Chuyện nhỏ thôi, không sao đâu!
Tại một quán ăn ở Thượng Hải, có một cô hầu bàn phụ trách mang thức ăn
lên cho chúng tôi, nhìn cô ấy trẻ trung tựa như một chiếc lá non. Khi cô
ấy bê cá hấp lên, đĩa cá bị nghiêng. Nước sốt cá tanh nồng rớt xuống, rơi
xuống chiếc cặp da của tôi đặt trên ghế. Theo bản năng tôi nhảy dựng lên,
nộ khí xung lên, khuôn mặt trở nên sầm xuống.
Thế nhưng, khi tôi chưa kịp làm gì, con gái yêu của tôi bỗng đứng dậy,
nhanh chóng đi tới bên cạnh cô gái hầu bàn, nở một nụ cười dịu dàng tươi
tắn, vỗ vào vai của cô bé và nói: “chuyện nhỏ thôi, không sao đâu”
Nữ hầu bàn vô cùng ngạc nhiên, luống cuống kiểm tra chiếc cặp da của
tôi, nói với giọng lúng túng: “Tôi… để tôi đi lấy khăn lau … ”
Không thể ngờ rằng, con gái tôi bỗng nói: “Không sao, mang về nhà rửa
là sạch rồi. Chị đi làm việc của chị đi, thật mà, không sao đâu, không cần phải
đặt nặng trong tâm đâu ạ.”
Khẩu khí của con gái tôi thật là nhẹ nhàng, cho dù người làm sai là cô
hầu bàn.
Tôi trừng mắt nhìn con gái, cảm thấy bản thân mình như một quả khí cầu,
bơm đầy khí trong đó, muốn phát nổ nhưng không nổ được, thật là khốn khổ. Con
gái bình tĩnh nói với tôi, dưới ánh đèn sáng lung linh của quán ăn, tôi
nhìn thấy rất rõ, con mắt của nó mở to, long lanh như được mạ một lớp nước mắt.
Tối hôm đó, sau khi quay trở về khách sạn, khi hai mẹ con nằm lên giường,
nó mới dốc bầu tâm sự:
Con gái tôi phải đi học ở London 3 năm. Để huấn luyện tính tự lập cho
nó, tôi và chồng không cho nó về nhà vào kỳ nghỉ, chúng tôi muốn nó tự lập kế
hoạch để đi du lịch, đồng thời cũng muốn nó thử trải nghiệm tự đi làm ở Anh
Quốc.
Con gái tôi hoạt bát nhanh nhẹn, khi ở nhà, mười đầu ngón tay không phải
chạm vào nước, những công việc từ nhỏ tới lớn cũng không đến lượt nó làm.
Vậy mà khi rơi vào cuộc sống lạ lẫm tại Anh Quốc nó lại phải đi làm bồi
bàn để thể nghiệm cuộc sống. Ngày đầu tiên đi làm, nó đã gặp phải rắc rối.
Con gái tôi bị điều đến rửa cốc rượu trong nhà bếp. Ở đó có những chiếc
cốc thủy tinh cao chân trong suốt, mỏng như cánh ve, chỉ cần dùng một chút lực
nhỏ là có thể khiến chiếc cốc bị vỡ, biến thành một đống vụn thủy tinh. Con gái
tôi thận trọng dè dặt, như bước đi trên băng, không dễ dàng gì mà rửa sạch hết một
đống lớn cốc rượu. Vừa mới thả lỏng không chú ý, nó nghiêng người một chút, va
vào một chiếc cốc, chiếc cốc liền rơi xuống đất, “xoảng, xoảng” liên tục những
âm thanh vang lên. Chiếc cốc hoàn toàn biến thành đống thủy tinh vụn lấp
lánh trên mặt đất.
“Mẹ ơi, vào thời khắc đó, con có cảm giác bị rơi xuống địa ngục.” giọng nói của
con gái tôi vẫn còn đọng lại sự hồi hộp lo lắng.
“Thế nhưng, mẹ có biết người quản lý ca trực đó phản ứng thế nào không?
Cô ấy không hề vội vàng mà bình tĩnh đi tới, kéo con lên và nói: Em gái,
em không sao chứ?”
Sau đó, cô ấy quay đầu lại nói với những người khác:
Các bạn mau đến giúp cô gái này dọn dẹp sạch đống thủy tinh nhé!
Đối với con, ngay đến cả một chữ nửa câu trách móc cũng không có!”
Lại một lần nữa, khi con rót rượu, không cẩn thận làm đổ rượu vang nho
lên chiếc váy trắng của khách, khiến cho chiếc váy trở nên loang lổ.
Cứ tưởng vị khách đó sẽ nổi trận lôi đình, nhưng không ngờ cô ấy lại an
ủi con: “không sao đâu, rượu ấy mà, không khó giặt.” Vừa nói, vừa
đứng lên, nhẹ nhàng vỗ vào vai con, từ từ đi vào phòng vệ sinh, không nói
toang lên, cũng không làm ầm ĩ, khiến con tròn mắt như con chim yến nhỏ vì
quá đỗi ngạc nhiên.
Giọng nói của con gái tôi, mang đầy tình cảm: “Mẹ à, bởi vì người
khác có thể tha thứ lỗi lầm của con trước đây, nên mẹ hãy coi những người
phạm sai lầm kia như con gái của mẹ, mà tha thứ cho họ nhé!”
Lúc này, không khí trở nên tĩnh lặng như màn đêm, tròng mắt của
tôi ướt đẫm lệ…
Tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình. Như tác giả nổi
tiếng Andrew Matthews từng viết: “Bạn tha thứ cho mọi người vì chính
lợi ích thiết thân của bạn. Nó sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn.”
Bạn thân mến, chúng ta cảm động khi người khác cảm động, điều đó khiến
chúng ta có thể thay đổi hành vi và lời nói của chính mình, hãy để
những thiện ý này lưu truyền mãi về sau … như thế, mỗi ngày của
chúng ta sẽ đều là hạnh phúc và may mắn!
Biên dịch: Tuệ Minh
Một việc nhỏ
Trong cuộc sống hằng ngày ít ai để ý đến những việc nhỏ nhặt.
Tuy
là những chuyện nhỏ nhặt nhưng nó sẽ mang đến những tai
họa rất lớn
và
làm đau khổ cho nhiều người.
Một miếng mảnh chai tuy nhỏ bé nó cũng có thể gây thành một vết thương chết người vì bị vi trùng phong đòn gánh như cháu bé của bà lão trong câu
chuyện dưới đây:
“Một gia đình gồm
hai vợ chồng và bốn con nhỏ. Dịp hè cùng đi
nghỉ mát ở một bãi biển. Bọn trẻ rất thích tắm
biển
và xây những tòa lầu
đài trên cát. Bố mẹ chúng
thuê một cái lều ngồi
uống nước trên bờ, dõi nhìn các con nô đùa không quá xa ngoài kia phía
trước mặt.
Thế rồi họ trông
thấy một bà cụ già nhỏ nhắn ăn mặc xuềnh xoàng trên tay cầm một cái túi cũ đang tiến lại. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên
càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo
của
bà thêm khó coi. Bà cụ đang
lẩm
bẩm một điều gì đó, dáo dác
nhìn rồi thỉnh thoảng lại
cúi xuống nhặt những
thứ
gì đó trên bãi
biển, bỏ vào túi.
Hai vợ chồng không hẹn mà cùng
vội chạy ra gọi con lại, căn dặn
chúng phải tránh xa người đàn bà khả nghi kia. Dường như họ cố
ý nói
to cho bà ta nghe thấy để bà
ta nên đi chỗ khác kiếm
ăn.
Cụ già không biết có nghe thấy gì không
giữa tiếng sóng biển ì
ầm, chỉ thấy bà
cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi cụ dừng lại, nhìn thấy đứa
trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình, bà mĩm cười với họ nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó
đi chỗ khác, bà
cụ lại
lẳng
lặng làm tiếp công việc khó hiểu
của
mình. Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển
nữa,
họ kéo nhau lên quán nước phía trên
bãi biển.
Trong lúc chuyện trò
với
người phục vụ bàn ăn cùng những khách
hàng trong quán, hai vợ chồng quyết định hỏi thăm xem bà
cụ
khả nghi kia là ai và họ... sững sờ: bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa
cháu ngoại vì bán hàng
rong trên bãi biển, vô tình đạp
phải một mảnh chai rồi bị nhiễm trùng, sốt cao, đứa bé bị bệnh uốn ván (phong đòn gánh). Từ dạo ấy thương
cháu đến ngẩn ngơ,
bà cứ lặng
lẽ
đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc
hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lý do thì bà đáp mà
đôi mắt còn ướt nhòe: “Ồ, tôi chỉ có
thể
làm một việc nhỏ ấy mà thôi
để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ
bị chết như đứa cháu đáng thương của
tôi!”
Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi
biển
mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng
bà cụ đã đi rất xa rồi. Bóng bà chỉ còn là mỗi một chấm
nhỏ trên bãi biển vắng
người khi chiều đang
xuống.
Hành động nhặt những
mảnh ve chai của
bà lão tuy nhỏ bé nhưng
thể
hiện lòng yêu thương rộng lớn không
còn hạn hẹp, ích kỷ chỉ
biết thương mình và những người trong gia đình. Bà đã hành động
vì tất cả
mọi
người.
Nếu
trong cuộc sống hằng ngày ai cũng biết đem lòng
yêu thương
đến với mọi người như bà thì thế giới này sẽ tốt đẹp biết bao!