– Ở Việt Nam nếu bạn đi ăn tiệm, thấy ngon, đừng khen vì người
ta sẽ tăng giá gấp hai.
- Khi mua hàng, bạn phải trả giá. Dù có trả giá bao nhiêu
thì cũng vẫn hớ. Nhưng cũng tự an ủi là: “Ờ! Có người còn hớ hơn mình.”
- Để quên “iPhone” hay ví tiền, đừng cất công quay trở lại hỏi
có ai lượm được không? Nên nhớ bạn đang ở Việt Nam, không phải ở Nhật.
- Đi đường, chỉ nên đeo nhẫn hay đồ trang sức giả. Có thể bị
mất ngón tay, nhưng ít ra không mất nhẫn vàng thứ thiệt.
– Đừng lễ phép, chào hỏi, cám ơn, xin lỗi làm chi cho tốn công. Đó là dấu hiệu, cử chỉ của người yếu. Không có chỗ sống cho người yếu trong xã hội Việt Nam. Ở VN bây giờ toàn những anh hùng.
– Nếu mất giấy tờ, khi khai báo với cơ quan chính quyền thì
phải biết điều. Người công chức ngồi trước mặt bạn đã tốn nhiều tiền mới được
chỗ ngồi đó. Hãy giúp họ thu lại số tiền đã bỏ ra. Đơn của bạn cũng chẳng có ai
xét, nhưng nếu biết điều thì cũng đỡ mất công chờ đợi.
– Khi có người hỏi “Có biết bác Hồ không?” thì đừng kể lể những
điều bạn biết về ông Hồ qua Wikipedia. Khổ lắm, biết rồi, nói mãi! Người ta chỉ
nhắc khéo là bạn đã quên chi tiền đó.
– Gặp một người lần đầu, cứ nó là “Chào Tiến sĩ!” Vì rất hiếm
có người Việt Nam không phải là Tiến sĩ. Ít nhất cũng là Phó Tiến sĩ; nhưng nên
biết là người Việt không thích làm Phó cho ai cả.
– Nếu gặp một ông Tiến sĩ có trình độ hiểu biết thấp hơn học
sinh tiểu học thì đừng ngạc nhiên. Có “khả năng” là ông ta chưa hề học xong tiểu
học.
– Nếu người ta đưa một tờ giấy khổ lớn, chằng chịt những chữ,
đừng nghĩ đó là một thực đơn. Đó là một danh thiếp, liệt kê bằng cấp, chức vụ,
thành tích.
– Đừng hỏi chức vụ này nghĩa là gì, bằng cấp kia của trường
nào. Chính ngay đương sự cũng không biết!
– Nếu muốn mua tơ lụa hay đặc sản Việt Nam làm kỷ niệm, đừng
mua tại chỗ, vác nặng mệt xác. Chờ khi về nước tạm dung, mua trong một tiệm ở
phố Tàu gần nhà.
– Đừng làm gì, nói gì, nếu không muốn bị phiền phức. Nên nhớ
ở nước bạn, người dân có quyền làm bất cứ điều gì luật pháp không cấm. Ở Việt
Nam chỉ có quyền làm những gì đảng và nhà nước cho phép.
– Đừng làm gì, ngay cả khi luật pháp cộng sản cho phép. Nhiều
người ở tù mọt gông vì tưởng luật pháp cộng sản làm ra để áp dụng.
– Nếu muốn biết ai thuộc giai cấp nào trong xã hội chỉ cần
nhìn móng tay họ. Ở Việt Nam, có câu nói nổi tiếng: “Tôi làm thối móng tay mới
xây được nhà cửa.” Nếu thấy ai có móng tay thối, nên bày tỏ sự kính trọng. Ít
ra đó là một anh chủ tịch xã, làm chủ một dinh cơ lớn gần bằng dinh Tổng thống
Mỹ.
– Nếu bạn thấy một người diện “complet,” “cà vạt” trong khi
trời nóng như lửa, nói những câu ngớ ngẩn khiến thiên hạ ôm bụng cười, xin đừng
nghĩ đó là những anh hề. Đó là những đỉnh cao trí tuệ loài người, đang mô tả một
thiên đường XHCN trong tương lai.
– Đừng ngạc nhiên khi thấy một người làm 100 dollars mỗi
tháng mà xài iPhone giá trên ngàn đô la, xe hơi trên trăm ngàn.
– Thấy hàng trăm người tụ tập ồn ào, đừng nghĩ họ đang biểu
tình đòi nhân quyền hay tranh đấu cho môi sinh. Họ đang tranh nhau chỗ trong một
tiệm McDonald’s, Starbucks…
– Thấy hàng ngàn người ngoan ngoãn xếp hàng cả buổi, đừng
nghĩ họ chờ vào thư viện, coi triển lãm… Họ chờ giờ mở cửa của H&M hay GAP.
– McDonald’s, H&M… đối với bạn là những tiệm bình dân,
ăn cho mau, mặc cho tiện. Với người Việt, đó là những nơi sang trọng, dấu hiệu
của thành đạt. Cái gì dính dáng tới ngoại quốc cũng sang trọng. Chụp được cái
hình nằm chờ trước cửa H&M là bằng chứng bạn thuộc thành phần cách mạng ưu
tú trong xã hội.
– Nếu thấy một người quỳ gối, hôn chân một người khác, người
quỳ gối phải là người Việt. Vì không thể có chuyện ngược lại. Đó là một hành động
vinh quang, nếu người ngoại quốc là tỉ phú và là niềm hãnh diện, nhất khi người
ngoại quốc là… người Tàu.
– Thử nêu tên
Mandela, Gandhi… Nhiều người trẻ nghĩ đó là một tên hiệu quần áo tây, hay tên
thuốc lác, chữa ghẻ. Nhưng họ sẵn sàng kể cho bạn tất cả những giai thoại về thần
tượng Jack Ma, một thương gia Tàu nhìn xấu trai hết biết. Nên biết, hắn trở
thành tỷ phú nhờ cấu kết với nhà nước làm và bán hàng giả, hàng nhái.
– Đi “Air Việt
Nam,” nếu chờ quá một giờ trước WC, đừng nghĩ có người bị táo bón nặng ở bên
trong. Nhân viên hàng không đã khóa cửa để lấy chỗ chứa đồ lậu.
– Tại sao nhiều
người Việt – kể cả quan chức nhà nước – bị bắt vì ăn trộm ở các cửa hàng nước
ngoài? Bởi vì họ biết xài đồ “xịn” và biết hàng hóa ngoại quốc có phẩm chất.
– Tại sao ở Nhật
có những bảng lớn, viết bằng tiếng Việt, nơi công cộng “Ăn cắp là xấu?” Bởi vì
ngày nay tiếng Việt được dùng tại khắp nơi trên thế giới cho mục đích này.
– Bạn thắc mắc:
“Tại sao phải để 10 dollars vào sổ thông hành khi qua hải quan?” Sự thực, không
bắt buộc phải để 10 dollars. Người ta bịa đặt ra để nói xấu chế độ đó thôi! Hai
mươi đô cũng được.
Nhưng chuyện đó
là chuyện giữa người Việt. Bạn không cần làm. Người Việt giỏi bắt nạt nhau,
nhưng rất kính nể người ngoại quốc!
– Bạn nghe dân Việt
thường xuyên dùng chữ “đéo.” Đừng mất công tra từ điển. Chỉ nên biết đó là một
chữ rất thơ mộng, rất lịch sự, trang nhã. Nếu không, tại sao họ xài trong bất cứ
lúc nào?
– Muốn băng qua
đường, đừng chờ xe cộ dừng lại. Cứ nhắm mắt lao đầu đi. Nếu gặp tai nạn, biết
ngay. Đây cũng nằm trong chiến dịch bôi xấu chế độ. Thiếu gì người băng qua đường
mà không bị thương tích hay mất mạng mỗi ngày, tại sao không báo nào loan tin?
Vả lại, theo triết lý Đông phương, chết sống là do số mệnh cả.
– Tại sao ở Việt
Nam có nhiều nơi dành cho người Tàu và cấm người Việt? Bởi vì nếu cho người Việt
vào, đâu còn là “đặc khu” cho Tàu?
– Tại sao thí mạng
hàng triệu người – nói là để tranh đấu cho độc lập – để ngày nay nước Việt
thành nước Tàu? Bởi vì, khi tranh đấu, không ai nói rõ là giành độc lập cho ai?
Cho người Việt hay người Tàu?
– Người ta nói nước
Việt đang trở thành Tàu? Đó là tuyên truyền để chống phá chế độ! Trên thực tế, người
Việt vẫn đông hơn người Tàu. Trên TV, thỉnh thoảng vẫn có những chương trình
văn hóa Việt Nam. Lố lăng thực, lai căng thực, nhưng vẫn là Việt Nam.
– Tại sao người
Việt chặt hết cây, phá hết rừng để gây lũ lụt, nhà trôi, người chết ngập đồng?
Bởi vì gỗ bán được giá.
– Tại sao khi đốn
rừng, người ta không trồng cây để thay như ở các nước khác? Bởi vì người Việt
không ngu như thiên hạ. Trồng cây, mấy chục năm mới lớn. Đổ mồ hôi trồng cho thằng
cán bộ phe khác nó chặt à? Còn nếu lúc đó, hết cộng sản, trồng cây cho phản động
nó chặt à?
– Tại sao rừng
núi Việt Nam có nhiều sinh vật quí, hiếm, ngày nay gần như tuyệt chủng? Bởi vì
nhậu thịt bò, thịt chuột, thịt chó, thịt mèo mãi cũng chán.
– Tại sao người
ta chặt cây, đốn rừng mà ít người phản đối? Bởi vì theo túi khôn của người Việt
“Ăn cây nào, rào cây đấy.” Anh đã hái trái cây ở ngoài đường bao giờ chưa? Nếu
có trái thì thằng khác nó cũng hái trước rồi.
– Tại sao “xúc
cát” (phải nhớ đọc cho đúng giọng chuẩn Hà lội; không phải ngữ âm Huế!) Thôi, đừng
hỏi vớ vẩn nữa. Anh là bạn tôi hay bạn của cây, của rừng, của cát?
– Người bị tai nạn
hay bị đả thương nằm chờ chết trên đường, tại sao không ai dừng lại? Bởi vì
chuyện thường tình; coi người bị xe cán chết hoài cũng chán. Còn nhân viên công
lực áo vàng ở đâu? Bạn đã thấy có ai sắp chết (hay chết hẳn hoi rồi!) rút tiền
tặng công an cảnh sát bao giờ không?
– Đừng thắc mắc tại
sao người Việt hung bạo, tìm mọi cớ để đánh nhau vỡ đầu, bể trán. Suốt đời, họ
bị những người có quyền đè nén cho nên lúc rảnh họ đánh giết nhau là một cách để
giải trí, xả hơi.
– “Những người
con gái buồn không nói.
Tựa cửa nhìn xa
nghĩ ngợi gì?”
(Xuân Diệu)
Đấy là họ tự hỏi
sẽ được xuất cảng đi đâu: Trung Cộng, Đài Loan, Đại Hàn…?
– Tại sao tàn nhẫn
với trẻ con? Bởi vì khùng hay sao mà đi kiếm chuyện với thằng tàn nhẫn, khỏe mạnh,
hung bạo, quyền thế hơn mình.
– Tại sao tàn nhẫn
với đàn bà? Tại sao không? Tát tai một cô bán hàng, hôm sau nổi tiếng. Van Gogh
bỏ cả đời vẽ tranh, chết mới nổi danh. It is too late!
– Tại sao khi người
Việt quét sân hay xả rác ra đường vẫn thường đùn đẩy sang nhà hàng xóm? Bởi vì
nếu cứ phải giữ rác trong nhà thì quét dọn làm cái quái gì?
– Tại sao có quán
lấy nước rửa chân pha trà cho khách? Bởi vì mỗi người một sở thích. Có người
thích trà hoa lài, trà sen, có người thích “trà rửa chân.”
– Tỉ số thất nghiệp
chính thức ở Việt Nam là 2.3%, trong khi ở các nước tân tiến là 5% hay 10%. Có
tin được không? Tất nhiên là phải tin, nếu không làm thống kê làm gì? Số thất
nghiệp thấp, vì Việt Nam là một nước bình đẳng, nghề nào cũng được coi trọng và
cũng được nhìn nhận. Đánh giầy là một nghề, ăn xin là một nghề, rước mối là một
nghề. Đánh ghen mướn, đòi nợ thuê, đánh bả chó, trộm chó… đều là nghề cả!
– “Việt Nam đứng
thứ 175 trên 180 nước về tự do báo chí?”
Đừng có luận điệu
của phản động. Ở Việt Nam, trên lý thuyết cũng như trên thực tế, báo chí được
hoàn toàn tự do ca tụng chế độ. Bạn đã thấy dư luận viên nào gặp khó dễ hay đi
tù khi hành nghề chưa?
– “Việt Nam bị xếp
hạng trong những nước đội sổ về nhân quyền, tự do tôn giáo, về lương bổng…”
So what?
Nếu ai cũng ngang
nhau thì xếp hạng làm gì? Ngoài ra cũng nên biết Việt Nam cũng đứng đầu nhiều địa
hạt. Thí dụ: Tỉ số người bị ung thư; Số thành phố bị ô nhiễm; Sài Gòn là một
trong những thành phố nguy hiểm nhất thế giới; Việt Nam là một trong ba nước có
tiềm năng xuất cảng nô lệ tình dục, đàn bà mại dâm lớn nhất thế giới.
– Cùng với Trung
Cộng, Việt Nam là một trong 2 nước sản xuất và tiêu thụ nhiều phong bì nhất
tính trên đầu người.
– Tại sao Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh, Trần thị Nga, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn văn Đài, Anh Ba Sàm…
nằm tù hàng chục năm? Bởi vì họ làm chính trị chống nhà nước. Tại sao Việt Nam
nói không có tù nhân chính trị? Bởi vì khi vào tù, họ trở thành thường phạm;
hay tù hình sự hết ráo!
– Tự do tôn giáo?
Việt Nam là nước tự do nhất thế giới. Cán bộ muốn thành sư, hôm sau cạo đầu
thành sư. Ai không tin tôn giáo, cứ tự do vác súng đi hỏi tội linh mục!
– Tại sao ai cũng
muốn dân chủ, nhưng Việt Nam vẫn là một nước độc tài? Bởi vì người nọ chờ người
kia. Nếu anh làm, anh đi tù, người khác hưởng. Tiện nhất là chờ Tây, Mỹ nó làm
giùm. Tây, Mỹ không hiểu sao người Việt Nam thích buôn bán hơn là làm dân chủ.
Khi nào Mỹ nó thay đổi, hết ham đô la thì Việt Nam sẽ có dân chủ.
Trần Văn Giang (ghi lại).