Tổng thống Donald Trump đánh một lúc hai “app” TikTok và
WeChat của hai công ty Trung Quốc, đánh nhanh, đánh mạnh, nhưng cũng nằm trong
trận chiến kinh tế, thương mại đã bắt đầu từ năm 2018.
Mở đầu là trận chiến thuế quan, ông Trump khai pháo, bị trả đũa, và kéo dài cho tới giờ chưa ngã ngũ. Tiếp theo là lệnh cấm trên Huawei, một công ty bán 250 ngàn cái điện thoại di động năm ngoái, nhiều hơn Apple. Bây giờ ông Trump tấn công vào một mặt trận mới là những cái “app.” Trong lãnh vực này Trung Cộng đã đánh trước. Những thứ “app” của Facebook, YouTube và Google đã bị cấm trong Trung Quốc từ lâu rồi; bây giờ Mỹ mới trả đòn. Tháng Sáu vừa qua, chính phủ Ấn Độ cũng đã cấm cửa TikTok và WeChat cùng nhiều công ty khác của Trung Quốc, sau khi hai nước đụng trận ở biên giới trên vùng núi Himalaya.
Hậu quả lệnh cấm của ông Trump là từ giữa tháng Chín 2020
người Mỹ hay các công ty Mỹ sẽkhông được làm ăn với Tik Tok nữa, trừ khi một
công ty Mỹ mua và làm chủ cái app này. Có hai vấn đề: Thứ nhất là chuyện an
ninh, chính phủ Mỹ lo ngại các ty chủ nhân của Tik Tok là ByteDance (Tự Tiết
Khiêu Động) có thể dùng app này để thu thập các dữ liệu về người Mỹ và các công
ty Mỹ. Thứ nhì, hai nước chắc chắn đang mở cuộc chạy đua trong lãnh vực tin học
trên toàn thế giới.
Về vấn đề thứ hai, thực ra ông Trump, hoặc những người tiền
nhiệm có thể đánh sớm hơn vào các công ty tin học Trung Cộng từ lâu. Vì nhìn xa
hơn, đây là một cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa Mỹ và Trung Cộng trong thế kỷ
21, không cách nào tránh khỏi!
Trong vấn đề thứ nhất, thì đây là điều ai cũng công nhận là
có thật. Các công ty Facebook, YouTube và Google xưa nay vẫn cất giữ các thông
tin về các cá nhân, đoàn thể và xí nghiệp sửdụng các app của họ, để sử dụng và
đem bán cho các nhà làm quảng cáo, tiếp thị. Nhưng Tik Tok hay WeChat thì khác
một điều: Chính phủ Mỹ không thể bắt YouTube, Facebook hoặc Google tiết lộ các
dữ liệu họ thu lượm; còn Cộng sản Trung Cộng có quyền bắt Tik Tok và WeChat làm
gián điệp cho nhà nước.
Trung Cộng có thể dùng các dữ liệu của Tik Tok và WeChat để
biết người Mỹ nào đang ở đâu, di chuyển tới những chỗ nào, mua bán cái gì, trò
chuyện với ai, từ đó suy ra các tin tức có giá trị tình báo.
Tháng 12 năm ngoái, Bộ Quốc Phòng Mỹ đã ra lệnh binh sĩ phải
xóa bỏ app Tik Tok trong máy điện thoại của mình vì mối lo đó. Thượng viện Mỹ
cũng biểu quyết cấm nhân viên chính phủliên bang không được dùng Tik Tok trong
máy điện thoại được cấp phát.
Nhưng lệnh cấm thường dân Mỹ sử dụng Tik Tok không dễ áp dụng.
Trước hết là chính phủMỹ phải đưa ra bằng chứng cho thấy Tik Tok đã vi phạm luật
vì trao cho Bắc Kinh các dữ liệu của người sử dụng. Chính công ty Tik Tok ở Mỹ
sẽ đứng ra kiện.
Trong năm qua, Tik Tok đã tìm cách “Mỹ hóa” triệt để, mời
ông Kevin Mayer, một cựu quản đốc của công ty Disney về làm tổng giám đốc và mời
các nhà đầu tư Mỹ nổi tiếng góp vốn. Công ty đang có 1,000 nhân viên người Mỹ
và sẽ tuyển dụng 10,000 người nữa; để chứng tỏ họlà một “công ty Mỹ.”
Trong nước Trung Hoa Tik Tok không hề được công ty ByteDance
sử dụng mà dùng một app tương tự mang tên là Dou Yin (Đẩu Âm). ByteDance cho biết
sẽ cất giữ các dữ liệu của Tok Tok ở trong nước Mỹ hoặc tại Singapore. Nhưng dù
các dữ liệu cất giữ ở nước nào không ảnh hưởng gì tới việc sử dụng các dữ liệu
đó.
Năm 2015, gián điệp Trung Cộng đã ăn trộm được các thông tin
về 21 triệu người, khi đột nhập vào máy của Nha Nhân viên của chính phủ liên
bang Mỹ! Đầu năm nay Bộ Tư pháp Mỹ tố cáo gián điệp quân sự Trung Cộng, vào
năm2017, đã lấy trộm các dữ liệu về 145 triệu người Mỹqua kho chứa của Equifax,
một công ty thẩm lượng tín dụng.
Điều chính phủ Mỹ có thể nêu lên để biện minh lệnh cấm Tik
Tok chính là Đạo luật về An ninh Tình báo mà quốc hội Trung Cộng đã thông qua
năm 2017, bắt các công ty tin học của họ phải cộng tác với hệ thống tình báo.
Có một cách để chính phủ Mỹ rút lại lệnh cấm Tik Tok là một
công ty Mỹ đứng ra làm chủ. Công ty Microsoft đang thương lượng với ByteDance về
vụ này, và Tổng thống Trump tỏ ý ủng hộ.
Nếu việc mặc cả của Microsoft thành công, người ta sẽ chỉ
trích rằng đây là một cuộc “ép duyên” phũ phàng. Công ty ByteDance ước tính giá
trị của Tik Tok cao hơn con số $50 tỷ mỹkim mà thị trường dự đoán, vì Tik Tok
có 100 triệu người sử dụng trong nước Mỹ, đặc biệt là giới trẻ.
Nhưng trong quá khứ, một vụ “ép duyên” tương tự đã diễn ra rồi
mà không ai kiện cáo. Năm 2019, một công ty Trung Quốc đã bị chính phủ Trump ép
phải bán một cái app chuyên dùng trong việc hẹn hò của những người đồng tính
(gay dating app). Lý do cũng là an ninh quốc gia! Chủ nhân của app này có thể
dùng các thông tin cá nhân thu lượm được để làm áp lực với những người đồng
tính muốn giữ bí mật; có thể ép họ làm gián điệp của Cộng sản Trung Quốc!
Như vậy thì các thông tin cá nhân mà Tik Tok thu lượm được
cũng không khác gì! Thực ra, điều này cũng đúng đối với các công ty Mỹ như
Facebook, Tweeter, YouTube và Google! Facebook còn lưu giữa các thông tin về
người Mỹ nhiều hơn Tik Tok gấp bội. Chính phủ Mỹcũng vẫn theo dõi, thu lượm các
thông tin cá nhân của các công dân, qua máy điện thoại di động, như Edward
Snowden đã tố cáo.
Lệnh cấm Tik Tok của Tổng thống Trump không dễ đem thi hành.
Muốn những người Mỹđang sử dụng Tik Tok phải gỡ bỏ cái app này ra khỏi điện thoại
của họ thì phải bắt các công ty như Google, Apple hoặc Microsoft cộng tác; mà
các công ty này không chắc đã theo vì chủtrương của họ vẫn là bảo vệ quyền tự
do thông tin.
Lệnh cấm đối với app WeChat của công ty Tencent (Đằng Tấn)
diễn biến theo cách khác. WeChat, bên Trung Quốc gọi là Weixin (Vi Tín), là một
diễn đàn cho mọi người trao đổi, giống như các app WhatsApp và Telegram của
Facebook. Trung Cộng cũng cấm những app Mỹ này từ lâu, bây giờ ông Trump đang
đánh trả đòn. Nhưng bên ngoài nước Tàu WeChat không được ưa chuộng vì có nhiều
khuyết điểm, mà người trong lục địa không biết hoặc bỏ qua dễ dàng. Vì vậy,
khác với Tik Tok, không có công ty Mỹ nào tính mua WeChat để tiếp tục hoạt động
ở Mỹ!
Ở Mỹ chỉ có những người hay liên lạc với người trong Trung
Quốc mới dùng WeChat. Các công ty Mỹ đang bán hàng sang Trung Quốc dùng WeChat
để liên lạc với khách hàng sẽ phải ngưng. App này cũng không dễ bị dùng để làm
gián điệp vì các thông tin, dữ liệu để chỉ được lưu giữtrong máy, không chuyển
về một trung tâm.
Nhưng công ty Tencent, trị giá gần $700 tỷ đô la, đang đứng
trước một mối lo lớn, vì họ đang đầu tư trên khắp thế giới, đặc biệt là góp vốn
cho các công ty chuyên về trò chơi và đánh bài trên mạng ở nước Mỹ, như Riot
Games, Epic Games, Glu Mobile và Activision Blizzard. Tencent đang làm chủ 40
phần trăm công ty Epic Games ở North Carolina. Chính phủ Mỹ có thể bắt Tencent
phải ngưng bành trướng.
Cuộc Chiến tranh lạnh trong thế kỷ 21 giữa Mỹ và Trung Cộng
sẽ còn kéo dài. Tổng thống Trump cấm Tik Tok và WeChat chỉ là màn mở đầu cho
các trận tấn công mới. Trong quá khứ, Trung Cộng đã tiến lên nhờ cóp nhặt các
sáng kiến kỹ thuật xuất phát từ nước Mỹ. Mạng Baidu bắt chước Google, Ali Baba
làm đúng những việc bán hàng trên mạng giúp eBay và Amazon làm giầu ở Mỹ, Didi
cũng tổ chức gọi xe như Uber, Weibo (Vi Bác) thì bắt chước Twitter!
Trong cuộc chiến tranh lạnh mới, nước Mỹ cần phải xác định vị
trí rõ ràng hơn. Từ hàng thế kỷ qua, Mỹ vẫn chủ trương mậu dịch tự do là chìa
khóa giúp kinh tế phát triển, trong nước cũng như trên toàn thế giới. Trung Cộng
thì ngược lại, họ chủ trương nhà nước nắm quyền quyết định kinh tế, thương mại.
Hơn nữa, Mỹ là quốc gia đề cao tự do thông tin, một quyền căn bản về kinh tế
cũng như chính trị. Ngược lại, Trung Cộng luôn luôn kiểm soát thông tin, đặc biệt
bây giờ là thông tin trên mạng.
Các chính phủ Mỹ, dù Cộng Hòa hay Dân chủ cũng sẽ tiếp tục
theo đuổi cuộc chiến tranh lạnh. Về lâu dài, họ sẽ phải làm thế nào để “giữ được
linh hồn” không để mất, trong khi trong giai đoạn này họ phải “ăn miếng trả miếng”
nên dùng các chiến thuật mà cộng sản Trung Quốc vẫn dùng!
Ngô
Nhân Dụng