Lời cẩn
báo:
Xin thưa: -- Tính nhân bản là một thuộc tính của thơ hay, nước nào cũng có, chỉ có trước hay sau thôi. Cái hay, cái đẹp, nhân bản là tài sản chung của nhân loại; nó không cón riêng của tác giả khi đã được công bố cho công chúng. Những bài thơ Đường tôi phóng dịch vì lẽ nầy, chứ không phải vì "sính ngoại", vi "Đội Hán" hay vì muốn chứng tỏ ta đây "tót vời”, “riêng một góc trời" (tựa một bài nhạc). Hãy trân trọng cái
hay, cái đẹp của tiền nhân, với điều kiện nó không phục vụ cho một ý đồ xấu. Tiền nhân chúng ta cũng có
những bài thơ rất hay tôi từng phóng dịch, thí dụ của Nguyễn
Du. Có gì xin các cao nhân bỏ qua cho. Trân trong - Nguyên Lạc
***
Tiễn bạn ở đây
theo ngu ý riêng tôi là tiễn bạn TRI
KỶ, chứ không phải là
bạn bình thường. Bạn tri kỷ rất khó tìm. Tôi xin mạn phép ghi ra vài dòng về bạn TRI KỶ
BẠN
TRI KỶ
1. Bạn Tri kỷ trong tiếng Anh là:
Soulmate, Confidant
-- Soulmate
(noun): a person ideally suited to another as a close friend or romantic
partner.
[Tạm chuyển ngữ: Một người hoàn toàn phù hợp
(lý tưởng) với người khác như
là một người bạn thân hoặc người bạn tình lãng mạn]
-- Confidant
(noun): a person with whom one shares a secret or private matter, trusting them
not to repeat it to others.
[Tạm chuyển ngữ: Một người mà từ họ, ta
chia sẻ một vấn đề bí mật hoặc
riêng tư, tin tưởng họ không
kể lại những điều này với người khác]
2. Bạn Tri kỷ trong tiếng Việt (và Chinese) rộng nghĩa hơn
-- Bạn Tri
kỷ: Người hiểu được lòng
mình, hiểu được tâm tình và
hiểu được cảm giác, tư tưỡng, ngụ ý và cả những điều mình chưa nói hẳn dĩ nhiên không phải đã dễ kiếm.
-- Bạn Tri
kỷ: Người thực sự có sự kết nối đặc biệt với bạn. Bạn luôn cảm thấy có mối liên hệ nào đó với họ, đặc biệt
là bạn khó kiềm chế được những rung động và cảm xúc của bản thân với họ. Hơn bất kỳ ai, bạn luôn muốn được ở gần họ nhiều hơn, chia sẻ những
điều bạn đang giấu kín với mọi
người cho họ. Đó là người duy
nhất có thể giúp bạn mở lòng.
Một người tri kỷ
giống như chiếc chìa khóa, mở
ra những cảm xúc bí mật ẩn sâu
bên trong tâm hồn bạn, giúp bạn có được những thứ chân thật nhất trong cuộc đời này.
3. Xin được ghi
ra đây những lời lý
thú của Vũ Thị Minh Huyền:
[Ai từng
nghe qua tích Bá Nha Tử Kì, hẳn sẽ biết
câu: “Cao sơn lưu thủy,
tri kỷ khó tìm”. Đối với
một kiếp nhân sinh, trong đời chỉ cần có được
một người tri kỷ cũng là hạnh phúc lắm rồi.
Bạn tri kỷ là
bí mật trong tim, dịu dàng
và đẹp đẽ như ánh sáng
có khả năng chữa lành
mọi vết thương.
Ngoài tình yêu, tình bạn và tình thân chúng ta vẫn còn một thứ tình cảm là kết tinh của cả ba tạo thành đó gọi là: tri kỷ. Trong cuộc sống, tìm được người mình yêu thương, tâm đầu ý hợp đã khó, tìm được một người bạn tri kỷ còn khó hơn gấp nghìn lần. Mất người yêu, mất chồng hay mất vợ, ta buồn… buồn lắm, nhưng rồi sau này ta vẫn còn có thể có cơ hội gặp gỡ và tìm được một người yêu mới, chồng mới hay vợ mới… còn bạn tri kỷ một khi mất đi, ta sẽ đau hơn gấp nghìn
lần và sẽ buồn… buồn cả một đời.
Bạn tri kỷ, đó
là một thứ tình tâm
giao vừa ấm áp như
tình yêu, lại vừa nâng
giữ như tình thân.
Ranh giới khiến người ta đôi
khi có thể ngộ nhận tri kỷ và
người yêu thành ra
mong manh tới mức không
phải người nào trong
cuộc cũng có thể tỉnh táo mà tránh né. Quá một chút thôi có thể là sẽ mất.
Bạn tri kỷ luôn
là người hiểu ta nhất. Chỉ có
người ấy mới biết được ta
nghĩ gì, buồn gì,
vui gì, thích gì, ghét gì… dù ta không cần nói gì hết.
Bạn tri kỷ là
người ta mong tìm đến nhất mỗi khi gặp chuyện khó khăn,
đau khổ, bất hạnh… Và sau khi được tâm sự, được dựa vào vai bạn để khóc, những muộn phiền ưu tư sẽ nguôi ngoai… ta bỗng thấy nhẹ lòng hơn.
Bạn tri
kỷ là người ta có
thể nói thật nhất mọi ý nghĩ của mình ngay cả những chuyện thầm kín không bao giờ có thể chia sẻ cùng ai… kể cả vợ hoặc chồng.
Bạn tri kỷ là
người dám phê bình những khuyết điểm của ta, những sai lầm của
ta mà chẳng sợ ta khó
chịu hay giận dỗi… Và bao giờ sau đó cũng cho ta những lời khuyên rất chân thành, có lợi nhất cho ta.
Bạn tri kỷ là
người luôn kiên nhẫn lắng nghe ta kể lể đủ điều, nhất là
về những điều phiền muộn, khó
chịu, những ước mơ hoài
bão tưởng chừng như viển vông,
hão huyền của ta mà chẳng bao giờ chế giễu, nhạo báng ta
hay thấy sốt ruột vì mất thời gian của họ.
Bạn tri kỷ là
người âm thầm lặng lẽ mang đến cho ta những hạnh phúc
giản dị nhưng chẳng bao giờ kể
công.
Tri Âm đã khó kiếm, Tri Kỷ càng khó tìm.] [Vũ Thị Minh Huyền] [1]
4. Nguyên Lạc tôi
xin ghi thêm vài ý kiến riêng
tư, có gì xin các cao nhân bỏ quá
cho:
-- Người tri kỷ - người lương thiện - rất hiếm, rất khó
tìm nên ông Diogenes từng xách
đèn đi ngoài phố giữa ban ngày
tìm.
Diogenes “người hoài nghi” (tiếng
Hy Lạp: Διογένης ὁ
Κυνικός, Diogenes ho Kunikos) là một nhà triết học
Hy Lạp và là một trong
những người sáng lập nên
trường phái triết học Hoài nghi. Còn được gọi là Diogenes thành Sinope.
ông được sinh ra tại Sinope
(ngày nay là Sinop, Thổ Nhĩ Kỳ) trong năm 412 hoặc 404 TCN và qua đời tại Corinth năm 323 TCN - Wikipedia
Khi được hỏi làm
gì đấy, ông trả lời: “Tôi đi tìm một người lương thiện.” Tương truyền ông chỉ gặp toàn bọn bất lương và vô lại. [2]
-- Bạn tri kỷ "cùng phái tính" đã quý,
"khác phái tính" -
Hồng nhan tri kỷ, Quân tử tri âm - càng hiếm quý hơn, và thường dễ bị "vượt rào" phải không các bạn?
Có một tiền nhân (tôi quên tên) đã nói
đại khái: "Có một người vợ yêu chưa đủ, cần nên có thêm một bạn tri kỷ"; nữ càng quý (NL). Vì lập thuyết của
Nho giáo phục vụ cho chế độ
quân chủ phong kiến, “Trọng Nam Khinh Nữ", nên thường ai cũng nghĩ "tri kỷ khác phái" là Hồng Nhan Tri Kỷ.
Sao không nghĩ là Quân Tử Tri
Âm? Người nữ cũng có
quyền nghĩ: "Có được người chồng yêu chưa đủ, cần nên có thêm một bạn
tri kỷ", Quân Tử Tri Âm
càng tốt phải không? Chuyện "Trọng Nam Khinh Nữ" đã
lỗi thôi rồi, xin các bạn suy nghĩ lại.
BÀI THƠ
TIỄN BẠN
Bài thơ tiễn
bạn của Lý Bạch: HOÀNG HẠC LÂU/
TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN
CHI QUẢNG LĂNG
1. Lý
Bạch
Lý Bạch (701-762) tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, sinh ở Tứ Xuyên (làng Thanh Liên, huyện Chương Minh, nay là huyện Miện Dương). Quê ông ở Cam Túc (huyện Thiên Thuỷ - tức Lũng Tây ngày xưa). Lý Bạch xuất thân trong một
gia đình thương nhân giàu có. Lý Bạch là một trong những nhà
thơ theo chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng nhất thời Thịnh Đường nói
riêng và Trung Hoa nói chung.
Do sự lỗi lạc của
mình, ông được hậu bối tôn
làm Thi Tiên hay Thi Hiệp. Giới thi
nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm
sinh, nên gọi Lý Bạch là Tửu Tiên hay Trích Tiên Nhân. Hạ Tri Chương gọi ông là Thiên Thượng Trích Tiên; ông kết làm bạn vong niên Đỗ Phủ (Đỗ
Phủ kém Lý Bạch 11 tuổi)
Cuộc đời của ông
đi vào truyền thuyết, với phong cách
yêu rượu hiếm có, những truyện ngụ ngôn và truyền thuyết về tinh thần trượng nghĩa, cũng
như điển tích nổi tiếng về việc
ông đã chết đuối khi nhảy khỏi
thuyền để bắt cái bóng phản
chiếu của mặt trăng.[Wikipedia]
2. Nguyên tác bài thơ:
黃鶴樓送孟浩然之廣陵
故人西辭黃鶴樓,
煙花三月下陽州。
孤帆遠影碧空盡,
惟見長江天際流。
HOÀNG HẠC LÂU
TỐNG MẠNH
HẠO NHIÊN CHI QUẢNG
LĂNG
*
Cố nhân
tây từ Hoàng hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt
hạ Dương châu.
Cô phàm viễn ảnh
bích không tận
Duy kiến Trường
Giang thiên tế lưu.
(Lý Bạch)
3. Dịch
nghĩa
Tại lầu Hoàng
Hạc
tiễn Mạnh Hạo
Nhiên đi Quảng Lăng
*
Bạn cũ rời lầu Hoàng
Hạc để đi về phía đông [*]
Xuôi xuống Dương
Châu vào tháng ba giữa mùa
hoa khói
Bóng cánh buồm lẻ
loi xa tít lẫn vào
không gian xanh biếc
Chỉ thấy sông
Dương Tử chảy sát bên trời.
...........
Ý thơ:
Lý Bạch (701-762) đứng trên lầu cao Hoàng Hạc, trên bến sông dõi theo chiếc
thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên đến
chân trời xa
Bạn cũ dời chân
Hoàng Hạc lâu
Tháng ba hoa khói xuống Dương Châu
Bóng buồm chìm
lẫn trong trời biếc
Chỉ thấy Trường
Giang vẫn chảy mau
(Trần Trọng San)
.
4. Phóng
dịch
Nguyên Lạc phóng dịch
Lầu Hoàng
Hạc
tiễn Mạnh Hạo
Nhiên đi Quảng Lăng
*
Lầu tây
Hoàng Hạc tiễn bạn
Dương Châu
hoa khói tháng ba
Cô lẻ buồm xanh vô
tận
Duy Trường giang
mãi dòng xa
...............
[*] Trên bản đồ, Quảng Lăng nằm ở phía đông của lầu Hoàng Hạc. Sông Dương Tử chảy từ tây sang đông ra Đông hải (biển đông)
Chữ
"hạ" có nghĩa là xuôi xuống, xuôi dòng, cho ta suy ra kết luận: Mạnh Hạo
Nhiên đã đi từ tây
sang đông.
***
Qua trên ta thấy
tình bạn rất đẹp của các
thi nhân, đẩy nhân bản.
Xin gặp lại các
bạn lần sau với: TIỄN BẠN 2
Nguyên Lạc
.......................
Tham khảo: Thi Viện,
Wikipedia...
Ghi chú:
[1] Vũ Thị Minh
Huyền
[2] Theo sử gia
Plutarch, khi Alexander Đại Đế tới Corinth, những người đứng đầu thành
phố và các triết gia đã lũ lượt kéo nhau tới yết kiến Alexander, chỉ riêng Diogenes vắng mặt. Alexander bèn đích thân đi
tìm Diogenes, và thấy ông này
đang nằm dài sưởi nắng bên cái thùng ông dùng làm chỗ ngủ. Khi Alexander Đại Đế hỏi: “Hỡi nhà
hiền triết, ngươi có muốn ta làm gì giúp ngươi không?”, Diogenes
đã trả lời: “Ngài hãy đứng tránh sang một bên để khỏi che lấp ánh mặt trời
của tôi.” Các triết gia và
đám tùy tùng của Alexander Đại Đế
nghe vậy cười phá lên, trong khi chính Alexander Đại Đế nói: “Nếu ta không phải là Alexander thì ta đã là Diogenes.”
(theo Đỗ Đình Đăng)