Khoảng cuối thập niên 2000, nhằm gia
tăng lợi nhuận, nhiều công ty trong vùng Thung Lũng Điện Tử đã di chuyển công
việc ra nước ngoài, chủ yếu là các nước có nhân
công rẻ như Việt Nam, Singapore, Malayia, Indonesia… Kết quả là những lần sắp
xếp lại nhân sự và những đợt sa thải hàng loạt các công
nhân kỹ thuật ở Mỹ. Những người may mắn được ở lại phải làm
việc gấp hai, gấp ba. Đã qua những ngày nhàn hạ của thời chồng tách
(Technician) vợ ly ( Assembly) huy hoàng, cái thời mà các
phòng, ban, dây chuyền lắp ráp cùng chung một nơi, sản xuất nhịp
nhàng, trôi chảy.
Giữa năm 2009, hãng của tôi cũng chuyển phân xưởng lắp ráp sang Singapore. Việc hỗ trợ cho khâu sản xuất của các kỹ sư tại Mỹ trở nên khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Khi nhà máy bên Singapore hoạt động, ở San Jose là ban đêm, giờ giấc trở thành trái ngược. Nhà máy mới được thành lập với đội ngũ công nhân ít kinh nghiệm nên trục trặc, hư hỏng thường xuyên xảy ra.Nửa đêm phải choàng dậy để trả lời điện thoại hay hội thảo qua “facetime” trở thành chuyện bình thường. Có khi chúng tôi còn không kịp rửa mặt chải đầu, phóng vội vào hãng để giải quyết trực tiếp trên máy. Công việc vất vả cộng thêm nỗi lo thất nghiệp đưa đến căng thẳng, mệt mỏi, và mất ngủ.
Một ngày đầu tuần, sau một cuộc họp dài hơn
ba giờ với ban giám đốc, tôi ôm cái
laptop ra khỏi phòng, đầu óc vẫn còn quay cuồng với những vấn đề rắc
rối. Mải suy nghĩ, thay vì rẽ phải,
tôi quay sang trái và bước hụt cầu thang. Thế là
cái thân hình trên một trăm bốn mươi pounds của tôi trượt qua mười
babậc thang, từ lầu hai lao thẳng xuống lầu một. Nhờ phản xạ
của một võ sinh nhu đạo, tôi chỉ kịp uốn cong đầu, vòng tay che mặt, đưa
vai xuống trước. Một tiếng rầm, vách tường dưới chân cầu
thang lủng một lỗ to, tôi nằm bất động với khuôn mặt đầy máu.May có Trời thương Phật độ,
cái đầu tôi đâm ngay vào khoảng trống giữa hai thanh nhôm chịu lực trên
tường, chỉ cần lệch nửa mét là đã “tiêu diêu miền cực lạc”.
Mơ màng tôi nghe tiếng la thất thanh rồi thiếp
đi. Tỉnh dậy trong loáng thoáng tiếng ồn ào và mờ
mờ những khuôn mặt đồng nghiệp. Trong cơn hoảng loạn, thay vì đợi xe
cấp cứu, một người bạn nhanh nhảu chở tôi đi bệnh
viện bằng xe hơi của nó.Cũng may chúng tôi đến phòng cấp cứu bình
yên, chứ dọc đường mà tôi xuất huyết hôn mê chắc thằng bạn ân
hận cả đời.
Vì tôi không đến bệnh viện bằng xe cấp cứu, vì vết
thương chưa đến nỗi nguy hiểm đến tính mạng nên y tá chỉ lau
sơ cái mặt đầy máu, băng ngón tay gãy, và cho tôi nằm đợi hơn mộtgiờ mới
được khám. Bác sĩ lấy lời khai chi tiết tai nạn, kiểm tra
mình, đầu, tay, chân, và hỏi nhiều câu để xem tôi có bị mất
ý thức hay không. Lúc đó đầu óc chập choạng, thân hình đau
nhức, tay chân sưng vù, tôi trả lời loạng quạng, thế là Bác
Sĩ bắtở lại phòng cấp cứu theo dõi. Truyền nước biển, chụp X-ray
và hàng loạt xét nghiệm được thực hiện. Hôm sau, tôi được đưa
vào phòng bình thường rồi ở lại bệnh viện thêm một ngày một
đêm. May là khi té, mặt tôi đập xuống trước,
chứ ngã ngửa ra, đầu giáng xuống là xong đời. Kết quả
xét ban đầu cho thấy chỉ gãy xương ngón tay,
không thấy máu tụ trong não; sau khi băng bóvà kê đơn thuốc, bác
sĩ cho xuất viện, tuần sau tái khám.
Hãng cho phép tôi ở nhà điều trị. Mấy người bạn
đến thăm đưa tôi xem cái hình chụp lúc tôi vừa rớt xuống. – Tôi
nằm xóng xoài cạnh vách tường với cái lỗ thủng to tướng -Họ bảo vừa chụp
xong thì hãng cho vá lại tường ngay, chỉ một buổi
sau là không còn dấu tích tai nạn. Thằng bạn thân qua Mỹ đã lâu, rành
về mấy vụ tai nạn lao động, khuyên tôi đi gặp luật sư. Hắn bảo, những
hãng lớn đều phải mua bảo hiểm bồi thường tai nạn tại sở
làm
(Workers’ Comp hay Workers’ Compensation) cho công
nhân, ngoài bảo hiểm sức khoẻ thông thường. Khi bị tai nạn không làm việc
được, hãng bảo hiểm sẽ chi trả mọi chi phí chữa trị và những
hao hụt, mất mát về tiền bạc. Hắn khuyên tôi đi gặp luật
sư để làm đơn xin bồi thường cho tai nạn lao động.
Lúc bấy giờ, rất ít luật sư chuyên về tai nạn lao động
tại hãng xưởng dù chi phí cho luật sư là mười lăm phần trăm trên số tiền
được bồi thường sau khi hồ sơ được đóng lại. Như trường hợp của tôi,
tổng cộng là hồ sơ mở trên mười năm; do đó, tiền luật
sư được lãnh không nhiều so với công sức bỏ ra cho chừng đấy
năm. Luật sư người ngoại quốc tương đối dễ tìm, nhưng
tôi thích người Việt Nam hơn. Cuối cùng qua sự giới
thiệu, tôi chọn luật sư Nguyễn Ngọc Diệp, văn
phòng ở đường Lexann Ave, San Jose. Đó là một quyết định vô cùng
đúng đắn. Tuy có người thương kẻ ghét, nhưng với gia
đình tôi, luật sư Diệp là một ân nhân.
Sau khi nộp đơn xin bồi thường tai nạn lao động, luật sư bên
bảo hiểm tiến hành lấy lời khai của tôi với sự hiện diện của luật
sư Diệp. Cuôc phỏng vấn tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng
cho quá trình chữa trị và bồi thường này. Đóng tiền bảo hiểm thì rất dễ, nhưng
để nhận lãnh tiền bồi thường thì muôn vàn khó khăn. Không phải bất kỳ
đơn xin nào cũng được chấp thuận. Theo kinh nghiệm của tôi, lời khai
phải chi tiết, đúng sự thật và càng nhiều chứng cớ càng
tốt. Không được bỏ sót bất kỳ một bộ phận nào trong cơ thể
bị chấn thươngdo tai nạn, kể cả những thương tổn về mặt tinh
thần. Theo luật, bảo hiểm chỉ chi trả cho những tổn thương liên quan
đến tai nạn mà thôi. Bút sa gà chết. Khai thiếu thì ráng chịu, không có
chuyện bổ xung.
Tai nạn, thương tích của tôi quá rõ
ràng, không tìm đượcbất kỳ lý do gì để bị từ chối nên hồ
sơ được nhanh chóng mở ra,và tôi bắt đầu một quá
trình chữa trị với tiền lãnh mỗi tháng xấp xỉ bảy
mươi phần trăm tiền lương khi đi làm. Số tiền này không phải
đóng thuế nên so với thu nhập trước khi gặp tai nạn, xem như không thay đổi.
Đó là một trong những ưu điểm của bảo hiểm Workers’ Comp, như
đúng với tên gọi, giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho người lao động được
chữa trị khi bị tai nạn và duy trì được điều kiện sống như trước.
Bước tiếp theo là chọn bác sĩ điều trị chính. Trong
danh sách không nhiều lắm những bác sĩ chuyên về tai nạn lao động được bảo hiểm chấp
thuận, luật sư chọn cho tôi một bác sĩ tại
Fremont, cách nhà tôi khoảng sáu bảy dặm để
thuận tiện cho việc đi lại,.
Nhưng khởi đầu không được suông sẽ. Không biết
vì ghét tôi hay vì ăn cánh với hãng bảo hiểm, vị bác
sĩ này khám bệnh rất qua loa. Cũng có cho đi xét nghiệm, chụp
X-ray, thử máu, nhưng chủ yếu chỉ là đo phổi, đo tim, kiểm
tra đầu mình tay chân, đứng lên ngồi xuống, đi qua, đi lại rồi viết đơn thuốc. Đau
đầu, cho uống meclizine, đau nhức toàn thân,
tylenol,gabapentin, paracetamol, mất ngủ trazodone, cứ thế
mà mỗi ngày uống cả bụm thuốc. Vài tháng không bớt thì đổi
thuốc, tăng liều. Bệnh không biết có bớt không, nhưng vì ảnh
hưởng của thuốc, quá mạnh nên người tôi cứ mơ mơ, màng
màng. Thanvới bác sĩ rằng cảm thấy chán nản, buồn rầu, trầm cảm, xin
cho đi gặp bác sĩ chuyên ngành, thì ông phán, “Không
sao, chuyệnthường của người bị tai nạn, từ từ sẽ hết. Đầu không bị tụ
máu là không sao.” Sau gần sáu tháng chữa trị, mặc dầu vẫn
còn những nhức nhối trong cơ thể, những cơn đau đầu vẫn thường
xuyênxuất hiện, tay chân vẫn còn những lúc tê cứng, bác sĩ vẫn ký
giấy, “Sức khoẻ tạm ổn định, có khả năng làm việc trở lại.” Dĩ
nhiên khi bác sĩ xác quyết như thế, bệnh nhân phải làm theo. Sau
này, tôi hiểu ra rằng không phải bác sĩ nào cũng có lương tâm, đứng về
phía bệnh nhân. Không nhiều lắm nhưng cũng có những bác sĩ theo phe bảo
hiểm, muốn cho bệnh nhân trở lại làm việc để sớm kết thúc hồ sơ.
Hãng bố trí cho tôi nhiệm vụ cũ, nhưng sức khỏe của tôi bây
giờ đã không còn được như xưa. Đau đớn, tay chân yếu ớt, trí nhớ giảm
sút kèm thêm chứng nhức đầu và những cơn buồn ngủ. Hiệu suất làm việc đã
không còn như trước. Công ty tìm cách bố trí một công việc khác nhưng
không có một công việcnào thích hợp. Không dễ gì
sắp xếp được một vị trí phù hợp cho một kỹ sư có chuyên môn
nhưng lớn tuổi và vừa bị tai nạn như tôi. Theo luật thì không thể
đuổi việc vì lý do sức khoẻ, giữ lại thì tốn tiền, công ty trả tôi về
cho hãng bảo hiểm tiếp tục chữa trị.
Thế là bắt đầu một đợt điều trị mới. Lần này luật
sư giới thiệu qua một tổ hợp y tế ở thành phố Santa
Clara, hơi xa nhưng phương tiện máy móc đầy đủ hơn. Tổ hợp có
nhiều bác sĩ, có phòng vật lý trị liệu, phòng châm cứu, phòng xét nghiệm, và phòng
chụp X-ray riêng. Nói chung là “all in one”, tất cả dịch vụ trong
một chỗ. Lần này may mắn hơn, các bác sĩ rất tận tâm, ân cần, và đứng
về phía tôi.
Ngoài thuốc, xét nghiệm, X-ray lần này thêm châm cứu,
và chụp cộng hưởng từ MRI (magnetic resonance imaging). Nhờ
vậy phát hiện được một trong những nguyên nhân của những
cơn đau, tê cứng dai dẳng phía bên phải cơ thể là do Rotator
Cuff Tear. Đó là nhiều vết rách ở các mô nối cơ với xương
chung quanh khớp vai mà những lần chụp hình, xét nghiệmtrước
không phát hiện.
Tôi được giới thiệu đi bác sĩ chuyên môn và lần đầu
tiên trong đời tôi nếm mùi phẫu thuật. Khi nằm trên xe đẩy vào
phòng mổ, ngoái nhìn những người thân yêu xa dần phía sau,
nước mắt tôi cứ tuôn trào. Tôi bỗng thấy những khoảnh
khắccòn trên đời thật quý giá. Một nỗi sợ hãi lan dần trong
trí, tôi thiếp đi rồi tỉnh dậy với hình ảnh mờ nhòe của cô y tá, “Ca mổthành
công tốt đẹp”. Giây phút gặp lại vợ con là khoảnh khắc đáng nhớ
nhất trong cuộc đời tôi. Hạnh phúc vỡ oà.
Sau phẫu thuật là những ngày tháng vật lý trị liệu. Mổ thì
đau sơ sơ, nhưng thời gian tập phục hồi cơ bắp đau đớn hơn
nhiều. Co tay, kéo chân, nhấc lên nhấc xuống, thôi thì đủ cả mọi động
tác. Mổ xong, tay chân chưa hết tê nhức, lại chuyển sang
đau lưng. Đi đứng cứ cứng đờ như robot. Khom xuống là đau, xoay
qua, xoay lại cũng đau. Lại chích Steroid cột sống. Không hết, bác sĩ
đề nghị mổ nữa. Lần này nghe chuyện mổ xẻ là tôi tởn
tới già. Nếu còn đi lại được thì ráng, chứ mổ xong mà nằm
một chỗ thì thà chết sướng hơn. Thôi thì tôi chẳng mổ, cứ
ráng tập để sống với cái vai đau thôi.
Thời gian cứ thế trôi qua. Sức khoẻ của
tôi cũng dần tốt hơn. Bảo hiểm vẫn tiếp tục trả tiền
hàng tháng, nhưng tôi vẫn chưa thể trở lại công việc
cũ. Mấy lần bảo hiểm giới thiệu tôi đi xin việc làm, nhưng không hãng
xưởng nào nhận. Thằng bạn nói, “Mày là nhất rồi, không cần đi
làm, cứ ở nhà nghỉ ngơi, vẫn có tiền để sống. Sướng quá còn gì!”
Nhưng ở trong chăn mới biết chăn có rận. Tưởng vậy
chứ không phải vậy. Đó là quãng thời gian tồi tệ nhất trong
cuộc đời tôi. Tinh thần suy sụp, sức khoẻ giảm sút. Chỉ từ một phút
giâyrủi ro, mọi thứ đều đảo lộn. Từ một người năng động, một trụ cột của gia
đình giờ đây tôi trở thành một phế nhân. Mọi chuyện trong
nhà, ngoài ngõ bây giờ đều do một tay vợ quán xuyến. Vợ
tôi phải vừa chăm sóc tôi vừa lo cho người mẹ già mất trí nhớ. Buồn rầu,
chán nản, chúng tôi chưa điên khùng cũng là may mắn lắm rồi.
Bảo hiểm đâu phải là công ty từ thiện, bỏ
tiền ra khơi khơi.Lấy được tiền của họ khi bị tai nạn, thương tật thật
sự còn gian truân, chứ ai mà giả té rồi nộp đơn xin bồi thường là
biết đá, biết vàng ngay. Khai gian thì rất nhiều khả năng
là tiền không thấy, chỉ thấy vô tù ngồi bóc lịch.
Bảo hiểm luôn muốn kết thúc hồ sơ sớm, bệnh nhân
thì cứ muốn tiếp tục chữa trị cho đến khi hoàn toàn hồi phục. Do đó,
bảo hiểm kiểm soát hết sức chặt chẽ quá trình điều trị. Giấy
tờ, hồ sơ xét nghiệm, tình trạng bệnh nhân đều được cập nhật, kiểm
tra hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Thỉnh thoảng bảo hiểm còn trực
tiếp đến kiểm tra tại văn phòng bác sĩ hầu tìm ra những
gian dối của cả bác sĩ và bệnh nhân. Có cả một đội ngũ luật
sư và những nhóm người chuyên theo dõi bệnh nhân. Đã
không ít trường hợp khai man, hồ sơ bị đóng, bảo hiểm lấy lại tiền chi trả từ
ngày đầu mở hồ sơ. Thậm chí có những vụ gian lận lớn, bác sĩ
liên quan cũng phải bồi thường hay bị ngồi tù.
Tôi nhớ có lần vợ tôi chở đi khám bệnh. Thường
chúng tôi không đi freeway mà đi đường trong, lâu hơn nhưng an
toàn hơn. Đi khoảng nửa đường, chợt linh cảm như có điều gì khác thường, tôi nhìn
kính chiếu hậu tôi thấy một chiếc xe truck màu trắng đời cũ
cứ lẽo đẽo theo sau. Tôi nhớ ra có một xe tương tự đậu bên kia đường
lúc chúng tôi vừa ra khỏi nhà. Nghi bị theo dõi, tôi bảo vợ
rẽ vào một xóm gần trường học rồi đậu lại. Chiếc xe
truck cũng quẹo theo và đậu xa xa. Cả một giờ sau, khi
quay ra đường chính, trên đường đến văn phòng bác sĩ, chiếc
xe vẫn âm thầm theo sau. Biến mất rồi lại xuất hiện trở lại cho đến khi
chúng tôi về đến nhà. Mà đâu phải chỉ một lần!
Tôi nghĩ luật sư của hãng bảo hiểm theo
dõi bệnh nhân là chuyện bình thường, chỉ khi nào mình
gian dối mới lo. Nhưng nếu việc theo dõi quá mức, ảnh
hưởng đến an toàn hay xâm phạm những nơi riêng tư như bên
trong nhà hay ở sân sau nhàthì mình có quyền
khởi kiện. Tuy vậy, tôi vẫn phải luôn cẩn
thận trong mọi sinh hoạt hàng ngày của mình. Khi hồ sơ chưa
đóng lại, bảo hiểm vẫn tìm mọi cách để làm giảm nhẹ tiền bồi thường. Nhiều
trường hợp gian lận đã bị khám phá. Có một ông bị chụp
hình khi đang khiêng một cái sofa to từ xe
truck xuống trong khi khai chỉ nâng được dưới mười
lăm pounds. Có người khai tai nạn làm chân yếu ớt không đi lại được, nhưng
hình chụp cho thấy ông đang chơi banh ngoài sân bóng. Có người khai không
tự lái xe được, nhưng chứng cớ cho thấy bà vừa nhận giấy phạt vượt
đèn đỏ…
Có lần luật sư kêu tôi lên văn phòng, cho xem những bức ảnh
chụp sinh hoạt hàng ngày của tôi do bên bảo hiểm gửi đến. Có
hình chụp tôi đang cầm vòi nước tưới cây. Tôi giải
thích, cái vòi nước nhẹ hều, nhẹ hơn khả năng cầm vật
nặng mười pounds của tôi. Có tấm hình tôi đang ở Home Depot, tay cầm
một cái cây dài dài khoảng năm feet. Tôi
phóng to, chỉ cho luật sư thấy đó là cái thanh bằng nhựa, vẫn nhẹ
dưới mười pounds. Có hình chụp tôi đang ngồi sau tay lái của chiếc xe
Toyota. Tôi phóng to khung hình cho luật sư xem, chiếc xe đang đậu
trên drivewaytrước nhà. Có lẽ lúc đó tôi đang lau chùi kiếng hay
tìm kiếm gì đó, đâu có vi phạm chuyện không được lái xe… Vậy đó,
không dễ ăn được tiền bảo hiểm. Họ theo dõi mọi lúc mọi
nơi. Khai gian, đi đêm thế nào cũng có ngày gặp ma.
Tai nạn, thương tật, những cơn đau nhức của tôi là thậtnghĩa
là “vàng thật không sợ lữa”, nhưng lòng tôi luôn cảm
thấy bất an, cứ cảm tưởng như mình là một tội phạm bị truy
nã. Cuộc sống không bao giờ bình yên.
Cứ vậy mà thoáng một cái, mười năm trôi
qua, tôi đến tuổi về hưu. Dù muốn hay không, theo luật Workers’ Comp hồ
sơ cũng phải đóng lại.
Luật sư hai bên ngồi lại xem xét hồ sơ để thoả thuận số
tiềnbồi thường cuối cùng. Được bồi thường nhiều hay ít, tuỳ theo tình
trạng sức khoẻ của hiện tại và rủi ro trong tương lai của bệnh
nhân. Đó là cuộc chiến cuối cùng giữa luật sư hai
bên.Giữa một luật sư đại diện cho một kỹ sư bình thường và một công
ty tư bản cá mập. Bảo hiểm muốn trả ít, tôi muốn nhận nhiều. Cứ đề nghị, từ
chối rồi lại đề nghị. Hai bên cứ dựa vào luật để đưa qua, đẩy lại những con
số. Mà luật pháp thì không bao giờ rõ ràng như toán học, nên cứ thế hồ
sơ cứ được chuyểntới, chuyển lui.
Cuối cùng hai bên cũng đạt được thoả thuận.
Tôi chọn giải pháp đóng hồ sơ nhưng để mở điều kiện chữa trị. Nếu sau
này có những chấn thương phát sinh do tai nạn cần phải phẩu thuật, nằm nhà
thương thì chi phí vẫn được chi trả. Dĩ nhiên tiền bồi thường
sẽ ít hơn nhưng mình an tâm hơn cho những ngày tháng sau
này.
Thoả thuận đã đạt được, nhưng vẫn chưa xong. Hai
bên còn phải ra toà chuyên về Workers’ Compensation. Quan toà sẽ xem
xét lại toàn bộ hồ sơ. Thường quan toà có khuynh hướng nghiêng về phía người
lao động, nếu thấy có những điều kiện bất lợi cho người bị tai nạn thì thoả
thuận sẽ được điều chỉnh lại,bằng không sẽ chấp thuận, ký tên, rồi
hai bên bắt tay ra về. Kể từ lúc đó, bảo hiểm chấm dứt chi trả
hàng tháng, tôi chuyển qua lãnh tiền hưu trí.
Cuộc chiến chấm dứt. Một tai nạn tưởng chừng cướp đi mạng
sống của một nhân viên làm việc trong một hãng điện tử tại Silicon
Valley cuối cùng cũng đi đến một kết cục có hậu. Không phải cái
gì nước Mỹ cũng tốt, nhưng rõ ràng bảo hiểm tai nạn tại sở
làm Workers’ Compensation là một trong những điểm son của luật pháp Hoa
Kỳ, ít nhất nó cũng bảo vệ được những người lao động chân chính
và lương thiện như tôi. Không có nó, không biết bây giờ tôi
và gia đình sẽ ra sao.
Lê Xuân Mỹ
San Jose