21 November 2024

SINH TỬ MỘT KIẾP NGƯỜI - Sỏi Ngọc

Lá vàng đã lắm lần trôi

U buồn đã lẫn thở dài đi qua
Lệ nhiều đã giết ngày thơ,
Môi hồng sẽ nhạt, má tơ phai đào
Còn gì nữa mà đổi trao
Cho người đuổi những mơ cao không trùng 

(Mười hai bến nước-Nguyễn Bính) 

Mỗi lần ngồi học bài buổi tối, nhìn qua căn ấp (chung cư) đối diện, tôi đều thấy căn phòng của bà Sáu mẹ chị Thương mở đèn sáng trưng, đến hai ba giờ sáng, cũng vẫn thấy dáng bà còng lưng bên bàn máy may; bà làm việc full time trong hãng may ban ngày, đêm lại cong người trước bàn máy công nghiệp để tạo nên những chiếc áo dài cưới có một không hai trong cộng đồng người Việt.

ANH BỐN | MỘT NGÀY CÚP ĐIÊN - Huỳnh Minh Lệ

ANH BỐN

 

vài ngàn năm cày đám ruộng khô

cả đời thiếu thịt

bị lợi dụng với chiêu bài búa lớn

bỏ cày, đi, và chết không mồ

 

03.11.2024

GIỌNG NÓI TRUNG GIAN - Han Kang | Ngu Yên dịch

Người phụ nữ chắp tay trước ngực. Nhíu mày, nhìn thẳng vào bảng đen.

-- "Được rồi, đọc đi", người đàn ông đeo kính gọng bạc nói với nụ cười.

Môi người phụ nữ mấp máy. Cô dùng đầu lưỡi rà ẩm môi dưới. Hai bàn tay trước ngực lặng lẽ bồn chồn. Cô mở miệng, rồi ngậm lại. Nín hơi, rồi thở phào. Người đàn ông bước về phía bảng đen, kiên nhẫn yêu cầu cô đọc lại.

ĐÂU MÙA HOÀNG HOA - Lê Minh Hiền

Nhớ Bùi Giáng (1926-1998)

 

Thì thôi ta về buông quên hoàng hoa

em đi mất hút nơi khúc rẽ chợt mưa... vô thường!

qua mùa chiêm bao từng đêm tàn canh

thu xa đông buốt màu trăng xanh lạ kỳ

CÁI THÚ…DÂN CHỦ - Trần Doãn Nho

Tôi bắt đầu tham gia bầu cử vào năm học lớp Ba, với tư cách là người đi cổ động. Nhiều lần. Khoái và vui. Được xếp hàng với nhau, bọn học trò trẻ con chúng tôi giương cao những tấm bảng với các dòng chữ “đi đông, bầu đúng cử xứng” và “xanh bỏ giỏ đỏ bỏ bì” viết bằng phấn hay mực, vừa đi trên đường phố vừa hô khẩu hiệu “Đả đảo Bảo Đại”, “Hoan hô chí sĩ Ngô Đình Diệm”. Với thằng nhỏ, ngoại trừ những tấm hình người đi kèm, những đả đảo hoan hô bảo đại ngô đình diệm chỉ là những con chữ thuần túy, không hơn không kém. Đến cuộc bầu cử tổng thống năm 1961, nhiệm kỳ 2, Đệ Nhất Cộng Hòa, tôi chưa đủ tuổi đi bầu, nên hôm đó, đạp xe đạp chạy vòng vòng quanh thành phố nghe ngóng tin tức (chỉ để giải trí), vì chưa bầu đã biết trước người đắc cử rồi. Mãi cho đến năm 1967, Đệ Nhị Cộng Hòa, tôi mới thực sự làm nhiệm vụ công dân. Không những thế, tôi còn tình nguyện làm đại diện cho một liên danh ứng cử Tổng Thống-Phó Tổng Thống, phụ trách vận động tranh cử ở tỉnh Chương Thiện (khu trù mật Vị Thanh-Hỏa Lựu). Năm 1971, Đệ Nhị Cộng Hòa, tôi lại được đi bầu, nhưng khi vào phòng phiếu, tôi bỏ phiếu trắng, vì cuộc bầu cử chỉ có một liên danh, bầu và không bầu hoàn toàn đồng nghĩa. Sau 1975, dưới chế độ cộng sản, như mọi người, tôi bị đi bầu. Như cái máy, tôi vào phòng phiếu, chẳng cần nhìn, cứ lấy bút gạch qua gạch về một số tên ai đó ghi sẵn trên tờ giấy, bỏ vào thùng rồi bước ra, e dè nhìn quanh…

BIẾT THUỞ NÀO QUÊN | MÙA NOEL ĐẾN SỚM | MÙA GIÁNG SINH BUỒN - Bùi Nguyên Phong

BIẾT THUỞ NÀO QUÊN

Bởi chưng lòng dạ rối ren.

Hai hàng thánh giá tối đen thầm thì

Áo hờ chữa kịp cài khuy.

Bên trong ý Chúa là gì với nhau.

19 November 2024

ĐẠO DIỄN THANH TÂM PHỎNG VẤN NHÀ VĂN ĐIỆP MỸ LINH - Điệp Mỹ Linh ghi lại

Đạo diễn Thanh Tâm với phim Bóng Quá Khứ

LGT.- Biến cố 30/04/1975 xảy ra tại miền Nam Việt Nam cách nay gần nửa thế kỷ. Tài liệu viết về những biến động này thường do phía cộng sản Việt nam và Hoa Kỳ chủ động. Thành phần nạn nhân của biến động 30/04/1975 – Việt Nam Cộng Hòa – lại ít được biết đến.

MỘT ĐÊM TRĂNG - Nguyễn Thị Thanh Dương

“Khu vườn này sẽ đẹp một đêm trăng”. 

Chàng ngẫu hứng đọc 4 câu thơ mà tôi chỉ nhớ một câu cuối cùng này.

Chàng cầm ly rượu đang uống dở, bước đi chậm trong vườn ngang qua tôi còn thấy mùi nước hoa đàn ông hay mùi đàn ông lạ lẫm mà tôi chưa từng gặp.

Đêm ấy một đêm đầu mùa hè không trăng sao nhưng là một đêm dịu mát với không khí muà Xuân còn lưu luyến ở lại, khí hậu càng về khuya càng có chút hơi lạnh lẫn với mùi hoa Ngọc Lan, cây hoa cuối vườn.

MỘT CHỖ THẬT TỊCH MỊCH | BỐN MƯƠI NĂM, XUYÊN MỘC - Huỳnh Minh Lệ

MỘT CHỖ THẬT TỊCH MỊCH

(Tựa một tác phẩm của Võ Phiến)

 

xế trưa, một chút nắng vàng

con chim kêu mỏi thiên đàng là đây

rưng rưng giọt lệ lăn dài

phần tư thế kỷ nhớ ngày tóc xanh

30.10.2024

CÁI GIÁ CỦA TỰ DO - Ái Vân

Tâm sự sau ngày bầu cử 5/11/2024

Ái Vân

 

Vào tuần trước, gia đình và bạn bè đã tổ chức mừng sinh nhật tuổi 70 cho tôi. Wow, cái tuổi “thất thập cổ lai hy“ nghe mãi, hoá ra cuối cùng thì nó cũng đến và kể từ bây giờ, tôi đã chính thức đứng vào hàng của những cụ già “xưa nay hiếm!"

Tính tới tháng 1/2025 thì tôi đã sống đúng nửa đời người ở Đức và Hoa Kỳ - những xứ sở tự do mà đã một thời những người trong nước đã từng nói về nó trong niềm khát khao rằng: nếu đi được thì cái cột đèn nó cũng đi!!!

TRÔI DƯỚI BẦU TRỜI XÁM | VÔ ĐỀ - Quảng Tánh Trần Cầm

TRÔI DƯỚI BẦU TRỜI XÁM

bãi mặn vật vã về đêm 

ban mai cảnh vật liêu xiêu dưới bầu trời xám 

trên ghềnh đá chơ vơ 

tôi đứng bên này đời 

mà ngỡ mình bên kia 

‘WUMAO’ LÀ GÌ? - Nguyễn Văn Tuấn

Là ‘mạ thủ’.

Danh từ này xuất phát từ thời Hán Sở tranh hùng và Tam Quốc Chí bên Tàu.

Một cách đơn giản, mạ thủ là những kẻ chửi mướn.

Họ chỉ có một việc đơn giản là chửi bới và nhục mạ đối phương của người mướn họ.

MÙA THU TỚI - Trần Mộng Tú

Mùa Thu tới

chim gõ trên mái nhà

 mây vắt ngang cửa sổ

 lá vàng trên cành hồng 

16 November 2024

NGƯỜI CÒN NHỚ HAY NGƯỜI ĐÃ QUÊN - Minh Đạo Nguyễn Thạch Hãn

Mến tặng các bạn TQLC thân yêu của tôi.

Trong số các bạn, có những người đã ra đi không bao giờ trở lại, em tôi là một trong những người đó. Người dân Miền Nam vẫn luôn giữ hình ảnh hào hùng của các bạn trong trái tim với lòng biết ơn bao la.  

Thầy Năng Tĩnh ở một mình trong ngôi Chùa nhỏ vùng ngoại ô, rất xa thành phố. Ngôi Chùa chỉ là chiếc “mobile home” trên vài mẫu đất, trước kia là một nông trại bé tí teo, có hàng rào kẽm gai chung quanh để trại chủ nuôi bò. Từ ngày lập Chùa, Thầy chỉ nuôi một con chó nhỏ để làm bạn và mấy con gà trống, thả chạy tự do đặng nghe tiếng gáy cho vui. Sát hàng rào Thầy trồng mấy dây mùng tơi, khổ qua, giàn bầu và mướp trái xum xuê, bên cạnh đó là mấy luống cải xanh, rau thơm, cà pháo. Sân trước, Thầy đào chiếc hồ xinh xinh, có hòn non bộ, đầy đủ cảnh “Sơn Thủy Tùng Đình” với “Ngư Tiều Canh Mục”, trông cũng vui mắt. Trong hồ có cá vàng bơi lội tung tăng, vài con rùa thỉnh thoảng lại trồi lên mặt nước ngoe ngoảy. Những lúc rảnh rỗi, Thầy ra ngồi trên chiếc ghế đá đặt cạnh hồ đọc sách hoặc uống trà, có khi ngồi thiền nữa. Đúng là khung cảnh nhà quê Việt Nam của kẻ nhàn hạ ẩn dật. Kể ra cuộc sống cũng tạm đầy đủ, thỉnh thoảng có khách lại thăm, mang cúng dường vài bao gạo, mấy chai tương đủ cho Thầy dùng cả năm. Phật tử theo Thầy đa số là bạn bè cũ, hoặc mấy người theo học khóa tu thiền. Thầy cất mấy cốc nhỏ sau chánh điện làm phòng ngủ cho chính Thầy và cho khách phương xa cần ở lại.