện ông đi sửa tướng thẳng lưng, giơ tay vuốt làn râu dài. Ông ra ngoài sảnh tươi cười chào đón thực khách như đang đón con cháu ông trở về nhà.
Nhiệt tình của ông Công bừng bừng, nụ cười của ông càng rạng rỡ trìu mến, ánh nhìn của ông càng thân thương vì những thực khách vì những con người thiếu thốn tình thân. Ngoài kia cái nắng mùa khô càng thêm như đổ lửa. người đời ai cũng thích ngắm hình trước nắng nhưng nhiều người đâu biết sau nắng mới là hình./.


Mã Lam