28 July 2016

NGHĨ VỀ KIẾP LƯU ĐẦY CỦA NGƯỜI NGHỆ SỸ - Trần Mộng Lâm


Thi sỹ Lhacène Ziani

Vũ Hoàng Chương đã viết những câu thơ mà rất nhiều người trong chúng ta đã thuộc lòng :

Lũ chúng ta lạc loài dăm bẩy đứa.
Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh.


Tôi không biết tại sao ông lại viết như vậy ngay khi còn ở tại trong nước. Ai đã khinh ông, và quê hương nào có ruồng bỏ gì, vì sau đó ông vẫn sống tại VN, vẫn gắn bó với thi ca và những tật xấu của mình, vẫn được đời trọng vọng cho đến khi Miền Nam thất thủ. Hay là thi sỹ đã có được cái khả năng nhìn thấu tương lai, và thấy trước thảm họa thuyền nhân Việt Nam cuối Thế Kỷ 20 ?? Nói như vậy cũng không đúng, vì giống nòi không bao giờ khinh những người thuyền nhân này, chỉ có các người Miền Nam khinh và không muốn sống với bọn CS đến từ phương Bắc, cách sống thiếu văn minh và sự đê hèn với ngoại bang. Họ lỳ lợm và tráo trợn đến không chịu nổi. Một trong 4 nỗi khổ của con người là phải sống với người mà ta khinh ghét – Tứ Diệu Dế của Phật Giáo dậy như vậy. Chân lý này không chỉ dành cho người Việt Nam, mà cho tất cả nhân loại, tất cả các chủng tộc.
Tôi có một người bạn Algérien, thi sỹ. Tên ông ta là Lhacène Ziani. Giao tình giữa chúng tôi khá đặc biệt và dài dòng, không kể ra đây vì không cần thiết. Sau khi cho ra đời một tác phẩm mang tên Le Soupir, hay Tiếng Thở Dài, ông mang nó đến tặng cho tôi. Lý do tôi viết bài này là tâm trạng của ông không khác gì tâm trạng tôi, tuy chúng tôi không cùng một tổ quốc.

Nói tới người Algérien, chúng ta thường nghĩ tới những người Ả Rập theo Hồi Giáo, và có cảm tưởng là trong bọn họ, có nhiều người quá khích, có các hành động khủng bố, gieo sợ hãi cho mọi người. Sự thực không phải hoàn toàn như vậy, tôi muốn nói đến một tập thể người Algérien cố cựu, giống như những người da đỏ ở Mỹ và Canada, đã bị các người Ẩ Rập Hồi Giáo thôn tính, để đến nỗi ngày hôm nay, họ phải bôn đào khắp các phương trời, không khác các người Miền Nam Việt Nam sau 1975.
Tập thể người Algériens cố cự này được mệnh danh là Les Kabyles – đó là các bộ lạc người Berberes sống tại Kalybie, vùng cao nguyên Algérie. Họ nói tiếng Berbère (Berbérophones) chứ không phải tiếng Ả Rập, và theo ông Ziani, họ thường là dân ngoại đạo (Laics), tuy trên các tài liệu ghi là đạo Hồi là tôn giáo của số đông các người Kabyles. Kể từ khi Algérie độc lập, các người Kabyles không bao giờ ngừng sự đòi hỏi độc lập, giống như người Nam Việt Nam. Và hiện nay các người Kabyles sống lưu đầy nhiều nhất tại nước Pháp, giống như chúng ta tại Quận Cam, California.
Ngược dòng lịch sử, Algérie không phải là cố thổ của các người Ẩ Rập Hồi Giáo. Đất này khi xưa có 8 bộ lạc các người Berberes họp thành một tập thể mà người Ả Rập gọi là Zouaoua – và các người Kabyles được gọi chung là dân Zouaouas. Thuở xa xưa ấy, họ nuôi súc vật và trồng trọt để mưu sinh, kiểu người Thượng ở Việt Nam. Họ sống thành các bộ lạc, có cách tổ chức và sinh hoạt riêng, giống như các quan lang của người thiểu số Bắc Việt. Họ nói tiếng Kabyle, và dân số hiện nay là từ 5 đến 6 triệu người, nghĩa là 15% dân số Algérie. Bị sự chèn ép của các người Ả Rập, họ bỏ nước ra đi. Hiện nay, có khoảng 800.000 người sống tại nước Pháp,
Lhacène ziani được sanh ra tại một cái làng trong thung lũng Soumman. Ông ta là một thi sỹ, đã đặt nhiều lời ca cho các bản nhạc Kabyle, và hiện nay vẫn đang tranh đấu cho một nền Tự Do cho dân Kabyle. Tại sao lại chọn thơ văn làm khí giới đấu tranh, ông viết :
Jusque dans ma plus tendre enfance, je me reconnaissais une grande fascination pour la poésie : j’étais reveur, curieux et je pouvais m’attarder sur n’importe quoi….celà ne m’empêche pas de parler de mon pays, de l’exil, de moi-même. (Ngay từ thuở ấu thơ, tôi đã bị Thi Ca quyến rũ, Tôi mơ mộng, tò mò và bất cứ điều gì cũng níu kéo tư tưởng tôi…..những điều này không ngăn cấm tôi nói về tổ quốc, về sự lưu đầy, về chính bản thân tôi.)
Ông mơ mộng và có tánh tò mò từ nhỏ, nhưng ông dùng thi ca để nói về tổ quốc ông, về thân phận và sự lưu đầy của chính ông. Nói về sự đàn áp của người Ẩ Rập với dân tộc ông, ông đã viết những hàng sau đây, tôi đọc và thú vị vô cùng, vì hoàn cảnh của ông không khác Việt Nam ta :
Les hommes ont été souvant vaincus mais pas les femmes, les veuves, pour la plupart, qui composaient des vers et les chantaient avec des berceuses , des valses et autres aires dans toutes les circontances pour glorifiers nos valeurs et nos traditions. (Những người đàn ông thường an phận chiến bại, nhưng phụ nữ, những người góa phụ, đặt những câu thơ để hát ru con, hay luân vũ, hay để nhẩy, hát trong bất cứ trường hợp nào, ca tụng những giá trị của chúng tôi và để bảo tồn văn hóa.)
Văn Hóa đây là văn hóa của người Kabyles, bị đe dọa bởi những người ẩ Rập xâm chiếm, giống hệt như dân tộc Việt, và sư tấn công của China, hiện tại và sau này.
Đọc các hàng này, không thể không nghĩ tới các đoạn vidéo clips gửi từ quốc nội trong đó các phụ nữ chống cự bọn công an hung ác đàn áp dân lành, không cho họ đòi hỏi chủ quyền của đất nước và sự trong lành cho môi trường Biển miền Trung mới đây. Tôi nghĩ đến cô giáo Lam, tôi nghĩ đến người đàn bà đã đấu khẩu mãnh liệt với bọn công an đến nhà bà và gỡ xuống các khẩu hiệu bà viết ra để chống bọn tài phiệt, bọn cướp nước China.
Lhacene Ziani hiện đang sống lưu vong tại cùng một thành phố với tôi, và ông tiếp tục làm thơ. Ông coi Thi Ca là một vũ khí để chống đối – Tôi muốn ngừng ở đây một chút để trả lời những người hay kết án, trong số người Việt chúng ta, người khác bằng những xúc phạm nặng nề, kiểu như : Thằng đó chỉ chống Công bằng mồm, chống Công kiểu sa lông….v..v.
Chúng ta hãy đọc các vần thơ của Ziani :

Je ne suis prédestiné
A tel ou tel autre sort
Mais je suis conditionné
Par mon patrimoine d’abord
Bien sur par la societé
C’est elle qui indique le Nord
Cependant, j’ai resisté
Avec mes moyens du bord.

(Không phải do định mệnh đã đưa tôi đến số phận này hay số phận khác, nhưng tôi luôn luôn gắn liền với di sản của tổ tiên, và dù rằng xã hội tôi đang sống bắt tôi phải đi theo hướng của nó, tôi vẫn chống cự lại bằng những phương tiện của tôi).
Những phương tiện đó là gì, nếu không phải những bài văn, bài thơ, bài nhạc.
Vậy thì chống Cộng bằng mồm, có gì là xấu ??
Tôi không có tin tức gì về người bạn của tôi sau khi tôi gặp ông cuối năm 2014. Tuy nhiên tôi biết chắc rằng ông vẫn tiếp tục đấu tranh cho dân tộc và đất nước ông. Hoàn cảnh của dân Kebyles giống hệt hoàn cảnh của người Miền Nam sau 1975 và nếu như người Miền Nam đã làm những cuộc vượt biên, thì người Kébyles sau 1992, khi những người Hồi Giáo quá khích, Intégrites, đã tàn sát tất cả những ai không theo họ, thì người Kébyles cũng phải bôn đào…..Ce fut alors L’EXODE MASSIF vers la France et le Canada…. Ông Ziani đã viết như vậy. Và hiện nay, những người như ông làm gì, hãy nghe ông giải thích : Ils ne peuvent qu’écrire et chanter pour adresser des message appropriés aux victimes, aux résistants et aux occidentaux (Họ chỉ có thể viết và hát những thông điệp về các nạn nhân và những người chống đối còn trong quê hương, cũng như những người tây phương.)

Những gì người Kébyles đang làm, cũng là những gì chúng tôi muốn làm, khi viễn ảnh Việt Nam bị Chiana thôn tính, và dân tộc Việt, văn hóa Việt, sẽ bị mai một đi sau nhiều năm bị đô hộ, giống như Tây Tạng hay Tân Cương hiện nay.
Không phải ai cũng cầm súng được, và chúng ta lấy đâu ra súng ?? Tuy nhiên chúng ta vẫn chống cự lại sự Hán Hóa bằng những phương tiện chúng ta có trong tay, những bài viết, những bản nhạc gửi về đất nước qua Internet. Rất mong lời đề nghị này sẽ được các văn nghệ sỹ lưu vong hưởng ứng.

Nếu chúng ta phải rơi vào tình trạng ngày nay, thì chẳng phải chúng ta sanh lầm thế kỷ, mà chỉ tại chúng ta mà thôi.

Trần Mộng Lâm