Chúng ta kẻ viết ‘quí vị‘, người
viết ‘quý vị’, song chẳng ai tùy tiện viết ‘quí vỵ’
Một quyết định của bộ Giáo Dục năm
1984 dùng nguyên âm /i/ thay thế nguyên âm/y/ trong các âm tiết mở, theo quy
định là phải viết i ngắn: kĩ (thuật), lí (thuyết), mĩ (thuật), hi (vọng),
(nghệ) sĩ…
Hiện tại cách dùng nguyên âm /i/
tràn lan chỉ được thấy trong các sách giáo khoa và các công bố khoa học.
Cách trên nửa thế kỷ, tôi luôn viết
‘bác sỹ’, ‘hy vọng’, khoảng 20 năm nay tự nhiên tôi viết ‘bác sĩ’, ‘hi vọng’.
Nhưng tôi không tài nào có thể viết
‘Nam Kì, nhà Lí, lí trưởng’ dù trong hoàn cảnh nào.
Vì tôi đã quá quen thuộc với “quân
Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, Lý Chiêu Hoàng… và Lý Toét, Xã Xệ” trong tuần báo Ngày
Nay.
Năm 1998 Tòa Án Hiến Pháp Liên Bang
Đức phán quyết do không có điều luật nào cai quản chính tả nên ở ngoài học
đường, mọi người có thể viết chính tả theo ý mình thích.
Thực tế, ở Âu Mỹ do tự trọng, mỗi
người đều viết đúng chính tả, không quàng xiên.
Bản Di Chúc của Hồ Chí Minh là một
ngoại lệ, là mô hình của chính tả viết theo ý mình thích, được Hồ Chí Minh soạn
thảo, viết từ năm 1965 đến năm 1969.
Chưa vội bàn đến nội dung di chúc, chủ tịch Hồ Chí Minh, danh nhân văn hóa, có
lối viết chính tả… lạ mắt, ngược đời, hoàn toàn không có ý niệm về văn hóa Việt
Nam.
Di chúc viết tay, sửa chữa, tự đánh
máy, bắt đầu là:
Việt nam zân chũ cộng hòa
độc lập, tự zo, hạnh fuc
”Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là
hạng người “xưa nay hiếm” nhưng tinh thần, đầu oc vẫn rât sáng suôt, tuy sưc
khỏe có kém so với vài năm trươc đây.”
và kéo dài mấy trang, chính tả rất
độc đáo tại nhiều điểm :
1- Không tôn trọng các dấu thanh hỏi
ngã.
Hồ Chí Minh mọi chữ là đánh dấu ngã,
thỉnh thoảng lắm mới là dấu hỏi, khi viết.
Những từ thông dụng nhất: “ở, của,
phải…” viết cũng sai dấu.
Viết sai một vài chữ còn khả thứ, vô
cảm hoàn toàn với dấu hỏi/ ngã – một kho tàng đẹp đẽ, phong phú, quí báu của
ngôn ngữ tiếng Việt – là điều không thể chấp nhận đối với một “danh nhân văn
hóa đất nước” mà đã từng sống ở hang Pắc Bó, miền Bắc, đến lúc qua đời năm
1969, tai nghe luôn tiếp xúc âm thanh trầm bổng hỏi ngã của giọng Bắc.
Không tôn trọng các dấu thanh hỏi
ngã khiến người đọc rất tiếc cho công trình của tác giả.
2- Không phân biệt d và gi , Hồ Chí Minh nhất loạt thay thế bằng z : zân, zo, zai câp,
zữ zìn…làm nghèo nghiêm trọng tiếng Việt.
Tiếng Việt ‘dày mỏng’ khác ‘giày
dép’, không thể đánh đồng viết ‘zày’. Lỗi này rất nặng.
Xét việc, thực tình tôi chưa thấy
chủ tịch Hồ Chí Minh danh nhân văn hoá là ở chỗ nào!
3- Không viết ph, thay thế bằng f: fãi fuc vụ, fân fối, fong cãnh, fụ nữ.
4- Không viết ngh, thay bằng ng: ngĩ ngơi thay vì nghỉ ngơi, chủ ngĩa, ngề
ngiệp.
5- Không viết dấu sắc ở các từ tận
cùng bằng c, ch, p, t (tắc âm): cac cụ, cach mạng, khăp 2
miền, gop phần, zup họ, đói ret, hêt sưc… điều này quái dị, khó tưởng tượng.
6- Không đặt đúng dấu thanh trên
nguyên âm đôi : lúc thì “Tòan Đãng, toàn dân
đoàn kết” lúc thì “Toàn Đãng, tòan dân đòan kết”… (đánh máy trên máy đánh
chữ xưa, có dấu thanh).
7- Không viết đủ chữ, mà viết tắt: ng. =người, th. niên= thanh niên, Trg quôc=
Trung quốc..
8- Tuy nhiên về chính tả /i,y/ thì
Hồ Chí Minh viết theo lối cũ:
Chống Mỹ, hy sinh, kỹ niệm, dùng /y/
thay vì /i/, chỉ sai dấu hỏi, ngã.
Di chúc Hồ Chí Minh được công bố cho
toàn dân, được lãnh đạo Đảng suy tôn là văn kiện lịch sử vô giá của Đảng, nhà
nước và nhân dân VN, một hiện tượng văn hóa kỳ diệu, ánh sáng của trí tuệ và
niềm tin… thì chính tả cần thận trọng, nghiêm túc, tôn trọng nhân dân, người
đọc.
Với một lãnh tụ có tư cách (?), một
danh nhân văn hóa thế giới (?) thì lại càng phải hoàn hảo.
Bằng không thì di chúc chỉ là 1 hiện tượng chính tả kỳ quặc, 1 trò hài, khinh
bạc đối với dân tộc, phá hoại văn hóa.
Đến nay vẫn chưa hiểu tại sao và từ
bao giờ Hồ Chí Minh có lối viết chính tả lạ thường như vậy.
Dù sao, dùng f, dùng z. không phân biệt hỏi ngã… là được thấy rõ ở tiếng Trung
Quốc.
Học vấn thì dở dang, văn hóa thì tầm thường…thì dương danh tất trông vào giảo
hoạt thiên phú.
Lê Bá Vận