03 June 2021

BÀI THƠ TỨ TUYỆT CỦA TUỆ SỸ - Nguyên Lạc

Nhân ngày sinh của Đức Phật Thích Ca - Phật đản sinh ngày trăng tròn tháng Vesakha/ Vaisakha theo lịch Ấn Độ (ngày 15/4 theo âm lịch), tôi có vài hàng về thầy Tuệ S- Thượng ta Thích Tuệ S.

 . Sơ lược về đại lễ Phật đản Vesak:

Lễ Phật đản là 1 trong 3 ngày lễ lớn của đạo Phật: gồm có lễ Vu Lan, lễ Thành đạo và lễ Phật đản.

Theo quan niệm Phật giáo, lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni vào 15/4 âm lịch năm 624 trước Công Nguyên. Phật giáo Nam Tông và Tây Tạng còn gọi đó là ngày Tam Hiệp (kỷ niệm ngày ra đời, ngày thành đạo và ngày nhập Niết bàn của Đức Phật). Mỗi nước tổ chức kỷ niệm ngày Tam Hiệp (Vesak) vào thời gian khác nhau tùy theo quan niệm.

Một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...thì thường tổ chức lễ Phật đản vào 8/4 âm lịch hàng năm. Các nước theo Phật giáo Nam Tông tổ chức vào 15/4 âm lịch hoặc 15/5 dương lịch. Tại Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và các nước theo Phật giáo nguyên thủy, lễ Phật đản diễn ra vào ngày trăng tròn của tháng Vaisakha theo lịch Phật giáo và lịch Hindu (tháng 4 hoặc tháng 5).

Đại lễ Phật đản Vesak năm nay, Phật lịch 2565, rơi vào ngày Thứ Tư Wednesday, May 26, 2021, tức vào rằm tháng 4 âm lịch.

.

I. VÀI HÀNG VỀ THẦY TUỆ SỸ

 

Thầy Tuệ Sỹ là một trong những người bất khuất mà tôi kính trọng nhất trong đời. Xin được ghi ra vài lời về Thầy:

.

1. Thầy Thích Tuệ Sđã từng bị nhà nước CSVN kết án tử hình về tội "Âm mưu lật độ chính quyền": Vào ngày 1- 4-1984, Thượng Tọa Tuệ Sỹ bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ cùng giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát, 19 Tăng ni và sĩ quan cũ của VNCH; các ông bị kết án "âm mưu võ trang lật đổ chính quyền". Trong phiên tòa kéo dài nhiều ngày, cuối tháng 9 - 1988 Thầy bị kết án tử hình cùng giáo sư Lê Mạnh Thát.

Những lời tuyên bố của người tù lương tâm Tuệ Sỹ tại Tòa Án, cũng như khí phách kiên cường lúc trong tù là tấm gương sáng chói, niềm tự hào của Phật giáo và của dân tộc: "Lập trường của chúng tôi là lập trường của Phật giáo, là lập trường của toàn khối dân tộc".

Tháng 11 năm 1988, sau một cuộc vận động giảm án, bản án được giảm xuống còn tù chung thân. Ngày 1 tháng 9 năm 1998, ông được thả tự do từ trại Ba Sao - Nam Hà ở miền Bắc Việt Nam. Trước khi thả, nhà cầm quyền CS yêu cầu ông ký vào lá đơn xin khoan hồng để gửi lên Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Ông trả lời: “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi!”. Công an nói không viết đơn thì không thả, Thầy không viết và tuyệt thực. Chính quyền Cộng sản đã phải phóng thích ông sau 10 ngày tuyệt thực .[1]

.

2. Lời phát biểu gần đây của Thầy Tuệ Sỹ

"Đúng là ở trong đất nước nào thì phải tôn trọng luật pháp đó, nhưng nếu tự mình đặt ra luật pháp để dùng luật pháp đó xâm phạm tới giá trị, xâm phạm lý tuởng của người khác thì tôi không chấp nhận luật pháp đó, tôi sẵn sàng chịu chết. Tôi đã từng đứng trước bản án tử hình rồi, tôi không sợ, tôi chấp nhận nó. Đây không phải tôi thách thức, mà là vấn đề lý tưởng của mình…

NAM MÔ ĐẠI CƯỜNG TINH TẤN DŨNG MÃNH PHẬT" - Tuệ Sỹ - (Trích bài "Định hướng tương lai với thế hệ Tăng sỹ trẻ" của Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, nói với Tăng Sinh Thừa Thiên Huế)[2]

.

 II. PHM CÔNG THIỆN VIẾT VỀ THƠ TUỆ S

 

Trước khi vào trích đon bài viết ca thi, triết gia Phm Công Thiện, tôi xin dẫn ra đây lời ca Phan Đo - người bn danh tiếng trên FB- mà cá nhân tôi cho là chính xác: " Tôi dám nói, ngay cả đại sư Thái Hư, nhà sư cải cách Phật giáo triều nhà Thanh, với bộ sách Thái Hư Bồ Tát tạng, 60 cuốn cũng không so được với thầy Tuệ Sỹ. Nếu thắc mắc phát ngôn của tôi, thì cứ tìm đọc"

Giờ mời các bn đc trích đon bài viết ca Phm Công Thiện:

 

[ ... Tuệ Sỹ bị CS nhốt tù từ năm 1979 cho đến năm 1981, và sau cùng từ năm 1984 cho đến năm nay, mười năm liên tục, Tuệ Sỹ vẫn bị CS nhốt tù và bị xử tử hình, rồi giảm xuống chung thân hay hai chục năm cấm cố. Lần cuối cùng tôi gặp Tuệ Sỹ thì Tuệ Sỹ mới 26 tuổi. Chiều nay, tôi giựt mình chợt nhớ rằng năm nay Tuệ Sỹ đã 50 tuổi rồi. Thế thì không còn là chú tiểu Tuệ Sỹ mà là một đại thượng tọa Thích Tuệ Sỹ! Dù trong cảnh tù ngục đói khổ trăm điều, thiền sư thiên tài Tuệ Sỹ vẫn bất khuất và hùng khí vẫn ngùn ngụt cao ngất như đỉnh Trường Sơn mà nhà thơ Tuệ Sỹ vẫn trọn đời ngưỡng vọng yêu thương trên những con đường oanh liệt khai mở cho Sử Tính quê hương được vượt thoát ra ngoài chế độ CS, cái chế độ hoang phế tàn tạ mà Tuệ Sỹ gọi là "tha ma mộ địa". Chúng ta hãy lắng nghe bài thơ "Ngục Tối" của Tuệ Sỹ:

 

Lửa đã tắt từ buổi đầu sáng thế

Một kiếp người ray rứt bụi tro bay

Tôi ngồi mãi giữa tha ma mộ địa

Lạnh trăng tà lụa trắng trải rừng cây

Khuya rờn rợn gió vèo run bóng qu

Quì run run hôn mãi lóng xương gầy

Khóc năn nỉ sao hình hài chưa rã

Để hồn ta theo đốm lửa ma trơi.

 

Bốn câu thơ cuối đã nói hết tất ca thế giới điêu tàn của CS hiện nay:

 

Khuya rờn rợn gió vèo run bóng qu

Quì run run hôn mãi lóng xương gầy

Khóc năn nỉ sao hình hài chưa rã

Để hồn tan theo đốm lửa ma trơi

 

Hai câu thơ cuối cùng của bài "Ngục Tối" nói lên ý chí hực lưa đốt cháy tất cả gỗ mục của tâm thức hạ liệt:

 

Khi tâm tư vẫn chưa là gỗ mục

Lòng đất đen còn giọt máu xanh ngời

 

Bài "Trầm Mặc" đưa chúng ta đi vào sự trầm mặc ung dung, không hẳn bi quan và không hẳn lạc quan, coi cuộc đời "như quáng nắng, như giấc mộng, như thành phố giữa sa mạc: tất cả sự hiện khởi, tồn tục và biến mất đều như vậy" (như câu kệ của Long Thọ mà Tuệ Sỹ đã trích dịch trong quyển Triết Học Về Tánh Không của mình:

 

Anh ôm chồng sách cũ

Trầm mặc những đêm dài

Xót xa đời khách l

Mệnh yểu thế mà hay

(Trầm Mặc)

 

Tuệ Sỹ là một trong số ít đạo sĩ thi nhân với pháp khí phi thường là Trí Huệ Bát Nhã cùng với lòng Đại Bi Thơ Mộng, Tuệ Sỹ là một trong số ít thể hiện được ý nghĩa trọn vẹn của Ý thức chính trị toàn diện, ý thức hành động Bi Trí Dũng dẫn đường soi sáng Thế Mệnh của Sử tính quê hương.

California, ngày 20 tháng 6, 1994.

Phạm Công Thiện ...][3]

.

III. BÀI THƠ TỨ TUYỆT CỦA THẦY TUỆ SỸ

 

Sau đây là bài thơ tứ tuyệt chữ Hán "ấn tượng" của Thầy Tuệ Sỹ làm khi còn trong tù: "Cúng Dường"

"Cúng Dường" là bài thơ được Thầy Tuệ Sỹ làm trong những năm tháng giữa ngục tù CS . Bài thơ vỏn vẹn chỉ 4 câu, mang sự nhẫn nhịn chịu đựng và tâm từ bi rộng lớn nhìn thế gian đầy những tranh chấp trong hận thù, máu lệ.

1. Nguyên văn- phiên âm  bài thơ

.

Cúng dường

Phụng thử ngục tù phạn

Cúng dường Tối Thắng Tôn

Thế gian trường huyết hận

Bỉnh bát lệ vô ngôn

Tuệ Sỹ

.

Bản dịch:

Đây bát cơm tù con kính dâng

Cúng dường Đức Phật đấng Tôn Thân

Thế gian chìm đắm trong máu lửa

Lệ nhỏ không lời, lòng xót thương.

(Tuệ Sỹ Đạo Sư trang 91- Thích Nguyên Siêu dịch)

.

2. Phỏng dịch của nhà thơ Vân Nguyên:

 

Dâng chén cơm tù lên

Cúng dường Tối Thắng Tôn

Thế gian tràn oán hận

Ôm chén lòng khóc thầm

 

3. Phỏng dịch của Nguyên Lạc:

.

Cúng dường

Cơm tù hẩm kính Thế Tôn

Lòng thành đảnh lễ cúng dường Tôn sư

Thế gian không dứt hận thù

Ôm bình bát lệ xuân thu không lời

.

Mong thầy Tuệ Sỹ sức khỏe và an lạc nhân ngày Phật Đản.

.

Nguyên Lạc

….................

Nguồn:

[1] Vài Nét Về Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ - Viên Linh

 http://www.gdpt.net/tailieu/tuesy/tuesy.htm

[2] Duyên Giác Ng

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=848810485322783&id=461201424083693

[3]: Trang FB thơ Tuệ S

https://www.facebook.com/Thotuesi