Tàu tác chiến Mỹ-Trung chạm trán trên Biển Đông
Thanh Phương
Tàu USS Fort Worth (LCS-3) trên đường tới dự triển lãm hải quân IMDEX Asia tại căn cứ Changi, Singapore, 18/05/2015REUTERS/Edgar Su
Trong
một cuộc tuần tra gần đây trên Biển Đông, tàu tác chiến của Mỹ và Trung
Quốc đã sử dụng các quy tắc mà hai nước đã thỏa thuận cho các cuộc gặp
nhau bất ngờ trên biển.
Hãng tin
Bloomberg News hôm nay, 20/05/2015 trích lời Đô đốc Michelle Howard,
Phó Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ, cho biết là tàu tác chiến tuần
duyên USS Fort Worth gần đây đã gặp một tàu quân sự của Trung Quốc ở khu
vực gần quần đảo Trường Sa.
Đô đốc Howard cho biết là Hoa Kỳ đã thỏa thuận với Trung Quốc về việc sử dụng các quy tắc ứng xử cho những cuộc gặp bất ngờ trên biển để tránh xảy ra đụng độ giữa hai bên. Những quy tắc đó đã được hai tàu tác chiến nói trên sử dụng khi gặp nhau trong lúc tuần tra.
USS Fort Worth là chiếc tàu tác chiến tuần duyên đầu tiên của Mỹ được điều đến Biển Đông để tuần tra tại vùng biển chung quanh quần đảo Trường Sa, nơi mà nhiều nước, chủ yếu là Việt Nam, Trung Quốc và Philippines, đang tranh chấp chủ quyền.
Nhưng nữ Đô đốc Mỹ không nói rõ là chiếc USS Fort Worth đã đi vào phạm vi 12 hải lý (22 km) chung quanh quần đảo Trường Sa hay không. Bà cũng không cho biết chi tiết của vụ chạm trán giữa hai tàu tác chiến Mỹ-Trung.
Những quy tắc về gặp nhau bất ngờ trên biển chắc chắn là sẽ được sử dụng nhiều hơn, bởi vì Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter chủ trương mở rộng tuần tra trên vùng Biển Đông, kể cả khu vực trong phạm vi 12 hải lý chung các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng trên quần đảo Trường Sa.
Kế hoạch này là nhằm bảo đảm quyền tự do lưu thông hàng hải và là một chiến dịch mà Hoa Kỳ thường xuyên tiến hành. Năm ngoái, Mỹ đã tiến hành chiến dịch « Tự do hàng hải » đối với 19 quốc gia, trong đó có Indonesia, Philippines và Việt Nam.
Theo Bloomberg News, nữ Đô đốc Howard, phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên chỉ huy một chiến hạm của Hải quân Mỹ, cho rằng đã đến lúc Trung Quốc phải giải thích rõ mục tiêu của các công trình bồi đắp, mở rộng đảo ở Biển Đông.
Trang web của Avago Technologies
Đô đốc Howard cho biết là Hoa Kỳ đã thỏa thuận với Trung Quốc về việc sử dụng các quy tắc ứng xử cho những cuộc gặp bất ngờ trên biển để tránh xảy ra đụng độ giữa hai bên. Những quy tắc đó đã được hai tàu tác chiến nói trên sử dụng khi gặp nhau trong lúc tuần tra.
USS Fort Worth là chiếc tàu tác chiến tuần duyên đầu tiên của Mỹ được điều đến Biển Đông để tuần tra tại vùng biển chung quanh quần đảo Trường Sa, nơi mà nhiều nước, chủ yếu là Việt Nam, Trung Quốc và Philippines, đang tranh chấp chủ quyền.
Nhưng nữ Đô đốc Mỹ không nói rõ là chiếc USS Fort Worth đã đi vào phạm vi 12 hải lý (22 km) chung quanh quần đảo Trường Sa hay không. Bà cũng không cho biết chi tiết của vụ chạm trán giữa hai tàu tác chiến Mỹ-Trung.
Những quy tắc về gặp nhau bất ngờ trên biển chắc chắn là sẽ được sử dụng nhiều hơn, bởi vì Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter chủ trương mở rộng tuần tra trên vùng Biển Đông, kể cả khu vực trong phạm vi 12 hải lý chung các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng trên quần đảo Trường Sa.
Kế hoạch này là nhằm bảo đảm quyền tự do lưu thông hàng hải và là một chiến dịch mà Hoa Kỳ thường xuyên tiến hành. Năm ngoái, Mỹ đã tiến hành chiến dịch « Tự do hàng hải » đối với 19 quốc gia, trong đó có Indonesia, Philippines và Việt Nam.
Theo Bloomberg News, nữ Đô đốc Howard, phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên chỉ huy một chiến hạm của Hải quân Mỹ, cho rằng đã đến lúc Trung Quốc phải giải thích rõ mục tiêu của các công trình bồi đắp, mở rộng đảo ở Biển Đông.
Mỹ khởi tố 6 gián điệp kinh tế Trung Quốc
Thụy My
Sáu
người Trung Quốc trong đó có ba giáo sư đại học, hôm qua đã bị tư pháp
Mỹ khởi tố vì làm gián điệp kinh tế và trộm cắp bí mật kinh doanh trong
ngành điện thoại di động tại Hoa Kỳ để trao cho Bắc Kinh. Trung Quốc hôm
nay 20/05/2015 bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về vụ này.
Sáu
nghi can bị cáo buộc đã đánh cắp các công nghệ quan trọng của Avago
Technologies và Skyworks Solutions, hai công ty chuyên về chất bán dẫn.
Một trong số ba bị can là giáo sư đại học Trung Quốc, Trương Hạo (Hao
Zhang), bị bắt khi vừa đến sân bay Los Angeles và bị giam hôm thứ Hai
18/5 sau khi trình diện một thẩm phán ở California. Năm người còn lại đã
có lệnh truy nã quốc tế, vẫn đang ở Trung Quốc.
Đây là vụ gián điệp kinh tế thứ 11 bị truy tố, từ khi một đạo luật về loại tội phạm này được thông qua vào năm 1996. Phát ngôn viên Bộ Tư pháp Hoa Kỳ Jeffrey Rathke tuyên bố : « Vụ này chứng tỏ Hoa Kỳ nhất quyết bảo vệ các bí mật thương mại của các công ty Mỹ và các thông tin liên quan đến bằng sáng chế khỏi bị đánh cắp. Gián điệp kinh tế là vấn đề mà chúng tôi hết sức chú trọng ngăn ngừa ».
Mục tiêu của âm mưu được tiến hành từ năm 2006 là đánh cắp các bí mật thương mại của công ty Avago ở California và Skyworks ở Massachusetts, đặc biệt là công nghệ FBAR được sử dụng trong điện thoại di động để lọc các tín hiệu và tăng cường hiệu năng.
Vụ đánh cắp đặt dưới sự giám sát của trường đại học Thiên Tân (Tianjin) – một trong những trường đại học quan trọng của Trung Quốc – thông qua một công ty bình phong đặt tại quần đảo Caiman, để phục vụ cho ROFS Microsystems, công ty Trung Quốc phải cung ứng công nghệ này. Mục đích là « chuyển dịch Avago về Trung Quốc » - theo như lời của một trong số các bị can ghi trong cáo trạng.
Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết : « Trung Quốc quan ngại sâu sắc về vụ này, chúng tôi sẽ kiểm tra lại các chi tiết. Chính quyền Trung Quốc bảo đảm quyền và lợi ích của công dân mình trong các trao đổi song phương ».
Các công nghệ nhạy cảm luôn bị rình rập
Trương Hạo, 36 tuổi, từng là kỹ sư của Skyworks và là giáo sư đại học Thiên Tân. Ông ta đã gặp gỡ một trong số các nghi can đồng lõa là Bàng Ủy (Wei Pang), 35 tuổi lúc chuẩn bị đồ án tiến sĩ ngành điện năm 2006 tại Southern California University. Hai người cùng tiến hành một công trình do Darpa, cơ quan nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ. Bàng Ủy, nay cũng là giáo sư đại học Thiên Tân, thì từng làm việc cho Avago ở Colorado. Từ 2006 đến 2009, hai người này làm cho công ty Mỹ.
Trong số bốn bị can còn lại, có một cựu sinh viên đại học Southern California, gặp gỡ Trương Hạo và Bàng Ủy tại đây, và sinh viên này cũng làm cho một công ty bán dẫn ở California. Hiệu phó đại học Thiên Tân, một sinh viên trường này cùng với Giám đốc công ty Trung Quốc ROFS thành lập năm 2011, đều bị cáo buộc đã rất tích cực trong hoạt động lấy cắp.
Cả sáu bị can bị truy tố 32 tội danh liên quan đến gián điệp kinh tế, đánh cắp bí mật kinh doanh có tổ chức, có nguy cơ lãnh án tối thiểu 15 năm tù cộng thêm tiền phạt nặng nề. Theo David Johnson, nhân viên FBI phụ trách điều tra, cáo trạng tiết lộ « các nỗ lực có phương pháp và quyết tâm của nước ngoài để chiếm đoạt và khai thác các công nghệ quý báu và nhạy cảm của Mỹ », thông qua các cá nhân thâm nhập vào Hoa Kỳ.
Chưởng lý liên bang Melinda Haag nhấn mạnh : « Các công nghệ nhạy cảm của các công ty Mỹ ở Silicon Valley và California luôn bị rình rập đánh cắp ». Thứ trưởng Tư pháp John Carlin nói thêm : « Gián điệp kinh tế khiến các doanh nghiệp Mỹ thiệt hại nặng nề, làm yếu đi hoạt động thương mại thế giới và gây tổn hại cho lợi ích của Hoa Kỳ ».
Các bí mật công nghiệp bị lấy cắp đều được đánh dấu « mật ». Hai bị cáo chính khi được tuyển dụng đều đã ký hợp đồng cam đoan không tiết lộ các công nghệ và sáng chế của Avago và Skyworks. Theo cáo trạng dài 32 trang, như vậy Trương Hạo và Bàng Ủy đã « toa rập » và « đánh cắp một cách có ý thức », « sao chép, truy cập, chuyển giao và thông tin các bí mật kinh doanh » của hai công ty trên.
Hai bị cáo này đã đăng ký bằng sáng chế ở Hoa Kỳ và Trung Quốc, tự cho là người phát minh ra công nghệ, với hy vọng đưa ra sản xuất tại Trung Quốc và bán lại cho các tập đoàn điện thoại di động Samsung, Nokia, Motorola và LG. Một thị trường lên đến trên một tỉ đô la vào năm 2006, theo ước lượng của hai bị can qua các thư điện tử nêu ra trong cáo trạng.
Đây là vụ gián điệp kinh tế thứ 11 bị truy tố, từ khi một đạo luật về loại tội phạm này được thông qua vào năm 1996. Phát ngôn viên Bộ Tư pháp Hoa Kỳ Jeffrey Rathke tuyên bố : « Vụ này chứng tỏ Hoa Kỳ nhất quyết bảo vệ các bí mật thương mại của các công ty Mỹ và các thông tin liên quan đến bằng sáng chế khỏi bị đánh cắp. Gián điệp kinh tế là vấn đề mà chúng tôi hết sức chú trọng ngăn ngừa ».
Mục tiêu của âm mưu được tiến hành từ năm 2006 là đánh cắp các bí mật thương mại của công ty Avago ở California và Skyworks ở Massachusetts, đặc biệt là công nghệ FBAR được sử dụng trong điện thoại di động để lọc các tín hiệu và tăng cường hiệu năng.
Vụ đánh cắp đặt dưới sự giám sát của trường đại học Thiên Tân (Tianjin) – một trong những trường đại học quan trọng của Trung Quốc – thông qua một công ty bình phong đặt tại quần đảo Caiman, để phục vụ cho ROFS Microsystems, công ty Trung Quốc phải cung ứng công nghệ này. Mục đích là « chuyển dịch Avago về Trung Quốc » - theo như lời của một trong số các bị can ghi trong cáo trạng.
Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết : « Trung Quốc quan ngại sâu sắc về vụ này, chúng tôi sẽ kiểm tra lại các chi tiết. Chính quyền Trung Quốc bảo đảm quyền và lợi ích của công dân mình trong các trao đổi song phương ».
Các công nghệ nhạy cảm luôn bị rình rập
Trương Hạo, 36 tuổi, từng là kỹ sư của Skyworks và là giáo sư đại học Thiên Tân. Ông ta đã gặp gỡ một trong số các nghi can đồng lõa là Bàng Ủy (Wei Pang), 35 tuổi lúc chuẩn bị đồ án tiến sĩ ngành điện năm 2006 tại Southern California University. Hai người cùng tiến hành một công trình do Darpa, cơ quan nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ. Bàng Ủy, nay cũng là giáo sư đại học Thiên Tân, thì từng làm việc cho Avago ở Colorado. Từ 2006 đến 2009, hai người này làm cho công ty Mỹ.
Trong số bốn bị can còn lại, có một cựu sinh viên đại học Southern California, gặp gỡ Trương Hạo và Bàng Ủy tại đây, và sinh viên này cũng làm cho một công ty bán dẫn ở California. Hiệu phó đại học Thiên Tân, một sinh viên trường này cùng với Giám đốc công ty Trung Quốc ROFS thành lập năm 2011, đều bị cáo buộc đã rất tích cực trong hoạt động lấy cắp.
Cả sáu bị can bị truy tố 32 tội danh liên quan đến gián điệp kinh tế, đánh cắp bí mật kinh doanh có tổ chức, có nguy cơ lãnh án tối thiểu 15 năm tù cộng thêm tiền phạt nặng nề. Theo David Johnson, nhân viên FBI phụ trách điều tra, cáo trạng tiết lộ « các nỗ lực có phương pháp và quyết tâm của nước ngoài để chiếm đoạt và khai thác các công nghệ quý báu và nhạy cảm của Mỹ », thông qua các cá nhân thâm nhập vào Hoa Kỳ.
Chưởng lý liên bang Melinda Haag nhấn mạnh : « Các công nghệ nhạy cảm của các công ty Mỹ ở Silicon Valley và California luôn bị rình rập đánh cắp ». Thứ trưởng Tư pháp John Carlin nói thêm : « Gián điệp kinh tế khiến các doanh nghiệp Mỹ thiệt hại nặng nề, làm yếu đi hoạt động thương mại thế giới và gây tổn hại cho lợi ích của Hoa Kỳ ».
Các bí mật công nghiệp bị lấy cắp đều được đánh dấu « mật ». Hai bị cáo chính khi được tuyển dụng đều đã ký hợp đồng cam đoan không tiết lộ các công nghệ và sáng chế của Avago và Skyworks. Theo cáo trạng dài 32 trang, như vậy Trương Hạo và Bàng Ủy đã « toa rập » và « đánh cắp một cách có ý thức », « sao chép, truy cập, chuyển giao và thông tin các bí mật kinh doanh » của hai công ty trên.
Hai bị cáo này đã đăng ký bằng sáng chế ở Hoa Kỳ và Trung Quốc, tự cho là người phát minh ra công nghệ, với hy vọng đưa ra sản xuất tại Trung Quốc và bán lại cho các tập đoàn điện thoại di động Samsung, Nokia, Motorola và LG. Một thị trường lên đến trên một tỉ đô la vào năm 2006, theo ước lượng của hai bị can qua các thư điện tử nêu ra trong cáo trạng.
Hòa hảo với Mỹ, Cuba từ chối tiếp đón tàu chiến Trung Quốc
Thụy My
Chủ tịch Cuba Raul Castro (Phải) tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại La habana ngày 22/7/2014.Reuters
Hãng
tin Tass hôm nay 20/05/2015 dẫn nguồn từ nhật báo Yomiuri Shimbin của
Nhật cho biết, La Habana đã quyết định hủy bỏ một thỏa thuận với Bắc
Kinh về việc tiếp đón các chiến hạm Trung Quốc, được ký vào nửa cuối năm
2014. Theo các nhà quan sát, quyết định này là do Cuba muốn đẩy nhanh
tiến trình bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ.
Theo bài
báo, năm 2012 chính phủ Cuba đã mời Trung Quốc đưa tàu chiến đến vịnh
Caribê để tập trận chung. Ý kiến này đã được ông Tập Cận Bình đồng ý
trong chuyến viếng thăm La Habana tháng 7/2014, sau đó bắt đầu việc
luyện tập triển khai các khu trục hạm trang bị hỏa tiễn công nghệ mới.
Nhưng vào giờ chót, khi đôi bên chuẩn bị tiến hành thì Cuba thay đổi
quan điểm, chọn lựa một chính sách « ngoại giao thăng bằng ».
Bài báo nhận định, đôi khi các thỏa thuận song phương trở thành nạn nhân của sự thay đổi chính sách, và nếu chưa có bước đi cụ thể nào được thực hiện, thì hủy bỏ thỏa thuận lại càng dễ hơn. Các chuyên gia thông thạo hồ sơ này cho rằng, sở dĩ Cuba quyết định từ chối các chiến hạm Trung Quốc là vì muốn thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
Hôm qua một nhà ngoại giao Mỹ cho AFP biết, Hoa Kỳ và Cuba đang tiến rất gần đến việc tái lập quan hệ ngoại giao, bị đóng băng từ hơn nửa thế kỷ qua. Sau ba cuộc thương lượng được tổ chức luân phiên tại thủ đô hai nước từ tháng Giêng, đoàn đại biểu Mỹ và Cuba sẽ gặp gỡ ngày mai tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bàn bạc việc mở lại tòa đại sứ.
Tuần trước, Chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố trở ngại chủ yếu trong việc tái lập quan hệ ngoại giao sẽ được tháo gỡ sau ngày 29/5, khi Cuba không còn trong danh sách đen « các quốc gia ủng hộ khủng bố ». Được biết, trong vòng 45 ngày sau khi Tổng thống Obama quyết định đưa Cuba ra khỏi danh sách này, nếu Quốc hội Mỹ không bác bỏ thì sẽ có hiệu lực, và ngày 29/5 là thời hạn chót cho Quốc hội.
Bài báo nhận định, đôi khi các thỏa thuận song phương trở thành nạn nhân của sự thay đổi chính sách, và nếu chưa có bước đi cụ thể nào được thực hiện, thì hủy bỏ thỏa thuận lại càng dễ hơn. Các chuyên gia thông thạo hồ sơ này cho rằng, sở dĩ Cuba quyết định từ chối các chiến hạm Trung Quốc là vì muốn thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
Hôm qua một nhà ngoại giao Mỹ cho AFP biết, Hoa Kỳ và Cuba đang tiến rất gần đến việc tái lập quan hệ ngoại giao, bị đóng băng từ hơn nửa thế kỷ qua. Sau ba cuộc thương lượng được tổ chức luân phiên tại thủ đô hai nước từ tháng Giêng, đoàn đại biểu Mỹ và Cuba sẽ gặp gỡ ngày mai tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bàn bạc việc mở lại tòa đại sứ.
Tuần trước, Chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố trở ngại chủ yếu trong việc tái lập quan hệ ngoại giao sẽ được tháo gỡ sau ngày 29/5, khi Cuba không còn trong danh sách đen « các quốc gia ủng hộ khủng bố ». Được biết, trong vòng 45 ngày sau khi Tổng thống Obama quyết định đưa Cuba ra khỏi danh sách này, nếu Quốc hội Mỹ không bác bỏ thì sẽ có hiệu lực, và ngày 29/5 là thời hạn chót cho Quốc hội.
Trung Quốc đánh cá trái phép tại Châu Phi
Thu Hằng
Tàu cá Lian Run 14, một trong những tàu đánh bắt cá lậu của Trung Quốc bị bắt giữ.@greenpeace
Trong
bản một bản nghiên cứu được công bố hôm nay, 20/05/2015, tổ chức bảo vệ
môi trường Greenpeace cho biết các công ty của Trung Quốc đánh bắt thủy
sản trái phép tại khu vực biển Tây Châu Phi. Tổ chức này cũng cáo buộc
các tàu của Trung Quốc cố tình làm sai lệch thông tin định vị để đánh
lừa các cơ quan giám sát.
Theo thống kê của
Greenpeace, số lượng tàu cá mang cờ hoặc thuộc sở hữu của Trung Quốc
hoạt động tại Châu Phi đã tăng vọt lên trong những thập niên gần đây.
Năm 1985 chỉ có 13 tàu, tới năm 2013 đã có 462 tàu.
Chỉ trong một tháng vào năm 2014, một tàu của Greenpeace đã phát hiện 16 trường hợp khai thác trái phép do 12 tàu mang cờ hoặc thuộc sở hữu của Trung Quốc. Tổ chức này cho biết thêm, trong vòng 8 năm, họ đã phát hiện 114 trường hợp vi phạm của các tàu trên, trong đó có 60 trường hợp liên quan đến tàu của Tổng công ty Thủy sản Quốc gia Trung Quốc (CNFC). Đây là một công ty quốc doanh có nhiệm vụ phát triển việc đánh bắt xa bờ.
Các tàu trên hoạt động ngoài khơi các nước Gambia, Guinea, Guinea-Bissau, Mauritania, Senegal và Sierra Leone, thường không có giấy phép hoặc hoạt động trong khu vực cấm.
Ngoài ra, tổ chức Greenpeace nhấn mạnh đã phát hiện nhiều tàu cố tình làm sai lệch thông tin định vị phát đi từ Hệ thống nhận dạng tự động (AIS), cho thấy tàu đang hoạt động tại vùng biển thuộc Mêhicô, thậm chí cả trên đất liền, trong khi họ đang hoạt động tại khu vực biển phía Tây Châu Phi. Bản báo cáo cho rằng đây là cách để các công ty đánh bắt thủy sản trốn nộp lệ phí giấy phép và hoạt động trong các khu vực cấm.
Các công ty của Trung Quốc đang gia tăng tìm kiếm các nguồn tài nguyên ở nước ngoài, trong đó có nguồn thủy sản. Nguồn thủy sản cũng là một yếu tố trong các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông mà Bắc Kinh đòi chủ quyền gần như toàn bộ khu vực. Trung Quốc đã có nhiều cuộc đụng độ với các tàu đánh cá của Việt Nam và Philippines trong khu vực và thậm chí đã sử dụng tới vòi rồng.
Chỉ trong một tháng vào năm 2014, một tàu của Greenpeace đã phát hiện 16 trường hợp khai thác trái phép do 12 tàu mang cờ hoặc thuộc sở hữu của Trung Quốc. Tổ chức này cho biết thêm, trong vòng 8 năm, họ đã phát hiện 114 trường hợp vi phạm của các tàu trên, trong đó có 60 trường hợp liên quan đến tàu của Tổng công ty Thủy sản Quốc gia Trung Quốc (CNFC). Đây là một công ty quốc doanh có nhiệm vụ phát triển việc đánh bắt xa bờ.
Các tàu trên hoạt động ngoài khơi các nước Gambia, Guinea, Guinea-Bissau, Mauritania, Senegal và Sierra Leone, thường không có giấy phép hoặc hoạt động trong khu vực cấm.
Ngoài ra, tổ chức Greenpeace nhấn mạnh đã phát hiện nhiều tàu cố tình làm sai lệch thông tin định vị phát đi từ Hệ thống nhận dạng tự động (AIS), cho thấy tàu đang hoạt động tại vùng biển thuộc Mêhicô, thậm chí cả trên đất liền, trong khi họ đang hoạt động tại khu vực biển phía Tây Châu Phi. Bản báo cáo cho rằng đây là cách để các công ty đánh bắt thủy sản trốn nộp lệ phí giấy phép và hoạt động trong các khu vực cấm.
Các công ty của Trung Quốc đang gia tăng tìm kiếm các nguồn tài nguyên ở nước ngoài, trong đó có nguồn thủy sản. Nguồn thủy sản cũng là một yếu tố trong các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông mà Bắc Kinh đòi chủ quyền gần như toàn bộ khu vực. Trung Quốc đã có nhiều cuộc đụng độ với các tàu đánh cá của Việt Nam và Philippines trong khu vực và thậm chí đã sử dụng tới vòi rồng.
Giáo hoàng kêu gọi giáo dân Trung Quốc trung thành với Vatican
Thanh Phương
Giáo Hoàng Phanxicô trong thánh lễ tại Quảng trường Saint Peter, Vatican ngày 20/05/ 2015.REUTERS/Tony Gentile
Đức
Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi giáo dân Trung Quốc trung thành với Giáo
hội Công giáo La Mã, cho dù Bắc Kinh vẫn không công nhận thẩm quyền của
Vatican ở Trung Quốc.
Phát biểu nhân buổi yết
kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô hôm nay, 20/05/2015, trước đám
đông 250 ngàn tín hữu, Đức Giáo hoàng Phanxicô, một người vẫn rất quan
tâm đến Trung Quốc, nhắc lại rằng ngày 24/05 tới sẽ là « ngày thế giới cầu nguyện cho Giáo hội ở Trung Quốc », do Giáo hoàng Benedicto 16 lập ra vào năm 2007.
Đức Giáo hoàng Phanxicô nhân dịp này kêu gọi giáo dân Trung Quốc nên vâng lệnh Giáo hoàng, người vẫn bổ nhiệm các giám mục trên khắp thế giới. Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh, vốn không thừa nhận thẩm quyền của Tòa Thánh, vẫn muốn áp đặt các giám mục do họ bổ nhiệm từ Hội Công giáo yêu nước, tức Giáo hội chính thức của Trung Quốc.
Nhiều người, trong đó có Hồng y Trần Nhật Quân của Hồng Kông, gần đây đã chỉ trích điều mà họ xem là thái độ dễ dãi ngây thơ của Tòa Thánh đối với Bắc Kinh.
Tại Trung Quốc hiện có vài chục triệu giáo dân Công giáo tự nhận thuộc Hội Công giáo yêu nước hoặc thuộc Giáo hội thầm lặng, tức Giáo hội không chính thức. Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn kiểm soát rất chặt chẽ các hoạt động tôn giáo và rất lo ngại trước sự phát triển nhanh của Thiên chúa giáo, cả Công giáo lẫn Tin lành.
Đức Giáo hoàng Phanxicô nhân dịp này kêu gọi giáo dân Trung Quốc nên vâng lệnh Giáo hoàng, người vẫn bổ nhiệm các giám mục trên khắp thế giới. Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh, vốn không thừa nhận thẩm quyền của Tòa Thánh, vẫn muốn áp đặt các giám mục do họ bổ nhiệm từ Hội Công giáo yêu nước, tức Giáo hội chính thức của Trung Quốc.
Nhiều người, trong đó có Hồng y Trần Nhật Quân của Hồng Kông, gần đây đã chỉ trích điều mà họ xem là thái độ dễ dãi ngây thơ của Tòa Thánh đối với Bắc Kinh.
Tại Trung Quốc hiện có vài chục triệu giáo dân Công giáo tự nhận thuộc Hội Công giáo yêu nước hoặc thuộc Giáo hội thầm lặng, tức Giáo hội không chính thức. Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn kiểm soát rất chặt chẽ các hoạt động tôn giáo và rất lo ngại trước sự phát triển nhanh của Thiên chúa giáo, cả Công giáo lẫn Tin lành.
Kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng đầu năm 2015
Thanh Phương
Trong vòng ba tháng đầu năm 2015, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản đã tăng 0,6%REUTERS/Yuya Shino
Hãng
tin AFP hôm nay, 20/05/2015, cho biết kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng
trưởng trong quý I năm 2015 nhưng mức tiêu thụ của các hộ gia đình vẫn
chậm. Đây là một thách thức đối với Tokyo và Ngân hàng Nhật Bản trước
nguy cơ giảm phát kéo dài.
Theo thống kê của chính phủ
được công bố hôm nay, trong vòng ba tháng đầu năm 2015, tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) của Nhật Bản đã tăng 0,6%, sau khi đạt được mức tăng
trưởng 0,3% vào quý IV năm 2014.
Con số này còn cao hơn cả mong đợi của các chuyên gia kinh tế hay kết quả đạt được của Hoa Kỳ và các nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro (eurozone). Kết quả khả quan trên có được là nhờ đầu tư của các doanh nghiệp và lĩnh vực xuất khẩu tiếp tục gia tăng.
Tuy nhiên, sức tiêu thụ của các gia đình vẫn chưa tăng mạnh (+0,4%) vào đầu năm nay, do ảnh hưởng từ chính sách tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) vào tháng 4/2014.
Dù tỉ lệ thất nghiệp khá thấp, chiếm 3,4%, nhưng thị trường lao động của Nhật lại có vẻ bấp bênh. Chế độ tiền lương cũng là một vấn đề tồn đọng. Nhiều cuộc thương lượng chế độ lương bổng đã diễn ra mùa xuân vừa qua, với nhiều lời hứa tăng lương đáng kể tại các tập đoàn lớn. Song các cải cách tiền lương trên chưa chắc sẽ được áp dụng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay các vùng nông thôn.
Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, tăng trưởng của Nhật Bản vẫn còn mong manh. Tuy nhiên, thống đốc Ngân hàng Nhật Bản và chính phủ cho rằng nền kinh tế đang đi đúng hướng. Cả hai cùng nêu lên những yếu tố như lợi nhuận của các tập đoàn lớn, ảnh hưởng tích cực của đồng yen yếu lên xuất khẩu và giá dầu thế giới giảm. Đây là những lợi thế cho một quốc gia nghèo nhiên liệu như Nhật Bản.
Năm 2014, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản chỉ tăng 0,1%, trong khi đó năm 2012 đạt 1,7% và 2013 là 1,6%.
Con số này còn cao hơn cả mong đợi của các chuyên gia kinh tế hay kết quả đạt được của Hoa Kỳ và các nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro (eurozone). Kết quả khả quan trên có được là nhờ đầu tư của các doanh nghiệp và lĩnh vực xuất khẩu tiếp tục gia tăng.
Tuy nhiên, sức tiêu thụ của các gia đình vẫn chưa tăng mạnh (+0,4%) vào đầu năm nay, do ảnh hưởng từ chính sách tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) vào tháng 4/2014.
Dù tỉ lệ thất nghiệp khá thấp, chiếm 3,4%, nhưng thị trường lao động của Nhật lại có vẻ bấp bênh. Chế độ tiền lương cũng là một vấn đề tồn đọng. Nhiều cuộc thương lượng chế độ lương bổng đã diễn ra mùa xuân vừa qua, với nhiều lời hứa tăng lương đáng kể tại các tập đoàn lớn. Song các cải cách tiền lương trên chưa chắc sẽ được áp dụng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay các vùng nông thôn.
Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, tăng trưởng của Nhật Bản vẫn còn mong manh. Tuy nhiên, thống đốc Ngân hàng Nhật Bản và chính phủ cho rằng nền kinh tế đang đi đúng hướng. Cả hai cùng nêu lên những yếu tố như lợi nhuận của các tập đoàn lớn, ảnh hưởng tích cực của đồng yen yếu lên xuất khẩu và giá dầu thế giới giảm. Đây là những lợi thế cho một quốc gia nghèo nhiên liệu như Nhật Bản.
Năm 2014, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản chỉ tăng 0,1%, trong khi đó năm 2012 đạt 1,7% và 2013 là 1,6%.
Thái Lan : Luật về tội khi quân trờ thành vũ khí đàn áp
Thanh Phương
Tướng Prayuth Chan-ocha (T) trình diện vua Thái Lan Bhumibol (ảnh chụp ngày 22/07/14)AFP PHOTO / ROYAL BUREAU
Khi
tiến hành cuộc đảo chính ngày 22/05/2015, tức là cách đây gần đúng một
năm, phe quân sự đã biện minh rằng họ phải hành động như vậy để bảo vệ
Hoàng gia Thái Lan, mà Hoàng gia này vốn đã được bảo vệ bằng một trong
những đạo luật khắt khe nhất thế giới.
Từ đó cho đến
nay, chính quyền quân sự đã gia tăng trấn áp những người chỉ trích Hoàng
gia Thái và coi đây là là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Liên đoàn quốc tế nhân quyền FIDH và Ủy ban Luật gia Quốc tế ICJ đã ghi nhận rằng trong vòng một năm, con số những người bị truy tố vì tội khi quân ở Thái Lan đã tăng lên đến một mức đáng ngại.
Theo FIDH, trước cuộc đảo chính tháng 5 năm ngoái, chỉ có 5 người Thái Lan thọ án tù vì tội phạm thượng. Thế mà trong vòng một năm qua, đã có ít nhất 47 người bị truy tố hoặc bị tuyên án vì tội khi quân. Trong số này, có cả các nghệ sĩ một đoàn kịch, một phụ nữ mắc bệnh tâm thần, bị xem là « có thái độ bất kính đối với bức chân dung quốc vương », một người bán sách rong, bán những sách bị cấm.
Theo hãng tin AFP, không chỉ những người bị tù vì tội khi quân, mà gia đình của họ cũng bị vạ lây, cụ thể là bị bạn bè, hàng xóm xa lánh, hoặc lúc nào cũng có cảm tưởng bị dò xét, bị theo dõi. Ai mà có bố mẹ phạm tội khi quân thì sẽ gặp khó khăn khi đi xin việc làm.
Năm nay 87 tuổi, quốc vương Bhumibol Adulyadej là một trong những vị vua lớn tuổi nhất còn trị vì trên thế giới. Ông vẫn được nhiều thần dân Thái Lan tôn sùng gần như là một vị thần. Ngay từ nhỏ, các em học sinh đã được dạy phải thờ kính quốc vương hơn cả cha mẹ.
Về luật pháp, điều luật về tội khi quân, còn được biết dưới tên là « điều luật 112 », quy định mức án tù lên tới 15 năm. Phe quân sự « hăng hái » bảo vệ Hoàng gia Thái đến mức hứa thưởng tiền cho những ai tố giác hành vi phạm thượng, thậm chí mở lại những hồ sơ vụ án cũ.
Trong bối cảnh này, báo chí ở Thái Lan, kể cả báo chí nước ngoài, lại càng phải tự kiểm duyệt, cố không để lọt những bài có nội dung bị xem là xúc phạm nhà vua.
Là một trong những nhà phân tích hiếm hoi ở Thái Lan dám bình luận về vấn đề này, ông David Streckfuss cho rằng tội khi quân nay bị xem gần như là tội phản quốc, tội chống Nhà nước. Từ cảnh sát, thẩm phán, tòa án cho đến các công chức, ai cũng sợ bị xem là bất trung với Hoàng gia, cho nên mọi người đều tích cực xử lý những tố giác về tội khi quân.
Đối với tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch, việc áp dụng luật một cách cứng rắn rõ ràng có một tác động tai hại lên quyền tự do ngôn luận và điều này trái ngược với lời hứa của tập đoàn quân phiệt là sẽ tôn trọng nhân quyền ở Thái Lan.
Trong bối cảnh căng thẳng chung quanh vấn đề nối ngôi quốc vương Bhumibol, phe quân sự bị cho là dùng luật về tội khi quân để bịt miệng các đối thủ chính trị.
Liên đoàn quốc tế nhân quyền FIDH và Ủy ban Luật gia Quốc tế ICJ đã ghi nhận rằng trong vòng một năm, con số những người bị truy tố vì tội khi quân ở Thái Lan đã tăng lên đến một mức đáng ngại.
Theo FIDH, trước cuộc đảo chính tháng 5 năm ngoái, chỉ có 5 người Thái Lan thọ án tù vì tội phạm thượng. Thế mà trong vòng một năm qua, đã có ít nhất 47 người bị truy tố hoặc bị tuyên án vì tội khi quân. Trong số này, có cả các nghệ sĩ một đoàn kịch, một phụ nữ mắc bệnh tâm thần, bị xem là « có thái độ bất kính đối với bức chân dung quốc vương », một người bán sách rong, bán những sách bị cấm.
Theo hãng tin AFP, không chỉ những người bị tù vì tội khi quân, mà gia đình của họ cũng bị vạ lây, cụ thể là bị bạn bè, hàng xóm xa lánh, hoặc lúc nào cũng có cảm tưởng bị dò xét, bị theo dõi. Ai mà có bố mẹ phạm tội khi quân thì sẽ gặp khó khăn khi đi xin việc làm.
Năm nay 87 tuổi, quốc vương Bhumibol Adulyadej là một trong những vị vua lớn tuổi nhất còn trị vì trên thế giới. Ông vẫn được nhiều thần dân Thái Lan tôn sùng gần như là một vị thần. Ngay từ nhỏ, các em học sinh đã được dạy phải thờ kính quốc vương hơn cả cha mẹ.
Về luật pháp, điều luật về tội khi quân, còn được biết dưới tên là « điều luật 112 », quy định mức án tù lên tới 15 năm. Phe quân sự « hăng hái » bảo vệ Hoàng gia Thái đến mức hứa thưởng tiền cho những ai tố giác hành vi phạm thượng, thậm chí mở lại những hồ sơ vụ án cũ.
Trong bối cảnh này, báo chí ở Thái Lan, kể cả báo chí nước ngoài, lại càng phải tự kiểm duyệt, cố không để lọt những bài có nội dung bị xem là xúc phạm nhà vua.
Là một trong những nhà phân tích hiếm hoi ở Thái Lan dám bình luận về vấn đề này, ông David Streckfuss cho rằng tội khi quân nay bị xem gần như là tội phản quốc, tội chống Nhà nước. Từ cảnh sát, thẩm phán, tòa án cho đến các công chức, ai cũng sợ bị xem là bất trung với Hoàng gia, cho nên mọi người đều tích cực xử lý những tố giác về tội khi quân.
Đối với tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch, việc áp dụng luật một cách cứng rắn rõ ràng có một tác động tai hại lên quyền tự do ngôn luận và điều này trái ngược với lời hứa của tập đoàn quân phiệt là sẽ tôn trọng nhân quyền ở Thái Lan.
Trong bối cảnh căng thẳng chung quanh vấn đề nối ngôi quốc vương Bhumibol, phe quân sự bị cho là dùng luật về tội khi quân để bịt miệng các đối thủ chính trị.
Indonesia và Malaysia tạm thời nhận người tị nạn
Thụy My
Một tàu cá chở dân nhập cư Rohingya và Bangladesh ở ngoài khởi Julok, tỉnh Aceh, Indonesia, ngày 20/05/2015REUTERS/Syifa/Antara Foto
Sau
khi bị cộng đồng quốc tế lên án, Malaysia và Indonesia hôm nay
20/05/2015 loan báo sẽ chấm dứt việc xua đuổi các tàu của người tị nạn
Đông Nam Á đang trôi dạt trên biển, và sẽ tạm cho trú ngụ tại nước mình.
Ngoài ra ngư dân Indonesia cũng đã vớt được khoảng 400 người Rohingya
đến từ Miến Điện.
Từ Bangkok, thông tín viên RFI Arnaud Dubus cho biết thêm chi tiết :
« Họ gồm có 426 người trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, mà sáng nay các ngư dân Indonesia đã cứu vớt được ở vùng biển gần tỉnh Aceh, cực bắc đảo Sumatra của nước này. Bị suy kiệt và trong tình trạng bị mất nước trầm trọng, những người Rohingya từ Miến Điện được tìm thấy trên một chiếc tàu trôi dạt, động cơ không còn hoạt động. Họ sẽ gia nhập vào số hàng trăm người Bangladesh và Rohingya đã được cứu vớt, hay bơi được đến bờ biển Indonesia trong những ngày gần đây.
Tuy vậy vẫn còn nhiều ngàn người tị nạn đang trôi dạt trên biển Andaman và eo biển Malacca. Chính là để thảo luận về các phương tiện đối phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo trong khu vực, mà các Ngoại trưởng Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã họp lại hôm nay, tại thủ đô hành chính Putrajaya của Malaysia. Sau cuộc họp, Malaysia và Indonesia cho biết sẵn sàng tiếp đón người nhập cư trên lãnh thổ của mình.
Sự vắng mặt đáng chú ý nhất tất nhiên là của Miến Điện, nơi xuất phát hầu hết những người nhập cư. Nhưng dưới áp lực mạnh của các nước khác trong khu vực, nước này bắt đầu có thái độ mềm mỏng hơn. Chính quyền Miến Điện hôm nay nói là sẵn sàng giúp đỡ cho những người đang lênh đênh trên biển cả ».
AFP nói thêm, trong cuộc họp báo chung, hai Ngoại trưởng Indonesia, Retno Marsudi và Malaysia, Anifah Aman kêu gọi các nước khác trong khu vực tham gia nỗ lực này, nói rằng có khoảng 7.000 người tị nạn ngoài biển. Ngoại trưởng Thái Lan Tanasak Patimapragorn tuy tham gia cuộc họp nhưng không dự họp báo, với lý do còn phải kiểm tra xem có phù hợp với luật pháp Thái hay không.
Hôm qua, Liên Hiệp Quốc báo động có ít nhất 2.000 người nhập cư trong đó có phụ nữ và trẻ em đang bị bỏ rơi trên năm chiếc tàu gần bờ biển Miến Điện và Bangladesh từ hơn 40 ngày qua, yêu cầu Thái Lan, Malaysia và Indonesia ưu tiên cứu người, tôn trọng nhân phẩm của họ.
« Họ gồm có 426 người trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, mà sáng nay các ngư dân Indonesia đã cứu vớt được ở vùng biển gần tỉnh Aceh, cực bắc đảo Sumatra của nước này. Bị suy kiệt và trong tình trạng bị mất nước trầm trọng, những người Rohingya từ Miến Điện được tìm thấy trên một chiếc tàu trôi dạt, động cơ không còn hoạt động. Họ sẽ gia nhập vào số hàng trăm người Bangladesh và Rohingya đã được cứu vớt, hay bơi được đến bờ biển Indonesia trong những ngày gần đây.
Tuy vậy vẫn còn nhiều ngàn người tị nạn đang trôi dạt trên biển Andaman và eo biển Malacca. Chính là để thảo luận về các phương tiện đối phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo trong khu vực, mà các Ngoại trưởng Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã họp lại hôm nay, tại thủ đô hành chính Putrajaya của Malaysia. Sau cuộc họp, Malaysia và Indonesia cho biết sẵn sàng tiếp đón người nhập cư trên lãnh thổ của mình.
Sự vắng mặt đáng chú ý nhất tất nhiên là của Miến Điện, nơi xuất phát hầu hết những người nhập cư. Nhưng dưới áp lực mạnh của các nước khác trong khu vực, nước này bắt đầu có thái độ mềm mỏng hơn. Chính quyền Miến Điện hôm nay nói là sẵn sàng giúp đỡ cho những người đang lênh đênh trên biển cả ».
AFP nói thêm, trong cuộc họp báo chung, hai Ngoại trưởng Indonesia, Retno Marsudi và Malaysia, Anifah Aman kêu gọi các nước khác trong khu vực tham gia nỗ lực này, nói rằng có khoảng 7.000 người tị nạn ngoài biển. Ngoại trưởng Thái Lan Tanasak Patimapragorn tuy tham gia cuộc họp nhưng không dự họp báo, với lý do còn phải kiểm tra xem có phù hợp với luật pháp Thái hay không.
Hôm qua, Liên Hiệp Quốc báo động có ít nhất 2.000 người nhập cư trong đó có phụ nữ và trẻ em đang bị bỏ rơi trên năm chiếc tàu gần bờ biển Miến Điện và Bangladesh từ hơn 40 ngày qua, yêu cầu Thái Lan, Malaysia và Indonesia ưu tiên cứu người, tôn trọng nhân phẩm của họ.
Người dân Aceh rộng lòng đón thuyền nhân Miến Điện, Bangladesh
RFI
Nhưng thuyền nhan Rohingya vừa may mắn được tàu cá của dân Aceh cứu và đưa vào bờ ngày 20/05/2015.REUTERS/Beawiharta
Khác
hẳn với hành động xua đuổi một cách vô cảm dòng người di cư trên biển
của chính phủ một số nước Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, người dân
Aceh, một tỉnh theo Hồi giáo của nước này lại mở rộng vòng tay sẵn sàng
đón nhận hàng nghìn thuyền nhân gặp nạn trên biển.
Khoảng
1800 người Bangladesh và người Rohingya, sắc tộc thiểu số theo Hồi giáo
sống tại Miến Điện , trong những ngày qua đã được cập bờ biển của tỉnh
nằm ở phía tây bắc Indonesia. Những thuyền nhân này đã bị những kẻ tổ
chức đưa người vượt biên bỏ mặc giữa biển khơi để tránh chiến dịch trấn
áp các tổ chức buôn người do Thái Lan tiến hành.
Chính phủ Jakarta, Bangkok và Kuala Lumpur, ngay từ đầu cuộc khủng hoảng thuyền nhân này đã nhất loạt kiên quyết đẩy các thuyền tỵ nạn ra khỏi vùng biển của nước mình, trong khi đó người dân Aceh, khu vực duy nhất của Indonesia áp dụng luật Hồi giáo Charia, đã tỏ rõ bất bình với chính sách của chính phủ, rộng lượng giang tay đón tiếp, giúp đỡ những người chạy nạn khốn khổ đang kẹt ngoài khơi.
Cut Haya, một sinh viên 18 tuổi nói: “ Họ cần chúng tôi giúp đỡ. Chúng tôi thấy họ đang ở trong tình trạng thê thảm, không có gì trong tay, họ đang bị đói khát…. Là con người, chúng ta phải giúp họ chứ, hơn nữa họ lại là những anh chị em Hồi giáo của chúng tôi”.
Không chỉ là sự đồng cảm của những người đồng đạo, mà đó còn là mối cảm thông của người dân Aceh với những con người đang gặp khó khăn. Bản thân người Aceh cũng đã có thời gian dài rơi vào hoạn nạn. Trong suốt ba thập kỷ cho đến tận cuối năm 2004, tỉnh Hồi giáo này đã phải trải qua một cuộc xung đột ly khai liên miên . Sau đó Aceh cũng đã phải hứng chịu một trận thiên tai kinh hoàng động đất và sóng thần khiến gần 170 nghìn người dân trong tỉnh bị thiệt mạng.
Tất nhiên, mối thiện cảm đặc biệt của người dân Aceh được dành cho những người Rohingya, sắc tộc thiểu số theo Hồi giáo vô thừa nhận và bị chính quyền Miến Điện truy bức, xua đuổi khỏi đất nước. Nhưng với những người di cư Bangladesh, ra đi để chạy trốn khỏi đói nghèo ở trong nước thì cũng được người Aceh đón nhận với tinh thần liên đới rất con người.
Tiếp nhận những người tỵ nạn trong tình cảnh kiệt quệ, là một bất ngờ với chính quyền cũng như người dân Aceh. Họ đã phải xoay sở đủ hướng để lo lương thực , chỗ trú trong khi Aceh là một tỉnh thuộc vào hàng nghèo nhất Indonesia. Từ đầu của thảm cảnh thuyền nhân, nhiều người dân địa phương là ngư dân hay những người tình nguyện đã tổ chức các hoạt động quyên góp lương thực thực phẩm, quần áo, thuốc men, vật dụng vệ sinh cho những người tỵ nạn.
Trước khi được vào Aceh trú thân, các thuyền nhân này đã được chứng kiến tình tương thân tương ái của những người Aceh. Chính những ngư dân của tỉnh hôm qua đã cứu sống thêm 400 người nhập cư bị đắm thuyền ngoài khơi.
Hôm qua, 19/5, hàng trăm người đã tổ chức biểu tình tại Banda Aceh để kêu gọi chính quyền cố gắng cứu mạng sống cho những người tỵ nạn đang lênh đênh trên biển thay vì đẩy họ ra ngoài khơi.
Muhamad Hamza, một trong những nhà tổ chức cuộc tập hợp hôm qua nói: “ Khi sóng thần đổ vào Aceh, cả thế giới đã tới giúp chúng tôi, không phân biệt sắc tộc , tôn giáo . Bây giờ là lúc chứng tỏ lòng nhân đạo bằng việc giúp đỡ người Rohingya””. Hiệp hội Hồi giáo lớn nhất Indonesia, Nahdlatul Ulama đã lên án chính phủ ra lệnh cấm các tàu chở người tỵ nạn cập bờ biển nước này.
Với ông Steve Hamilton, một quan chức của Tổ chức di dân quốc tế tại Indonesia thì phản ứng tích cực của người dân Aceh không phải là điều bất ngờ nếu ta biết họ cũng có một quá khứ rất đau thương. Họ đã trải qua những thảm họa và người Aceh hiểu được thực sự thế nào là mất tất cả.
Chính phủ Jakarta, Bangkok và Kuala Lumpur, ngay từ đầu cuộc khủng hoảng thuyền nhân này đã nhất loạt kiên quyết đẩy các thuyền tỵ nạn ra khỏi vùng biển của nước mình, trong khi đó người dân Aceh, khu vực duy nhất của Indonesia áp dụng luật Hồi giáo Charia, đã tỏ rõ bất bình với chính sách của chính phủ, rộng lượng giang tay đón tiếp, giúp đỡ những người chạy nạn khốn khổ đang kẹt ngoài khơi.
Cut Haya, một sinh viên 18 tuổi nói: “ Họ cần chúng tôi giúp đỡ. Chúng tôi thấy họ đang ở trong tình trạng thê thảm, không có gì trong tay, họ đang bị đói khát…. Là con người, chúng ta phải giúp họ chứ, hơn nữa họ lại là những anh chị em Hồi giáo của chúng tôi”.
Không chỉ là sự đồng cảm của những người đồng đạo, mà đó còn là mối cảm thông của người dân Aceh với những con người đang gặp khó khăn. Bản thân người Aceh cũng đã có thời gian dài rơi vào hoạn nạn. Trong suốt ba thập kỷ cho đến tận cuối năm 2004, tỉnh Hồi giáo này đã phải trải qua một cuộc xung đột ly khai liên miên . Sau đó Aceh cũng đã phải hứng chịu một trận thiên tai kinh hoàng động đất và sóng thần khiến gần 170 nghìn người dân trong tỉnh bị thiệt mạng.
Tất nhiên, mối thiện cảm đặc biệt của người dân Aceh được dành cho những người Rohingya, sắc tộc thiểu số theo Hồi giáo vô thừa nhận và bị chính quyền Miến Điện truy bức, xua đuổi khỏi đất nước. Nhưng với những người di cư Bangladesh, ra đi để chạy trốn khỏi đói nghèo ở trong nước thì cũng được người Aceh đón nhận với tinh thần liên đới rất con người.
Tiếp nhận những người tỵ nạn trong tình cảnh kiệt quệ, là một bất ngờ với chính quyền cũng như người dân Aceh. Họ đã phải xoay sở đủ hướng để lo lương thực , chỗ trú trong khi Aceh là một tỉnh thuộc vào hàng nghèo nhất Indonesia. Từ đầu của thảm cảnh thuyền nhân, nhiều người dân địa phương là ngư dân hay những người tình nguyện đã tổ chức các hoạt động quyên góp lương thực thực phẩm, quần áo, thuốc men, vật dụng vệ sinh cho những người tỵ nạn.
Trước khi được vào Aceh trú thân, các thuyền nhân này đã được chứng kiến tình tương thân tương ái của những người Aceh. Chính những ngư dân của tỉnh hôm qua đã cứu sống thêm 400 người nhập cư bị đắm thuyền ngoài khơi.
Hôm qua, 19/5, hàng trăm người đã tổ chức biểu tình tại Banda Aceh để kêu gọi chính quyền cố gắng cứu mạng sống cho những người tỵ nạn đang lênh đênh trên biển thay vì đẩy họ ra ngoài khơi.
Muhamad Hamza, một trong những nhà tổ chức cuộc tập hợp hôm qua nói: “ Khi sóng thần đổ vào Aceh, cả thế giới đã tới giúp chúng tôi, không phân biệt sắc tộc , tôn giáo . Bây giờ là lúc chứng tỏ lòng nhân đạo bằng việc giúp đỡ người Rohingya””. Hiệp hội Hồi giáo lớn nhất Indonesia, Nahdlatul Ulama đã lên án chính phủ ra lệnh cấm các tàu chở người tỵ nạn cập bờ biển nước này.
Với ông Steve Hamilton, một quan chức của Tổ chức di dân quốc tế tại Indonesia thì phản ứng tích cực của người dân Aceh không phải là điều bất ngờ nếu ta biết họ cũng có một quá khứ rất đau thương. Họ đã trải qua những thảm họa và người Aceh hiểu được thực sự thế nào là mất tất cả.
Úc phản đối cách giết bò ở Việt Nam
Thụy My
Giết bò bằng búa trong lò sát sinh ở Việt Nam@Animals Australia
Những
người Úc bảo vệ quyền súc vật hôm nay 20/05/2015 lên tiếng phản đối
việc bò xuất khẩu sang Việt Nam bị giết bằng búa. Chính quyền cũng lên
án cách thức này, nhưng không muốn ngưng các thương vụ béo bở.
Hiệp
hội Animals Australia đã nộp đơn kiện tại Bộ Nông nghiệp nước này, nói
rằng có được các hình ảnh video bò bị đập đầu bằng búa trong một lò sát
sinh Việt Nam. Theo hiệp hội, những hình ảnh này « kinh hoàng đến nỗi không thể phổ biến công khai ».
Hàng ngàn con bò nhập khẩu từ Úc bị giết trong các lò sát sinh Việt Nam không được Canberra công nhận, vi phạm các quy định xuất khẩu súc vật. Animals Australia cho biết : « Sau khi khảo sát điều kiện tại chỗ, chúng tôi vô cùng lo ngại cho những con bò xuất qua Việt Nam, và tuần tới sẽ gặp gỡ các đại diện của ngành công nghiệp này ».
Bộ trưởng Nông nghiệp Barnaby Joyce giải thích trên đài phát thanh rằng ông đã biết về vụ kiện này hồi tháng Ba, và phương pháp giết bò trên chỉ được sử dụng tại ba lò sát sinh gia đình ở miền Bắc Việt Nam. Ông nói : « Tất nhiên chấn thương do dụng cụ loại này gây ra là đáng ghê sợ. Đó là những điều diễn ra tại một số nơi trên thế giới (…) và chúng tôi không chấp nhận ».
Một cuộc điều tra đang được tiến hành để tìm ra các nhà xuất khẩu cung ứng cho các lò sát sinh trên, và theo Bộ trưởng Nông nghiệp, nếu thấy cần thiết thì sẽ phải loại một số người ra khỏi lãnh vực này.
Tuy vậy ông Joyce bác bỏ việc ngưng xuất khẩu bò sống sang Việt Nam - một trong những thị trường lớn nhất của Úc với doanh số trên 100 triệu đô la Úc (70 triệu euro) một năm. Ông nhận định : « Tất cả chúng ta đều sống ở Đông Nam Á. Nếu muốn duy trì quan hệ ổn định, thì phải tránh các phản ứng thiếu suy nghĩ. Chúng ta phải giải quyết vấn đề này bằng cách làm việc với chính phủ Việt Nam ».
Năm 2013, việc xuất khẩu bò sang Ai Cập đã bị ngưng lại trong nhiều tháng, sau khi các hình ảnh cho thấy số phận « khủng khiếp » của những con bò cái được phổ biến. Theo Liên đoàn các nhà xuất khẩu bò Úc, tại Úc trâu bò thường bị chích điện gây choáng trước khi giết thịt. Ở các nước khác, nếu bò không bị chích điện thì cũng phải giết theo các phương pháp phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Việc xuất khẩu bò mỗi năm mang lại một tỉ đô la cho nước Úc.
Hàng ngàn con bò nhập khẩu từ Úc bị giết trong các lò sát sinh Việt Nam không được Canberra công nhận, vi phạm các quy định xuất khẩu súc vật. Animals Australia cho biết : « Sau khi khảo sát điều kiện tại chỗ, chúng tôi vô cùng lo ngại cho những con bò xuất qua Việt Nam, và tuần tới sẽ gặp gỡ các đại diện của ngành công nghiệp này ».
Bộ trưởng Nông nghiệp Barnaby Joyce giải thích trên đài phát thanh rằng ông đã biết về vụ kiện này hồi tháng Ba, và phương pháp giết bò trên chỉ được sử dụng tại ba lò sát sinh gia đình ở miền Bắc Việt Nam. Ông nói : « Tất nhiên chấn thương do dụng cụ loại này gây ra là đáng ghê sợ. Đó là những điều diễn ra tại một số nơi trên thế giới (…) và chúng tôi không chấp nhận ».
Một cuộc điều tra đang được tiến hành để tìm ra các nhà xuất khẩu cung ứng cho các lò sát sinh trên, và theo Bộ trưởng Nông nghiệp, nếu thấy cần thiết thì sẽ phải loại một số người ra khỏi lãnh vực này.
Tuy vậy ông Joyce bác bỏ việc ngưng xuất khẩu bò sống sang Việt Nam - một trong những thị trường lớn nhất của Úc với doanh số trên 100 triệu đô la Úc (70 triệu euro) một năm. Ông nhận định : « Tất cả chúng ta đều sống ở Đông Nam Á. Nếu muốn duy trì quan hệ ổn định, thì phải tránh các phản ứng thiếu suy nghĩ. Chúng ta phải giải quyết vấn đề này bằng cách làm việc với chính phủ Việt Nam ».
Năm 2013, việc xuất khẩu bò sang Ai Cập đã bị ngưng lại trong nhiều tháng, sau khi các hình ảnh cho thấy số phận « khủng khiếp » của những con bò cái được phổ biến. Theo Liên đoàn các nhà xuất khẩu bò Úc, tại Úc trâu bò thường bị chích điện gây choáng trước khi giết thịt. Ở các nước khác, nếu bò không bị chích điện thì cũng phải giết theo các phương pháp phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Việc xuất khẩu bò mỗi năm mang lại một tỉ đô la cho nước Úc.