Hôm nay là ngày 30/4/2017... như thế là tròn 42 năm, kể từ
ngày Miền Nam thất thủ.
Nơi đây, xin ghi lại một số trận đánh trong các ngày 27, 28, 29 và 30/41975, dựa
vào tài liệu của nhà quân sử Vương Hồng Anh.
Sáng ngày 27 tháng 4/1975, tình hình Thủ đô Sài Gòn đã trở nên sôi động khi Cộng
quân bắt đầu pháo kích vào vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất, tiếp đó một đơn vị
đặc công CSBV đã tấn công cầu xa lộ Tân Cảng và cầu xa lộ Biên Hòa. Lực lượng bộ
chiến của Biệt khu Thủ đô đã được điều động khẩn cấp để giải tỏa áp lực địch. Đến
chiều ngày 27/4/1975, Cộng quân phải rút lui sau khi bị tổn thất nặng.
*Kịch chiến tại Bà Rịa, Nhơn Trạch, Trảng Bom
- Rạng sáng ngày 27/4/1975, tại Bà Rịa, lực lượng Nhảy Dù đã quét Cộng quân ra
khỏi tỉnh lỵ. Để ngăn chận các đợt tấn công kế tiếp của Cộng quân, Bộ chỉ huy Lữ
đoàn 1 Nhảy Dù tăng thêm quân phòng thủ bên ngoài thị xã. Khoảng 8 giờ sáng, Cộng
quân điều động hai trung đoàn bộ binh và khoảng 30 chiến xa từ hai hướng mở đợt
tấn công thứ 2 vào thị xã Bà Rịa. Lữ đoàn 1 Nhảy Dù đã chống trả quyết liệt gây
thiệt hại nặng cho Cộng quân.
- Vào 2 giờ chiều ngày 27/4/1975, Lữ đoàn 1 Nhảy Dù được lệnh rút khỏi Bà Rịa
và về phòng thủ tuyến Cỏ May (nằm trên đường Bà Rịa-Vũng Tàu). Cùng trong buổi
chiều ngày 27/4/1975, một đơn vị Công binh Thủy quân Lục chiến được điều động đến
để giật sập cầu Cỏ May hầu ngăn chận Cộng quân tràn qua.
- Cũng trong ngày 27/4/1975, Cộng quân điều động bộ binh và thiết giáp tiến đến
gần liên tỉnh lộ 25 và nhắm quận lỵ Nhơn Trạch, một đơn vị CSBV đánh chiếm các
đồn Địa phương quân và Nghĩa quân dọc trên đường tiến quân. Khu vực Trảng Bom
do một đơn vị của Sư đoàn 18BB phụ trách đã bị Cộng quân pháo liên tục.
28-4-1975: Sư đoàn 5 Bộ binh tử chiến tại Bình Dương.
- Ngày 28/4/1975, sau khi chận đứng được đợt tấn công tại khu đông tỉnh Bình
Dương, Sư đoàn 5 Bộ binh đã tử chiến để đối đầu với 2 sư đoàn Cộng quân từ hướng
Chơn Thành-An Lộc. (Trước tháng 4/1975, phòng tuyến chính ở An Lộc và Chơn
Thành do 2 liên đoàn Biệt động quân, 2 tiểu đoàn Địa phương quân án ngữ. Trong
giai đoạn cuối của cuộc chiến, trước áp lực của Cộng quân, lực lượng Biệt động
quân đã rút từ An Lộc về hợp cùng các đơn vị Địa phương quân, Nghĩa quân của
Chơn Thành lập phòng tuyến mới tại nam Chơn Thành và đã chống trả quyết liệt
các đợt tấn công của địch quân muốn chọc thủng phòng tuyến này).
*Trận chiến tại Vũng Tàu
- Tại phòng tuyến Vũng Tàu, căn cứ Cát Lở và Trung tâm huấn luyện Chí Linh bị
pháo kích. Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh kiêm Tư lệnh
mặt trận Vũng Tàu, đã ra thông cáo thiết quân luật từ 19 giớ đến 6 giờ sáng.
- Chiều ngày 28/4/1975, tại Dinh Độc Lập, cụ Trần Văn Hương trao quyền Tổng thống
VNCH cho ông Dương Văn Minh theo quyết định của Quốc hội VNCH trong phiên họp
chiều ngày 27/4/1975.
Trưa ngày 29 tháng 4/1975, các vị tướng có thẩm quyền tại Bộ Tổng tham mưu Quân
lực VNCH đã ra đi. Đại tướng Viên rời Việt Nam từ chiều 28/4/1975 cùng với Chuẩn
tướng Thọ (trưởng phòng 3); Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng Liên
quân Bộ Tổng tham mưu kiêm Tổng cục trưởng Tiếp vận ra đi vào lúc 11 giờ 30
ngày 29/4/1975. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệtkhu Thủ đô cũng đã
"chia tay" với các cộng sự viên của mình từ sáng ngày 29/4/1975. Để
có tướng lãnh chỉ huy Quân đội, tân Tổng thống Dương Văn Minh đã cử một số tướng
lãnh và cựu tướng lãnh giữ các chức vụ trọng yếu: Trung tướng Vĩnh Lộc giữ chức
Tổng Tham mưu trưởng; Nguyễn Hữu Hạnh, Chuẩn tướng, đã về hưu từ tháng4/1974,
làm Phụ tá Tổng tham mưu trưởng; cựu Thiếu tướng Lâm Văn Phát, được cử làm Tư lệnh
Biệt khu Thủ Đô; chuẩn tướng Lê Văn Thân, nguyên Tư lệnh phó Quân khu 2,làm Tư
lệnh phó phụ giúp Tướng Phát; Chuẩn tướng Nguyễn Văn Chức, nguyên Cục trưởng
Công binh, Thứ trưởng Định cư trong Nội các Nguyễn Bá Cẩn, giữ chức Tổng cụctrưởng
Tiếp vận.
Sau khi nhận chức Tổng tham mưu trưởng, chiều 29/4/1975, Trung tướng Vĩnh Lộc
đã triệu tập một cuộc họp với các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp đang còn ở lại
Sài Gòn tại phòng họp bộ Tổng Tham Mưu và yêu cầu "mọi người đừng bỏ đi,
hãy ở lại để làm việc vớitất cả trách nhiệm".
*Trận chiến tại các cửa ngõ vào Sài Gòn:
Tại phòng tuyến Củ Chi, tối 29/4/1975, toàn bộ quân trú phòng và bộ Tư lệnh Sư đoàn
25 Bộ binh mở đường máu về Hóc Môn. Riêng Chuẩn tướng Lý Tòng Bá, Tư lệnh Sư
đoàn và một Thượng sĩ cận vệ tên Ngọc đã phải thay nhau làm khinh binh với chiến
thuật cá nhân để thoát khỏi vòng vây của Cộng quân. Cuối cùng vị tư lệnh Sư
đoàn 25 Bộ binh bị lọt vào tay địch khi ông và người cận về gần đến Hóc Môn.
Tại mặt Nam của Sài Gòn, ngay từ ngày 28/4/1975, bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô
không còn quân trừ bị để giải tỏa áp lực của Cộng quân. Một liên đoàn Biệt động
quân đang hành quân dọc theo quốc lộ 4 phía nam Bến Tranh đã được điều động về
quận lỵ Cần Đước theo liên tỉnh lộ 5A vào buổi trưa và đặt dưới quyền điều động
của bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Liên tỉnh lộ nối liền Chợ Lớn và Cần Đước cũng
bị cắt nhiều đoạn nên các lực lượng VNCH không thể phá vỡ được các chốt chận của
Cộng quân tại cầu Nhị Thiên Đường (khu vực này bị Cộng quân chiếm từ rạng sáng
ngày 29/4/1975).
Trong khi trận chiến xảy ra tại nhiều nơi thì kho đạn Thành Tuy Hạ lại bị pháo
kích nặng nề nên phát nổ nhiều nơi. Hệ thống truyền tin liên lạc với bộ chỉ huy
Kho đạn bị mất vào lúc 1 giờ chiều. Xe tăng Cộng quân xuất hiện tại Cát Lái và
bắn vào cầu tàu chất đạn chưa được bốc dỡ.
Tại cụm phòng tuyến khu vực từ ngã tư Quân Vận (gần trung tâm huấn luyện Quang
Trung) đến cầu Tham Lươn Bà Quẹo; Bình Thới-Ngã ba Bà Quẹo; Bảy Hiền-Lăng Cha Cả,
đơn vị Nhảy Dù phòng ngự tại đây đã nỗ lực ngăn chận Cộng quân. Những người
lính Dù không hề nao núng, bình tĩnh chuẩn bị cho trận đánh giờ thứ 25.
Tại vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu, một chiến đoàn thuộc Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù
do thiếu tá Phạm Châu Tài chỉ huy đã dàn quân chận địch, từ 8 giờ sáng đến 10
giờ sáng, chiến đoàn này đã bắn cháy 6 chiến xa Cộng quân và nỗ lực đánh bật địch
ra khỏi trận địa.
*Hơn 1 ngàn Cộng quân tử trận, 32 chiến xa CSBV bị bắn cháy trong trận chiến
sáng ngày 30-4-1975 tại phòng tuyến Sài Gòn.
Vào những ngày cuối cùng của tháng 4/1975, trong khi những người lãnh đạo tối
cao của quốc gia và quân đội tìm mọi cách để ra đi, thì tại mặt trận vòng đai
Sài Gòn và ngay trong Thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa, người lính Quân lực VNCH từ
anh binh nhì cho đến các trung đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng... thuộc các binh
đoàn bộ chiến, vẫn giữ vững tay súng tử chiến với Cộng quân đến phút cuối cùng.
Từ 0 giờ sáng đến 10 giờ ngày 30/4/1975, trên các cửa ngõ vào thủ đô Sài Gòn,
những người lính Bộ binh, Nhảy Dù, Biệt kích Nhảy Dù, Biệt động quân, Thiết
giáp, Thủy quân Lục chiến... đã đánh trận cuối cùng trong đời lính của họ: 32
chiến xa và gần 30 quân xa Cộng quân bị bắn cháy, hơn 1,000 Cộng quân tan
xác... Đó là chiến tích của người lính VNCH tại mặt trận Thủ Đô Sài Gòn trong
buổi sáng cuối cùng của cuộc chiến, trước khi ông Dương Văn Minh ra lệnh Quân lực
VNCH buông súng vào lúc 10 giờ 15 phút ngày 30/4/1975. Trong những giờ phút cuối
cùng này, tại Sài Gòn, trái tim của Việt Nam Cộng Hòa, có rất nhiều sự kiện diễn
ra dồn dập, những trận đánh hào hùng và bi tráng của một số đơn vị Nhảy Dù, Biệt
Cách Nhảy Dù...
Từ sáng sớm ngày 30 tháng 4, tại các mặt trận quanh Sài Gòn và Biên Hòa, các
đơn vị của Sư đoàn 5BB, Sư đoàn 18BB, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, các đơn vị Dù, Thủy
quân Lục chiến, Biệt động quân... đều đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng chiến để
chận đánh Cộng quân. Tại bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Thiếu tướng Lâm Văn Phát từ
sáng sớm đã dùng trực thăng bay quan sát tình hình, vừa đáp xuống bộ Tư lệnh
ông gọi máy liên lạc với Chuẩn tướng Tần, sĩ quan cao cấp nhất của Không quân
vào lúc đó. Tướng Phát yêu cầu Tướng Tần cho các phi tuần khu trục liên tục
oanh kích Cộng quân đang chuyển quân dọc theo con đường từ ngả tư Bảy Hiền lên
đến Hóc Môn.
Trong khi các đơn vị VNCH đang nỗ lực đẩy lùi Cộng quân ra khỏi bộ Tổng tham
mưu, thì vào 10 giờ 15 phút, tân Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh cho Quân lực
Việt Nam Cộng Hòa ngưng chiến. Trước đó vài phút, chiến đoàn Biệt Cách Dù đang
tung các đợt phản công để đánh bật địch quanh vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu. Khi nhận
được lệnh ngưng bắn, Thiếu tá Phạm Châu Tài, chiến đoàn trưởng Biệt Cách Dù đã
lấy xe jeep vào Bộ Tổng Tham Mưu, ông được anh em binh sĩ gác cổng cho biết là
Trung tướng Vĩnh Lộc, Tân Tổng Tham mưu trưởng, đã ra đi lúc 6 giờ sáng, tất cả
tướng lãnh và các đại tá đã họp với Thiếu tá Tài về kế hoạch phòng thủ Tổng
hành dinh bộ Tổng Tham mưu trong đêm 29/4/1975, cũng không còn ai.
Trần Khải