Tôi nhớ dạo còn nhỏ, ba tôi thường hay kể về chuyện “chạy giặc” cho anh em tôi nghe. Đại khái là vào những năm 1944-1945 ở Đà Lạt cũng rơi vào tình trang chiến tranh như mọi nơi khi sự hiện diện của hai quân đội Pháp lẫn Nhật trên mảnh đất Hoàng Triều Cương Thổ của nhà Nguyễn.
Tháng ba năm 1945 Nhật đảo chánh Pháp trên toàn cõi Đông Dương để lập nền đô hộ tại ba xứ Việt Nam, Cao Miên và Ai Lao. Theo lời ba tôi thì tại Đà Lạt cũng xảy ra chuyện đánh nhau giữa quân đội Pháp và quân đội Nhật khiến cho dân chúng phải phải chạy ra khỏi vùng đang đánh nhau. Những kẻ theo Pháp đều bị lính Nhật săn lùng để giết đã đành, nhưng những kẻ theo Việt Minh để chống Pháp cũng bị quân đội Nhật truy lùng để giết. Rồi bà ngoại tôi có kể cho anh em tôi nghe bọn Nhật bắt được chín mười người hoạt động cho Việt Minh và đưa lên ngọn đồi giáp với Mả Thánh về hướng Bắc và bắn họ chết tại đó. Khu đồi này về sau có ngôi chùa được xây lên. Đó là chùa Viên Quang thuộc địa phận khu phố ba của thành phố Đà Lạt. Khi đó gia đình ba tôi cũng như bao gia
đình khác phải rời bỏ Đà Lạt để tìm nơi an toàn hơn. Thế là rất nhiều gia đình
bỏ nhà bỏ cửa kéo nhau chạy xuống hướng Phan Rang hoặc Nha Trang để sau một thời
gian ngắn, khi tình hình yên ổn mới dắt nhau trở về lại Đà Lạt. Hồi đó chưa
nghe hai chữ “di tản” hay “tản cư’ mà dân chúng gọi là “chạy giặc”. Giặc đây là
giặc Pháp lẫn giặc Nhật. Hai chữ “chạy giặc” cũng rất phổ thông trong thời kỳ
“kháng chiến chống Pháp” lẫn thời kỳ đánh nhau khi Bắc Việt đưa quân vào đánh
Miền Nam sau hiệp định Genève ký ngày 20 tháng 7, 1954. Ở những vùng Việt Minh
kiểm soát khi có quân Pháp đến đánh “Việt Minh” thì dân chúng phải dắt díu nhau
mà “chạy giặc”. Còn ở những vùng do phía Quốc Gia kiểm soát thì khi Việt Minh
xâm nhập vào thì dân chúng cũng rủ nhau mà “chạy giặc”. Hồi đó thường nghe mấy
tiếng “giặc Pháp”, khi lớn lên lại nghe “giặc Cộng”. Những ai gieo rắc sự sợ
hãi, bắt bớ, tù đày, giết chóc… đều được dân chúng gọi là “giặc”. Những ai đến
cướp bóc tài sản, phong tỏa sinh hoạt kinh tế, cấm đoán mọi sinh hoạt tự do đều
gọi là “giặc” và dân chúng phải tìm cách chạy thoát ra khỏi sự kiểm soát của bọn
này gọi là “chạy giặc”. Ca dao Việt Nam có câu: Con ơi
nhớ lấy câu này/ Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan.
Khi cộng sản Bắc Việt dựng lên cái
gọi là “Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam” vào tháng 12, 1960 thì những cuộc
đánh phá, khủng bố diễn ra khắp nơi, đặc biệt là các vùng nông thôn, dân chúng
mỗi lần nghe Việt Cộng tràn về là họ gánh gồng con cái, của cải để tìm đường
“chạy giặc”. Khi chiến tranh ngày càng khốc liệt thì việc “chạy giặc” lan tràn
khắp hầu như gần cả Miền Nam Việt Nam từ Quảng Trị, Thừa Thiên vào đến các tỉnh
cao nguyên, miền đông miền tây Nam phần. Tết Mậu Thân 1968 những người “chạy giặc”
không kịp đã phải chết thảm trên các đường phố, trong nhà thờ, trường học hay
dưới những hầm hố mương rạch. Trận chiến “Mùa Hè Đỏ Lửa” ở Quảng Trị, An Lộc,
Chơn Thành, Đất Đỏ… dân chúng “chạy giặc” và tìm đường đi về phương Nam chứ chẳng
thấy ai tìm đường chạy về phương Bắc cả! Nếu Bắc việt là “chốn thiên đường” thì
con sông Bến Hải bắc qua cầu Hiền Lương đã có trăm vạn người nhảy sông để bơi về
phương Bắc. Hơn thế nữa… những người ở trong hàng ngũ cán binh cộng sản đã rủ
nhau “chạy giặc” tức là rời bỏ hàng ngũ lính Bắc Việt để chạy về đầu thú với
dân Miền Nam dưới cái tên “chiêu hồi”. Lịch sử còn đó! Những người cộng sản làm
sao biện mình với những chứng cứ lịch sử này.
Biến cố lịch sử mùa xuân 1975 mà
“bên thắng cuộc” có được là do những “khuất tất lịch sử” đã được giải trình mấy
chục năm qua trong đó có những người “bên kia” đã “sáng mắt sáng lòng” nhận ra
rằng “bên thắng cuộc” chính là giặc đúng theo tiêu chuẩn tiêu cực nhất của chữ
“giặc”. Và ngay sau khi “giặc” chiếm được đất đai, tài sản của dân Miền Nam thì
“giặc” vẫn làm công việc của chúng trong gần nửa thế kỷ qua trên toàn dải đất
hình chữ S là tiếp tục “cướp ngày lẫn cướp đêm”.
Sợ giặc nên phải chạy giặc. Chưa đến
ngày 30 tháng Tư mà các nhà “tai to mặt lớn” của Miền Nam đã leo lên máy bay để
rời khỏi đất nước, đó không phải là “chạy giặc” thì gọi là gì? Kể từ ngày 30
tháng Tư trở về sau hàng triệu người đã chạy trốn vào rừng tìm đường lánh nạn,
ùa nhau ra biển, bất chấp hiểm nguy… bỏ lại “quê hương mới được giải phóng” thì
những hành vi đó nếu không gọi là “chạy giặc” thì gọi là gì? Vượt biên ư? Đúng!
Nhưng “vượt biên” chỉ là cách nói để chỉ hành động “chạy giặc” mà thôi. Có một
định nghĩa tương đối chính xác về chữ “giặc” trong cuốn tự điển tiếng Việt do
viện ngôn ngữ học Việt Nam xuất bản năm 2005, nơi trang 396 như sau: “Giặc:
kẻ tổ chức thành lực lượng vũ trang, chuyên đi cướp phá, làm rối loạn an ninh,
gây tai họa cho cả một vùng hoặc một nước…” Tôi hoàn toàn đồng ý với định
nghĩa trên của viện ngôn ngữ học Việt Nam!
Dùng “lực lượng vũ trang” là quân đội
và cảnh sát cơ động để cướp đất đai của ông Đoàn văn Vương ở Tiên Lãng Hà Nội,
dùng “lực lượng vũ trang” để chiếm đất ở xã Đồng Tâm và giết cụ Lê Đình Kình ở
Hà Nội, dùng “lực lượng vũ trang” để chiếm đất khu du lịch sinh thái ở Phú Yên,
dùng “lực lượng vũ trang” để phá chùa Liên Trì, dùng “lực lượng vũ trang” để
xua dân ra khỏi mảnh vườn và căn nhà của dân ở Thủ Thiêm, ở vườn rau Lộc Hưng,
dùng “lực lượng vũ trang” để bắt người bỏ vào tù tại Tịnh Thất Bồng Lai (có tên
khác là Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ) và hàng nghìn vụ dùng “lực lượng vũ trang” để
cướp đất giết người diễn ra trên toàn cõi đất nước Việt Nam thì quả là phù hợp
với định nghĩa trên của viện ngôn ngữ học về chữ “giặc” vậy.
Thế kỷ thứ 21 cũng có một thứ “giặc”
chẳng khác nào “giặc” của thế kỷ 20. Đó là “giặc tháng hai” cùng bản chất và
hành vi giống như “giặc tháng tư”. Đó là kẻ đã dùng “lực lượng vũ
trang… gây tai họa cho cả một nước”. Giặc tháng hai không ai ngoài “giặc
Nga” do một nguyên thủ quốc gia cầm đầu đã cướp của, giết hại dân Ukraina trong
hơn một năm qua khiến cả bao nhiêu người dân vô tội phải chết, người
sống thì phải “chạy giặc”.
Mỗi năm cứ đến tháng Tư kẻ viết bài
này lại miên man nghĩ “chuyện này chuyện nọ” rất linh tinh. Năm nay đã là năm
thứ 48 ngày “giặc” chiến thắng. Tôi lạm bàn chữ “giặc” là như thế. Đúng sai?
Sai đúng?
Câu kết: “Giặc tháng Tư” và “giặc
tháng Hai” đều có một nguồn gốc chung là: giặc +
Phong Châu