Từ trong Tòa soạn chạy ra. Tôi qua đường,
thì người đàn bà trạc ngũ tuần, đứng phía dưới đường, chận ngay đầu xe. Trên
tay chiếc giỏ đựng đầy hoa quả và hai bó huệ, không hiểu bà ta muốn gì. Tôi dừng
xe, chưa kịp hỏi thì bà ta đã nhanh nhẹn ngồi lên phía sau xe Honda.
- Anh cho tôi về cây số 5.
Tôi nghĩ thầm – Đến nước này thì mình đành vào cuộc, thử xem sự thể như thế nào. Hơn nữa, thời gian này về nhà chẳng làm gì, hay ta xuống thăm Anh chị Thông vậy. Đã gần sáu tháng nay mà anh em chẳng gặp nhau. Ai cũng lo công việc mưu sinh, người buôn bán, kẻ làm rẫy… Chiếc xe chạy bon bon trên đường nhựa, phố xá buổi sáng người thưa thớt… Tôi cười thầm- Chắc bà ta nghĩ tôi là người chạy xe ôm! Mà người ta đánh giá cũng đúng thôi, vì bộ quần áo bạc thếch, tóc dài bờm xờm, chiêc Honda rẻ tiền, chiếc áo khoác ngoài thì bạc màu sương gió… Đường này, phần nhiều các xe ôm cứ lượn lờ bắt khách dọc đường, do đó bà ta đi đã quen…Còn tôi, hôm nay chẳng mang chiếc túi xách như thường ngày, khi đi gởi bài thì gấp bỏ vào túi áo khoác. Đưa bài xong, tà tà dọc theo con đường có hàng cây xanh. Hy vọng gặp vài thằng bạn văn nghệ kéo vào quán cà phê tán dóc, nói chuyện trời đất cho hết giờ. Rồi lếch thếch bò về nhà nhờ cơm vợ. Cái nghiệp của con người cầm bút có phải thế không, mà nói đến lo làm ăn thì đứa nào cũng lắc đầu nguầy nguậy… Sáng ra, chẳng làm cái tích sự gì, loanh quanh phố phường rồi dong về nhà đem giấy bút ra nguệch ngoạc…Vò đầu, gãi tai… Giấy tờ thì vứt lăn lóc đầy bàn viết. Chữ thì ghi tốc ký chẳng ai đọc được, ly tách, thuốc tàn bừa bãi một cách hồn nhiên …
Đèn đỏ. Tôi dừng xe, người đàn bà nói
sau lưng
-
Sáng
giờ anh đi được mấy cuốc rồi?
Một chân đạp
thắng, chân kia chống xuống đường. Tôi cười:
- Dạ, bà chị …đi… lần đầu! (Chữ lần đầu
tôi kéo dài ra)
- Ngày này anh sẽ chạy đắt lắm đó. Tôi
đi xe ai cũng nói thế! Mà nhà anh ở đâu?
- Dạ, xa lắm bà chị à!
- Mỗi ngày anh kiếm được bao nhiêu? Có
đủ sống không?
-
Cũng không rõ! À, không chừng …Mà sống, thì ai cũng phải sống chứ bà chị.
Người giàu sang cũng sống mà kẻ lang thang đầu đường xó chợ cũng sống vậy!
- Sống có nghĩa là có cơm ăn áo mặc
đàng hoàng, có tiện nghi gia đình và cả nếp sinh hoạt với cộng đồng kia!
- Điều đó thì khó quá bà chị ạ! Trong
thời buổi thị trường, gạo châu củi quế này, mấy ai có được lối sống đó. Ngay
cái việc lo cho cái học hành mà tiền đóng cho con vào lớp, cha mẹ chạy cũng bở
hơi tai rồi. Người ta nói phổ cập cấp 2 mà lệ phí đóng xây dựng trường, tiền bảo
hiểm, tiền phụ huynh, tiền quỹ lớp … vân vân và vân vân. Cha mẹ chạy chóng cả mắt.
Huống gì không phổ cập nữa thì người dân chắc để con mù chữ!
- Sao anh bi quan thế! Dân ta còn
nghèo, mình là người dân còn phải có trách nhiệm đóng góp, xây dựng chứ!
- Bà chị chắc mới nghỉ hưu?
-Vâng, làm việc lâu rồi mà biên chế mới,
thì cũng vừa tuổi hưu!
- Thế bà chị về địa phương cũng lảnh
trách nhiệm phụ nữ chứ?
- Vâng, mình phải tích cực phục vụ cho
nhân dân!
Đèn xanh bật
lên, chiếc xe lại lăn bánh trên con đường đầy bụi, gió… Tôi nói vọng ra sau :
- Hiện giờ bà chị sống như thế nào?
- Không giấu gì anh, tôi vừa làm ngôi
nhà, gần bốn trăm triệu, hôm nay cũng làm lễ thờ cúng tổ tiên nên tôi đi mua ít
hoa quả ở phố cho tươi!
- Ồ! Bà chị thoải mái thế nên dễ công
tác cho đoàn thể, chứ người dân tay lấm chân bùn, chạy ăn buổi sáng mất buổi tối,
dân trí thì thấp nên mấy ai lo cho xã hội phải không chị?
- Vâng, nhưng cũng thiếu gì người làm
việc từ nhà nước ra, rồi bon chen, lo tư lợi thêm, họ đâu lo cho phong trào, quần
chúng! Mà cũng tại họ tất cả. Tại sao không biết nhìn xa thấy rộng, phải biết
làm gì khi đang còn ngồi trên ghế kia… Chứ về rồi thì chỉ còn cạp đất!
- Bà chị nói chí lý lắm!
- Thôi cho tôi xuống, nhà tôi kia rồi!
Tôi nhìn
theo ngón tay chỉ. Một căn nhà lầu ba tầng, xây dựng theo lối cỗ Pháp đang vươn
lên trên những nóc nhà tranh, vách ván, lụp xụp chờ mục rã theo thời gian. Những
ngọn cây vườn không vươn lên khỏi tầng hai. Tôi đang chăm chú ngôi nhà đã xây rất
công phu thì bà ta lên tiếng :
-
Bao
nhiêu anh?
-
Tùy
bà chị! Tôi đáp gọn lõn ( Vì tôi có chở
thồ lần nào đâu mà biết)
Bà ta nhét
vào tay tôi tờ giấy bạc màu xanh – Năm ngàn đồng. Rồi lửng thửng bước vào cổng
cửa sắt đang đóng kín.
Đứng trước căn nhà sang trọng và đắt tiền
như vầy. Tôi thầm nhủ - Phải chăng bao nhiêu năm công tác với đồng lương dành dụm,
nuôi heo và trúng số, bà ta đã tạo nên một gia sản mà suốt cả một đời người dân
chân chính không làm sao có được!
Đứng tần ngần
một lúc,. Tôi quên cái ý nghĩ ban đầu là về thăm người anh họ cách đây còn hơn
hai cây số nữa. Từ bên căn nhà ván ọp ẹp, người đàn bà trùm khăn, che phủ từ
đàu đến vai, được một cô bé khoảng 14-15 tuổi dìu bước ra kêu vói tôi :
-
Chú
ơi, chú làm ơn chở mẹ cháu lên bệnh viện!
Tôi cười –
Thì mình lại làm tài xế xe ôm nữa rồi! Trông gương mặt người thiếu phụ xanh
xao, nhưng nét chơn chất từ khuôn mặt đã làm tôi trắc ẩn không nở từ chối. Người
thiếu phụ leo lên ngồi cận và cô bé ngồi sau đỡ. Xe lại trở ngược về lại thành
phố. Qua ngã ba bùng binh, tôi chợt nghĩ ra là đã chở 3. Nếu gặp công an họ
thông cảm thì thôi, còn không thì phải nộp phạt mà có khi bị giữ xe lại không
chừng. Tôi e dè và chạy chậm lại. Giá gặp người đại diện pháp luật, mang bảng
hiệu, cây gậy dùi cui thì cứ chạy thẳng đến họ xin thông cảm vì chở người đi bệnh
viện, chắc họ không nở nào!
Tôi chạy được một đoạn mới buột miệng hỏi
vói :
-
Mẹ
cháu bệnh gì vậy?
-
Cháu
cũng không biết, vì nhà cháu không có tiền đi Bệnh viện!
-
Thế sao giờ này cháu lại đưa đi, tiền ở đâu? Hay cháu thấy mẹ như vậy,
đau xót quá nên đem lên đó rồi hãy hay?
- Vâng, cháu tính đánh liều, nhưng hồi
đêm người hàng xóm đem qua mấy trăm đồng đặt cọc tiền đất, nên cháu quyết định
đưa mẹ đi!
- Gia đình cháu bán đất ở đâu?
- Túng quá rồi, má cháu đành phải bán bớt
đi hai mét ngang đất nhà ở cho người hàng xóm, mà họ mua để trổ thêm lối đi vào
nhà sau.
-
Có phải chủ căn nhà ba tầng đó không?
- Dạ ! sao chú biết?
- Chú đoán mò vậy thôi! À… mà bà ta giàu quá hén! Bà ta làm gì
cháu
-
Nghe nói hồi trước bà ta làm ở cơ quan ngân hàng, sau đó về hưu. Bà ta về
đây mua đất rồi có tiền cho vay. Được cử làm Chủ tịch Hội Phụ nữ và làm công
tác xóa đói giảm nghèo cho dân.
- Thế sao mẹ cháu không vay tiền trợ cấp
cho người nghèo?
-
Đâu có dễ như chú tưởng, gia đình cháu lấy gì thế chấp? Cơm chưa có ăn…
Từ ngày mẹ cháu bệnh hoạn thì cháu một buổi tới trường, một buổi phải chạy chợ.
Họ nói gia đình cháu lo buôn bán chứ không làm nông nghiệp thì họ làm sao giải
quyết!
-
Còn ba cháu đâu, nhà có mấy chị em?
- Chỉ mình cháu, còn ba cháu theo vợ nhỏ
về thành phố rồi!
- Thế khi mẹ cháu bệnh ba cháu có biết
không?
-
Đã mấy năm nay Ba cháu biệt tăm, bệnh tình má cháu ngày thêm nặng!
-
Thế cháu không có địa chỉ để báo cho Ba cháu biết à?
- Má cháu bảo là không biết, mà má cháu cũng không muốn cho ba cháu hay!
Tôi nhủ thầm – Lại
có vấn đề - Người đàn bà thường hay thế đấy!Dễ mềm lòng với những lời ngon ngọt,
nhưng đầy tự ái khi biết mình bị phản bội…
- Cháu à! Sao khi mẹ cháu vừa bệnh, mẹ
cháu không mượn tiền bà hàng xóm bên cạnh để đi chữa cho kịp, để lâu bệnh nặng
thêm!
-
Mẹ cháu biết thế, nhưng khó lắm chú ơi, họ cho mượn lãi nặng lắm! Hơn nữa
bà ta nói bán đất cho bà, còn không thì cho mượn rồi trả đất vậy!
-
Bà ta cho vay nặng lãi mà chính quyền họ không nói gì à?
-
Bà ta khôn lắm, khi vay bắt làm giấy mượn không lãi, rồi ba tháng viết lại theo cả lãi lẫn vốn, còn phải thế chấp
cầm cố. Hơn nữa là cán bộ Phụ nữ Phường, cán bộ hưu trí. Ai làm gì được bà. Đụng
vào thì chuốt họa vào thân!
-
Chồng bà ta đâu?
-
Ông ấy chết rồi! Trước là bộ đội phục viên, sau làm ủy ban. Nhậu nhẹt
say sưa, tông xe chết quay đơ!
-
Con bà ta?
- Làm gì ngoài Bắc, lâu lâu ghé về thăm
thôi!
Qua ngã tư – người
phụ nữ gục đầu sau vai tôi, cái nóng hâm hấp từ trán truyền qua lớp áo len vào
da thịt. Tôi nhủ thầm – Chị ta sốt nặng quá rồi! Tôi tăng ga, xe lướt nhẹ… Tâm
trí tôi không còn bình thản để hỏi chuyện với cô bé nữa.
Xe dừng lại trước cổng Bệnh viện. Tôi
thấy mặt chị tái xanh, mồ hôi rịn ra
nhòe nhoẹt từng sợi tóc lăn xuống trán. Cô bé dìu mẹ hấp tấp bước vào cổng.
Bỗng cô bé dừng lại , nói vọng ra
-
Cháu
xin lỗi chú, cho cháu trả tiền xe, vội vàng quá cháu quên mất!
Tôi cười,
ôn tồn:
-
Cháu
cứ lo cho mẹ,, chú chở giúp thôi!
Chờ cô bé dẫn
người thiếu phụ bước vào phòng cấp cứu, tôi mới quay xe sang đường. Ghé vào
quán nước, kêu một ly cà phê đá… Ngồi lâu cũng bất tiện, hơn nữa không phải là
nơi các bạn bè văn nghệ thường lui tới. Trả tiền, lên xe đạp máy nổ thì một cô
gái mặc chiếc quân jean màu xám tro, chiếc
áo thun trắng hồng bó sát lấy người. Mặt rất dễ nhìn, nếu không nói là đẹp. Đôi
môi mọng đỏ, son phấn, chiếc mũ rộng vành, trờ tới.
-
Chú
cho cháu về trường Cao đẳng!
Tôi đang
phân vân- Mà cũng sắp trưa rồi, về nghỉ ngơi cơm nước. Chợt nhủ thầm – Luôn tiện đường về nhà cho
người đẹp đi nhờ một đoạn có mất mát gì đâu?
Cô gái lên
xe, mùi hương của nước hoa quyện lẫn hương tóc nàng thỉnh thoảng lan vào mũi tôi.
-
Em
về trường, học khoa nào?
-
Dạ,
cháu học Văn!
-
Tôi
có mấy cô bạn học cùng khoa với em đó!
-
Tên
gì ?
-
Thùy
Vân, Ngọc Hà!
-
Hai chị đó trên “Em “ một khóa. Hình như “Anh” là nhà thơ…?Em đã gặp anh
trong chuyến đi dã ngoại và sau đó em hỏi chị Vân… à, em nhớ ra rồi, anh có chụp
hình chung với các chị ấy.!
Tôi cười thầm –
Cô nàng đổi tông sao nhanh thế?! Chiếc xe gặp ổ gà trên con đường đá, chồm lên.
Cô gái ôm chầm lấy tôi, ngực nàng dựa sát vào lưng cảm thấy âm ấm. Những sợi
tóc bay, quất vào mặt, vào cổ và môi tôi. Mùi nước hoa ngan ngát. Qua khỏi con
đường đá lởm chởm, xe ra đường nhựa. Cô nàng lấy thế ngồi xích ra sau xe.
- Em vào bệnh viện thăm ai à?
- Vâng, người chị dâu vừa mới sinh, em
lên thăm!
- Em người miền Bắc, vùng nào?
-
Em ở Hà Bắc, nhưng vùng quê ngoài đó khổ quá, em vào ĐăK Lăk làm nương rẫy
cho người anh trong họ. Nhưng hai năm nay em chẳng thấy tiền bạc gì cả. Sau đó,
em quyết định nghỉ làm và thi vào trường Cao đẳng Sư phạm, kiếm chút tương lai.
Đậu, em mừng lắm! Nhưng tiền chi phí và lo toan cuộc sống mới, em sợ quá. Ba mẹ
em cũng không biết con mình làm gì, thỉnh thoảng viết thư về thăm hỏi và báo
cáo sức khỏe, vậy thôi. Thú thật với anh, em tiện tặn từng đồng, mỗi khi về
CưM’ga thăm anh chị thì mua chút quà cho các cháu và sau mỗi lần trở lại trường,
anh chị cũng tạm cho một ít tiền đủ tiêu vặt trong vài tuần. Mặc dù anh em,
nhưng mình phải biết lấy lòng chị phải không anh?.
Cô gái cười thật tươi, hai tay áp lên
vai tôi. Tôi quay lại và bắt gặp ánh mắt nàng.
- Anh không tin em à?
-
Tin em việc lấy lòng, nhưng chưa tin em tiện tặn!
- Sao thế?
- Vì loại nước hoa em xài đã trả lời hộ
anh!
-
Xì, bà chị dâu mới cho em chứ bộ!
-
Thế sao em không để nét ngây thơ, hồn nhiên mãi trên gương mặt. Mà bắt
nó lao vào con đường gió bụi?
- Anh không thích nước hoa à?
-
Không phải là không thích, nhưng em đang còn là sinh viên, còn mang tà
áo trắng, còn những cái cần thiết cho cuộc sống, học tập của mình cái đó mới thật
chính đáng!
Nàng víu mạnh vào
vai tôi:
- Em đã nói rồi, người ta cho thì xài,
chứ đem ném đi à?. Anh cũng là nhà văn, nhà thơ mà hẹp hòi, ích kỹ dữ a?
- Tôi có nói tôi là nhà văn, nhà thơ hồi
nào đâu?
-
Hồi nảy, anh nói đến mấy cô bạn của anh, em biết liền hà!
-
Mấy cô đó là mấy cô đó, có liên quan gì đến tôi đâu?
Nàng xì một tiếng
rồi véo vào lưng tôi
-
Anh
rõ khéo! Em không nói chuyện với anh nữa!
(Tôi thấy sự vô
lý của mình với cô gái mới quen mà đem cái triết lý dỡ dỡ, ương ương bắt người
ta theo, bèn vồn vã xin lỗi):
-
-
Thôi xin lỗi em vậy!
Chiếc xe chở hai người xuống dốc, chầm
chậm và dừng lại trước cổng trường. Nàng nhảy xuống, kề vào má tôi, đặt một chiếc
hôn thật điệu nghệ
- Tạm biệt anh! Lần sau gặp lại…
Tôi nheo mắt như
ngầm bảo –Em đáng ghét và cũng đáng yêu!
Cô nàng liếng thoắng
như con sáo vào cổng trường. Tôi lên dốc, xe chậm lại. Cười… nghĩ thầm – Thật
tình cô bé gọi xe thồ ôm chở về, nhưng khi mình “lòi “cái đuôi của dân văn nghệ
thì nàng đổi “tông” và Anh – Em!
Tôi vuốt lại mái tóc không còn xanh…
“ Lạy trời, em đừng để dấu môi son ấn vào lưng
áo tôi!”
Gió và bụi đường
thổi ngược về phía chân dốc…
Đak Lak,
10-11-1997