21 November 2018

Ý NGHĨ NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM - Nguyên Lạc


Ý NGHĨ RIÊNG

Nhân đọc bài thơ "tô hồng" nghề giáo NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM XHCN 20 -11 của GS. TSKH. Nhà giáo Ưu tú Đinh Văn Nhã (Hà Nội), tôi xin mạn phép được góp ý như sau:

-- Cái ông có râu ria trước tên này hình như đầu óc "có vấn đề" đối với "Đảng quang vinh", cần phải bị rút thẻ Đảng. Sống ở "thiên đường" mà làm thơ ca tng cái nghề hèn mọn này ở các nước "tư bản giãy hoài không chết" và của kẻ "địch" VNCH. Phải viết như vầy mới đúng"hiện thực XHCN"

CÓ MỘT NGHỀ NHƯ THẾ
*
Có một nghề cuối đầu vâng lời Đảng dạy
Xây dựng "con người mới XHCN" Việt Nam
Cần mười năm trồng "hoa dại" cho đời
Cần trăm năm cấy lai "con người mới"

Con người quên công ơn tiên t
Con người dâng gấm vóc sơn hà
Con người luôn chỉ nghĩ đến "ta"
Cơ đồ rách kệ cha mẹ nó!

Hai lúa Nguyên Lạc

BÀI THƠ TÔ HỒNG

Đây là bài thơ "tô hồng" nghề giáo ở Việt Nam XHCN hiện đại - được phổ nhạc bởi ngài nhạc sĩ Bùi Anh Tú [*]

CÓ MỘT NGHỀ NHƯ THẾ

Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo đó là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Mà mang lại cho Đời đầy “trái ngọt hoa tươi”!

Có một nghề rèn luyện cả đời người
Để mang lại sự tốt tươi cho thiên h
Có một nghề thật đớn đau nghiệt ngã
Để mang tặng cho Đời những Tài tử Giai nhân
Lặn lội cả đời nhả kén tơ ươm
Cho loài Người được khoác lụa vàng óng ả!

Có một nghề vượt bao khó khăn cao c
Để rèn luyện cho Đời những nguồn lực vô biên
Có một nghề luôn đào tạo những “Tài, Hiền”
Cho đất nước được bình yên thịnh vượng!

Có một nghề luôn tạo niềm vui sướng
Cho bao người đạt sự nghiệp thăng hoa
Có một nghề từ sáng đến chiều tà
Dạy dỗ học trò miệt mài không ngơi ngh

Có một nghề ngay từ trong suy nghĩ
Nhận trách nhiệm với Đời,
Làm Thầy của cả những bậc Vĩ nhân!

Có một nghề cũng có lúc quên thân
Mang con chữ gieo vần nơi heo hút
Có một nghề bỏ tiền lương mua giấy bút
Dạy các em thơ xứ Mèo Vạc vùng cao
Xua nắng Hè Thu, cõng gió Đông vào
Thổi mát rượi những ngày Hè oi bức!

Có một nghề cứ mỗi khi thức giấc
Đã nghĩ nặng tình về thế hệ mai sau.
Nguyên khí Quốc Gia sẽ trôi dạt về đâu?
Khi Hiền Tài không được nuôi trồng chăm bón!

Ôi Trời Đất giao cho ngành ta trọng trách lớn
Nghiệp mênh mang mà chức sắc lại cỏn con!

Ta luôn ước mơ cho Đất nước được vuông tròn
Thoát địch họa và tai ương rình rập
Phải gắng xây một lâu đài vững chắc
Cho Tổ Quốc được yên vui, Thế giới được thái bình.
Cho Quê hương ta trong đó có mình
Được hưởng trọn quang vinh ấm no hạnh phúc!

Nghề Nhà Giáo được vinh danh tiến bước
Cùng mọi nghề xây mực thước cho đời
Cho Thiên hạ mãi mãi xanh tươi
Cho cuộc sống được đổi đời oanh liệt
Cho thế gian ai ai cũng nhận biết
Nghề Giáo là Thầy giúp đất nước được thăng hoa!
GS. TSKH.  Nhà giáo Ưu tú Đinh Văn Nhã
(Hà Nội ngày 6/1/2017)

@. PHỤ LỤC

NGÀY NHÀ GIÁO

NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11:

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có điều khoản quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên.

NGÀY NHÀ GIÁO THẾ GIỚI

Ngày Nhà giáo thế giới, viết tắt là WTD (World Teachers' Day) là ngày lễ quốc tế do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đề xướng năm 1994, được tổ chức hàng năm vào ngày 5 tháng 10, dành để thu hút sự chú ý của xã hội đến tình trạng của các nhà giáo, vai trò của họ trong việc hình thành và phát triển xã hội, đồng thời huy động sự hỗ trợ cho các giáo viên và để đảm bảo rằng các nhu cầu của các thế hệ tương lai sẽ tiếp tục được các giáo viên đáp ứng.

NGÀY NHÀ GIÁO HOA K

Tổ chức giáo dục Liên bang (National Education Association - NEA) đã chọn ngày 6/5 hàng năm để tôn vinh những người làm công việc "gõ đầu trẻ" tại đất nước này. Thậm chí, tuần lễ xuất hiện ngày 6/5 cũng được coi là Tuần Nhà giáo Hoa Kỳ. Trước đó, Quốc hội Hòa Kỳ từng tổ chức một lễ kỷ niệm dành cho các thầy cô vào ngày 7/3/1980, nhưng về sau NEA đã quyết định dời ngày này qua tháng 5. Vào ngày này, các học sinh và sinh viên thể hiện sự kính trọng đối với thầy cô trong ngày này bằng việc tặng thầy cô các món quà kỷ niệm.[Nguồn FB Trần Kiêm Đoàn]
***
Kính chúc sức khoẻ các thầy cô chân chính nhân NGÀY NHÀ GIÁO

Nguyên Lạc
..................
[*] Nhạc sĩ đi tìm tác giả bài thơ "Có một nghề như thế" và ca khúc mới ra đời