Hình ảnh ngày mưa thường gợi buồn. Nhất là những ngày mưa lê thê, rả rích. Hết mưa, đất trời như được tắm gội tươi mát, cảnh vật đẹp hơn bao giờ. Trời cao, nắng đẹp, mây xanh, hoa lá khoe sắc màu tươi mơn mởn. Mưa được ví như giọt nước mắt: Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em (Ru đời đi nhé – Trịnh Công Sơn). Nên mưa cũng biểu hiện cho một đoạn đời khó khăn, buồn thảm. Sông có khúc, người có lúc. Rồi một ngày nắng đẹp lại trở về. Chẳng thế mà tục ngữ Việt Nam có câu: “Sau cơn mưa trời lại sáng.”
Ở đó, ông cùng các bạn của ông, những sĩ quan QLVNCH và những
người tù chính trị, bị “bên thắng cuộc” đày ải lên chốn rừng thiêng nước độc ở
miền Bắc, bị canh chừng cẩn mật hành động, nghĩ suy, bị buộc lao động khổ sai
và đói ăn, hầu tiêu diệt lần mòn thể xác lẫn tâm hồn, nếu được, của những người
tù ấy.
Làm nhớ những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh đã
ghi lại nỗi niềm của cha chị trong những năm tháng ở trại tù Gia Trung:
Hay nhà thơ Lữ Quỳnh, để giữ vững khí tiết của người lính miền
Nam, đã phải tự canh đến cả giấc mơ của chính mình:
Nhưng không vì vậy mà tâm hồn nhà thơ bị đánh mất cái Đẹp,
cái Chân Thiện Mỹ. Ông vẫn yêu lắm cuộc đời này bằng một tình yêu nhân bản.
Nhìn trời mưa ở chốn ấy, ông an ủi người bạn tù đang buồn lặng thinh đi bên cạnh
ông, bằng cách nghĩ: “mưa ở đây như mưa ở quê nhà”.
Ông nhìn mưa với trái tim nhân hậu, ngỡ như mưa có khả năng
gột sạch những nhơ bẩn ti tiện của cuộc sống hiện tại, làm trôi đi những nỗi muộn
phiền để đời trở nên thanh cao trong sạch như đóa sen “gần bùn mà chẳng hôi
tanh mùi bùn” và đầy niềm vui no đủ đáng yêu như mâm xôi đỏ mọng:
Mưa đưa ông trở lại khu vườn xanh xưa, thoảng hương hoa cau
đêm hè, trăng lung linh nội cỏ của ngày nào. Kỷ niệm êm đềm chợt về:
Kỷ niệm này nối tiếp kỷ niệm khác lần lượt về trong ông. Hạnh
phúc. Rộn rã.
Này con phố quen, quán cà phê, hiệu sách… của thuở nào:
Mưa, xin hãy gột rửa hết sạch những xấu xa để đời thanh cao
lại về:
Tâm hồn thi nhân lồng lộng. Không một lời oán than, trách
móc. Bởi ông vẫn tin rằng: “chiếc roi bạo lực chẳng thể vung hoài trong gió”
(giả sử. mai ta về). Chỉ mong sau cơn mưa khổ nạn, một ngày được trở về nơi căn
nhà gỗ bên đồi để:
Mưa ơi! Xin mưa hãy cuốn trôi đi hết những niềm đau nỗi khổ,
những thù hận vây quanh, những hố sâu cách trở, những ích kỷ nhỏ nhen, mang lại
tin yêu hạnh phúc, để người nhìn người bằng đôi mắt thông cảm, thương yêu, để
thế giới này là nơi trú ngụ bình an cho muôn người muôn loài, để mộng dữ không
còn và người người reo vui:
(*) trích từ bài thơ “Mưa ở đây như mưa ở quê nhà” (Nghệ
Tĩnh 1980) trong tập thơ TÔI CÙNG GIÓ MÙA của Nguyễn Xuân Thiệp – Phố Văn tái bản
2012.