Hai tay độc tài Xi và Poutin chắc năm 2022 đã cho phép họ nắm
lấy vai trò lãnh đạo thế giới thay Huê kỳ và Âu châu . Nhưng sự thật đã không xảy
ra như họ mơ ước.
Xi và Poutin đã âm muu nhau thiết lập một trật tự thế giới mới
theo chủ thuyết độc tài của họ. Tháng 2 năm rồi, Pou được Xi tiếp đón niềm nở ở
Bắc kinh và hai người đã long trọng xác nhận «tình bạn với nhau không giói hạn».
Ba tuần sau, Pou xua quân xâm chiếm Ukraine . Xi không giấu được nổi vui mừng của
mình là Tây phương sẽ tan rã vì Otan vốn là cái «xác chết lâm sàng» từ lâu. Con
đường chiếm lấy Đài loan dễ như ăn bánh bao đang mở rộng thêng thang trước mắt
Xi. Như Pou đã chiếm Crimée năm 2014 và 4 thành phố phía Đông của Ukraine.
Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Ukraine chống trả kiêu hùng. Otan siết chặt hàng ngũ. Trên chiến trường quân đội nga bị đánh tơi bời. Quyền lực của Pou chao đảo. Đồng thời, tại xứ Tàu, dân tàu đứng lên biểu tình khăp nơi đòi Tự do và Dân chủ. Điều chưa từng thấy, cả từ thời Mao. Ngoại trừ cuộc biểu tình mùa Xuân 89 ở Thiên An môn của sinh viên đòi dân chủ và bị Đặng Tiểu bình cho xe tăng cán chết cả mươi ngàn người.
Dân Tàu biểu tình, hô lớn khẫu hiệu «Đả đảo Xi, Đả đảo đảng
cộng sản». Hệ thống kiểm soát dân chúng của nhà cầm quyền tàu là tinh vi và khắp
nơi nên đã thâu hình cuộc biểu tình với những khẩu hiệu, những lời bất mản của
dân chúng để báo cáo. Và Xi đã biết hết . Sau đó, Xi phải tháo gở biện pháp «0
covid». Nhưng Xi đã làm bánh bao hết bao nhiêu dân tàu chống đối, thì chưa biết.
Một cái tát tai Xi khá đau đúng vào lúc Xi nắm giữ Chủ tịch đảng thêm năm năm nữa.
Và nắm chặc quyền lực tuyệt đối, Xi thực hiện giấc mộng Hoàng đế Tàu suốt đời .
Nhung lịch sử cho thấy chế độ đôc tài nào xưa nay vẫn có tuổi thọ của nó.
Xi làm người hòa giải nhưng bao lâu?
Xi muốn ủng hộ Pou tích cực để chiến thắng Ukraine nhưng
không dám công khai. Từ một năm nay, Xi lợi dụng tình hình chiến tranh của Nga
với Ukraine mà gia tăng trao đổi thương mãi với Nga. Pou vừa thông báo như một
tin mừng quan trọng Xi sẽ tới Moscou gặp Pou nhưng không nói rõ chi tiết.
Xi sẽ ủng hộ cụ thể để Pou thắng Ukraine hay chỉ muốn nhắc lại
hai nước lâm chiến nên đối thoại tìm một giải pháp hòa bình? Cho tới nay, Xi vẫn
chưa bao giờ lên án Pou xâm chiếm Ukraine là vi phạm luật pháp quốc tế. Trái lại,
còn công kích Âu châu phong tỏa Nga về kinh tế: «Một số nước muốn liên kết
quân sự để tìm một sự an toàn tuyệt đối, khiêu khích các khối xung đột nhau để
các nước phải chọn phe phái và để tiếp tục thống trị đơn phương, bất chấp luật
pháp và quyền lợi của kẻ khác». Nên Xi thường kêu gọi Âu châu hảy tôn trọng
chủ quyền các nước liên hệ trong cuộc chiến, cả Ukraine.
Từ đầu cuộc chiến Ukraine, Xi vẫn giữ 2 cách ứng xử: đoàn kết
chặc chẽ với Nga chống Tây phương, nhưng giữ thận trọng với vấn đề viện trợ vũ
khí cho Nga. Xi và Pou có chung một chủ trương chống Tây phương vì Tây phương
là tiêu biểu cho Dân chủ Tự do mà điều này lại không phù hợp với cái trật tự mà
họ muốn áp đặt lên thế giới khi họ thay thế được Tây phương. Hôm trước ngày kỷ
niệm một năm tiến đánh Ukraine, Pou còn nhấn mạnh «Giới ưu tú Tây phương không
cần che giấu mục tiêu của chúng là phải làm cho Nga thất bại, nghĩa là phải
thanh toán chúng ta một lần cho xong». Pou cũng xác nhận chính Tây phương phải
lảnh trách nhiệm leo thang trong cuộc chiến ở Ukraine vì theo lập luận của Pou,
Tây phương tích cực yểm trợ lực lượng tân phát-xít ở Ukraine để chúng củng cố một
quốc gia chống lại Nga.
Quan hệ giữa Tàu và Huê kỳ ngày càng căng thẳng nghiêm trọng,
thường xuyên với nhiều khủng hoảng tưởng chừng đã dẩn tới xung đột nóng. Như vụ
bà Chủ tịch Hạ viện Huê kỳ thăm viếng chánh thức Đài loan. Vụ khinh khí cầu của
Tàu bay thám thính trên lảnh thổ Huê kỳ trong nhiều ngày và bị bắn hạ.
Xi vẫn nhiều lần kêu gọi, từ nhiều tháng nay, là nên cùng tìm
một giải pháp cho cuộc chiến Ukraine mà lại không lên án Pou xăm lăng và vi phạm
tội ác chiến tranh. Khi nới chuyện với TT. Biden, như lúc gặp nhau ở Nam-dương
năm rồi, Xi tỏ ra mình luôn luôn chủ trương hòa bình, mong muốn có đối thoại để
sớm chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Xi còn muốn Huê kỳ, Otan và Âu
châu hảy cùng nhau nói chuyện với Nga.
Huê kỳ vẫn nghi ngờ Xi có thể đã viện trợ võ khí cho Pou.
Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Bắc kinh quả quyết không có và cũng không nghĩ sẽ
làm việc này.
Thử nghĩ vai trò hòa giải của Xi sẽ kéo dài được bao lâu khi
thấy tình hình cuộc chiến Ukraine xấu đi, bất lợi về phía Pou, liệu Xi có ra
tay cứu bồ hay không? Pou thua, Liên bang Nga tan rã, Xi sẽ cô đơn. Bao nhiêu
quyền lợi ở Nga chưa kịp khai thác, mất hết. Về địa chánh, các nước trong Liên-
bang Nga sẽ trở thành quốc gia độc lập. Âu châu và nền Dân chủ Tự do sẽ mở rộng
thêm. Giấc mơ bá chủ thiên hạ của Xi sẽ là giấc mơ giữa ban ngày.
Xi viện trợ võ khí cho Nga?
Nhưng Xi vẫn chưa dám gởi võ khí cho Pou vì sợ bị Huê kỳ và
Âu châu cấm vận kinh tế lúc này. Vả lại Xi thường huênh hoang tự cho mình người
yêu chuộng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế . Dĩ nhiên, Xi muốn kết thúc sớm
cuộc chiến Ukraine nhưng phải có lợi cho bạn nhưng vẫn không dám xác nhận vì mối
quan hệ về quyền lợi với nhau. Nên Xi cố đóng vai trò hòa giải.
Sau cùng, ai cũng thấy Xi tới nay đã thật sự học được bài học
chiến tranh ở Ukraine. Sự chiến đấu kiên cường của dân và quân Ukraine vì lòng
yêu nước đã làm cho bộ tham mưu Bắc kinh phải liệu hồn mà thống nhứt Đài-loan bằng
võ lực năm 2027.
Người ta nói chiến tranh Ukraine là cuộc chiến một mất một
còn giữa Thiện và Ác, giữa Dân chủ và độc tài. Nếu Pou thắng thì hóa ra cái Ác
là chơn lý và độc tài trở thành giá trị qui chiếu của chánh trị!