Cao nguyên cuối năm …Trời bắt đầu trở
rét. Cơn gió thốc mạnh, theo con đường dốc ngược về thành phố. Hai bàn tay tê
buốt, tôi cho xe chạy chầm chậm vào
Trung tâm Văn hóa.
Buổi sinh họat của Câu lạc bộ Thơ cuối năm, đã thu hút nhiều người về tham dự. Những bàn tay vồn vã nắm lấy nhau, những nụ cười chân tình cởi mở, những ánh mắt đầy lưu luyến đã làm cho tôi quên hẵn cái lạnh. Sau khi bắt tay những bạn hữu đã sinh hoạt lâu năm trong đó có những nhà thơ nữ. Đa số đều lịch thiệp, họ đến đây đủ các thành phần, giọng nói … Nhưng có một điều chung là đam mê nghệ thuật. Tuy nhiên vẫn còn một số, nhất là nữ, còn rụt rè và thận trọng hơn. Tôi kéo cao cổ áo cho bớt lạnh thì chị Hạnh xuất hiện vồn vã:
- Ồ ! Anh Văn, sao tháng trước anh
không đi?
-
Bận công việc quá chị ạ, mùa Tết mà trong nhà lại buôn bán nên ít được rảnh
rỗi. Mong sau Tết tôi cố gắng gặp các anh chị thường xuyên hơn.
Người đàn bà đứng bên cạnh chị thấy
chúng tôi vui vẻ cũng lộ niềm vui qua ánh mắt. Chị Hạnh xoay qua giới thiệu với
tôi :
-
Đây là Bác sĩ An hội viên mới của CLB chúng ta, vừa sinh hoạt tháng trước!
Tôi bắt gặp
ánh mắt nầy, quen lắm, mà không biết đã
gặp ở đâu? Gương mặt trông dễ nhìn làm
sao! ( Tôi thầm nhủ). Ánh mắt như cuốn hút hồn tôi. Tôi niềm nỡ :
-
Chào
Bác sĩ, tôi là Hương Văn, hân hạnh được biết chị!
Bác sĩ An
đưa tay bắt rất lịch thiệp. Cả ba chúng tôi bước vào phòng… Tiếng anh Chủ nhiệm
nhắc qua máy : “Mời các thi hữu và các bạn yêu thơ vào ghế ngồi để chúng ta bắt
đầu buổi sinh hoạt…” Những dãy ghế trước đã đầy ắp bạn bè cũ có, mới có, tôi kéo ghế hàng sau cho Hạnh và Bác sĩ An ngồi.
Tôi ngồi xuống mà lòng nghĩ ngợi miên
man – Ánh mắt này mình đã gặp ở đâu nhỉ(?) Có thể mình gặp ở bệnh viện khi đưa
thân nhân đi khám chăng (?) Hay cùng ngồi bên nhau trên xe, tàu xuôi đường dài
mà mình đã quên (?). Những ý tưởng tượng cứ lớn dần. Trong khi đó các thi hữu
đã đọc qua bao nhiêu bài thơ tôi chẳng rõ. Đến khi Hạnh vỗ vào tay tôi:
-
Sao
anh ngồi thừ ra vậy ?
Tiếng anh
chủ nhiệm nhắc lại : “Mời thi hữu Hương Văn lên đọc bài thơ vừa sáng tác cho mọi
người nghe… và, không quên phạt anh thêm một bài vì tháng rồi anh không tham dự!
“ Tôi chỉ cười rồi thong thả bước lên cầm
mi cờ rô. Nhìn về phía Hạnh và BS An, cũng ánh mắt ấy mà sao sáng hơn hẳn
các ánh mắt đang nhìn về phía mình. Tôi chậm rãi :
-
Kính
thưa quý thi hữu, thưa các bạn, tôi xin đọc bài thơ mới sáng tác cách đây nửa
tháng đó là bài “ Quê hương”… (Tôi nghe tiếng vỗ tay lớn khi dứt bài thơ!) Và,
sau đây là bài “ Ký ức tuổi thơ!”
chậm rãi, lắng
hồn từng câu chữ… Những tiếng vỗ tay lại vang lên. Tôi xúc động và cảm thấy
mình chơi vơi trong làn sóng tay ấy. Trả lại mi cờ rô, tôi bước về chổ cũ. Chị
Hạnh tươi cười bảo:
-
Mỗi lần anh lên đọc thơ đều gây những ấn tượng cho tất cả mọi người, vì
những bài thơ đều mới, cảm xúc lạ … nhất là phái nữ chúng em!
-
Cảm ơn Hạnh!
BS AN chìa
tay cho tôi bắt.
-
Chúc
mừng anh, những bài thơ làm em xúc động quá…!
-
Cảm
ơn Bác Sĩ !
Tôi nghe
văng vẳng lời anh chủ nhiệm – Cảm ơn thi hữu Hương Văn đã cho chúng ta nghe những
bài thơ anh vừa sáng tác và sau đây tôi xin giới thiệu thi hữu vừa đến sinh hoạt
với câu lạc bộ chúng ta tháng vừa qua là Bác Sĩ Tư An.
Cũng nét rụt
rè, từ tốn An bước lên cầm máy
-
Kính
thưa quý Bác, quý thi hữu, cùng các bạn… Tôi xin ngâm bài “ Thương về Quảng
Ngãi”
Tiếng ngâm
vút cao như xoáy vào tâm người, tất cả trong phòng lặng im. Tôi nhủ thầm – Có lẽ
đây là giọng ngâm đặc sắc và đầy tự tin nhất của Câu lạc bộ. Tràng pháo tay lại vang lên… An
trở về ghế ngồi. Tôi vồn vã:
-
Bác
sĩ An người Quảng Ngãi?
-
Dạ,
có gì không anh?
Tôi nhìn An
cười, chỉ gật đầu – Nói vừa đủ nghe như nói với chính mình- Quảng Ngãi là nơi
tôi đã sống trọn một thời niên thiếu… (Chắc có lẽ mình đã gặp cô nàng ở đây!)
Sau khi giới
thiệu thi hữu kế tiếp, anh chủ nhiệm đến sau lưng tôi, rồi nói với Bác Sĩ An.
-
Giới thiệu với BS AN, Anh Hương Văn đã từng sống ở đường Lê Trung Đình
Quảng Ngãi, tôi với anh ấy có thời gian sinh hoạt với nhau cùng làm biên tập
cho tờ báo Đạo. Tôi xem anh như người anh đúng nghĩa của nó, và cũng là người bạn
thơ chân tình đã trên mười năm nay… Còn Bác sĩ Tư An là người đồng quê hương với
tôi nên mong sau này hai người gặp gỡ, trao đổi văn chương nhiều hơn …
Tôi hớn hở cảm ơn Sơn (Tên anh ấy) vì
đã nối tình thân mật cho tôi và cũng góp ý đúng lúc… Buổi sinh hoạt kết thúc
trong niềm luyến tiếc ( Vì tôi với BS An chưa nói được gì cả!) Tôi đứng dậy bắt tay từng người
khi ra cửa. Trên đường trở về nhà, ánh trăng rằm hiện ra sau đám mây bạc, vầng
trăng tròn vành vạnh như chiếc nón, lửng lơ tỏa sáng xuống mặt đường nhựa lấp
lánh như thoa mỡ …
&
Mùa Xuân về với Tây nguyên, những cơn
gió kéo theo những đợt lạnh buốt người… Trong không khí tưng bừng của ngày Tết
Nguyên Đán, xe cộ đi lại đông đúc, nhất là lớp trẻ đi chơi ở các Thác… Tôi ghé
thăm các bạn thơ trong CLB và đến nhà Bác sĩ An sau cùng. Tìm mãi mới ra số nhà
ở trong một con hẽm. Tôi ngần ngại, tuy lòng nôn nao muốn kiểm chứng lời bạn bè
có thật không – Bác sĩ An là thiếu phụ ( Phải chăng đây là lòng ích kỷ, nhỏ
nhen của tôi!). Đứng trước căn nhà xây cấp bốn, mặt tiền khoảng bốn mét, dưới
giàn thiên lý lơ thơ mấy giò Lan, mùa này Nghinh Xuân đang nở. Tôi nhủ thầm
–Sao nhà bác sĩ mà đơn giản thế kia! Gõ vào cửa mấy tiếng, chờ đợi… Có tiếng
dép lẹt xẹt kéo lê trong nhà. Cánh cửa mở, một cháu gái, gương mặt bầu bĩnh, mắt
đen nhánh mở to nhìn tôi – Sao ánh mắt này cũng làm hồn tôi xao động thế? Nó
mang một nét sắc sảo mê hồn cũng như lần đầu gặp Bs An. Tôi ôn tồn :
-
Có
phải đây là nhà Bác sĩ An không cháu?
-
Vâng
ạ, mời Bác vào nhà !
Tôi theo
chân và ngồi vào chiếc ghế Sa lông nệm ở phòng khách. Đảo mắt quan sát – Trên
bàn thờ, bức ảnh bán thân, gương mật tuấn tú, đôi mắt sáng, nghiêm nghị, khói
hương đang cháy , thoang thoảng mùi thơm của trầm; cũng trang hoàng cây trái,
hoa huệ tươm tất. Một khung hình phía trước mặt, gia đình của An – Tôi đoán thế. Hai bức tranh
tĩnh vật treo phía đối diện. Chiếc tủ kiếng làm bàn thờ đầy ắp sách quý- Y khoa
– Văn học…trong và ngoài nước…
-
Mời
Bác uống nước!
-
Cháu
học lớp mấy rồi ?
-
Dạ,
lớp Bảy ạ!
-
Mẹ
cháu đâu?
-
Mẹ
cháu mệt nên mới nghỉ giây lác. Mời Bác ngồi chơi, mẹ cháu dậy ngay!
Tôi nghĩ thầm…
( Chắc cô bé tưởng nhầm mình là bệnh nhân đây!)
-
Để mẹ cháu nghỉ. Khi mẹ dậy thì nói Bác Hương Văn có đến. Hôm nào tiện
Bác ghé lại thăm. Bác thắp hương cho gia đình nghe…
Tôi đến bên bàn thờ, lấy hương và châm lửa đốt,
khói tỏa cuộn vòng… Rút trong túi áo phong bì lì xì cho bé. Đúng lúc đó, có tiếng
mở cửa, từ nhà trong bước ra. Thấy tôi, BS An niềm nỡ, chìa bàn tay mềm mại ra
bắt.
-
Anh đến lâu chưa? Xin lỗi em vừa có một bệnh nhân, nên mệt quá nằm nghỉ
một chút…
Sau lời
chúc đầu năm, uống thêm một cốc trà … Tôi cáo lui để An nghỉ.
-
Anh
ngồi chơi chút, đi đâu gấp vậy, không sợ em buồn à?
Ngồi uống với
An được ly rượu thì khách vào. Lòng tự trọng, tôi cáo lui, mặc dầu An cầm chặt
lấy tay tôi :
-
Anh
kỳ quá hà!
Phải
chăng vì tuổi đã lớn, hay lối sống đầy hạnh
phúc của gia đình tôi, mà không xao lòng trước những lời đầy thiện cảm của
An. Tôi chậm rãi :
-
Còn nhiều nơi chưa đến, bạn bè trách, sẽ gặp vào dịp sau đi Bác Sĩ…
Một chút giận
hờn len qua mắt Tư An, tôi thấy xao lòng…
-
Tôi về nghe!
-
Tùy anh!
&
Đêm Nguyên Tiêu … Buổi sinh hoạt đầu
năm, tự nhiên tôi thấy nao nức lạ. Đến sớm
khỏang hai mươi phút. Với ý định gặp Tư An để xin lỗi chuyện ngày Tết…Ai cũng hớn
hở, tay bắt mặt mừng. Ngồi vào ghế, đã đến giờ làm lễ, mà chẳng thấy Tư An đâu
cả. Tôi bồn chồn lo lắng. Hỏi thăm chị Hạnh – Hạnh lắc đầu – Không rõ!. Buổi lễ
diễn ra đầy những tiết mục hay, có thêm phần văn nghệ phụ diễn, ai cũng vui,
nhưng tôi cảm thấy thiếu thốn một cái gì đó. Câu Lạc Bộ tổ chức tươm tất, có cả
rượu cần, lần lượt các người đến tham dự, đều được ra trước chiếu ngồi uống, chụp
hình lưu niệm…Tôi cùng ba người lớn tuổi khác tiến về phía vò rượu, những chiếc
cần bằng trúc được vít xuống. Chất men nồng, chua, không như rượu Tây hay rượu
gạo, mặt tôi đỏ rần…Khi về lại chổ, thì đã nhìn thấy Tư An ngồi cạnh Hạnh
-
Sao
Bác Sĩ An đến chậm thế, làm mọi người lo lắng!
Tư An cúi
xuống dấu vẽ giượng ghịu, nói xong tôi tự trách mình – Sao vô duyên thế, tâm
mình hay rượu nói đây, nên vội xin lỗi ngay. An chậm rãi
- Xe em đi ra đường thì bị tắt máy, đạp
hoaì không nổ, phải tìm xe thồ, nên mới đến trễ!
Tôi cúi xuống,
dấu lòng mình ngây ngất,. Hạnh nhìn tôi như dò xét rồi cười hóm hỉnh. Sau buổi
lễ đầy ấn tượng, vì còn hương vị Tết, chương trình chủ yếu là mừng Xuân, uống
rượu, ai muốn đọc thơ thì tùy hứng… Tôi vừa dắt xe ra khỏi bãi thì Hạnh gọi giật
lại:
-
Kìa
anh Hương Văn, cho Tư An quá giang về với!
Tôi như mở
cờ trong bụng
-
Rất
hân hạnh!
Thành phố về
đêm…Gió lành lạnh, những dãy đèn cao áp soi rõ mồn một hai bóng người. Tôi hỏi
Tư An :
-
Tư
An uống ly cà phê chứ?
-
Tùy
anh!
Tôi chở Tư
An vào quán cà phê quen, gọi hai ly cà phê sữa đá. Tôi gợi chuyện:
-
Trước
hết là xin lỗi Tư An bữa hôm Tết, chắc Tư An giận lắm phải không? Tôi cũng muốn
ngồi lại lắm chứ, nhưng sợ không tiện cho Bác Sĩ, nhất là cháu và người phụ việc.
Có thể họ nghĩ sai về chúng ta gây ảnh hưởng không tốt cho Bác Sĩ… Tư An hiểu ý
tôi chứ?
Bác sĩ An
nhắm mắt lại, gật đầu. Rồi nhìn sâu vào mắt tôi…
-
Xin
lỗi Tư An, hình như tôi có gặp Bác Sĩ một lần ở đâu đó, có ấn tượng, mà tim tôi
đã lưu lại, nhưng rồi trí nhớ tôi kém quá!
-
Em
cũng mườn tượng vậy!
-
Bác
Sĩ ở Quảng Ngãi mà vùng nào? Biết đâu
tôi gặp ở đó!
Em tên
Thơm, cô gái vùng quê thuộc phía
Thời gian qua nhanh, đến năm 1978. Má
nuôi em mới có điều kiện đưa em về xã Tư An, sau khi hỏi dò tung tích, mới hay
Mẹ em bị chết trong trận pháo kích đó, nhà cháy rụi chỉ còn lại mãnh vườn. Thú
thật, lúc đó quê em quá khổ, khoai sắn thay cơm mà cũng còn thiếu. Nên em bèn
theo Má nuôi em trở lại Thị xã. Dù sao em vẫn còn có cơm ăn, có áo mặc. Em được
tiếp tục học, vì trong nhà chỉ có hai chị em nên Má em thương lắm… Nghe đâu Ba
nuôi em là một Phi công bị tử nạn trong khi làm nhiệm vụ cứu người bị bão lụt ở
Quảng Nam. Sau khi tốt nghiệp Phổ thông, em thi vào Trung cấp Y tế. Ra trường
em được phân công lên Tây nguyên. Em gặp chồng em là Bác sĩ Bình và cũng là người
Thầy hướng dẫn về chuyên môn. Anh ấy rất tậm tâm với nghề nghiệp, nên em được
truyền thụ những kiến thúc tốt và cũng nhờ anh ấy mà em tiếp tục tu nghiệp vững
vàng cho đến hôm nay. Rất tiếc, phần số em quá nhiều oan trái, nên cách đây ba
năm, sau đêm liên hoan cuối năm, anh ấy trong cơn nửa tĩnh nửa say đã đâm xe
mình vào sau chiếc xe hơi chạy cùng chiều. Anh ấy tử nạn, em đau khổ quá! Tưởng
chừng như khó qua nỗi khủng hoảng tinh thần. Anh biết đó, cha mẹ chết chỉ còn
bám víu vào người chồng để làm cứu cánh nhưng anh ấy cũng bỏ em ra đi. Em bị sốc
hơn một năm sau … Nên bây giờ ai uống rượu em cũng ghét lây…
Chờ Tư An nói xong, không muốn cắt dòng
suy tưởng của người khác, thì cả ký ức cứ dồn dập kéo về… Tôi tiếp lời Tư An …
&
Cuối năm 1974, trong chuyến đi công
tác. Là cọng tác viên cho tờ báo của Sư
Đoàn, lại thích đi đây đó nắm thực tế để viết bài, cũng như thích nghệ thuật
nên đi để săn ảnh. Tôi tháp tùng với hai Cơ trưởng vào Quảng Ngãi để sửa chửa động
cơ UH-1H đang nằm tại Tư An. Trước khi vào địa phận tôi đã hỏi kỹ Phòng Hành
quân Chiến cuộc và được biết chiếc phi cơ bị trục trặc nên đáp ở khu đất trống bên cạnh ngôi làng. Để bảo đảm an toàn
Tiểu khu đã điều động một Trung đội Địa phương quân về canh giữ vùng đó
Chiêc UH thả
chúng tôi xuống vị trí chiếc máy bay bị nạn. Hai Cơ trưởng bận rộn với công tác
sửa chửa. Tôi nhìn quanh thử tìm có gì đặc
biệt không. Ngôi làng này cũng như bao nhiêu ngôi làng khác tại đây, cũng lũy
tre xanh bao bọc quanh làng, mía ở đây chen lẫn với cây cối và đồng rạ khô đã gặt
xong… Bỗng trên đường mòn thấp thoáng mấy đứa bé, chúng khoảng chừng dưới mười
tuổi, áo quần nâu, đen cộc, da ngăm, tóc hoe vì nắng, đi chân không… Chúng rụt
rè lẫn tò mò. Những cặp mắt nhìn chằm chặp vào tôi. Tôi vẫy chúng lại, chúng đứng
xa nhìn trân trối. Tôi cười như muốn làm quen,
chúng bớt sợ sệt, chúng dần dần đền gần, tôi rút trong túi áo ra một phong Chewing gum đưa cho chúng, chúng sợ
sệt, tôi phải bóc một thanh bỏ vào miệng nhai, rồi đưa số còn lại cho bốn đứa,
trong đó có một bé gái.
Cô bé mặt tròn, nhưng đôi mắt hiện ra một
nét sắc sảo, linh hoạt, mái tóc hoe ngắn, chiếc quần cộc và cái áo nâu cũn cỡn.
Tôi thấy mến ngay cô bé, chúng quen dần, vì chúng tôi chẳng làm gì chúng sợ cả…
Chúng ngồi vây quanh tôi, sờ vào chiếc huy hiệu, vào đôi giày da… mọi thứ đều
xa lạ với chúng. Gần trưa, công việc xong, chúng tôi đem đồ hộp ra ăn. Tôi chia
phần cho từng đứa. Tôi luôn mang theo đồ hộp phòng thân, nếu gặp rủi ro nào
cũng có thức ăn, trong túi xách chỉ đựng cuốn sổ tay, chiếc máy ảnh, vài cuộn
phim và đồ hộp kể cả cơm sấy.
Ăn xong, tôi hỏi cậu bé lớn nhất:
-
Ba mẹ
em làm gì ?
Nó lắc đầu –
Không biết!
Ba mẹ có nhà
không? – Không biết!
Bao nhiêu câu hỏi
từ đứa này sang đứa khác đều lắc đầu – không biết!
Người Cơ trưởng
nhìn tôi cười :
-
Vùng
xôi đậu mà ông hỏi làm gì! Ngày phe ta, đêm phe địch!
Tôi mới sực
nhớ:
-
Thế
Ba các em, đêm có về thăm các em không? – Không biết!
Tôi thầm
nghĩ trong lòng – Đúng là lời dạy bảo khôn khéo! Cái gì cũng không biết!
Chúng gom lại
tất cả những chiếc hộp- chắc để làm đồ chơi. Tôi kéo túi xách, lấy ra các thứ
còn lại, nào thịt gà, heo, bánh, cà phê, đường… Tôi chia cho cô bé nhiều thứ nhất.
Cô bé nhìn tôi chớp chớp đôi mắt trông dễ thương lạ. Bèn lấy máy hình chụp cho
chúng một tấm, nhưng cô bé tôi chụp riêng thêm một tấm, lấy phông chiếc máy bay
làm nền.
Tôi hy vọng đây là một đề tài cho trang
viết của tôi trong một chuyến đi thực tế. Một lát sau, người Cơ Trưởng gọi bộ
đàm cho phòng hành quân Biệt đội cử Pilot bay về. Khỏang nửa giờ sau, tôi nghe tiếng máy bay xoành xoạch
và gió quạt vù vù, nghiêng ngã cây cỏ chung quanh. Pilot nhảy xuống, máy bay lại
vụt lên cao, quầng trên bầu trời. Tôi nhận ra Trung Úy Tuấn,anh tươi cười bắt
tay tôi :
-
Nhà
báo cũng có đi sao?
-
Chuyến đi cuối năm mà lị!
Anh mở cửa
phòng lái, ngồi vào ghế, một cơ trưởng vào ghế cạnh, buộc dây an toàn, đội nón
để liên lạc. Mở máy. Động cơ nổ dòn, cánh quạt quay nhanh dần tôi và người còn lại ngồi ghế sau.
Đưa tay vẫy mấy đứa nhỏ, các em sợ gió níu tay vào các bụi cỏ rậm… Máy bay vừa
lên khoảng 50 mét thì một loạt đạn pháo
nổ ngay dưới đất, căn nhà bên cạnh bờ tre cũng trúng pháo phát hỏa, lửa bốc
cao…Tôi nhìn xuống thấy các em quằn quại nên hét lớn: - Chúng pháo kích chết các em rồi, hãy
cứu các em, Trung úy!
Máy bay lên
cao, quay vòng một lượt, dưới đất còn hai em động đậy, . Tôi năn nỉ - Trung Úy
Tuấn à, anh cũng là người Quảng Ngãi, anh nên nghĩ đến tình người, hãy cứu các
em còn sống… Tôi sẽ xuống bốc lên, chỉ hai phút thôi, đừng chần chờ nữa…
Quay vòng
lượt thứ hai Trung Úy Tuấn đưa ngón tay cái ra hiệu đồng ý. Trong bộ đàm Tuấn gọi
như khẩn khoản :
-
Song
Chùy 1, Hai gọi, nghe rõ không?
-
Nghe,xin yểm trợ tôi xuống, có trở ngại!
-
Ô
kê!
Máy bay
trên cao, thẳng đứng, đúng vị trí, rơi… thả lỏng. Nhanh như hòn đá rơi, máy bay
dừng trên khoảng mười lăm mét, cánh quạt quay
và từ từ hạ xuống… Còn độ hai mét, tôi và người bên cạnh nhảy ra, tôi bốc
ngay cô bé và người bên cạnh ẵm cậu bé bị thương nặng , máu ra lênh láng. Hai đứa
kia chết không toàn xác. Máy bay lao vút đi. Tôi vẫn ẵm cô bé trên tay, máu ở
chân trái ra nhiều quá thấm đỏ cả quần tôi. Mắt tôi cứ đăm đắm vào gương mặt cô
bé đã nhợt nhạt, vì mất máu. Tôi nói qua hơi thở - Hy vọng hai đứa còn sống.
Máy bay hạ xuống Bệnh viện dã chiến Quảng
Ngãi. Hai chúng tôi ẵm chạy ngay vào phòng cấp cứu. Các Bác sĩ sốt sắng người
đo huyết áp, tim, lấy máu phân loại …, Nữ
Bác sĩ trực hôm đó là Kiều Nga, nhìn tôi hỏi thăm – Các em bị đạn pháo kích, chỉ
cứu được hai đứa, mong nhờ Bác sĩ giúp đỡ. Khi hỏi tên , tôi chẳng biết tên gì-
Khi ngồi với các em tôi chẳng hỏi tên nên lúng túng nói đại, cô bé là Tư An và
cậu trai là Tư Nghĩa. Tôi gởi gắm lại
cho BS trực và cho số điện thoại của tôi ở Đà Nẵng, nếu có mệnh hệ gì báo cho
tôi biết… Bà ta cười – Không quân các
anh mỗi lần về là có việc làm cho chúng tôi. Tôi cười lại – Nghề nào cũng làm
phước thôi Bác sĩ, chiến tranh mà, kẻ đi trước người đi sau, chỉ còn chút tình
người là tồn tại với thời gian!
Trong cái bắt tay thông cảm, tôi ra tàu
lòng thanh thản lạ thường. Về đến Đà Nẵng, đêm đó tôi viết bài cho tòa soạn “
Chuyến đi cuối năm” được Tổng biên tập đánh giá rất cao, rất thực tế, rất tình
người được mọi mặt tuyên truyền nhưng không thể đăng được vì vi phạm “Luật an
phi”. Qua ngày Mồng 6 Tết tôi nhận Sự Vụ Lệnh đi học Dẫn đạo tại Nha Trang và đến
khi đất nước được thống nhất tôi không còn liên lạc được với Bệnh viện Quảng
Ngãi và biệt tăm từ đó đến nay!
&
Kể đến đây. Tư An nắm chặt lấy hai bàn
tay tôi, run run, xúc động :
-
Đúng
quả đất tròn, em mới gặp được ân nhân cứu mạng sống của em, nếu như không có
anh thì chắc gì em còn lại trên thế gian này!
Hai giọt nước
mắt lăn trên gương mặt căng đầy nhựa sống. Tôi lấy khăn lau nước mắt và nói vừa
đủ cho Tư An nghe :
-
Chúng
ta về Tư An!
Dìu An ra
xe như dìu người em nhỏ. Xe chạy chầm chậm. An nói trong gió bay
-
Anh
chở em đi quanh thành phố này một lượt để nhớ kỷ niệm đêm nay. Em muốn gần bên
anh!
Xe chạy chậm,
trên những con đường có ánh đèn soi bóng. Những cột đèn khẳng khiu lần lượt chạy
ngược về phía chúng tôi… Gió đêm thật lạnh. An ngồi sát vào lưng tôi, làn hơi ấm
truyền qua người. Lòng tôi rộn lên một niềm vui khó tả và những cảm giác ngất
ngây như lần đầu đang yêu… Tôi nghĩ ngợi miên man…
- Tư An à,
anh không biết phải nói với em sao đây? Chắc sẽ nói dối lòng mình. Anh phải xem
em như người em gái bé bỏng của anh. Như thế chúng ta càng quý mến nhau hơn. Mà
anh còn bổn phận với vợ con anh, anh biết chúng ta có duyên với nhau mới gặp được,
nhưng nợ thì chưa có. Thôi để cho thời gian đi qua em à!
. Nàng gục đầu vào vai tôi không nói gì.
Tôi cảm thấy ấm ở vai, An đang khóc…
Xe đến nhà Tư An, bóng đêm che rợp khoảng
sân. Tôi dựng xe chờ người nhà mở cửa. Bỗng Tư An ôm chầm và gục vào ngực tôi rấm
rức… Tôi để cho lòng mình dậy sóng… Bất chợt, tôi đè nén lòng mình để khỏi xúc
động vì thói thường tình của con người…
Lúc sau, An vuốt lại tóc. Bấm chuông… Ánh đèn trước cửa sáng lên. Tôi thấy hai
mắt An đỏ hoe, bắt tay tôi :
-
Thôi
anh về!
-
Chào
Tư An, chúc em gái ngủ được bình an!
Tôi lên xe
mà không dám quay mặt lại. Ánh trăng rằm vằng vặc sáng. Tôi cho xe chạy chậm để
hít thở khí trời trong lành và nghĩ rằng Tư An đang ngồi phía sau xe …
Buôn Ma Thuột,
31-8-2000