23 May 2019

NGUYÊN LÝ VI DIỆU 26 MẪU TỰ (2) - Lê Hoàng Trí Dũng



Cách Giải Mã Bí Mật Của Các Con Chữ

Ta đọc một chữ tiếng nước ngoài, cái thuật đầu tiên là nhận ra âm Việt ngữ. Lấy âm Việt ngữ đó đem vào sự suy luận triết tự, nghĩa, vần của Hán Việt. Lấy cái hiểu của Hán Việt mà ta đã sở hữu trong kiếp này, dùng cái ý đó xét theo bản đồ phân tích ý nghĩa tạo tác duyên hành động của 26 mẫu tự, từng mỗi nhấn nhá âm thanh dấu mũ của phần Việt ngữ và sự trì trá lèo lái của âm, vần, sẽ dò ra được cái ý tưởng chân lý bên trong của từ ngữ ấy và ta cũng có thể hiểu nguyên nhân nào đã tạo dựng ra khuôn mẫu. Từ đó, để ta đọc được cái lý lẽ cấu tạo của sự tình ở mọi hiện tướng của ngôn từ, ta sẽ phải dùng tuệ tâm (tâm thanh tịnh và đã thức tỉnh sau khi đã trau luyện thiền “tâm phân minh sâu rộng tựa hải hà…”) để phân tích chữ. Tinh túy ở cái tư duy, vi diệu ở cái thực nghiệm chính xác mà không ảo giác, mỗi chữ đều có nguyên nhân của nó hình thành, không bỏ đi bất cứ một thoáng âm nào.

Một từ ngữ, khi ta đọc cái âm đều được phát ra…cấu tạo bởi lượng âm thinh tương ứng rung động của lục căn hoán khởi…thuộc về phần âm thanh, sắc tướng pháp học chuyển dịch ra thành hình tướng. Nhưng để hiểu ý nghĩa và nhân duyên nào con người lại chế ra chữ viết và ngôn từ và trong cái tướng của con chữ ấy đã được kết hợp ra sao, ta phải hiểu ý của 26 tác duyên kia để mà giải ngộ! Từ đó ta có thể biết được cái gốc nhân duyên gì, như thế nào đã tạo nên con chữ ấy, trong vô hình ý niệm, đã trải qua quá trình thứ tự hành thuật như thế nào, đi từ thần ý, thần lực, xuống thành khí, hoá ra tinh ngữ và ngược lại! Theo trình tự của khoa học tâm linh sang tâm linh thực dụng!

Tiểu hồn đến thế gian qua bao đời kiếp, thọ mạng phàm thế là để học cái biết của chân lý vô tướng tạo tác ra hữu vi sắc tướng. Đó là mục đích cao cả của cuộc hành trình tiến hoá dài đăng đẳng để đạt đến tối huệ tâm linh siêu mầu trên con đường đạo, đời. Qua nhiều giai đoạn tu học, tu hành, tu tâm…ta đạt cái đạo tâm và hạnh ngộ để thành đạo, vì thế sự hiểu biết và thanh tịnh gọi là phật học! Ta mượn cảnh, đời, người và vật là mượn duyên để học cái hiểu biết, cái chân lý vô hình, gốc tác nhân đi từ vô vi mà dệt thành hữu vi sắc tướng, ta không xét bề ngoài mà nhần lẫn thật hư! Khi đã tinh thông pháp này quí vị dùng pháp này để thăng tiến tâm linh của mình, thâm nhập xa hơn nữa trong vạn vật ở đời, qua tên gọi danh xưng…thấy cái thâm thúy bên trong cốt lõi. Cũng như con đường đạo, bồi bổ phần trí huệ của chính mình, như một cuốn bible không hình tướng chỉ được mở khoá bởi chính tâm thức và tâm linh hiểu biết. Có cao căn cơ và trình độ tiến hóa thật sự của mình, ta chứng nghiệm được chân lý qua góc độ tu học siêu mầu nhờ các pháp tướng của thế gian mà trải nghiệm, lấy nó trong tâm thức riêng mình, thanh tịnh và tự mình giải mã chân lý của cuộc đời với muôn màu của lẻ sống.

Các ngoại ngữ Tây Ban Nha, Pháp, Anh ngữ…là những ngôn ngữ đã được bề trên trải ra khắp nơi trên địa cầu là có lý do. Qua bao cuộc xâm lăng, chinh chiến, thống khổ, chính trị, lịch sử, sinh tồn, văn hoá, khoa học…tôn giáo…đổi thay…và phát triển muôn vàn hình tướng thuộc về vật chất, để phát triển quả địa cầu này, English đã được thống trị cả ngàn năm. Trải qua hàng thế kỷ, nương theo sự tiến hoá của muôn vàn tiểu hồn English được khai triển trong cõi hữu vi sắc tướng để xây cái thế giới vật chất văn minh cho loài người, toàn thể nhân loại. Trong đó có chứa đựng cái bí mật của chân lý tạo tác, chỉ có người thật sự học phật mới giải mã được cái vô hình tạo tác mà chúng đã hình thành và cũng đã hòa mình với thời gian. Văn hoá phương đông và phương tây đều có cái hổ tương, chánh diện và phản diện cho nhau mà kết thành đời sống. Một người hiểu biết sẽ phải biết trung dung được cả hai phần thô và tế của đại đồng thế cuộc! Như một thợ nấu thức ăn, khi họ ăn của một người khác nấu, họ sẽ đoán biết được ngay người kia đã nêm gia vị nào và kỷ thuật như thế nào mà tạo nên món ăn ấy, nay ta học được pháp này ta sẽ lần hồi dò ra được cái gốc của chân lý tạo tác ở mọi sự vât!

Cho nên một người từ khi chính mình hoàn tất cái chu kỳ tiến hoá qua bao nhiêu là kiếp…là một giá trị vĩ đại mà tất cả Chúa, Phật, Bồ Tát phải trải qua, thành tựu mọi đẳng cấp khác nhau, nhưng cùng chung sự giác ngộ chân lý toàn hữu và tự mình trở thành một chiến sỹ bảo vệ hòa bình ở bất cứ nơi đâu trong các xá vệ quốc của thượng đế! Vì trong tâm đã sở hữu một toàn giác chân như, không còn bon chen với những vị kỷ thấp hèn của chấp ta ngã mạn của nhân sinh thừa chúng. Pháp này dùng để soi rọi chân tướng của sự thể, sự tình, sự vật và sự đời hãy dùng nó vào chánh nghiệp để mình không bị mắc nợ với ác nghiệp! Vì cùng một pháp nhưng sẽ có người dùng nó vào tà niệm!

Phần còn lại là chuyện tạo ra công đức cho chính mình tùy theo khả năng căn cơ và trình độ ở mỗi hành giả. Khi đã có trí tuệ, chuyện phước đức sẽ được dễ dàng nghiêng về hướng thiện lành hơn, qúy vị tự mình gieo cái âm phước ấy mà tiến hóa trong thanh bình!

Bài Chú Đại Bi cũng đã được hiểu qua phong tác của phương pháp dịch giải này mà thấy được cái nghĩa bên trong của nó, mặc dù qua lối hành văn lắt léo, nhiều ý niệm…Bài giảng này sẽ được diễn đạt trong phần video để chuyển sâu vào thực tế…vì phần văn tự viết lách có giới hạn.

Thí Dụ Với Chữ Việt

Ta hãy cùng nhau phân tích vài thí dụ sau đây để thấy cái siêu vi tạo tác của ngôn từ.

Chữ EM: cái gốc của EM là E, E mang tính chất đối đãi tới lui, sanh sôi ra nhân duyên mới…và bị thụ động, chịu tác lực của nhân duyên hiệu ứng gieo vào và vẫn bị kẹt mãi trong thế đó mà hành bởi chữ M cho nên mới bị gọi là vai tuồng EM, do những tác động bởi nhân duyên…

Chữ YÊU – bao gồm yếu tố nhân duyên là: y, e, u

“Y” là bản chất hệ quả của thọ nhiệm sắc, hương vị, trần bi khởi dự do duyên ban đầu bởi sự hiểu biết tùy căn tánh của lục căn cần thâu nạp đem vào mà thành trụ ở ý, sau quá trình tích duyên đi từ duyên “A” ban đầu, khoác lên một quá trình thọ tưởng thức. Khi lục căn đã có ý và đối đãi với data này thành ra là ý…kiến…tưởng…cho nên “Y” cũng là do sự thâu nạp trong căn thức mà dẫn đầu việc tạo tác.

“E” bản chất là đối đãi, qua lại buôn bán…ta có thêm dấu “^” tức là sự đối đãi này lưu trú triền miên!

“U” là bản chất của đau khỗ mà chính ta trải qua mới đạt được cái hiểu chính thức của trải nghiệm! Cũng là sự dày dò tâm thức cho linh hồn, cứ lấy chữ U ghép với những âm kia sẽ thấy những hành động đều hao tâm tốn lực để…hoàn bị. Sau đó là cái biết. Vậy thì chính cái ngu và cái khổ dạy cho chính linh hồn ấy cái biết, nhiều cái biết đem ra thanh lọc để sáng tâm được gọi…là giác! Vậy yêu là khổ cực dạy ta hiểu người và đời?! Phải vậy không?

Chữ KHỔ - K, h, o = duyên khởi ban đầu là chấp vào một ý tưởng tạp niệm nào đó, mà ta chưa hiểu rõ tường tận nhân duyên này, sẽ dẫn ta đi về đâu và sẽ ra sao ngày sau, nhưng vẫn lo chấp vào ấy và cố gắng đem hết sinh lực, tâm ý ra làm cho đạt tròn ý nguyện (O). Từ đó, ta loanh quanh xoáy trong cái vòng quay ý tưởng ấy cộng thêm cái dấu mũ “^” như cái nóc nhà của ý đã kết sự lưu trú trong vòng tròn của nhân duyên ấy. Rồi càng leo thang (H), sự toan tính này với mong cầu thái quá theo cái tâm ý tham vọng, muốn đạt cho bằng được nhưng vì lý do nào đó duyên mong cầu bất thành, tự động tạo ra cái tâm đau khỗ nặng nề là thế. Ta tự mình trói buột, thu hút kéo (trượt điển – bad energy) vào tâm tư…, và cái tham cứ thế mà tẻ nhánh trong tâm thức mà hình thành cái lực lượng tà niệm sanh ra khổ lụy, cứ nghĩ đến là hút trượt điển vào tâm can, mà mắt thường không nhìn thấy…Cái điển trượt này…lâu ngày thành ra tâm bệnh cứ tới lui với nỗi khổ này qua cái dấu “?” kia, biểu tượng như làn sóng phủ lấp…trong tâm khảm, với cái nghịch lý ấy đè nặng trong tâm thức…! Đến khi nào buông thì hết! Không buông thì mãi thành ra khổ đế cai trị lấy tâm ta! (hãy tham luận thêm bản chất của tứ diệu đế) KHỔ là thế!

Thí Dụ Với Chữ Anh

Bây giờ ta lấy vài từ tiêu biểu ra thử nghiệm để phân tích phần chữ tiếng Anh cho ta thấy cái chân lý tư tưởng được giấu mình trong ngôn từ qua cái hiểu sâu xa của siêu tế pháp tướng ngữ học:

STATUE = bản chất của chữ nghĩa trong ý tưởng ta là: cái tượng này để chơi khăm tâm thức cho người có cái “sì” và “ta” quá mạn, được dùng để bái lạy cho tiêu bớt cái ta và tâm sì đang có (dùng trong nghĩa bóng) và độ cho chúng sanh mê muội! Còn bái lạy hoài mà không sáng tâm ra tức là sì và ta mãi còn ghịt lại chấp hoài không ra được, cho nên hình phạt là tiếp tục lạy tượng để bớt ma tâm mà sáng phật tánh…Tiều cũng có nghĩa là nghèo nàn trong tư tưởng, cái biết ấy chỉ là (tiều), thế thì chân lý của cái tựơng (statue) là chỉ dành cho người say mê trong việc chấp ta ngã mạn! Mà giá trị…thấp hơn cái tượng!

RELIGION = ta chia làm ba phần: “RE” là sự đào luyện lập đi lập lại rì rà, có “E” là đối đãi qua lại mà rút ra kinh nghiệm. “LI” là chú ý từng li từng tí một, từng mọi góc cạnh, quan điểm…và khi hiểu rồi thì sẽ rời khỏi. “GION” là những gì chờ vốn làm ta mệt mỏi do chấp ngã nắm giữ, tới lui hoài chỉ thế mà đuối, cần phải rời bỏ để sự việc ấy, cái ấy không dần (con cọp) làm khổ mình được nữa. Cho nên có ai bảo là mình có religion mà vẫn bị cái religion đó làm chính mình chìm trong sự khổ, tức là mình đã không có religion (cái chân lý là ở chỗ này).

UNDERSTAND = cũng ba phần nhưng khó hơn: nhờ cái duyên hiện hữu, đang có mặt, gửi cho mình cái duyên biết khi mình thâu nhận vào và bắt đầu sự dạy cho ta cái hiểu biết (UN được đọc là ân). Để từ nay trở đi những cái (DER) gọi là ngu ngơ, tự kỹ ám thị mà mình cứ đi theo để nó đốt mình hoài là (đờ). Loay hoay với cái (S) sì, từ đó bị tan biến đi để từ nay sẽ tiếp bước với điều hay mới mà đi theo, gọi là understand. Muốn hiểu phải đi qua nhiều như thế, để từ đó ta bỏ đi, loại ra được cái đờ và cái sì của chính ta! Thôi…tan biến! Theo sau là: D.

Tâm xây dựng cho mọi người chung hưởng,
Tâm nhận thức vạn vật đồng nhất thể,
Tâm thánh hiền ngộ chân lý vô tư!

(trích t bài thơ “Chân Lý” linh ý Đức Sư Tổ Dasira Narada)
God teach us: to break a stone, by turning it…to break!

Tôi đã thấy ánh trăng và mặt trời chân lý,
nương theo nguồn, ánh sáng ý thức của chân tâm
nhờ ánh sáng lót đường soi nhân thế,
sang bến đò, thấy trăng ấy dưới chân ta!

Chúc vui quý vị, và thân tâm luôn an lạc!

Phần Thực Tập

1 và 2 vần: the sun, earth, man, war, love

2 vần: birthday, monkey, ugly, stupid, dummy, player, student, mother, father, visa, doctor, navy, meeting, maccy, market, ego, civil, evil, devil, email, movie, music, failure, garage, question, answer, listen, Muslim, temple, mantra, garden, Buddha, table, water, retire, smart.

3 vần: ignorance, element, exercise, communist, emotion, decision, position, bartender, harmony, Catholic, importance, movement, Washington, family, government, president, beautiful, holiday, evening, Buddhism, nirvana.

4 vần: formulation, operation, management, relationship, hallelujah, graduation, bodhisattva.

5   vần: pronunciation, characteristic, communication, opportunity, organization, congratulation, international.

Con người ở thế gian bị kẹt ở sì và sân, đó là giao điển ý lực của âm tánh bị điện từ âm của trái đất thu hút rì lại trong luân hồi, mà dương lực tức thần lực trí của quý vị đi kiếm tìm, kết duyên trần thế bị phân tán, soi rọi, học cái biết và khi đã biết rồi khắc tự buông! Gọi là giải thoát!

“Gieo hạt giống phải khôn ngoan đừng vụng vẫy!”

Tại Sao Ta Luôn Đề Cập Tới Con Số 7?!

Con số 7 là con số thành đạt trí hiểu biết để tạo tác ra những vấn đề và sự thế…bắt đầu là 1 duyên, rồi 2, 3, 4, 5, 6, và 7, xét từ thanh giới điển quang cho đến hữu vi sắc tướng phối kết với ngũ hành…

Khi 2 duyên cộng lại ta có một nhân “A”, từ đó vay mượn sự hoạt tính đẻ ra 3 nhân sinh quan, điểm khởi hành. Khi đủ lớn mạnh, sanh ra tứ trụ và rồi để chuyển luân nó sẽ vay mượn ngũ hành với sự lập đi lập lại tạo ra hình tướng từ đó…Khi lên đến 7 duyên là xong chu kỳ tạo tác và 7 là bắt đầu có vốn với ý tượng trưng là thanh nằm ngang của số 7, vì nhân đã thành quả từ đó có cái lấy để mà xài, cho nên được gọi là (SEVEN) “se vần”! Nói tóm lại như thế nhưng phải đi qua các thứ tự của 7 bước kích hoạt tạo tác và…hiểu biết mới tạo ra cái…thiên đường!

Từ đó qua công năng hiểu biết và xây dựng, ta có những cung bậc năng lực chuyển động giao thoa di chuyển từ ánh sáng, sang điển giới, xuống thanh giới, hương vị và sắc giới…

Đây là những thí dụ căn bản để chúng ta thấy cái hiệu ứng của con số 7 đại diện cho trí huệ và các công năng liên quan.

A* 7 cung bậc âm thinh, làn sóng âm tần số điện từ:

VLF (very low frequency), LF (low frequency), MF (medium frequency), HF (high frequency), VHF (very high frequency), UHF (ultra high frequency), EHF (extremely high frequency)

B* 7 nốt nhạc âm thanh cung bậc:

Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si biến hóa thăng giảm trên 5 ngũ cung.

C* 7 hương vị:

“Hương” là kết tụ của khí dương trần, “vị” là kết tụ của khí âm trần, chuyển hóa từ các vị: đắng, chát, chua, ngọt, cay, mặn, bùi.

D* 7 màu sắc thể:

Đỏ, cam, vàng, xanh lục, xanh dương, xanh chàm và tím trắng. Hình thức thể cầu vòng hay là màu của 7 luân xa.

E* 7 bộ môn học phổ thông cho sự hiểu biết của xã hội:

Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Điạ, Văn phú.

F* 7 hình dáng ngôn ngữ:

            1/ Non-human exclamation agreement connection (chưa có hình dáng): dots and Morse, symbols…
            2/ Objects and pictures symbols bonding process (hình dáng bản số, diễn tả duy vật): Egyptian era…
            3/ Symbols and figures bonding (hình dáng thâu gọn, mang ý thức hệ): ancient Greek era, Arabic…
            4/ Pictionaries, hints, thoughts and sound figures expression (thể hình ý trừu tượng và âm điệu diễn tả): Chinese, Japanese, Mongolian, Hindu…
            5/ Pictionary form into sound intonation expression (hình dáng thanh hóa, âm ngữ thiên ý tưởng): Roman era, Sankrit, Hebrew…
            6/ Emotional sound and thoughts comparision developing characteristic (âm thanh thay thế hình ảnh, có âm từ rung động cao tần như nốt nhạc): Latin era…
            7/ Have meaning behind it and lay out in orders (biểu thị ý nghĩa thành âm, theo trình tự tư tưởng của ý sáng tạo): Alphabet letters, English era.

G* 7 nghề gốc của xã hội:

Sĩ, nông, công, thương, binh, ngư, phú và được tẻ nhánh nhân lên cho 7 thức biến tri giác.

Sau khi 7 công đoạn đã hoàn tất, số 8 là giai đoạn luân hồi trong biến trí âm dương, số 9 là cữu phẫm liên hoa của thể trí, pháp, và tướng và số 10 là hoàn tất một tiểu quá trình tạo tác nhân duyên, đại cuộc.

A Di Đà và Bảy Vị Bồ Tát 
Bảy Tầng Tâm Thức

7 vị Bồ tát mà ta thường nghe nói đến đó là 7 thức chánh biến tri của Thượng Đế, cũng như của tiểu hồn và cũng là 7 tầng tâm thức phát triển tột cùng của tâm linh, đạt được sự toàn giác đúc kết thành ra hữu vi sắc tướng, xây dựng càn khôn, vũ trụ vô lượng kiếp và tạo tác ra các cảnh giới tương quan. Khi sự tạo tác này đạt đến độ hoàn chỉnh không bị lỗi, sẽ lại chuyển tiếp ra các tiểu công năng khác, cứ như thế mà phát sinh ra. Mỗi hành giả khi tự chứng đạt sự hiểu biết này sẽ tự mình biết cách làm hoàn chỉnh lấy mình, nhờ 7 thức biến tri này mà lập nên xá lợi quốc.

A Di Đà là thể ánh sáng của 7 trí tuệ góp lại còn gọi là quang năng của vũ trụ! Lung linh trong hằng hà sa số trong giải ngân hà mà ta hay xưng tụng, xin được về Phật quốc tây phương cực lạc...mà trong kinh tự thường ca ngợi có 7 bầu hồ nước hoa sen…công đức vô lượng…

Ta cũng thấy trên ván cờ tướng có 7 quân cờ và muôn vàn thế cờ để luyện cái trí làm sao thắng đối phương với cái thế lúc âm, lúc dương. Đó cũng là cách Thượng Đế cho con chơi cờ tướng của con trong bao kiếp đời, để mình không bị thiệt hại và bị chiếu tướng…Khi ta thắng ván cờ tâm linh, tức là ta giải thoát khỏi luân hồi!

Mỗi cuộc đời của chúng ta có phải là ván cờ mà trong đó ta phải học cách hiểu biết điều binh khiển tướng, lúc làm quân sỹ, lúc là quan quyền…chuyển dịch số mệnh của mình trong…đời kiếp?! Khi ta biết dùng và tính toán như thế nào để thoát ra khỏi bàn cờ này, tức là ta đã giác ngộ cái trí ấy, hầu làm ra những lợi lạc phụng sự cho đời, để trả đi cái công học tập của ta và những vay mượn từ muôn vàn chúng sinh trong đời kiếp. Để nay, ta đạt cái thăng tiến này mà giải thoát và từ đó bồ tát hạnh đã được đúc kết để về phật quả! Cho nên sự tu hành nếu không đúng sẽ rất trì trệ cho chính hành giả mãi không thoát kiếp!

Sau đây hãy điều nghiên phân tích 7 danh xưng bồ tát ta được biết qua nhưng chưa hiểu công năng như thế nào.

1. Quán Thế Âm bồ tát – Tính toán (Toán học):

Được mệnh danh là ngôi hai của Thượng Đế là vì thức này biết tính toán cộng trừ nhân chia tâm thức, một cách khéo léo chi li tài tình. Trên tay cầm một thanh liễu để độ tế và thô và ta cũng thấy Phật Bà nghìn mắt nghìn tay là thế: là để chỉ điểm sự tiến hoá của tâm thức.

Khi người ta đau khổ vì đời sống, thường hay niệm Quán Thế Âm bồ tát cho thể trí biến thứ này thanh tịnh, để ngộ ra sai lầm mà biết tính ra nước cờ mới để đi trong đời.

Con người khi sai lạc ở đời là do kém hiểu biết, sự tính toán làm việc thiếu duyên lành hội tụ… sanh ra hư họai!

Cần phải quán xét những điều mà thế âm, mắt thường không tỏ tường cũng là lúc tâm ta cầu lực, lý tính toán của thượng đế để qua cơn khổ nạn.

2. Đại Thế Chí bồ tát – Lý giải (Vật lý học):

Tay cầm nhành hoa tức là thức này đã biết khai hoa nở nhụy nhân duyên, hiểu biết lý lẽ ngọn ngành, để bắt đầu làm ra sự việc, dùng cái lý hiểu biết để thâm nhập tác duyên, đem về sự trọn lành cao kiến sanh ra công năng hiển đạt! Sanh phước báu hiện hữu.

3. Văn Thù Sư Lợi bồ tát - Chuyển hóa (Hoá học):

Ngồi trên con sư tử màu trắng, ẩn ý là khi thức này đạt được sự hiểu biết sẽ xông pha vào cảnh giới ấy, sang đoạt quyền ấn như một con sư tử trắng dũng mãnh biết thâu tóm, chuyển hóa nghịch cảnh hoặc sự tình một cách thanh tịnh, biết phương thức đổi đời thế cuộc tài tình khéo léo mà không làm hư hại, suy tàn hoặc đổ vỡ. Tài chuyển hóa công năng đem lại lợi lạc cho mình và người, a win – win situation, mà vẫn ngồi được trên lưng của sự tranh giành một cách thanh bạch!

4. Di Lạc bồ tát – Sinh tồn (Sinh lý học):

Khả năng hiểu biết 4 phương sanh tồn lợi lạc, đề huề để sanh ra an hạ thái bình, phì nhiêu no ấm hạnh phúc vì công hạnh đã biết làm bao nhà nhà an vui. Sanh tồn phát triển, cho nên ai cũng muốn thờ ông bụng bự ở chốn kinh doanh! Có cái tâm dĩ hoà vi quý…hiểu biết quy luật của sanh tồn.

5. Phổ Hiền bồ tát – Lai lịch (Sử ký học):

Ta thấy Phổ Hiền bồ tát ngồi trên con voi trắng 6 ngà, vì lịch sử nhân loại được thêu dệt và trải qua nhiều quá trình như hình tướng của một con voi. Phô bày xâm phạm sự tình như cái ngà, không che dấu được…và cũng không xếp lại được, nhưng lại là đề tài để cho mọi người gây hấn tranh luận lẫn nhau.

Khi thuyết về lịch sử, con người chỉ dựa theo một thuyết như 4 anh mù ôm chân voi mà nói về cái lịch sử hiểu biết của mình và ôm cái vòi là đem chuyện lịch sử để xía vào khắp nơi chốn, lấn lướt cuộc đời, to đầu nhưng óc lại bé…

Con voi với sức nặng của một khối data như thế khi té xuống hồ…lên không được, cho nên người chấp kiến…cũng giống như một con voi…

Trong tư tưởng không đào thải để tiếp thu được tâm linh cao kiến, chỉ có ai biết cưỡi voi mới có thể lấy voi mà đở cho nơi chốn nặng nề…thì đó là Phổ Hiền bồ tát!

Người đời đa số là bị tư tưởng đè bẹp mình chứ không leo lên được trên lưng voi mà đi!
6. Địa Tạng Vương bồ tát - Địa chấn (Địa lý học):

Nắm giữ cây phương trượng để dẫn dắt chúng sanh, là hình tướng tạm thời được dệt lên để đại diện cho một tri thức hiểu biết, thông thạo đường lối trong tam giới: dục, sắc và vô sắc giới.

Thường được dùng để độ đám ma vì những linh hồn đến thế gian học, sau khi mãn hạn quay về thế giới âm vẫn sẽ làm ma, nên ma là sự lạc lối và loạn động tâm can…cần phải có sự dẫn dắt…Địa Tạng Vương bồ tát dùng để đưa đường dẫn lối cho các hình thức đám ma. Thế gian đây…mọi sự tranh giành, loạn động, lộn xộn cũng chỉ là ma tâm làm ra chưa nên kết cuộc gì…không yên ổn! Luân hồi chuyển kiếp là thế…đến khi nào đạt được 7 tầng tâm thức hiểu biết tròn đầy này, hành giả đạt được quả vị…phật giới!

7. Chuẫn Đề bồ tát – Văn phú (Văn học):

Tay nắm giữ 21 khí giới, hoặc còn gọi là khí cụ, tức là một biến tri thức hiểu việc giao hoán 21 khí cụ ấy tượng trưng cho 7 thể trí này nhân lên 3 lần trong tam giới của dục, sắc và vô sắc.

Khi một con người hình thành đầy đủ trí tuệ và công đức đó là một đóa sen tâm linh của phật giới, vì công hạnh của họ đi đến đâu cũng đem đến sự lợi lạc cho tất cả chúng sanh khắp đẳng giới. Trong bài Chú Đại Bi có đoạn “thất Phật ra lăng đà bà”, 7 tầng tâm thức hiểu biết đem ra tạo tác được những tuyệt tác, để che chở cho đại chúng và khi ta nói đến sự thất bại tức là ta đã có một trong 7 duyên kia không thành.

Một người có thể trôi lần qua bao nhiêu kiếp khổ đau, kiếp nạn. Nhưng khi họ tu luyện, hình thành được trí tuệ và công đức, thì người ấy chính họ sẽ biết cách thoát ra khỏi nạn kiếp để tự mình đi về sự thanh tịnh, hiểu biết mà lên ngôi báu của chính mình.

Một người thông minh nhưng kém thiện lành…sẽ là một người ác…vì đây là còn tạo nghiệp xấu…Cái tâm thiện lành biết ban vui cứu khổ mới xứng đáng được vào hàng thánh nhân bồ tát phật giới. Còn lại tất cả các hình tướng, vai tuồng, chức sắc…phước báu là âm phúc của thế gian, chỉ nhằm mục đích kích sự rèn luyện đi vào trượt, rồi đi vào thanh trong kiếp đời và dồi mài linh hồn, hầu rèn luyện chí hướng cho hành giả bước lên giải đà phát triển tánh linh, chuyển tiếp từ bản ngã của tiểu hồn sang bản ngã của thượng trí, và đưa tham, sân, si, lên cao thượng!
Từ trượt sang thanh, qua bao kiếp đời…vì một người kém trí tuệ…bao nhiêu phước báu cũng sẽ tiêu tan vì họ không có cái sự sáng suốt để chuyển luân và chỉ đạo đứng đắn cái phước ấy. Trí tuệ chi phối quá trình tiến hóa, ta giúp người tiến hóa, ta được phần công đức ấy, ta giúp người tài sản, ta được phần phước báu…Những người có công đức là người có trí tuệ mau đưa ta về nhà hơn người có phước hữu lậu…

Trong thế gian qúy vị sẽ gặp những quý nhân mà trong đời họ có thể là những thiện tri thức, hãy kết nối để giao thoa từ trường năng lượng hiểu biết để nương theo mà giác ngộ! Đó là một vị thánh nhân với ba điều kiện để nhận thấy là: Tâm thanh tịnh - Lời nói thanh tịnh – Hành vi tạo tác thanh cao và người ấy đem được 3 công năng quý báu ấy ra độ đời, tạo ra muôn vàn lợi lạc cho chúng sanh…Hình tướng áo mão cân đài…phù phiếm của xã hội, đó là chân dung của một đại hiền sỹ, cự giáo phật tăng chân chính, ẩn mình trong nhân thế để độ đời rút gọn nghiệp quả.

Vậy bây giờ ta biết được 7 bước chân Phật nở ra 7 đóa hoa sen là chánh biến tri của 7 tầng tâm thức tuyệt vời mà mỗi hành giả sẽ tự mình đạt được!

Trên con đường tạo tác ấy ta cũng nhờ hai bàn tay xây góp, đại diện cho 5 hành uẫn, với 12 lóng tay là 12 nhân duyên tương tác…bao công trình nhờ 7 thức hiểu biết quang năng. Hai lóng tay của ngón cái biểu hiện cho âm và dương.

Ta có thiện tài và huệ ngạn là 2 bàn tay trái và phải tạo nên muôn kỳ tích mà tiếng Anh gọi là “the hands”. Mời quý vị tự nghiệm (the hand) qua phần ý nghĩa chân lý Hán Việt.

Lê Hoàng Trí Dũng
Nguồn: Lâm Thiện Hoa gửi