24 October 2019

BÀ TUẤT PHE - Vũ Ngọc Tiến


Giật cái tít này tôi cứ lăn tăn bởi đã có một thời ở Hà Nội hễ ai bị ghép thêm chữ “phe” vào sau tên gọi là tỏ sự kỳ thị của xã hội với đối tượng làm nghề “phe phẩy” ngoài chợ hoặc quanh các cửa hàng mậu dịch quốc doanh. Họ mua bán, đổi chác các loại tem phiếu rồi móc ngoặc với mậu dịch viên mua lương thực, thực phẩm ngon nhất, đem ra ngoài bán ăn chênh lệch giá. Cái nghề nhàn hạ, chỉ cần phe phẩy chiếc quạt giấy ngoài chợ một buổi sáng cũng kiếm được dăm tờ “cụ mượt”, loại tiền 10 đồng, có ảnh ông cụ mới cứng.
Thời đó lương kỹ sư mới ra trường của tôi một tháng kể cả phụ cấp khu vực cũng chỉ được ngót nghét 7 tờ. Người làm nghề “phe phẩy” đếu phải đanh đá chua ngoa mới trụ được với nghề, nhưng bà Tuất Phe lại thuộc tạng người khẩu xà tâm Phật. Bà ngang tàng đến mức dữ dằn nhưng tốt bụng và rất thương người nghèo khổ, cô đơn. Hễ gặp người đói rách, bệnh tật bà cho tiền, bị kẻ khác ức hiếp bà bênh vực. 

Gái chưa chồng ở tuổi 40 cho bà một nét đẹp mặn mòi, quyến rũ từ vóc dáng, làn da đến điệu cười, giọng nói và nhất là đôi mắt đen huyền long lanh sâu thẳm như hai miệng giếng thơi đầy bí hiểm. Bởi thế, khối ông từ cấp Trưởng phòng Thương nghiệp của Khu, nơi có quyền cấp phát tem phiếu xuống đến mấy ông Trưởng hoặc Phó cửa hàng mậu dịch từng bị bà “cách chức” dễ ợt bằng trò đùa tình ái rất tinh quái. 

Bà ghét cay ghét đắng lũ cán bộ dẻo mồm hót hay mà đê tiện háu gái ấy chuyên dọa dẫm gạ tình hết lượt các cô mậu dịch viên trẻ nên tìm cách chơi khăm cho bõ tức, chứ các cô thì ngấm ngầm biết ơn, quý bà hết mức, thân thiết như tình ruột thịt. Bà muốn nhờ họ mua gì chẳng được, nhưng bà không thích, vẫn đàng hoàng xếp hàng cho phải phép…

Làm nghề “phe phẩy” nhưng bà Tuất Phe không mua bán tem phiếu như người khác, chỉ mua hàng thuê cho các gia đình neo đơn hay các cặp vợ chồng trẻ bận con mọn không có thì giờ xếp hàng. Trong chiếc túi xách của bà lúc nào cũng căng phồng những sổ gạo, tem phiếu các loại của các nhà như thế, mỗi nhà được bà gói kỹ trong mảnh giấy vỏ bao xi măng có ghi chú rõ tên chủ hộ, tiêu chuẩn và lịch cần mua hàng trong tháng. Nhà nào đông con, cần mua sườn, thịt chân giò hay thịt thủ để được trọng lượng gấp đôi tiêu chuẩn bà đều thuộc làu. 

Ai có công việc cần mua loại thịt cá ngon thì báo cho bà từ hôm trước, thậm chí có người không đủ tem phiếu bà cũng có thể giúp thương lượng với người chưa có nhu cầu cho vay tem phiếu tháng sau trả bù. Giá công mua thuê mỗi lần thay đổi từ 5 hào với nhà dân đen có tiêu chuẩn tem phiếu thấp và 1 đồng với nhà công nhân viên chức trong biên chế có tiêu chuẩn cao hơn. 

Mỗi sáng, bà thức dậy từ 4g00, xếp viên gạch cũng bọc giấy vỏ bao xi măng ghi rõ hai chữ “Tuất Phe” ở ngay chân quầy bán thực phẩm, không ai dám qua mặt bà chen lên trước. Sau đó bà lại tất tưởi chạy ra bến tàu điện cách chợ chừng 200 mét để dọn quán bán nước. Gọi là quán cho sang thôi chứ nó tuềnh toàng một chiếc bàn mây cũ kỹ, trên đó bày ấm chén, một lọ kẹo nhồi, mấy bao thuốc lá và dưới chân bàn đặt chiếc điếu cày. Khách quen của quán chủ yếu là những người lao động hay buôn thúng bán mẹt chờ chuyến xe điện đầu tiên chạy vào trung tâm thành phố hoặc những bác đạp xích lô chở hàng ra chợ Bưởi. Họ ghiền nước trà của bà Tuất Phe bởi có hương vị rất đắc biệt. 

Sau này, khi đã quen thân tôi hỏi chuyện mới biết bí quyết câu khách của bà rất đơn giản chỉ là mỗi ấm tích pha trà cỡ hai lít nước, ngoài trà Thái Nguyên loại xịn còn được pha thêm ba thìa bột chế từ đài hoa sen sau khi người ta đã lấy nhụy ướp trà, bà xin về sấy khô rồi thuê hiệu thuốc bắc tán nhỏ thành bột. Nhờ có thứ bảo bối chứa trong túi vải bỏ vào ấm tích ấy nên nước trà của bà Tuất Phe luôn có màu hổ phách, ngậy vị trà Thái và thoang thoảng hương sen còn sót lại từ nhụy hoa. 

Nghe đồn có ông tài xế lái tàu điện bị kỷ luật hạ bậc lương phải chuyển sang bán vé vì tội ghiền nước trà và mê chủ quán nên khi tàu điện về đến Bưởi là bến cuối cùng, nhưng ông cứ ngồi lỳ ở quán hàng nửa giờ vẫn chưa chịu cho tàu quay đầu nối toa chạy tiếp. Tầm 11g00 bà đã dẹp quán nghỉ ăn trưa để buổi chiều đong gạo hay mua dầu cho khách. Quán nước của bà Tuất Phe còn nổi tiếng vì con vện rất tinh khôn. Nó có đủ huyền đề bốn chân, hai bên hông có xoáy tròn với lớp lông dày, mượt hơn chỗ khác thuộc nòi chó quý tướng. 

Hình như vện hiểu tiếng người, biết cả số đếm nên những lúc chủ bận lên chợ mua thực phẩm thì nó ngồi trông quán. Khách đến quán cứ việc tự ý rót nước uống hoặc ăn kẹo, hút thuốc, nhưng nếu quên trả tiền vào chiếc nón bà chủ đặt ngửa dưới gầm bàn trà là vện sủa to vài tiếng rồi chạy theo cắn áo lôi lại. Khách trả tiền thiếu nó cũng biết, ngước mắt sủa gâu gâu cho tới khi họ phải chỉ ra từng món, đưa thêm tiền và nói mình đã trả đủ vện mới chịu tha. Bà Tuất Phe yêu quý vện như con, có lúc cao hứng bà bế nó vào lòng hôn hít như người tình làm cánh đàn ông ngồi quán phát ghen với vện…

Tôi với bà Tuất Phe cùng ở trên con phố nhỏ ven đô, cách vài số nhà, nhưng phải đợi đến khi tôi lập gia đình, vợ sinh con gái đầu lòng nên phải thuê bà mua giùm thực phẩm, gạo và dầu hỏa đun bếp mới có dịp gần gũi, trò chuyện. Bà vẫn lấy tiền mua thuê như mọi người, song có phần ưu ái hơn họ vì có lẽ tôi cùng tuổi Tuất, kém bà hai giáp. Lâu dần thành thân thiết, bà thường hay cho thêm tôi, khi nửa chai nước mắm, lúc vài bìa đậu. Nếu lỡ ra trong nhà hết tem phiếu, bà lại thương tình “tạm ứng” của người khác chưa dùng đến mua miếng thịt thăn thật ngon cho con gái tôi bữa nào cũng đủ chất tươi. Những đêm thanh vắng tôi mải làm việc khuya, vợ bận dệt len trả áo cho khách đúng hẹn, nghe tiếng trẻ con khóc, bà Tuất Phe hớt hải chay sang nhà tôi bế cháu hát ru cho đến khi con bé ngủ say mới chịu về. 

Ân tình sâu nặng ấy tôi làm sao quên được, thầm coi bà như người cô trong họ. Một lần bà sang nhà chơi, gặp hôm vắng vẻ, vợ đưa con về bên ngoại, tôi lựa lúc bà vui chuyện liền hỏi: “Cháu thấy cô vẫn còn trẻ đẹp thế sao không chịu lấy chồng?”. Câu hỏi chạm vào nỗi đau chôn giấu nhiều năm khiến một người nổi tiếng ngang tàng như bà Tuất Phe ứa nước mắt, nín lặng ngồi như tượng đá. Trước lúc ra về, bà nói nhỏ: “Đời bạc lắm mà cô thì số ruồi bâu, suốt cả thời thiếu nữ toàn gặp đàn ông đểu cáng lừa tiền gạt tình nên ớn chuyện lấy chồng. Giờ cô đã có vện làm chồng là đủ. Thà làm vợ chó còn hơn cho lũ mặt người dạ quỷ đụng vào cái ấy của mình. Cô nói thật đấy, cháu có tin không?”. Tôi thấy lòng áy náy, thẫn thờ nhìn theo bóng bà khuất dần trong ráng chiều chạng vạng.

Bẵng đi vài tháng tôi trở về nhà sau chuyến công tác, sững sờ nghe tin bà Tuất Phe đã chết. Bà tự tử bằng thuốc trừ sâu vì một bí mật động trời trong đời bị tiết lộ, thiên hạ đàm tiếu, bêu riếu khắp chợ và bến tàu điện. Chuyện là trong phố có thằng Quân lé, máu mê cờ bạc nên hay rình mò trộm cắp về đêm. Hôm ấy trời khuya trăng sáng vằng vặc. Quân lé trèo lên nóc dỡ mấy viên ngói lẻn vào nhà bà Tuất Phe định ăn trộm chiếc đài bán dẫn thời đó được coi là tài sản quý, tình cờ nó bắt gặp bà đang tắm bên thùng phuy đựng nước, trong gian bếp nhỏ có ánh trăng rọi vào thân hình thon thả, trắng nõn nà. Xong xuôi, bà lau khô người rồi cứ thế khỏa thân nồng nỗng vào buồng ngủ, bế vện lên giường, ngồi rạng chân cho nó liếm vào chỗ ấy. Nước càng ra nhiều vện liếm càng hăng, cả người lẫn chó cùng rên ư ử vì sung sướng. 

Quân lé nấp sau cửa buồng nhìn lâu không chịu nổi, cởi quần xông vào bị bà Tuất Phe co chân đạp mạnh trúng vào chim của nó. Tiếng chó sủa và tiếng người kêu rống lên thảm thiết trong cơn đau làm kinh động cả dãy phố. Quân lé bị bắt lên đồn công an, tông tốc khai hết mọi chuyện; còn bà Tuất Phe mấy hôm liền đóng chặt cửa không dám ló mặt ra đường. Bà chết lúc nào chẳng ai hay biết. Ngày đưa tang bà, con chó tinh khôn tình nghĩa nước mắt chảy ròng, đi theo sau quan tài ra tận nghĩa địa. Vện chờ mọi người chôn cất xong, nằm phủ lên mộ rên rỉ khóc cho đến khi lông nó ướt đẫm, vón thành từng cục, kiệt sức chết theo bà chủ. Bà Tuất Phe tự tử hay cuộc đời này hại chết bà? Tôi vẩn vơ tự hỏi lòng, buồn the thắt!…

HN – SG thu 2019
Vũ Ngọc Tiến