Nhà thơ Inra
Sara cho biết người Cham không cắm hoa trong bình và cũng chẳng
thích ngắt bông hay chưng hoa hòe, hoa sói gì ráo trọi. Họ cứ để “cho
nó giữa bao la hay xó kẹt thiên nhiên” thôi.
Dân Việt thì khác. Mặc dù đã sống trong xã hội mới (Xã Hội Chủ Nghĩa) từ nhiều thập niên qua nhưng “tinh thần làm chủ tập thể” của họ, xem chừng, vẫn còn rất thấp. Cái gì người Việt cũng nhất định phải vơ về làm của riêng mới chịu (kể cả bông hoa) khiến báo chí nhà nước than phiền quá xá:
- Nạn
trộm hoa bùng phát
- Cảnh
giác với tội phạm trộm cây cảnh
- Ngủ
một giấc dậy cây hoa giấy trước nhà đã không cánh mà bay
- Nhức
nhối nạn trộm hoa trên quốc lộ
Nhà văn Nguyễn
Đình Bổn càm ràm: “Những bồn hoa tết tại Hà Nội chỉ sau một đêm là
mất sạch!” Trời đất! Tưởng gì? Chớ bị trộm có mấy chậu hoa
giấy hay mấy bồn hoa tết (chuyện nhỏ như con thỏ) thôi mà cũng nói
này nói nọ làm chi, cho má nó khi.
Nước ta còn nhiều vụ trộm hoành tráng và ngoạn mục
hơn nhiều, theo tường thuật của FB Đỗ Duy
Ngọc:
Thời nay ở xứ Việt, người ta không chỉ vào rừng lấy gỗ về
làm những ngôi nhà đồ sộ tốn hàng trăm mét khối, không chỉ đốn cây rừng về làm
bàn ghế, tủ giường chạm khắc lởm chởm để chứng tỏ mình giàu, mình là giới quý tộc.
Những trọc phú thời nay còn đốn nguyên cả cây rừng cổ thụ về trồng ở sân nhà
mình. Đem cây rừng về nhà người ta gọi là “di thực”. Rừng tan hoang vì thuỷ điện,
rừng không còn vì những thú sở hữu của những kẻ lắm tiền.
Di thực, nói nào ngay, không phải là một hiện
tượng phổ biến. Núi rừng tan hoang/điêu tàn cũng không phải chỉ do
đám làm thủy điện, đám lâm tặc, hay đám trọc phú mà còn có sự
tiếp tay không ngừng của đám sư tăng (thuộc GHPGVN) trong việc khai thác
du lịch tâm linh nữa.
Bỉnh bút Văn
Tâm (Tạp Chí Luật Khoa) cho biết: Bốn mươi năm thành
lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hơn 20 năm xẻ núi xây chùa …
Năm 2003, chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình được xây dựng
trên một sườn núi với tổng diện tích 539 ha. Chùa rộng đến mức nhà chùa phải
chi 10 tỷ đồng mỗi năm để
thắp sáng. Năm 2021, khu du lịch tâm linh Tây
Yên Tử tỉnh Bắc Giang vừa đón khách vừa tiếp tục được xây dựng.
Khu du lịch sẽ giúp du khách khám phá cuộc đời của vua Trần Nhân Tông. Để có trải
nghiệm khám phá này, phải đánh đổi 136 ha đất sườn núi.
Ở Ninh Bình, chùa Bái Đính không dừng lại ở 539,2 ha được
cấp ban đầu. Năm 2010, sau hơn hai năm khánh thành, ngôi chùa này được
mở rộng thêm 424,8 ha đất. Ở Nghệ An, chính quyền huyện Diễn
Châu bắt đầu xây dựng quần thể văn hóa tâm linh đền Cuông rộng 130 ha vào năm
2018. Năm 2020, một ngôi chùa trong quần thể bị phát hiện là được
xây dựng trên 4,8 ha đất rừng phòng hộ…
Cuộc đua bất tận đó không chỉ tốn những quả đồi. Chùa Bái
Đính đã dùng
900 mét khối gỗ tứ thiết để dựng cột cho Điện thờ Phật Bà Quan
Âm. Tam quan và hành lang ngôi chùa dài đến ba cây số (dài nhất Việt Nam) được
dựng toàn bộ bằng cột gỗ. Chùa tốn đến 3 tỷ đồng/ năm chỉ để chống mối mọt cho
hàng nghìn chiếc cột, cửa bằng gỗ.
Xem thế mới biết là ngoài cái “tập quán” trộm hoa
ngoài lộ mang về nhà chơi, bứng cây trong rừng đem về nhà trồng, dân
Việt còn thích bỏ Phật/Chúa/ Thánh/ Thần vào những điện thờ hay
chùa chiền hoành tráng để thờ cúng nữa. Thị hiếu này quả là có
hơi bất bình thường, và (ngó bộ) không được “minh triết” gì cho lắm:
- Đức
Đạt Lai Lạt Ma: “The purpose of all the major religious traditions is
not to construct big temples on the outside, but to create temples of
goodness and compassion inside, in our hearts. Mục đích chính yếu của
tất cả các truyền thống tôn giáo không phải là để xây dựng những điện thờ
nguy nga bên ngoài mà để tạo ra các thánh điện của lòng nhân hậu và từ bi
bên trong, trong lòng của chúng ta.” (Translated by T
Thích Nguyên Tạng).
- Triết
gia Baruch Spinoza: “Stop going into those dark, cold temples that you
built yourself and saying they are my house. My house is in the mountains,
in the woods, rivers, lakes, beaches. That’s where I live and there I express
my love for you. Đừng bước chân vào những ngôi đền tối tăm lạnh lẽo mà
chính các con xây nên rồi bảo đấy là nhà của ta. Nhà của ta là ở trên núi,
trong rừng, trên sông, hồ, bãi biển. Đấy mới là nơi ta sống và đấy là nơi
mà ta bầy tỏ lòng thương yêu của ta với các con. (Translated by Nguyễn
Bá Trạc).
Tự ngàn xưa, dân bản địa ở VN cũng đã quan niệm thế
rồi:
Yàng tập trung trên các đỉnh núi. Vì vậy mà người Tây
Nguyên gọi những Yàng ấy là Yàng Núi, thần Núi, nên phải luôn cúng núi. Cho dù
bây giờ là thời hiện đại, con người có thể biết chuyện toàn thế giới trong một
cái nhấp chuột trên Internet thì sự linh thiêng của một ngọn núi ở một quê xứ cứ
sừng sững trong lòng bất kỳ ai. Đỉnh Ngok Linh, người Sê Đăng, Giẻ Triêng tuyệt
đối không để trời cao giận dữ, không tự tiện mở đường, xẻ núi…
Không chỉ người bản địa Tây Nguyên, người Chăm ở miền
duyên hải cũng kiêng nể thần núi… Chỉ có những người bất chấp tâm linh mới hành
động mà không cần điểm tựa của trời đất, chân lý, quá khứ. Càng “phi tâm linh”
càng hung dữ, càng không kiêng nể cái gì, cho dù là trời xanh hay núi cao, sẵn
sàng tàn phá và tàn ác với thiên nhiên. Và khi con người ta có đủ độ tàn bạo để
cạo sạch thảm thực vật trên một ngọn núi thì quả người ấy chẳng coi thần thánh
ra cái thể thống gì. (Nguyễn Hàng Tình.“Mây Gió Tâm Linh.”
Thanh Niên Online 28 Jan. 1993).
Chính vì bản chất vô thần, và “tàn ác với thiên
nhiên” nên đám sư tăng quốc doanh, và bọn cán bộ nhà nước – hiện nay –
đang chung tay “khai thác thánh thần” để trục lợi (qua những dịch vụ
du lịch tâm linh) ở khắp mọi nơi:
- Khai
thác du lịch tâm linh từ khía cạnh các công ty du lịch
- Du
lịch tâm linh, về nguồn hút khách
- Các
điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng tại Quảng Bình
- Du lịch
tâm linh tại Hạ Long
- Du
lịch tâm linh Sapa và những điểm đến linh thiêng bạn nên biết
- Quảng
Ninh: Du lịch tâm linh hướng tới điểm đến 4 mùa
Nhà báo Nhật
Lệ đặt câu hỏi:
Thử tưởng tượng ở một đất nước với 9.000 lễ hội lớn nhỏ
trong một năm, điều gì đang xảy ra? Có điều gì bất bình thường khi con người hiện
đại ngày càng xa rời giá trị tinh thần để đến với thế giới vật chất, lại bấu
víu nơi lằn ranh chánh tín và mê tín để tìm cho mình một lối thoát? Vì sao đi lễ
chùa phải cầu xin lợi lộc, tiền tài, địa vị và cả sự bình an sau khi tranh đoạt
quyền lợi với người khác? Vì sao phải xì xụp khấn vái với mâm cúng thật to để
mong cầu giá trị vật chất, mà quay lưng với đạo đức và chữ hiếu? Nhét tiền lẻ
vào tay tượng Phật, ném tiền xuống hồ, hay mang tiền rải khắp nơi để làm gì?
Giá trị lễ hội có giúp con người hiện đại thay đổi, hay lại càng rơi vào mê lầm,
tiếp tay cho một lớp người dám buôn thần bán thánh, kinh doanh tín ngưỡng?
Sâu xa hơn, nhiều người cho rằng đây là cuộc khủng hoảng
niềm tin, mà lễ hội ra đời càng nhiều chính là sự bù đắp thiếu hụt kinh khủng
đó.
Ngày nào mà cái nhà nước hiện hành ở VN còn tồn
tại, và cái Ủy
Ban Tôn Giáo Chính Phủ còn “quản lý tín ngưỡng tôn giáo ”
thì “khủng hoảng niềm tin” là điều không thể tránh khỏi ở đất nước
này.
Tưởng Năng Tiến